logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/08/2013 lúc 09:05:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Các nhân vật trong câu chuyện này xuất hiện trong chương trình Working Lives của kênh truyền hình BBC World News, do nhà báo Justin Rowlatt thực hiện. Đây là một phần của loạt chương trình về Việt Nam trên truyền hình và trang web BBC trong tháng Tám năm 2013.

Thợ may công nghiệp

Khó mà tìm ra đâu là Hải - người công nhân may với dáng người nhỏ con, vẻ mặt thẹn thùng, ít nói - giữa hàng nghìn người thợ may công nghiệp đang cần mẫn gò lưng đằng sau dây chuyền gần 1000 máy móc các loại phục vụ cho ngành may mặc đại công nghiệp.

Tuy nhiên, nhờ có những người công nhân như Hải mà ngành sản xuất đại công nghiệp của Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong mấy năm qua. Mặc dù vậy, ngành này sẽ khó giúp Hải có được cuộc sống khá giả hơn, và qua đó thúc đẩy Việt Nam lên hàng quốc gia có thu nhập cao trong khu vực.

Mỗi ngày, Hải vào ca lúc 7 giờ sáng và về nhà lúc 5 giờ chiều, cứ thế một ngày 10 tiếng nếu không phải làm tăng ca thêm 2 đến 4 tiếng nữa.
UserPostedImage
"Nghề may của em cả chục năm nay vẫn thế. Lương có tăng một chút nhưng lạm phát cao nên đời sống cũng không cải thiện nhiều," Hải cho biết.

Đồng lương bốn triệu rưỡi mỗi tháng dường như chỉ đủ trang trải cho chi phí sinh hoạt thành thị đắt đỏ. Để có thêm tiền gửi về quê phụ cấp cho cha mẹ đã già và một người em gái bị bệnh bại liệt, Hải và ba người em nhận thêm hàng may gia công tại nhà.

Ngay trước ngõ căn nhà cấp 4 được xây chen chúc trên một nghĩa địa cũ gần ngã tư An Sương, vẫn còn rõ đó vài ngôi mộ chưa san lấp.

Vừa về tới nhà, Hải đã tất bật ngồi vào máy may để làm cho kịp đơn hàng Abercrombie & Fitch sắp phải giao cho đúng thời hạn.

Mỗi chiếc áo thành phẩm sẽ giúp Hải kiếm thêm được 10.000 đồng.

Làm được vài cái áo, Hải lại quay vào bếp tranh thủ nấu cơm tối cho cả nhà.

Câu chuyện của Hải dường như đã trở nên quá đỗi quen thuộc giữa thành phố Sài Gòn luôn hối hả và bươn chải với hàng triệu người lao động nhập cư. Hải chỉ là một trong hơn mười triệu người công nhân may xí nghiệp đã và đang thầm lặng đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam qua công việc và cuộc sống đơn giản, vất vả của mình.

Nghề tiếp thị sản phẩm

Hương làm nghề tiếp thị sản phẩm - công việc tạm thời và khá phổ biến trong giới sinh viên mới tốt nghiệp ra trường trong lúc cố tìm cho mình việc làm phù hợp với ngành đã học.

Tuy nhiên, đối với Nguyễn Lê Lan Hương, con đường tìm việc chính thức sau đại học vẫn lắm truân chuyên.

Hương sinh năm 1990, thuộc thế hệ 9X tại Việt Nam, tốt nghiệp đại học ngành Quản trị khách sạn và nhà hàng nhưng vẫn chưa tìm được công việc phù hợp.

Xinh xắn, trẻ trung, Hương được bạn bè khuyên nên làm tạm nghề làm tiếp thị sản phẩm, MC quảng cáo cho các mặt hàng tiêu dùng, điện tử tại siêu thị, hoặc bên ngoài các quầy trưng bày, để có 'đồng vô đồng ra' trang trải sinh hoạt phí tại Sài Gòn.

Vào guồng, Hương thấy mình cứ chuyển từ tiếp thị mặt hàng này tới mặt hàng khác. Mãi vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn trên.

Tuy công việc không ổn định và thời vụ nhưng thu nhập nghề tiếp thị khá tốt, trung bình khoảng 300 đô/tháng. Những tháng ít việc, Hương phải trông cậy vào trợ cấp của ba mẹ gửi từ Vũng Tàu để chi trả các khoản tiền thuê nhà trọ, ăn uống đi lại.

Bố mẹ Hương làm ăn buôn bán nhỏ tại nhà và đang kỳ vọng rất nhiều vào Hương, người đầu tiên có tấm bằng đại học trong tay. Nhưng bố mẹ không chờ mãi được và đang khuyên Hương nên về nhà phụ giúp công việc làm ăn tại gia.

Hương giải thích hoàn cảnh của mình: "Khi em mới theo học ngành này, lúc đó ngành này vẫn rất 'hot'. Nhưng khi học xong, kinh tế xuống, người ta không đi du lịch nhiều nữa, nhu cầu trên thị trường cho nghề này giảm, nên mãi vẫn chưa tìm được việc."

Hương không phải là trường hợp ngoại lệ.

"Khóa em học có khoảng 300 sinh viên. Nhưng giờ chỉ có một phần ba là làm trong lĩnh vực này. Còn đa số đã chuyển sang làm ngành nghề khác."

Nghề tiếp thị hiện tại trông có vẻ dễ làm nhưng lại khó giữ.
UserPostedImage
"Thế hệ sinh viên mới ra trường sau em trẻ hơn, cao hơn, xinh hơn đang dần lấy hết việc rồi. Chắc đây sẽ là công việc cuối cùng trong sự nghiệp tiếp thị của em."

Hương đã sẵn sàng về quê làm lại từ đầu nhưng vẫn vấn vương thành phố Sài Gòn năng động.

"Tốt nghiệp ra trường, ai cũng muốn ở lại thành phố tìm được công việc thử thách sức mình, nhưng..."

Cô bỏ ngỏ ở đó, dở dang như công việc và cuộc sống của cô trước mắt.
Kỹ sư phần mềm

Công việc và cuộc sống của kỹ sư công nghệ phần mềm Nguyễn Trung Hiếu phần nào phản ánh sự phát triển năng động trong lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay.

Sinh năm 1986, đúng vào năm Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, Hiếu thuộc thế hệ thụ hưởng những lợi ích mang lại từ quá trình chuyển đổi đó.

Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin từ trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Hiếu được bố mẹ gửi đi du học hai năm, lấy bằng thạc sĩ tin học tại Hàn Quốc.

Con đường công danh sự nghiệp của Hiếu 'cất cánh' kể từ khi anh trở về nước và đầu quân cho Mobivi, công ty phần mềm chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng internet.

Hiếu là một trong ba trưởng nhóm trong đội ngũ 9 nhân viên phát triển sản phẩm tại Mobivi. Các sản phẩm công nghệ Mobivi đang phát triển bao gồm một số đặc tính giống eBay, PayPal và Amazon nhưng được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam.

Nghề kỹ sư phần mềm này có mức lương từ 1000 đến 1200 đô la Mỹ, cao ngất ngưởng so với mức thu nhập trung bình tại Việt Nam là 185 đô la/tháng.

Ngoài giờ làm việc, Hiếu rất thích tập thể dục giữ dáng và giữ gìn sức khỏe: "Sức khỏe rất quan trọng, không có sức khỏe mình không làm gì được, không sáng tạo được gì cả." Hiếu nói.

Sự kết hợp giữa niềm đam mê lập trình và giữ gìn sức khỏe đã giúp Hiếu và đồng đội đạt giải nhất cuộc thi viết ứng dụng cho điện thoại thông minh của UNICEF đầu tháng bảy vừa qua.

Trang web cung cấp thông tin dinh dưỡng cho các bà mẹ đang mang thai của Hiếu cũng đang thu hút hàng triệu lượt truy cập.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.