logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/10/2021 lúc 10:28:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tác giả: Pema Chondron



“Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này là lật ngược lại toàn bộ suy nghĩ ấy. Pema Chodron đã chỉ cho chúng ta thấy mặt cấp tiến của đạo Phật.”


 Ở mức độ căn bản nhất, tất cả chúng sanh đều nghĩ rằng họ nên được hạnh phúc. Khi cuộc sống có khó khăn hay đau khổ, chúng ta nghĩ rằng có gì đó đã đi sai đường, đây sẽ không là vấn đề lớn, ngoại trừ thực tế  chúng ta thấy có gì đó sai sai. Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để cảm nhận bình thường trở lại, thậm chí đánh nhau.


 Theo như những gì mà Phật tử học từ đạo Phật là khó khăn trong đời sống con người là điều không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như một điều này, cái chết là một thực tế không thể tránh khỏi và cũng vậy những thực tế cái già, cái bệnh tật ốm đau, không có được những cái chúng ta muốn và nhận được những cái chúng ta không muốn. Những khó khăn này là sự thật của cuộc sống, ngay cả khi bạn là một đức Phật ( cũng không thể tránh khỏi). Nếu bạn là một người giác ngộ hoàn toàn đầy đủ, bạn sẽ có kinh nghiệm trải qua cái chết, bệnh tật, cái già, mất đi những gì bạn yêu thích, tất cả những điều này sẽ xảy ra với bạn; nếu bạn bị bỏng, bị vết cắt thì nó sẽ gây đau đớn.


 Giáo lý nhà Phật cũng nói cho chúng ta biết đây không phải thật sự là nguyên nhân làm chúng ta khốn khổ trong đời sống. Cái nguyên nhân chính làm chúng ta đau khổ là cố gắng thoát khỏi sự thật của cuộc sống, chúng ta luôn cố tránh khổ đau và tìm kiếm hạnh phúc. Cảm giác này của chúng ta là có thể có sự an toàn lâu dài và hạnh phúc có sẵn cho chúng ta nếu chúng ta chỉ làm điều đúng.


“ Đau khổ có thể làm chúng ta khiêm tốn, ngay cả người ngạo mạn nhất trong chúng ta cũng sẽ có thể trở nên mềm dịu đi khi mất người thương yêu.”


 Trong chính cuộc đời này, chúng ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này một ân huệ lớn và lật ngược cách suy nghĩ cũ kỹ này như là Ashantideva, tác giả của:” Hướng dẫn sống theo con đường Bồ tát” chỉ ra: Đau khổ là cái giá lớn dạy chúng ta, nếu chúng ta biết tận dụng cơ hội khi đau khổ phát sinh sẽ thúc đẩy chúng ta tìm câu sự trả lời. Rất nhiều người và bao gồm cả tôi, đã tìm đến con đường tâm linh vì chìm sâu trong bất hạnh. Đau khổ cũng có thể dạy chúng ta đồng cảm với người trên cùng một chiếc thuyền, hơn nữa đau khổ có thể làm chúng ta khiêm tốn, ngay những người ngạo mạn nhất trong chúng ta cũng trở nên mềm dịu khi người thân thương mất
 Vâng, nó là điều căn bản trong chúng ta để cảm nhận mọi thứ nên đi đến tốt đẹp cho chúng ta, và nếu chúng ta bắt đầu cảm thấy chán nản, cô đơn, không tưng xứng, ở đây đã có những sai lầm hoặc là mất nó. Trong thực tế khi bạn cảm nhận sự chán nản, cô đơn, bị phản bội hoặc bất kỳ cảm xúc không mong muốn nào. Đây là thời khắc quan trọng trên con đường tâm linh, đây chính là nơi mà sự thay đổi có thể thật sự xảy ra.


 Nếu mà chúng ta dính vào trong sự luôn tìm kiếm sự chắc chắn và hạnh phúc, hơn là chúng ta ca ngợi mùi, vị, chất lượng của những gì xảy ra một cách chính xác. Nếu mà chúng ta luôn luôn chạy trốn khỏi sự khó chịu. Chúng ta dính mắc vào cái chu kỳ bất hạnh và thất vọng và chúng ta sẽ cảm nhận chúng ta yếu hơn và yếu hơn. Cách nhìn này giúp chúng ta phát triển được sức mạnh bên trong 
 Cái điều đặc biệt đáng khích lệ là cái nhìn về sức mạnh nội tại vốn có sẵn, ngay tại thời điểm chúng ta nghĩ là đã chạm đáy ( đau khổ) và khi mà mọi thứ đều ở mức tồi tệ, thay vì tự hỏi:” Làm thế nào để tôi tìm được sự an toàn và hạnh phúc?”. Chúng ta có thể tự hỏi chính bản thân:” Tôi có thể chạm vào trung tâm nỗi đau của chính tôi? Tôi có thể ngồi với nỗi đau của các bạn và cả của tôi mà không cần cố gắng để xóa bỏ nỗi đau? Tôi có thể ở ngay hiện tại với nỗi đau của sự mất mát, xấu hổ hay thất vọng dưới mọi hình thức của nó và do nó mở ra cho tôi?” Đây là một cách đối trị.


 Đây là nhiều cách để nhìn thấy chuyện gì xảy ra khi chúng ta cảm nhận sự đe dọa, trong những lúc khổ đau, giận dữ, thất vọng và thất bại chúng ta có thể nhìn vào cái cách mà chúng ta bị dính mắc (như cá mắc lưỡi câu) và cách shenpa leo thang như thế nào! Theo cách thường thì shepa dịch là “ sự gắn buộc” tuy nhiên nó không nói được đầy đủ ý nghĩa, tôi nghĩ là shepa muốn nói “ mắc lưỡi câu” (thiển nghĩ tác giả muốn nói sự dính mắc không thể thoát). Một định nghĩa khác được dùng bởi Dzigar Kongtrul Rinpoche là sự “ buộc tội”, Tội bị buộc nằm ở phía sau suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta, tội bị buộc ở đằng sau sự “ thích’ và “không thích” của chúng ta.


 Nó cũng có thể có lợi ích giúp chúng ta thay đổi sự quan tâm vào điểm chính và nhìn vào cái cách chúng ta đặt ra những rào cản ( cản trở) như thế nào. Trong phút giây này chúng ta có thể quan sát cách chúng ta rút lui và tự thân hấp thụ như thế nào. Chúng ta trở nên khô khan, chua chát, sợ hãi. Chúng ta trở nên vỡ vụn hoặc đông cứng lại vì sợ hãi nhiều nỗi đau đang đến. Theo những cách thường xưa nay là chúng ta tự dựng nên lá chắn tự vệ và tự tăng cường cho mình chính là cái tôi trung tâm.


 Nhưng đây cũng chính là những phút giây đồng thời để chúng ta làm những điều khác biệt, ngay tại điểm này, qua thực hành chúng ta có thể làm quen với những cái rào cản mà chúng ta đặt quanh con tim và cả con người chúng ta. Chúng ta có thể trở nên thân mật với cái cách chúng ta trốn tránh, ngủ gật và đóng băng và sự thân mật đó đến để biết rõ những rào cản nó là cái gì và bắt đầu tháo gỡ chúng. Thật là kỳ diệu, khi chúng ta dành cho chúng sự chú ý ân cần một cách đầy đủ thì chúng bắt đầu sụp đổ.


 Tóm lại tất cả những cách thực hành mà tôi đề cập chỉ đơn giản là chúng ta đi đến dỡ bỏ những rào cản này. Có thể là học cách có mặt hiện tại thông qua ngồi thiền, thừa nhận shenpa, hoặc là thực hành nhẫn nại, đây là những cách để phá dỡ những bức tường tự vệ mà chúng ta tự đặt ra cho chính mình.


 Khi chúng ta dựng lên những rào cản và cảm giác về “ tôi” và cũng tại cái điểm tách biệt “bạn” nhận lấy sự mạnh mẽ hơn, ngay tại đây, giữa khó khăn và đau đớn. Toàn bộ sự việc có thể quay trở lại đơn giản bằng cách không dựng nên những rào cản, đơn giản bằng cách cởi mở với những khó khăn, những cảm xúc mà bạn đang trải qua. Đơn giản bằng cách là bạn không nói với chính bản thân bạn về những gì xảy ra, đây là một bước đi cách mạng. Trở nên thân mật với nỗi đau là chìa khóa để thay đổi cốt lõi con người chúng ta, mở lòng ra với những thứ chúng ta trải nghiệm, để cho sự sắc bén của thời gian khó khăn xuyên vào tim chúng ta, để những thời gian này chúng ta mở lòng ra, chúng ta khiêm tốn và làm cho chúng ta trở nên khôn ngoan, dũng cảm hơn.


 Hãy để những khó khăn nó chuyển biến bạn, nó sẽ thay đổi bạn, theo kinh nghiệm của tôi thì chúng ta chỉ cần giúp đỡ để học hỏi đừng chạy trốn, thế thôi!



 Nếu chúng ta thật sự sẵn sàng thử thách có mặt hiện tại cùng với nỗi đau của chúng ta. Một sự hỗ trợ lớn lao mà chúng ta có thể tìm được là nuôi dưỡng tâm bồ đề. Từ “Bồ đề tâm” có nhiều cách dịch khác nhau nhưng cách thông dụng nhất là “Trái tim tỉnh thức”, từ này ý nghĩa là khao khát thức tỉnh từ sự vô minh và hoang tưởng trong tiến trình giúp đỡ người khác cũng làm tương tự như vậy. Đặt sự tỉnh thức cá nhân vào một bối cảnh rộng lớn hơn, thậm chí ở cả cấp độ hành tinh, tạo ra một sự khác biệt đầy ý nghĩa. Nó cho chúng ta một viễn cảnh bao la hơn về cái lý do tại sao chúng ta sẽ làm công việc thường xuyên khó khăn này.


 Có hai loại bồ đề tâm, đó là tương đối và tuyệt đối. Bồ đề tâm tương đối bao gồm lòng trắc ẩn và “mai tri”, “mai tri” được Chogyam Trungpa Rinpoche dịch là “ thân thiện vô điều kiện với chính bản thân mình”, sự thân thiện vô điều kiện này có nghĩa là mối quan hệ không nghiêng lệch với bất cứ phần nào của con người bạn, vì vậy trong hoàn cảnh làm việc với nỗi đau, điều này có nghĩa làm làm ra sự thân thiết với trái tim thân thương- từ ái, với tất cả những phần đó của chính chúng ta và thông thường chúng ta không muốn đụng đến.


 Một số người thấy những lời dạy tôi đưa ra là rất có ích, bởi vì tôi khuyên họ tử tế với chính bản thân họ, nhưng điều này không có nghĩa là nuôi dưỡng chứng rối loạn thần kinh của chúng ta. Lòng từ tử tế mà tôi học được từ các vị thầy và tôi muốn truyền đạt cảm hứng đến nhiều người khác. Lòng từ tử tế là tất cả  phẩm chất của con người chúng ta. Những phẩm chất hắc búa nhất khó tử tế được là những phần đau đớn, là nơi mà chúng ta cảm thấy xấu hổ như thể chúng ta không thuộc về chúng, như thể chúng ta thổi bay nó đi. Khi mọi thứ đang sụp đổ với chúng ta. “Maitri” có nghĩa là gắn kết với chúng ta, khi chúng ta không có bất cứ điều gì, khi chúng ta cảm thấy mình là kẻ thua cuộc và nó trở thành cơ sở để mở rộng sự thân thiện vô điều kiện đến với người khác.


 Nếu toàn bộ những phần thuộc chính bạn nhưng bạn luôn chạy trốn, ngay cả khi bạn thấy hợp lý khi chạy trốn, sau đó bạn sẽ chạy trốn với bất cứ điều gì đưa bạn tiếp xúc với cảm giác bất an. Và bạn có cảnh báo như thế nào thường khi những phần của chính bản thân chúng ta bị chạm đến? Bạn càng gần với một hoàn cảnh hay một con người thì cảm xúc này càng tăng lên. Thông thường khi chúng ta ở trong một mối quan hệ, nó bắt đầu rất tuyệt nhưng khi nó trở nên thân mật và bắt đầu mang ra sự rối lọan chức năng thần kinh thì bạn chỉ muốn ra khỏi đó ( mối quan hệ).


 Vì vậy tôi ở đây để nói với các bạn con đường đến hòa bình là ngay đây, khi bạn muốn thoát khỏi, bạn có thể đi tàu du lịch trong đời và để không cho bất cứ điều gì chạm đến bạn, Nhưng nếu bạn muốn sống thực sự đầy ý nghĩa, nếu bạn muốn nhập vào cuộc sống, nếu bạn muốn tham gia những mối quan hệ thành thật với người khác, với động vật, với tình hình thế giới, bạn chắc chắn sẽ trải nghiệm qua cảm xúc bị khiêu khích, cuốn hút ( như mồi ở lưỡi câu) của shenpa. Bạn không những chỉ thấy hạnh phúc, thông điệp của những cảm xúc khi nó xuất hiện đây không phải là thất bại, đây là cơ hội nuôi dưỡng maitri ( bồ đề tâm), sự thân thiện với những hoàn hảo và không hoàn hảo của chính bản thân mình.


 Bồ đề tâm tương đối bao gồm cả việc đánh thức lòng trắc ẩn ( từ bi), một trong nhiều nghĩa của từ trắc ẩn là “cùng chịu đau khổ”, sẵn sàng cùng chịu sự thống khổ với kẻ khác. Điều này có nghĩa là việc bạn làm với toàn thể tâm nguyện của bạn; những định kiến của bạn, cảm giác thua cuộc của bạn, sự tự thương hại của bạn, cơn trầm cảm của bạn, cơn giận dữ của bạn, sự nghiện ngập của bạn; càng kết nối với người khác không ngoài toàn thể những điều ấy. Và đây là mối quan hệ giữa những người bình đẳng với nhau, bạn sẽ cảm nhận nỗi đau của người khác như chính cơn đau của mình. Và bạn sẽ cảm nhận cơn đau của mình được chia sẻ bởi hàng triệu người khác.


 Bồ đề tâm tuyệt đối còn được gọi là shynuata, là độ mở rộng bản thể của chúng ta, trái tim và tâm trí hoàn toàn rộng mở mà không còn nhãn hiệu:”tôi’, “nó”, “kẻ thù”, “bạn bè”… Bồ đề tâm tuyệt đối luôn luôn ở đây. Tu tập bồ đề tâm tuyệt đối là quan hệ với thế giới mà không quan niệm nhận thức, không phán xét và có mối quan hệ trực tiếp, mối quan hệ không chỉnh sửa với thực tế.


 Đây là giá trị của việc thực hành ngồi thiền, bạn thực tập để trở lại với phút giây hiện tại mà không cần phải màu mè trang điểm từ lần này đến lần khác. Bất cứ suy nghĩ nào nảy sinh trong tâm trí bạn, bình tâm nhìn nó và học cách để nó tự tan biến đi, ở đây không cần sự từ chối những suy nghĩ hay cảm xúc khi nó đến, thay vào đó chúng ta bắt đầu nhận biết những suy nghĩ và cảm xúc ấy không bền vững như chúng ta thường quan niệm về chúng như thế.


 Nó cũng cần sự quả cảm để rèn luyện sự thân thiện vô điều kiện. Nó cũng cần quả cảm để rèn luyện sự “ cùng đau khổ chung”. Nó cũng cần quả cảm để rèn luyện ở lại với nỗi đau mà không chạy trốn hay dựng lên những rào cản. Nó cũng cần quả cảm để không cắn câu và bị nó lôi đi, nhưng như chúng ta làm, nhận thức bồ đề tâm tuyệt đối, trải nghiệm về sự được phóng thích và cởi mở của tâm như thế nào. Bình minh bắt đầu với chúng ta như là kết quả của việc trở nên dễ chịu hơn với những thăng trầm trong cuộc sống của những người thường  như chúng ta, nhận thức này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.


 Chúng ta bắt đầu nhìn gần và kỹ hơn với cái xu hướng dự đoán trước là chúng ta có thể dính câu để tách mình ra, rút vào chính mình và dựng lên những bức tường. Khi chúng ta trở nên thân thiết với những xu hướng này, chúng sẽ dần dần trở nên rõ ràng hơn và chúng thấy thật sự có khoảng cách, khoảng không gian vô tận, không gian tử tế. Điều này không có nghĩa là sau đó chúng ta sống trong hạnh phúc và dễ chịu dài lâu, sự hào phóng rộng rãi ấy bao gồm cả nỗi đau.


 Vẫn có thể chúng ta bị phản bội, vẫn có thể chúng ta bị căm ghét, vẫn có thể chúng ta bị bối rối và buồn bã; cái mà chúng ta sẽ không làm là cắn vào lưỡi câu. Sự dễ chịu xảy ra, sự khó chịu xảy ra, ngay cả khi không dễ chịu cũng không khó chịu, cái mà chúng ta cần học dần dần là không rời bỏ phút giây hiện tại đầy đủ này. Chúng ta cần phải huấn luyện ở mức độ căn bản này vì sự đau khổ lan tràn khắp thế giới. Nếu chúng ta không tập luyện từng phân một, từng khoảnh khắc một trong việc vượt qua nỗi sợ hãi đau đớn thì sau đó chúng ta sẽ bị hạn chế như thế nào trong việc chúng ta có thể giúp đỡ. Chúng ta sẽ bị hạn chế trong việc giúp đỡ chính bản thân mình và cũng như hạn chế trong việc giúp đỡ bất cứ ai khác, vì vậy chúng ta hãy bắt đầu với chính chúng ta, như là chúng ta đang tại đây và bây giờ. 


PAME CHONDRON 
Tiểu Lục Thần Phong dịch
Theo Việt Báo
p.s. Bài này dịch từ lá thư của Lion’s Roar gởi cho bạn đọc vào ngày 28/09/2021. Bài này vốn là đoạn trích từ Practicing Peace của Pame Chondron, xuất bản năm 2006 bởi Shambhala Publications. 

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.165 giây.