logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/10/2021 lúc 12:08:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,781

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Áp-phích phim "Mãnh Long Quá Giang - La fureur du Dragon" của Lý Tiểu Long (Bruce Lee) năm 1972. DR

Du khách nào có dịp ghé thăm Paris vào mùa thu này, khi đi dạo bờ sông Seine đến tận tháp Eiffel, hẳn chắc sẽ thích thú ngạc nhiên khi chứng kiến Bảo tàng Quai Branly có gắn ở cổng vào một bức ảnh lớn khoảng 7 mét của thần tượng Lý Tiểu Long, với bộ đồ thể thao màu vàng giống y như trong bộ phim ''Trò chơi tử thần''. Hỏi ra mới biết là đang có triển lãm lớn từ đây cho tới 16 tháng Giêng năm 2022.

Mang tựa đề "Ultime Combat-Arts martiaux d'Asie'' (Trận đấu Cuối cùng-Võ thuật châu Á) cuộc triển lãm đồ sộ này giới thiệu hơn 400 hiện vật và tác phẩm đủ loại với sự hợp tác của nhiều cơ sở văn hóa khác nhau, trong đó có các pho tượng cổ của hai bảo tàng châu Á Guimet và Cernuschi ở Paris, các bức điêu khắc của bảo tàng Rietberg tại Zurich, ngoài ra còn có những bộ áo giáp samurai thời Edo Nhật Bản trưng bày ở gian chính, bộ tranh đầu thế kỷ XVIII phác họa các môn võ Trung hoa, lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp. Còn các hiện vật liên quan đến "Bruce Lee" đều đến từ phía gia đình của thần tượng quá cố và Quỹ Di sản Lý Tiểu Long.
Triển lãm với sự hợp tác của 7 bảo tàng và quỹ lưu trữ
Trong khung hình bất động của các bộ truyện tranh Nhật Bản, điều ngoạn mục bắt mắt nhất vẫn là các động tác di chuyển, thể hiện tài tình qua ngòi bút vẽ. Dựa vào bí quyết sáng tạo của truyện manga, trưởng ban tổ chức Julien Rousseau đã cùng với chuyên gia điện ảnh châu Á Stéphane du Mesnildot thiết kế một cuộc triển lãm hấp dẫn sinh động, dùng video và phim ảnh để minh họa các tác phẩm trưng bày, đồng thời mở rộng tầm nhìn cho khách tham quan, tạo cầu nối giữa Đông và Tây, giữa xưa và nay. 
Tựa như sợi chỉ đỏ, phim ảnh là cách hữu hiệu để dẫn dắt người xem vào thế giới võ thuật, đối chiếu các di sản văn hóa lịch sử cả ngàn năm tuổi với nhiều biểu tượng của dòng văn hóa đại chúng hiện thời. Cuộc triển lãm dành một vị trí quan trọng cho hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata, với nhiều anh hùng như chiến binh thần thoại Vajrapani, lực sĩ khổng lồ Bhima. Các pho tượng cổ có từ vài thế kỷ trước Công nguyên khai quật ở vùng Gandhara (Pakistan hiện thời), nghệ thuật múa rối, trang phục biểu diễn hay mặt nạ sân khấu tạo ra nền tảng cho các điệu múa võ của Ấn Độ, trong bộ môn yuddha kala, kể cả tác chiến với vũ khí hay bằng tay không. 
Cũng trong bộ trường thiên sử thi Ramayana, thần khỉ Hanuman từng giúp Thánh Vương Rama đánh bại Hung thần Ravana. Hầu vương Hanuman dĩ nhiên có nhiều nét gần giống với nhân vật Tôn Ngộ Không/Tề Thiên Đại Thánh) trong bộ truyện ''Tây Du Ký'' của tác giả Ngô Thừa Ân, được Bảo tàng Quai Branly dựng lại trong hoạt cảnh nhà sư Huyền Trang/Đường Tam Tạng đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo. 
Thời kỳ huy hoàng của hãng phim Shaw Brothers 
Quan trọng không kém là pho tượng bằng sứ có từ thế kỷ XVII tạc hình Đức Bồ Đề Đạt Ma (phiên âm từ tiếng Ấn Puti Damo), vị cao tăng được cho là đã thành lập môn phái Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam vào đầu thế kỷ thứ VI Tây lịch. Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma đã đến chùa Thiếu Lâm để truyền bá Phật pháp cho người Trung Hoa, ông đã ngồi thiền định quay mặt vào vách núi trong 9 năm liền (cửu niên diện bích), cho nên vị cao tăng này được xem là tổ tông của Phật giáo Thiền Tông, đồng thời là sư tổ của môn phái Thiếu Lâm tự. 
Những giai thoại ấy tất nhiên thấm nhuần các hiện vật được trưng bày và càng trở nên rõ nét thông qua các bộ phim, về điểm này ban tổ chức đã cố gắng thu gọn lại trong khuôn khổ hai nền điện ảnh Trung Hoa và Nhật Bản. Từ cuối thập niên 1950, điện ảnh Hồng Kông tỏa sáng và ngự trị trên đỉnh cao chủ yếu nhờ hãng phim Shaw Brothers (Thiệu thị Huynh đệ). Kể từ những năm 1964-1965 trở đi, Shaw Brothers lao vào việc sản xuất đại trà phim võ thuật và phim kiếm hiệp để rồi tạo ra một trong những cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất trong làng nghệ thuật thứ 7 trong thế kỷ XX. 
Dựa theo mô hình của các hãng phim lớn (sau này là Big Five studios) tại kinh đô điện ảnh Hollywood, hãng phim Hồng Kông đã phát triển một hệ thống riêng với đầy đủ các ngôi sao : mỗi nhân vật có hẳn một nét riêng, không nhẫm lẫn vào đâu được. Vương Vũ (Jimmy Wang Yu) hay Khương Đại Vệ (David Chiang) hóa thân thành ''Độc thủ Đại Hiệp'' trong phim của Trương Triệt (Chang Cheh), Địch Long vào vai Sở Lưu Hương trong loạt phim ''Biên phúc truyền kỳ''. Lưu Gia Lương (Gordon Liu) nổi bật trong tác phẩm ''Thiếu Lâm Tam thập Lục phòng'' (The 36th chamber of Shaolin) dày công luyện võ để khởi nghĩa chống lại quân Mãn Thanh. 
Từ tông sư Diệp Vấn đến thần tượng Lý Tiểu Long 
Về phía Jackie Chan (Thành Long), ông thành danh nhờ bộ phim đầu tay ''Xà hình điêu thủ'' (Snake in the Eagle's Shadow) của đạo diễn Viên Hòa Bình (Yuen Woo Ping). Quan hệ hợp tác này cho ra đời sau đó nhiều bộ phim ăn khách trong đó có loạt phim ''Drunken Master'' (Túy Quyền). Trong thời kỳ hậu Shaw Brothers, hai diễn viên Lý Liên Kiệt và Dương Tử Quỳnh trước khi nổi tiếng tại trời Âu (với Ngọa Hổ Tàng Long của Lý An) cùng xuất hiện trong phim "Thái Cực Trương Tam Phong" (Tai-Chi Master) của đạo diễn Viên Hòa Bình. Đạo diễn Từ Khắc cũng xuất hiện, ban đầu tái tạo nhân vật Độc thủ đại hiệp trong ''The Blade'' để rồi thành công sau đó với loạt phim Địch Nhân Kiệt (Detective Dee), từ ''Bí ẩn lửa ma'' cho tới ''Tứ Đại Thiên Vương''.
Về phần mình, cặp bài trùng Lương Triều Vỹ và Chương Tử Di tỏa sáng trên màn ảnh lớn trong ''The Grandmaster'' (Nhất Đại Tông Sư) kể lại cuộc đời của võ sư Diệp Vấn, người sáp lập môn phái Vịnh Xuân quyền và cũng là sư phụ của Lý Tiểu Long. Trên màn ảnh lớn, có khá nhiều diễn viên Hồng Kông đã vào vai Diệp Vấn (Ip Man) kể cả Chân Tử Đan (Donnie Yen Ji Dan) và Huỳnh Thu Sinh (Anthony Wong Chau Sang), nhưng trong triển lãm ''Trận Đấu cuối cùng'' tại Bảo tàng Quai Branly, ban tổ chức đã chọn ''Nhất Đại Tông Sư'' để đưa khách tham quan đi vào thế giới của thần tượng muôn thuở Lý Tiểu Long. 
Cuộc triển lãm dành một vị trí quan trọng hơn cho Bruce Lee so với các diễn viên khác, chủ yếu cũng vì tên tuổi Lý Tiểu Long đã đi vào huyền thoại, trở thành một biểu tượng của dòng văn hóa đại chúng từ lúc nào không hay. Bộ đồ thể thao màu vàng, côn nhị khúc, mặt nạ Kato, chỉ cần nhìn qua các biểu tượng này, công chúng liên tưởng đến ngay gương mặt châu Á nổi tiếng nhất thế giới. Nhờ tinh thông võ thuật, Bruce Lee đã lập ra môn võ ''Triệt quyền đạo'' hầu chặn đòn của đối phương để rồi phản công thần tốc, các đạo diễn sau này từ Tarentino đến RZA đều đã đề cao Bruce Lee trong các tác phẩm của họ ("Kill Bill" hay "Iron Fists"). Ban tổ chức cũng đã tái tạo cảnh phòng gương y như trong bộ phim ''Long tranh Hổ đấu'', còn các phim khác như ''Mãnh Long quá giang'', ''Tinh Võ Môn'', ''Trò chơi Tử thần'' được phản ánh qua áp phích, ảnh chụp hay trích đoạn video. 
Trịnh Phối Phối : Khi vai nữ ngự trị võ lâm 
Trong cách dàn dựng thiết kế, cuộc triển lãm muốn tạo ra một chương trình với nội dung dễ tiếp cận cho đa số khách tham quan, ngay cả đối với những người không xem nhiều phim kiếm hiệp, võ thuật. Cuộc triển lãm vì thế có nhiều triển vọng thu hút đông đảo người xem. Duy chỉ có tựa đề tiếng Pháp của một số tác phẩm điện ảnh khiến cho khán giả có thể bị nhầm lẫn, chẳng hạn như nữ hoàng võ hiệp Trịnh Phối Phối từng nổi tiếng trong loạt phim ''Đại Túy Quyền'' và ''Kim Yến Tử'' được gọi nôm na trong tiếng Pháp là "Hirondelle d'Or". Đại Túy Quyền là của đạo diễn Hồ Kim Thuyên (King Hu) có nhiều chiều sâu tâm lý hơn là ''Kim Yến Tử'' của đạo diễn Trương Triệt (Chang Cheh). 
Tuy làm phim kiếm hiệp, nhưng Hồ Kim Thuyên không coi nhẹ kịch bản và cốt truyện, ông thành công trong việc khắc họa định mệnh của một phụ nữ phi thường trong một thế giới gồm toàn là những vai nam, ca ngợi lòng hào kiệt như trong tiểu thuyết Kim Dung ''Anh hùng Xạ điêu'', tình huynh đệ đầy nghĩa khí trong thời buổi quan bức dân phản như trong loạt phim ''Thủy Hử''. Hình tượng của Trịnh Phối Phối mở đường cho nhiều đạo diễn cùng thời kể cả đạo diễn Nhật Bản Toshiya Fujita xây dựng nhân vật Tuyết hoa Sát thủ trong loạt phim ''Lady Snowblood''.
Đây là một trong những tựa phim ăn khách nhất trên xứ Phù Tang, bên cạnh các nhân vật như ''Seven Samurai'' (Bảy võ sĩ đạo), Lãng khách ''Ronin'', Hiệp sĩ mù ''Zatoichi'', "Seppuku" Cái chết của võ s ... Cuộc triển lãm ''Ultime Combat'' (Trận đấu Cuối cùng) sẽ càng thêm ngoạn mục hoành tráng kể từ tháng 11/2021 trở đi với hai chương trình chiếu phim bổ sung, gồm cả phim hoạt hình dành cho trẻ em và phim truyện dành cho người lớn. Đây chính là cơ hội lý tưởng để cho khán giả ''luyện lại'' những tựa phim võ hay nhất.  
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.