Tú Quỳnh, nhà sách Việt lâu đời nhất tại hải ngoại đã đóng cửa vĩnh viễn cuối năm 2020. (Hình: Trịnh Thanh Thủy)
Chúng tôi là một nhà xuất bản nhỏ tại Hoa Kì. Chúng tôi không biết tương lai của nền văn hóa sách báo tại hải ngoại sẽ đi về đâu?
Tại Quận Cam nhà sách Văn Khoa, nhà sách Văn Nghệ, và nhà sách Tú Quỳnh lần lượt đã bỏ chúng ta ra đi vĩnh viễn. Tại San Jose thì đã có nhà sách Toàn Thư, nhà sách Mây Hồng, quán sách Văn Uyển và nhà sách Tự Do cũng lần lượt ra đi không khác gì tại Quận Cam.
Hiện nay còn nhà sách Tự Lực và nhà sách Văn Bút còn tồn tại tại Quận Cam, và nhà sách Hương Giang can đảm mới mở ra tại San Jose.
Từ khi internet xuất hiện thì sách báo đã đi xuống trầm trọng và nhất là tiền phố hiện nay thì quá cao. Chúng tôi cho rằng chủ phố đã cắt cổ những tiệm sách, và các tiệm sách thì cho các nhà xuất bản sống quá khó khăn vì họ đòi tiền huê hồng cao đến 50% giá của cuốn sách. Thí dụ ấn phí của cuốn tự điển là $20 đô-la bán ra $60 đô-la, nhà sách muốn lời 30 đô-la một cuốn, còn nhà xuất bản chỉ mang về $10 đô-la một cuốn.
Chúng tôi hiểu được nỗi khổ của nhà sách vì không biết bán biết bao nhiêu quyển sách mới đủ tiền trả cho chủ phố. Nếu bạn theo dõi kĩ thì thấy nhà sách hiện nay phải bán thêm trà, thuốc bổ dược thảo và cả cây ăn trái để tồn tại.
Mấy đứa nhỏ đẻ bên Mĩ thì đọc tiếng Việt có giới hạn, khả năng đọc và viết tiếng Anh thì không kém gì người bản xứ. Những người lớn tuổi thì từ từ ra đi thì sách báo. Còn mấy người có khả năng đọc được tiếng Việt trong tương lai? Nhà xuất bản cũng cần có tiền để tiếp tục cho in những cuốn sách khác trong tương lai.
Xin chào các bạn!
Viet Kim Publishing
Theo báo Viễn Đông