Các nước châu Á đổ xô mua thuốc viên chống COVID của Merck Thuốc viên chống virus, molnupiravir, đang thử nghiệm của Merck chữa COVID.
Chính phủ Thái Lan đang thương lượng với công ty Merck & Co để mua 200.000 liệu trình thuốc viên chống virus đang thử nghiệm của Merck chữa COVID. Như vậy Thái Lan trở thành quốc gia châu Á mới nhất đổ xô mua thuốc này sau khi bị tuột hậu sau các nước phương Tây về vaccine.
Ông Somsak Akksilp, Tổng giám đốc Tổng cục Dịch vụ Thuốc men, cho hay Thái Lan đang thương lượng một hợp đồng mua thuốc chống virus vừa kể tên là molnupiravir.
Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia cũng cho hay đang thảo luận để mua thuốc trong khi Philippines, nơi đang diễn ra cuộc thử nghiệm thuốc này, nói họ hy vọng cuộc nghiên cứu ngay trong nước sẽ giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn với loại thuốc vừa kể.
Các nước này đều từ chối tiết lộ chi tiết về các cuộc thương thuyết.
Diễn tiến này xảy ra sau khi dữ liệu từ cuộc thử nghiệm lâm sàng lâm thời công bố ngày 1/10 cho thấy thuốc có thể giảm khoảng 50% rủi ro nhập viện hay tử vong đối với bệnh nhân có nguy cơ cao bệnh COVID-19 nặng.
Thuốc viên molnupiravir, được bào chế để cài sai lầm vào mã gen của virus, sẽ là thuốc uống đầu tiên chống COVID-19.
ớc châu Á muốn sớm có được nguồn cung về loại thuốc này sau khi bị thiếu hụt về vaccine, nhưng chưa thấy chính phủ Việt Nam lên tiếng.
“Chúng tôi hiện đang làm việc trên thỏa thuận mua bán với Merck hy vọng sẽ hoàn tất trong tuần này…Chúng tôi đã đặt trước 200.000 liệu trình,” ông Somsak nói. Ông cho biết sớm nhất là tháng 12 này sẽ có thuốc dù còn tuỳ thuộc vào sự chấp thuận của Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và cơ quan thẩm quyền dược phẩm Thái Lan đối với loại thuốc này.
Số ca nhiễm COVID hàng ngày tại Thái Lan xuống dưới 10.000 hôm 4/10, lần đầu tiên kể từ giữa tháng 7. Cho tới nay, nước này đã tiêm 55,5 triệu liều vaccine COVID và tiêm chủng hoàn toàn cho 31% dân số.
Merck hy vọng sản xuất 10 triệu liệu trình molnupiravir trước cuối năm nay. Công ty đã có hợp đồng với chính phủ Mỹ cung cấp 1,7 triệu liệu trình với giá 700 đô la một liệu trình.
Công ty nói sẽ giảm giá dựa trên tiêu chuẩn thu nhập của mỗi nước.
Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu cho hay Brussels có thể tổ chức đấu thầu chung mua thuốc cho EU, tương tự như chiến lược mua vaccine COVID.
Một phát ngôn viên Bộ Y tế Đức cho biết chính phủ đang theo dõi việc phát triển các liệu pháp mới, nhưng từ chối bình luận về việc liệu Đức có định đặt mua thuốc của Merck hay không.
Theo VOA