logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/08/2021 lúc 07:34:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình ảnh vụ cháy rừng tại Hy Lạp ngày 06/08/2021. Hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra các vụ thiên tai lớn ngày càng phổ biến. AP - Thodoris Nikolaou

Hôm nay, 09/08/2021, nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (GIEC) đã công bố báo cáo mới nhất của họ, khẳng định là biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn mức mà chúng ta lo ngại và rõ ràng đó chính là do con người gây ra.

Có thể ghi nhận một số điểm chính như sau trong bản báo cáo :
Thứ nhất, trong mọi kịch bản, từ lạc quan nhất cho đến bi quan nhất, ngay từ năm 2030, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng thêm từ 1,5°C cho đến 1,6°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, tức là sớm hơn 10 năm so với dự báo mà nhóm GIEC đưa ra cách đây 3 năm.
Thứ hai, các « đồng minh » của khí hậu ngày càng suy yếu. Từ năm 1960 đến nay, các khu rừng, mặt đất và đại dương vẫn hấp thụ 56% khí CO2 do các hoạt động của con người thải ra trong bầu khí quyển. Nếu không có những « đồng minh » này, hành tinh của chúng ta đã trở nên nóng hơn rất nhiều và con người không thể sống được trên Trái đất. Nhưng tỷ lệ khí CO2 mà các « giếng cacbon » hấp thụ được dự báo sẽ giảm đi trong thế kỷ này.
Thứ ba, bản báo cáo của GIEC nhấn mạnh là với những tiến bộ mới của khoa học, kể từ nay có thể định lượng vai trò của hiện tượng hâm nóng bầu khí quyển trong một hiện tượng thời tiết cực đoan cụ thể.

Thứ tư, mực nước biển đã dâng cao thêm 20cm tính từ năm 1900 và nhịp độ tăng mực nước biển đã nhanh gấp 3 trong 10 năm qua, do tác động của hiện tượng tan chảy các sông băng. Nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 2°C, mực nước của các đại dương có thể dâng cao thêm 50cm và mức tăng này có thể lên tới gần 2 mét từ đây đến năm 2300, tức là tăng gấp đôi so với dự báo của GIEC 2019. Trong kịch bản bi quan nhất, các chuyên gia thậm chí không loại trừ khả năng mực nước biển sẽ dâng cao thêm 2 mét ngay từ năm 2100.
Thứ năm, chưa bao giờ GIEC báo động nhiều như thế về khí methan CH4, khí phát thải gây hiệu ứng lồng kính nhiều thứ nhì sau khí CO2. Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, nếu lượng khí phát thải CH4 không được cắt giảm, nhân loại sẽ không thể đạt được các mục tiêu về khí hậu của Hiệp định Paris.
Theo lời thủ tướng Boris Johnson của Anh Quốc, nước chủ nhà của hội nghị quốc tế về khí hậu COP26, báo cáo lần này của GIEC là một lời « cảnh báo nghiêm khắc nhất từ trước đến nay » về tác động của hoạt động con người đối với hành tinh của chúng ta. Đây cũng là ý kiến của chủ tịch COP26 Alok Sharma, trả lời phỏng vấn tờ báo The Observer hôm qua. Hội nghị COP 21 sẽ diễn ra ở Glasgow vào tháng 11 tới.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 10/08/2021 lúc 03:14:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Báo cáo GIEC : Khi chuyện viễn tưởng trở thành hiện thực

UserPostedImage
Ảnh minh họa trên trang bìa nhật báo Le Monde ngày 10/08/2021, với hàng tít lớn "Khủng hoảng khí hậu, thực trạng khủng khiếp". © Ảnh chụp màn hình.

Bản báo cáo thứ sáu của GIEC về hiện tượng biến đổi khí hậu được công bố hôm thứ Hai 09/8 là chủ đề thời sự nóng trên các trang báo Pháp ngày hôm nay 10/8/2021. Trong bản báo cáo mới này, Nhóm Chuyên gia Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC) gióng chuông cảnh báo « Cuộc khủng hoảng khí hậu đã chạm ngưỡng đáng báo động ».
Le Monde, với tấm ảnh những người lính cứu hỏa bất lực nhìn lửa bùng cháy ở California, chạy tít lớn : « Khủng hoảng khí hậu và bảng tổng quan đáng sợ ». Tương tự, nhật báo công giáo La Croix, trên nền ảnh màu vàng rực của lửa, hình ảnh người lính cứu hỏa mình trần đen nhẻm vì bụi tro, kéo vòi phun nước giang tay như tự hỏi « phải làm sao đây » rồi đề tựa lớn « Khí hậu, bị dồn vào chân tường ».
Libération đăng ảnh một đoạn đường cao tốc bị tàn phá nghiêm trọng sau trận lũ lụt, cảnh báo « Khí hậu, bên bờ vực thẳm ». Nhật báo kinh tế Les Echos trên nền ảnh xanh biếc là những tản băng trôi, khẳng định không chút do dự « Khí hậu, sự biến đổi là đã không thể đảo chiều ».
Thảm họa không biên giới
Lũ lụt, hỏa hoạn, những ngày gần đây thế giới chứng kiến những chuỗi thảm họa thiên nhiên lớn chưa từng có. Tất cả đều được cho là do cùng một nguyên nhân : Biến đổi khí hậu. Trái Đất mỗi ngày bị hâm nóng, và « sự hâm nóng đó là không biên giới » như tiêu đề bài xã luận của La Croix. Bởi vì, những trận thiên tai đó đang xảy ra ở khắp nơi, ngay cả ở những vùng cho đến giờ được cho là chưa bị tác động của biến đổi khí hậu.
Le Monde lưu ý, đây mới chỉ là phần đầu tiên trong bản báo cáo tổng kết thứ sáu, dự trù công bố vào tháng 9/2022. Trong phần một này, với sự tham gia của 234 nhà khoa học đến từ 66 quốc gia, báo cáo của GIEC, qua phân tích từ 14 ngàn nghiên cứu khoa học, chỉ mới lập ra một bảng chẩn đoán về thực trạng khí hậu. Hai phần còn lại, đề cập đến những tác động của khí hậu đối với xã hội loài người và những giải pháp để giảm thiểu phát thải khí ga gây hiệu ứng nhà kính, sẽ lần lượt được công bố vào tháng 2 và 3/2022.

Hồi chuông báo động này được gióng lên khi chỉ còn chưa tới 100 ngày nữa là diễn ra Hội nghị Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP26) tại Glasgow, Scotland. Lần đầu tiên GIEC nêu rõ vai trò, trách nhiệm các hoạt động của con người đối với hiện tượng biến đổi khí hậu. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu hỏa và khí đốt) cho vận chuyển, sản xuất điện năng, các hoạt động nông nghiệp hay công nghiệp… những hoạt động phát thải các loại khí ga gây hiệu ứng nhà kính, « đã dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong bầu không khí, các đại dương, các băng quyển và sinh quyển ».
Sáu con số ấn tượng
Với nhật báo kinh tế Les Echos, đây thật sự là « một báo động đỏ » cho nhân loại. Để chứng minh, tờ báo liệt kê 6 con số gây ấn tượng nhất, và cũng là đáng báo động nhất : Đó là + 5,7°C – mức tăng nhiệt độ của Trái đất ; + 2 mét là mức tăng mực nước biển từ đây đến năm 2300; 410 ppm là nồng độ khí CO2 trung bình tập trung trong khí quyển – thành tố chính gây hiệu ứng nhà kính ; 800 ngàn – nhằm báo động nồng độ khí methane trong khí quyển hiện nay cao nhất từ 800 ngàn năm qua ; 150 lần – mức đo sức nóng trong trận nóng gay gắt « vòm hơi nóng » ở Canada do biến đổi khí hậu gây ra cao gấp 150 lần so với sức nóng do đợt nóng bình thường tạo ra ; và cuối cùng, gấp 3 lần – nhiệt độ trung bình tại một số nơi như Bắc Cực chẳng hạn trong những ngày lạnh nhất tăng nhanh gấp ba lần so với mức hâm nóng khí hậu toàn cầu.
Khi sự thật qua mặt viễn tưởng
Trong dự báo này, tình hình châu Âu vào năm 2050 sẽ ra sao ? Libération chẳng chút do dự cho rằng « 2050 : Chuyện viễn tưởng biến thành hiện thực ». Đó là một Thụy Điển vào ngày 16/06/2050, những cánh rừng thông hạt trần hay vân sam ngút ngàn – từng là nguồn lợi kinh tế của đất nước – dần phải nhường chỗ cho các loại thông dầu vùng khí hậu Địa Trung Hải. Hạn hán và tình trạng độc canh sẽ khiến đất nước đối mặt với nạn phá hoại từ các loài côn trùng đến từ xứ khác, và hậu quả là sẽ còn làm gia tăng tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu bọ.
Hà Lan, ngày 28/08/2050, sẽ là những đợt ngập lụt, người dân phải thường xuyên chạy lánh nạn. Mực nước biển từ đây đến năm 2300 tăng lên từ 2,3 đến 5,4 mét. Nhà nước hằng năm phải chi ra một khoản ngân sách lớn để gia cố các bờ đê đề phòng những cơn sóng lớn do bão gây ra. Trong bối cảnh này, một phần vùng duyên hải phía tây và tây bắc nước Pháp như Nouvelle Aquitaine và Bretagne, đến năm 2042, sẽ bị tàn phá bởi những trận bão lớn.
Ngày 04/10/2050, Cộng hòa Séc, sẽ phải hứng chịu những trận mưa to và gió lớn kéo dài nhiều ngày. Nước lũ dâng cao trong khi người dân bị mất điện. Những trận lụt chết người do những cơn mưa như thác gây ra sẽ hoàng hành khắp vùng Trung Âu vào năm 2034. Mực nước sông Elbe, con sông lớn nhất tại Cộng hòa Séc dâng cao đến mức kỷ lục 8,57 mét. Libération lưu ý, những kỳ mưa to ở Trung Âu đã tăng thêm 25% kể từ những năm 2000 vào mùa đông và theo các nhà khoa học, hiện tượng này sẽ còn gia tăng thêm 15% trong giai đoạn 2071 – 2100.
Trong viễn cảnh này, tình hình ở thủ đô Praha còn thêm tồi tệ, lượng mưa rơi trong vài ngày ngang bằng với một tháng. Thành phố trong cảnh hỗn loạn, nước lũ tràn nhanh do nước sông dâng cao, tầu điện ngầm phải đóng cửa, bờ đê bao bọc thành phố cổ Mala Strana sẽ phải được gia cố vào năm 2035 và binh sĩ được huy động để sắp những bao cát chặn dòng nước lũ hung hãn.
Tóm lại như hàng tựa của Le Figaro, châu Âu trong tương lai sẽ là « mưa nhiều ở phía bắc và khô hạn ở phía nam ».
Chuyển giao « sinh thái » : Thế hệ trẻ cầm trịch ?
Câu hỏi đặt ra liệu rằng có đã quá trễ ? Chưa hẳn là vậy ! Bà Corine Pelluchon Philosophe, giáo sư trường đại học Paris-Est-Marne-la-Vallée, khi trả lời phỏng vấn nhật báo công giáo La Croix, trấn an rằng « ngày mai chưa phải là ngày tận thế ». Sự khẩn cấp thì có, nhưng chớ nghĩ rằng « đã quá trễ ». Báo cáo này như là một câu chuyện tập thể, một sợi chỉ thời gian, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân loại cần phải nắm được lịch sử và bối cảnh hiện tại để rồi có thể tiến hành một sự chuyển giao hướng đến một mô hình phát triển mới.
Sự chuyển giao « sinh thái này » phải được thực hiện ở mọi cấp độ có bổ sung cho nhau : Ở địa phương với những sáng kiến và thử nghiệm nông nghiệp, nuôi trồng. Ở cấp nhà nước, là những chính sách công duy ý chí và bền vững, nhưng đồng thời bảo vệ được công bằng xã hội. Cuối cùng ở cấp độ quốc tế, không chỉ phải có sự điều phối giữa các nước mà còn phải có sự đóng góp của cá nhân, mỗi người một phần.
Thế nên, để đấu tranh chống lại sự phủ nhận và hoảng loạn, cần phải quan tâm nhiều đến giáo dục, nguồn hỗ trợ mạnh mẽ nhất. Theo nhà nghiên cứu này, « giáo dục tạo nên khả năng kết nối các dữ liệu, hiểu chúng và tạo ra chúng một cách đúng nghĩa. Để rồi, mỗi người có thể truyền đạt hiểu biết này thành đạo lý khi quan sát làm cách nào những kiến thức đó được áp dụng trong cuộc sống thường ngày. Điều này có thể áp dụng ngay ở trường học từ rất sớm, nhưng cũng có thể bằng cách chia sẻ và trao đổi với người khác về những chủ đề này, qua các phim ảnh tài liệu hay sách vở để khơi dậy lối tư duy ở trẻ ».
Có như vậy, chúng ta mới có hy vọng vẫn còn « có thể hạn chế được mức tăng nhiệt độ dưới ngưỡng 2°C », theo như tựa đề một bài viết trên Le Figaro.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.