logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/04/2021 lúc 10:11:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Những đống lửa hoả táng người chết vì COVID-19 ở New Delhi, Ấn Độ hôm 26/4/2021. Reuters

Những thi thể bọc trong lớp nhựa trắng kín mít để chống lây nhiễm ra ngoài nằm dài hàng loạt trên mặt đất. Khắp nơi, những giàn hỏa táng san sát bập bùng. Cái chết không phải đang phả ra hơi thở trên thủ đô New Delhi, mà là đang khạc ra tro và lửa, cùng mùi tử thi bị đốt cháy không thể tan đi trong bầu không khí đặc quánh nên quẩn lại ám vào da thịt những người còn sống.
Tôi đang sống ở Việt Nam.
Tối hôm qua sau giờ làm việc, tôi đi ăn với bạn. Khá đông: năm, sáu người. Chúng tôi ngồi sát bên nhau, cùng ăn, cùng uống, nói chuyện tầm xàm, vỗ vào lưng nhau, đập vào vai nhau, nắm tay nhau và phá lên cười. Ăn xong thì cả đám đi uống cà phê, nghe nhạc. Mãi 10 giờ mới về. Những người khác cũng vậy: làm việc, ăn, uống, đi chơi, hôn nhau, ân ái… Một số rất đông, cực kỳ đông, thì đang chuẩn bị cho chuyến du lịch hay về thăm gia đình vào kỳ nghỉ dài vào cuối tuần này vắt sang đầu tuần sau. Không ai phải đeo khẩu trang cả. Chỉ khi di chuyển ngoài đường hoặc ở nơi công cộng như trong buổi họp đông người nào đó, chúng tôi mới đeo khẩu trang.
Tôi cũng vừa trở về từ một kỳ nghỉ ngắn vài ngày, để né cái đông nghẹt của những danh thắng, các bãi biển nổi tiếng mà người ta sẽ đổ đến lấp đầy trong vài ba ngày nữa.
Và chúng tôi-tôi và bạn bè, phàn nàn về việc người ta đi chơi đông quá, chỗ nào cũng đầy người, đến nỗi hàng loạt máy bay nối nhau trễ chuyến vì hành khách không kịp làm thủ tục trong một cái sân bay  nghẹt cứng người. Chúng tôi bàn nhau việc lên kế hoạch đi chơi như thế nào cho thằng con 18 tuổi của bạn thân của tôi- trong vòng một tháng nữa nó sẽ từ Anh trở về nghỉ hè. Nó sẽ có  ba tháng để cha mẹ nó đưa đi chơi khắp Việt Nam, bù cho những ngày cả hai bên cách xa nhau hàng vạn dặm, chỉ có thể lo âu và mong nhớ qua cái màn hình điện thoại.
Chị gái tôi thì vừa gọi điện để rủ cùng đi mua thức ăn cho dịp nghỉ cuối tuần. Nên mua sớm, chứ những ngày ấy chợ và siêu thị đông nghẹt, đi mệt lắm.
Không có đống lửa nào trong tầm mắt chúng tôi cả, ở Việt Nam.
Vì vậy, ban đầu tôi định kể cho các bạn nghe điều gì đó đang diễn ra ở Việt Nam.
Tôi định kể chuyện một cái chợ chim trời và thú hoang, trăn, rắn, kỳ đà, khỉ… nhiều năm qua họp công khai đông đúc ở ngay ven quốc lộ 62 tỉnh Long An, công an và quản lý thị trường đến rồi đi, báo chí viết mòn bàn phím. Nó vẫn câng câng!
Tôi cũng định kể chuyện ngay ở Hà Nội người ta công khai trưng cả khu rừng toàn cổ thụ vài trăm năm đào từ trong rừng sâu khắp cả nước, “chạy”dễ dàng một bộ hồ sơ đầy đủ nguồn gốc, giấy phép khai thác và di chuyển để trở thành “cây nhà”, nghễu nghện chở đến vườn nhà các “đại gia”, quan chức, để sơn phết màu sắc quý tộc trên sự trọc phú trần trụi của họ.
Tôi định kể chuyện ở Đà Lạt, nhiều cây thông hơn trăm tuổi ngay giữa trung tâm bị chặt mà Ban quản lý rừng Lâm Viên cả tuần qua vẫn không tìm được ai là thủ phạm.
Nhưng tư liệu đã chuẩn bị xong, mà tôi không thể viết tiếp được những câu chuyện định kể.
Trong mắt tôi vẫn là những đống lửa thiêu xác cháy đỏ, những thi thể quấn kín trong tấm nhựa trắng, la liệt trên bãi đất rừng rực tro bụi rã ra từ da thịt người.
Ban Mai (Blog RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.032 giây.