logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/07/2021 lúc 01:10:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cơn dịch Coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi, đã gần hai năm rồi nhưng chưa thấy có dấu hiệu nó suy yếu và chấm dứt, thậm chí ngược lại, nó còn sinh sản ra những chủng mới nguy hiểm hơn. Âu – Mỹ tuy đã lắng dịu, các biện pháp giới nghiêm dần dần gỡ bỏ, trong khi đó thì cố quận mình và các nước Đông Nam Á thì lại bùng lên.

Với biến thể mới, Coronavirus lây lan nhanh và kháng thuốc, vì thế nguy hiểm hơn. Nếu lúc trước, nhờ có những yếu tố may mắn mà dịch không bùng phát, người ta ngạo mạn tuyên bố linh tinh, những phát ngôn tự sướng từ kẻ quyền cao chức trọng cho đến bọn lon ton điếu đóm, làm cho người dân những tưởng thật. Giờ dịch bùng phát thì lại chống dịch bằng những mệnh lệnh cực đoan đầy võ đoán, chống dịch bằng khẩu hiệu đao to búa lớn hoặc bằng những văn bản mù mờ  ngữ nghĩa ngôn từ xuất ra từ những phòng máy lạnh, văn phòng sang trọng. Người dân đã nghèo khó khốn khổ giờ càng thêm cạn kiệt túng quẫn. Dân khổ vì sinh kế, khổ vì nghèo, khổ vì quan nha, giờ thêm khốn đốn vì dịch bệnh. 


 Cơn dịch nguy hiểm chết người này là hiện tướng của vô thường, tác hại của nó khó mà tính nổi, mặc khác nó cũng cho chúng ta những bài học thiết thực, nó cũng là hiện thực chứng minh những lời Phật dạy, là cơ hội để quán xét và chiêm nghiệm.
 
 Mọi người vẫn thường nghe và nói: "Đời là bể khổ”, nói thì nói vậy chứ chẳng thật sự thấy khổ. Ai ai cũng cho là vui sướng hưởng thụ, có mấy ai chịu rời bỏ thế giới này?  Chỉ trừ khi đau bệnh ngặt nghèo,  sinh kế cùng đường, tử biệt sanh ly… thì lúc ấy mới thấy khổ, tuy thấy khổ đấy nhưng rồi cũng quên mau thôi! Khổ là một phần trong Tứ Diệu Đế, là bốn sự thật cao quý mà đức Phật đã thuyết. Tứ Diệu Đế là bài pháp đầu tiên và là lần chuyển pháp luân đầu tiên  của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Ngài nói với năm anh em Kiều Trần Như: "Đây là khổ tính bức bách, đây là tập tính chiêu cảm, đây là đạo các ông nên tu, đây là diệt các ông nên chứng. Đây là khổ ta đã biết, đây là tập ta đã đoạn, đây là đạo ta đã tu, đây là diệt ta đã chứng. Đây là khổ các ông nên biết, đây là tập các ông nên đoạn, đây là đạo các ông nên tu, đây là diệt các ông nên chứng.
 
 Khổ cũng có vô số nguyên nhân và hình trạng, chung quy cũng không ngoài tam khổ, bát khổ ( Sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, ngũ ấm xí thạnh). Sở dĩ bảo đời là khổ vì nó thay đổi biến hoại liên miên, mà sự thay đổi ấy lại chẳng theo ý muốn chủ quan của con người, bởi thế mà khổ. Đức Phật dạy: "cái gì do duyên sanh thì cũng do duyên diệt”. Hoặc “ Các pháp do duyên sanh thì cũng sẽ do duyên mà diệt”. Cái khổ có muôn hình vạn trạng, dù có viết ngàn trang giấy cũng không làm sao tả hết, chung quy thì khổ nằm trong tám phạm trù trên, tóm gọn hơn nữa là chính ở “ Ngũ ấm xí thạnh "tức là thân và tâm ta khổ, nó ngày đêm như lửa cháy. Cả thân và tâm bị thiêu đốt bởi ngũ dục. Con người sanh ra lớn lên, mưu cầu này nọ, rồi chết đi và lại tái sanh, cứ như thế cái vòng quay miên viễn. Cả thân và tâm cứ khổ hết đời này sang đời khác, con người ta dù là đông hay tây, dù là nam hay nữ, già hay trẻ, sang hay hèn, trí hay ngu… cũng đều bị năm món ngũ dục sai xử, chẳng có mấy ai thoát ra khỏi sự cương tỏa của nó, ngay cả những vị xuất gia, những tưởng chỉ còn có tam y nhất bát là buông xuống hết, nào ngờ có không ít vị bị dính vào “ Danh văn lợi dưỡng "và có nghĩa là cũng bị ngũ dục sai xử như thường.


 Trong những nổi khổ của con người thì tử khổ là cái đáng sợ nhất, ghê gớm nhất nhưng oái oăm thay, ai ai cũng phải chết! Cái chết nó có mặt trong cái sanh, sanh ra là có tử sẵn rồi. Ngày xưa, khi khoa học chưa phát triển, khi giáo lý Phật đà chưa phổ cập người ta mơ tu tiên hoặc luyện đan để trường thọ, học những bí thuật trường sinh… nhưng rốt cuộc cũng phải chết, chết thế nào thì vẫn phải chết như thế ấy. Cái chết chính là nỗi ám ảnh dày vò tâm trí con người, con người ta thường kỵ nói đến cái chết, tuy nhiên có che đậy, tránh né như thế nào thì cái chết vẫn đến, rất vô thường. Chẳng có ai biết nó đến khi nào, ở đâu và ra sao? Cái chết là vô thường nhưng cái vô thường này chính là thường, vì đã là duyên sanh thì cũng duyên mà diệt thế thôi!  


 Trong kinh “ Vô Lượng Thọ” và bàng bạc trong giáo pháp thường nói đến: "Độc sanh độc tử độc khứ độc lai”. Phật cũng từng ẩn dụ “Ông trưởng giả và bốn bà vợ” , dù có yêu thương ra rít, có gắn bó thế nào đi nữa, danh phận dù có cao như núi, con cái, bạn bè đông đảo… nhưng khi ra đi cũng chỉ một mình mà thôi, khi đến cũng đã một mình, cái duy nhất đi theo ấy chính là nghiệp thiện ác đã làm trong đời. Quả thât như vậy, sanh từ đâu đến? chết đi về đâu? Cũng chỉ một mình. Cha mẹ, vợ con, anh em, thầy trò, thân hữu… chỉ là giao tiếp một giai đoạn trong đời, có thương nhau lắm thì đưa đến huyệt mộ rồi cũng đường ai nấy đi! Có thương nhau đứt ruột cũng đành chịu, có sẵn lòng chết thay hay gánh nghiệp giùm cũng đành bó tay vì tội ai nấy chịu, phước ai nấy hưởng. Những ân – oán qua lại trong lúc sống chỉ là tạm bợ một thời gian thôi. Hôm nay cơn dịch Coronavirus làm cho ta thấy rõ tận mắt thế nào là: "Độc sanh độc tử độc khứ độc lai”. Có rất nhiều bệnh nhân khi vào nhà thương lập tức bị cách ly với thân nhân, rồi chết một mình trong ấy và cuối cùng hỏa thiêu cũng cô độc không có ai bên cạnh. Thật tình mà nói thì những cái chết trước khi có dịch, đông đủ thân nhân, họ hàng, bạn bè… cũng vẫn là đi một mình, đến một mình mà thôi!  Một khi chết thì không có ai đi theo để bầu bạn hay giúp đỡ nhau. Những chuyện tình cùng sống cùng chết, đồng tich đồng sàng, đồng quan đồng quách đều là huyễn tượng của con người, nó chỉ là chuyện văn chương, là cái nhìn sai lầm. Khi sống thì có thể “Đồng” đủ thứ nhưng khi chết thì chỉ có “Độc” mà thôi! “Độc sanh độc tử độc khứ độc lai.”






 Cơn dịch Coronavirus vẫn đang hoành hành, ti vi, truyền thông, mạng xã hội đưa tin ào ạt tình hình dịch bệnh khắp nơi...Có bao nhiêu người trong nhà thương nằm cô độc trong phòng ICU và rồi bị hỏa thiêu mà không có một người thân nào. Có bao nhiêu người mới tuần trước còn yêu thương, hờn giận, nói cười… vậy mà tuần sau trở về chỉ còn là một nắm tro tàn. Thật khó mà chấp nhận được, làm sao mà tưởng tượng nổi, khi mà mới tuần trước còn là thân người vậy mà giờ chỉ còn một nhúm tro vô tri! Làm sao mà chịu đựng nổi đây? Dù không chấp nhận, dù không hiểu nổi, dù không chịu đựng được thì sự thât  vẫn là sự thật thế thôi, vô thường là thế, sanh tử bì lao, sanh tử vô thường, mạng người ở giữa làn hơi thở!


 Một khi chết rồi thì cái nghiệp thiện ác một đời sẽ dẫn dắt ta đi tái sanh. Ta hoàn toàn mờ mịt, lên cao hay xuống thấp mà không làm sao cưỡng được. Ngoài cái nghiệp thiện ác trong đời, còn có ký nghiệp, vô ký nghiệp của những kiếp quá khứ trong tạng thức cùng tác động. Nghiệp nào trỗi mạnh lúc hấp hối thì phần nhiều sẽ tái sanh theo hướng đó. Có lần có một thanh niên Bà La Môn hỏi đức Phật về hướng tái sanh nếu chết bất đắc kỳ. Đức Phật bảo: "Cái cây bị gió thổi ngã thì nó sẽ ngã về hướng mà nó vốn nghiêng về.” 


 Cơn dịch Coronavirus đang bùng phát dữ dội ở cố quận mình, dân chúng khốn khó trăm bề vì phong tỏa, vậy mà dịch vẫn tăng hàng ngày, người chết tăng theo, quan quyền thì lúng túng và quen thói dấu diếm che đậy sự thật. Có một câu chuyện đau lòng vừa xảy ra ở Sài Gòn, một câu chuyện thực tế, tiêu biểu cho những hoàn cảnh mắc bệnh bị cách ly trong nhà thương và cuối cùng chết trong sự cô độc. Câu chuyện này có thể minh chứng cho câu: "Độc sanh độc tử độc khứ độc lai. Có một bà mẹ nhà ở khu vực chợ Hoa HTK, Bà rất hiền hòa, cởi mở, thân thiện, sống chan hòa với mọi người và rất năng nổ tích cực trong hoạt động công ích xã hội. Bà chẳng may bị nhiễm virus, thông qua tin tức hàng ngày, bà biết sự cô độc ở nhà thương nên nói với những người con của mình: "Mẹ không sợ chết, mẹ muốn ở nhà, đừng đưa mẹ vào nhà thương” những người con cũng đau lòng nhưng không nỡ để mẹ ở nhà, vào nhà thương có bác sĩ chữa trị và theo dõi bệnh tình. Họ quyết định đưa bà vào nhà thương, họ đâu có ngờ đó cũng là là lần cuối nhìn thấy mẹ. Bà mẹ vào nhà thương, một ngày sau thì nằm phòng ICU cho đến tuần sau thì qua đời. Bà ra đi trong sự cô độc không có một người thân nào. Những đứa con đau đớn như đứt ruột, một lần đưa mẹ đi nào ngờ lại là lần vĩnh biệt! Khi ra đi còn nguyên nhân dáng một con người, vậy mà khi về lại chỉ là nắm tàn tro. Thật đau lòng làm sao nhưng cũng chẳng biết làm sao bây giờ! Việc này vượt ngoài khả năng của con người, đừng nói là con người, ngay cả chư thiên, thần tiên cũng thế, một khi thọ mạng hết thì không thể nào cưỡng lại được. Khoa học và y học của con người dù có hiện đại tân tiến đến đâu đi nữa cũng không thể vượt qua được luật sanh tử luân hồi. Khoa học và y học hiện đại chỉ có thể làm giảm đau hoặc kéo dài sự sống thêm một tí mà thôi! 


 Cơn dịch Coronavirus đang hoành hành, nó là cộng nghiệp chung của loài người, cho dù nó có xuất phát từ phòng thí nghiệm Wuhan hay là từ động vật hoang dã. Cơn dịch Coronavirus này không phải là cơn dịch đầu tiên và càng không phải là trận dịch cuối cùng, tốc độ phát sinh dịch bệnh ngày càng nhanh, nhiều và khốc liệt: Dịch hạch, dịch chuột, dịch kiết lỵ, cúm gà, cúm heo, dịch trâu bò, viêm não, Ebola, Sars, HIV, Corona… và sẽ có tiếp tục những thứ trùng độc khác trong tương lai. Dịch bệnh nó tương ứng với việc con người càng ngày càng tham lam vô độ, tàn hại thiên nhiên môi trường, tàn sát ăn nuốt động vật hoang dã, nuôi nhốt vô số gia súc gia cầm, sát hại lẫn nhau giữa người và người. Con người ngày càng si mê hôn ám, chủ nghĩa vật chất hưởng thụ quá ích kỷ làm mờ cả lương tri, bất chấp hậu quả. Con người ngày càng sân hận ngút ngàn, tàn sát lẫn nhau, tru diệt bách hại nhau, chế ra nhiều thứ vũ khí giết người hàng loạt, giết được nhiều nhất, kinh khủng nhất: Bom A, bom H, vũ khi siêu thanh, laze, vũ khí hóa học, vũ khí vi trùng… ( Dịch Coronavirus cũng là hậu quả từ việc nghiên cứu của phòng thí nghiệm Wuhan, mặc dù vẫn đang còn là nghi vấn), Khi tam độc cao độ thì ắt có chiến tranh, dịch bệnh, đói kém, chết chóc… Đó là luật tự nhiên, luật nhân quả! 


 Sanh tử bì lao, độc sanh độc tử độc khứ độc lai, mình hoàn toàn không thể làm gì được,  với hàng Phật tử sơ cơ như chúng mình thì việc liễu sanh thoát tử là chuyện xa vời không dám nói đến, việc chấm dứt luân hồi cũng không có khả năng. Điều mà chúng ta có thể làm là cố gắng làm nhiều việc thiện, làm tăng trưởng thiện nghiệp. Việc này cũng giống như mình châm thêm nước tinh khiết vào bát nước muối, cứ mỗi ngày thêm một ít, dần dần đến lúc nào đó bát nước muối bớt mặn hoặc sẽ hết mặn. Hàng Phật tử sơ cơ chúng mình có thể y cứ theo “ Tứ chánh cần” mà hành động trong đời:


 “Việc ác chưa sanh thì đừng cho nó phát sanh
    Việc ác đã phát sanh thì đừng cho nó phát triển
    Việc thiện chưa sanh thì làm cho nó phát sanh
    Việc thiện đã sanh thì làm cho nó tăng trưởng” 


 Đời dẫu khổ, dẫu vô thường, dẫu độc sanh độc tử độc khứ độc lai nhưng khi tạo thiện nghiệp thật nhiều, thiện nghiệp mạnh hơn ác nghiệp thì hy vọng sẽ có một tái sanh an lành. Dẫu biết rằng phước không thể cứu, chỉ có huệ mới có thể cứu, nhưng ít ra thì cũng cần phải có phước để sống và tái sanh, một mai khi đến lúc độc sanh độc tử độc khứ độc lai thì cũng nhờ có phước hay những thiện nghiệp phát khởi mạnh mới có thể tái sanh an lành.

07/2021
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.