logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/10/2021 lúc 09:41:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Marion Cotillard đóng vai nữ chính trong bộ phim « Trò chơi con trẻ » (Jeux d’enfants) của đạo diễn Yann Samuell. REUTERS/Eric Gaillard

Yann Samuell khởi đầu sự nghiệp là một nhà biên kịch. “Yêu em, anh dám không?” là bộ phim đầu tay của ông với tư cách vừa biên kịch vừa đạo diễn. Bộ phim có tên tiếng Anh là “Love me if you dare” và tên tiếng Pháp là “Jeux d’enfants” - được dịch là “Trò chơi con trẻ”.

Ngay từ khi bộ phim được trình chiếu vào năm 2003 cho tới bây giờ, nhiều người vẫn cho rằng tên tiếng Pháp chính là cái tên gợi nhất và đúng nhất với tinh thần của tác phẩm, không gì có thể thay thế được.

Điều kì lạ ở bộ phim này là cho dù nó không có bất cứ một giải thưởng nào ở bất cứ một liên hoan phim lớn nào thì trong lòng những khán giả yêu Điện Ảnh Pháp nói riêng và những người đam mê Điện Ảnh nói chung, “Yêu em, anh dám không” vẫn có một vị trí vô cùng đặc biệt. Nhắc tới bộ phim, người ta chỉ có thể nói rằng, đó là một tình yêu ngây thơ, trong sáng, kì quái và lạ lùng, dù đến tận cùng cái chết thì vẫn Đẹp vẹn nguyên như thuở thiếu thời. Thứ tình yêu gợi cho khán giả cả nỗi buồn và niềm hạnh phúc.
Dám hay không dám

Xuyên suốt truyện phim là câu thoại “dám hay không dám” giữa hai nhân vật chính, cô bé Sophie có cái họ thuần Đông Âu Kowalsky, không có cha mẹ, sống cùng người chị ruột tại một khu nhà chung cư cũ nát và Julien, cậu bé giàu trí tưởng tượng vừa mất mẹ vì căn bệnh ung thư cùng người cha không thể thấu hiểu mình. Mọi chuyện bắt đầu khi Julien bắt gặp cảnh Sophie bị đám bạn trêu chọc, vứt sách vở xuống vũng nước đọng trên đường. Quá thương cảm, cậu đã tặng cho cô bạn chiếp hộp nhạc bằng thiếc của mẹ và họ cũng bị trò chơi cuốn theo từ đó.

Luật chơi thật ra vô cùng đơn giản, hộp nhạc sẽ được truyền cho nhau, nếu muốn giành quyền giữ chiến lợi phẩm này thì phải thực hiện thành công lời thách đố của đối phương. “Dám hay không”. Khi nói “Dám” tức là tham gia trò chơi.

Cũng từ lúc này, thế giới u ám của hai đứa trẻ bỗng chốc sáng bừng lên bằng những thách đố tưởng như vô thưởng vô phạt, ngốc nghếch, đôi khi đi ngược lại mọi định nghĩa về chuẩn mực văn hóa. Càng lúc, những trò thách đố càng khó khăn hơn, quái dị và nực cười hơn, nhưng như một ma lực nào đó, cả hai vẫn bị quấn vào nó với đầy những hăm hở, háo hức, vui vẻ và mãn nguyện. Đó là khi Sophie phát âm những từ bậy bạ trong giờ ngữ pháp, là khi Julien tè bậy trước mặt thầy hiệu trưởng lúc hai đứa đang bị thầy rao giảng đạo đức ngay trong văn phòng của thầy, là quậy phá trong đám cưới của chị gái Sophie và kéo đổ bàn đặt bánh cưới.

Người ta thấy hai đứa trẻ là cả một đống những sự phiền phức mệt mỏi nhưng với chúng, đó lại là niềm vui bất tận. Trí tưởng tượng kéo chúng lại với nhau, như một sức mạnh giúp vượt qua được cuộc sống gần như đã bị xã hội và gia đình lãng quên. Và cũng từ đây, người xem có thể hình dung được những trái khoáy của trò chơi sẽ càng lúc càng được đẩy lên cao trào, chờ đợi giây phút mà nó sẽ vỡ bung ra.
Những đứa trẻ trong hình hài người lớn

Thời gian trôi qua, Sophie và Julien lớn lên cùng nhau. Đúng như người ta mong muốn, đạo diễn Samuell tiếp tục tung thêm những màn thách đố quậy phá không thể tưởng tượng khi Sophie mặc áo lót ra bên ngoài sơ mi để đi thi toán còn Julien tán tỉnh một cô bạn mà Sophie ghét chỉ để lấy đôi bông tai của cô ta và khiến cô ta bị loại khỏi kì thi. Họ thậm chí còn thách đố nhau tát huấn luyện viên thể hình và kết quả là Sophie bị anh ta bẻ tay.

Tỉ lệ thuận với những màn trình diễn ngu ngốc ấy là tình cảm giữa hai người cũng ngày một lớn dần lên. Nhưng dường như, chỉ có một mình Sophie là cảm nhận nó rõ ràng hơn cả. Lần đầu tiên, họ đã hôn nhau. Vẫn là trò chơi “dám hay không dám” khi Sophie ngỏ lời “Anh dám yêu em không?”. Nụ cười tinh nghịch cùng câu trả lời “dám” của Julien bỗng khiến Sophie cảm thấy bị tổn thương. Cô đã nghĩ tình cảm của Julien dành cho cô chỉ như một trò đùa. Cô ào lên xe bus, mặc cho Julien chạy đuổi theo phía sau và hét lên rằng “Anh yêu em” trong vô vọng.

Cái thứ tình yêu không thể gọi tên và cũng không dám nói ra ấy luẩn quẩn cùng trò chơi “dám hay không” khiến họ xa nhau tới 4 năm. Khi gặp lại, cả hai tiếp tục làm tổn thương nhau, đẩy nhau vào tận cùng của đau khổ, uất ức, thậm chí có cả căm giận bẽ bàng. Đến đây, có thể nói, là sự tài tình trong sắp đặt của đạo diễn, kiêm biên kịch của phim khi đưa sự đùa giỡn độc ác về tình yêu vào trong trò chơi trẻ thơ này.

Julien gặp lại Sophie, đưa cô tới nhà hàng sang trọng cùng với rượu sâm-panh và những lời có cánh như là anh sắp muốn cưới cô. Sophie xúc động rớt nước mắt ngay lúc Julien trao cho cô hộp đựng nhẫn nhưng sau đó anh lại thản nhiên nói anh nhờ cô làm người giữ nhẫn cho đám cưới của mình và trơ trẽn giới thiệu cô người phụ nữ mà anh yêu. Sophie sụp đổ, ăn miếng trả miếng bằng cách phá hoại đám cưới của Julien, khiến cha anh phát điên mà từ mặt anh.

Khán giả cảm thấy bất bình với Julien biết bao khi anh đưa cô bạn ra đường tàu, thách đố cô đứng ở đấy cho tới khi một đoàn tàu ập đến, chỉ suýt chút nữa đã đâm vào cô. Nhưng chỉ một giây sau, lại bỗng thương Julien ghê gớm bởi trong một ngày, Sophie đã khiến cho anh mất tất cả, nhất là việc anh sẽ không được gặp lại cha nữa.

Tình yêu hình như sâu đậm và khó quên hơn khi người ta căm giận nhau. Phải thế không mà sau lời thách “dám hay không” 10 năm không gặp, họ đã khát khao rồ dại sự tái hợp và làm đau nhau một lần nữa? Phải thế không mà vì quá đau, họ mới nhận ra họ yêu nhau đến nhường nào?
Sự đau đớn trong tình yêu

Diễn xuất quá tuyệt vời của Guillaume Canet trong vai Julien và Marion Cotillard trong vai Sophie, đến giây phút này của phim, đã khiến người ta vừa ghét, vừa khó chịu, vừa giận, vừa trách lại vừa thương đôi bạn trẻ. Sophie gọi Julien tới nhà song lại báo cảnh sát là có người đột nhập. Cô thích thú nhìn Julien chạy trốn còn anh chàng thì hào hứng đến mức cười như điên trong ô tô. Anh ví Sophie còn gây nghiện và phê pha hơn đủ mọi loại thuốc lắc, ma túy, cần sa, anh ví trò chơi này khiến anh rần rần cảm xúc mạnh mẽ hơn cả việc được bay lên mặt trăng hay được nghe những ca sỹ xuất chúng mọi thời đại, hay thậm chí là còn hơn cả một vụ nổ bom hạt nhân.

Họ yêu và say mê nhau quá. Nhưng họ không thể dừng cái trò làm tổn thương nhau lại. Càng yêu, càng chơi, càng thách đố thì dường như cảm xúc trong họ càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Julien thừa thắng tiến tới, giả bộ mình bị thương rất nặng trong cuộc chạy trốn để rồi lại hối hận vì đã lừa Sophie. Còn Sophie thì cũng nhận ra cô yêu anh biết bao khi nghĩ là mình đã làm hại anh. Họ chạy đến với nhau, ôm chầm lấy nhau ngay trước mặt vợ và chồng của người kia. Họ không còn quan tâm tới thế giới xung quanh nữa vì dường như giờ đây, cuộc sống của họ mới thật sự có ý nghĩa khi ở bên nhau.

“Yêu em, anh dám không” vì thế mà có một nhịp điệu phim rất nhanh, liên tục thay đổi, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, khá khác biệt so với phần lớn các tác phẩm khác của Điện ảnh Pháp. Ca khúc duy nhất, cũng chính là âm hưởng của bộ phim, “La vie en Rose” thật sự mang lại hiệu quả không ngờ khi xuất hiện ở cả đám tang của mẹ Julien, đám cưới của chị gái Sophie và tuôn ra từ đôi môi run run tràn ngập tình yêu của Julien.

Nhưng điều thành công nhất của phim có lẽ chính là cái kết, một cái kết hoàn toàn bất ngờ, không thể đoán trước và khó có thể khẳng định là một Happy Ending hay không. Mở đầu phim, Yann Samuell đã cho khán giả thấy chiếc hộp nhạc bị gắn một phần vào một khối bê tông lớn, thì tới cuối phim, là lúc ông giải thích điều này. Julien và Sophie đưa nhau tới công trường xây dựng, cùng đứng dưới cái hố rất sâu, bên trên là chiếc xe bồn đang chuẩn bị đổ bê tông vào hố. Họ ôm nhau, hôn nhau và nắm chặt tay nhau. Như thế này, họ sẽ ở bên nhau mãi mãi.

Ai có thể ngờ, đôi trẻ tuyệt vời không bị bất cứ điều gì ngăn cản lại sẵn sàng chết cùng nhau để bảo vệ tình yêu? Hay là vì họ sợ sẽ tiếp tục làm nhau đau? Hay là bởi họ không thể dừng trò chơi giết người này lại được? Hay là một lý do nào khác nữa? Người ta không tìm cách giải thích. Người ta ngỡ ngàng đến mức đau khổ… Và rồi… một giây nào đó, người ta lại mỉm cười, bởi, Julien đã nói rằng dưới lớp bê tông này, họ sẽ sống cuộc sống mà họ từng mơ cùng nhau.

Những hình ảnh cuối phim không phải là hình ảnh mang tính bi thương mất mát mà lại là hình ảnh đôi trẻ dám thể hiện tình yêu với nhau. Không còn ngờ nghệch, giấu diếm. Không còn băn khoăn do dự. Họ hôn nhau nhiều, rất nhiều. Họ nắm tay nhau sống cho tới lúc về già, tóc bạc trắng và móm mém, đưa nhau ra ngoài vườn phơi nắng và Julien không ngần ngại nói “Anh yêu em” với Sophie.

Họ đã “đổ bê tông” tình yêu của mình, mãi mãi không rời. Thứ tình yêu trẻ nít, điên cuồng, quái dị và không bao giờ lớn của họ.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.