logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/10/2021 lúc 04:14:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị lúc sinh thời. © Ảnh do Trung Tâm Nghệ Thuật Điềm Phùng Thị cung cấp.

Thế giới tranh tượng của Điềm Phùng Thị là không gian biến tấu đầy ngẫu hứng và lôi cuốn của những khối mềm, khối cứng, của trò chơi ánh sáng, của bảng màu, của đường nét và của chất liệu không giới hạn.

Tác phẩm và tên tuổi nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị được giới nghệ sỹ và bình luận nghệ thuật thế giới đánh giá cao với một phong cách điêu khắc lạ lùng, rất riêng, rất hiện đại, song hành một hơi thở phương Đông, đậm Huế, nơi chất chứa sâu thẳm những nỗi niềm, những suy tư, những kí ức về quê hương.
Điềm Phùng Thị, người phụ nữ gốc Huế xinh đẹp, là nữ điêu khắc gia Việt Nam gần như duy nhất đã rạng danh ở hải ngoại, là tên tuổi lớn của nền điêu khắc thế giới, được từ điển Larousse vinh danh như một tài năng lớn của nghệ thuật thế kỷ XX. Bà cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được mời làm Viện Sỹ Viện Hàn Lâm Khoa Học - Văn Nghệ Châu Âu.
RFi Tiếng Việt phỏng vấn chị Đinh Thi Hoài Trai, giám đốc Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế.
**********
RFI : Trung Tâm Nghệ Thuật Điềm Phùng Thị tại Huế (dưới sự quản lý của Bảo Tàng Mỹ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong những điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách yêu nghệ thuật mỗi lần đến Huế. Chị có thể cho biết rõ hơn về điều này được không ?
Đinh Thi Hoài Trai : Nữ điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, tên thật là Phùng Thị Cúc. Sau gần 50 năm sinh sống và hoạt động nghệ thuật ở Pháp, với tình yêu quê hương đất nước và mong muốn góp phần phát triển nền nghệ thuật nước nhà, nghệ sỹ Điềm Phùng Thị đã trở về quê hương sinh sống và tiếp tục sáng tác. Bà đã cùng lãnh đạo thành phố Huế thành lập Trung Tâm Nghệ Thuật Điềm Phùng Thị, và đã trao tặng công trình, tài sản nghệ thuật của mình cho quê hương.
Trung Tâm Nghệ Thuật Điềm Phùng Thị hiện tại tọa lạc tại số 17 Lê Lợi, thành phố Huế, thuộc Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế quản lý. Nơi đây hiện đang trưng bày và lưu giữ, phát huy nghệ thuật gần 400 tác phẩm, tranh tượng của nghệ sỹ Điềm Phùng Thị. Với vị trí rất là đẹp và thuận lợi cho khách tham quan cùng với sự kết hợp hài hòa với giải pháp trưng bày mỹ thuật, với nội dung trưng bày trong một tòa nhà kiến trúc Pháp và vườn tượng ở không gian mở bên dòng sông Hương thơ mộng.
Đó là điểm rất hấp dẫn du khách và công chúng yêu nghệ thuật, có thể thưởng lãm và chiêm nghiệm những công trình sáng tạo nghệ thuật của bà một cách tối ưu nhất. Công chúng và du khách khi đến đây, biết đến tâm hồn của một nghệ sỹ lớn, một người phụ nữ Việt Nam sống xa xứ mà luôn hướng về quê hương đất nước, để rồi cuối cùng tìm về cội nguồn và cống hiến toàn bộ « những gì mà tôi đều gửi vào trong tượng cho tổ quốc thân yêu ».
Và thế hệ hôm nay và mai sau, đặc biệt là Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế, tiếp bước sẽ mãi trân trọng, tri ân, tưởng nhớ đến tấm lòng và công lao to lớn của người nghệ sỹ. Và tiếp tục giữ gìn, cũng như quảng bá các công trình nghệ thuật của bà đến với công chúng và bạn bè quốc tế, đáp ứng tấm lòng và kỳ vọng của bà. Như theo bà : « Khi sáng tác, tôi đã hạnh phúc, đã đau khổ. Tác phẩm điêu khắc đó bây giờ không còn thuộc về tôi nữa. Tôi trao nó cho các bạn, hoặc đúng hơn, tôi trao tôi cho các bạn ».
UserPostedImage
Điềm Phùng Thị thời son trẻ. © Ảnh do Trung Tâm Nghệ Thuật Điềm Phùng Thị cung cấp.

RFI : Như chúng ta đã biết, không gian nghệ thuật của nữ điêu khắc gia xứ Huế này, có một phong cách không thể lẫn vào đâu được, ngay cả cái tên Điềm Phùng Thị cũng vậy, chị có thể cho biết tại sao bà mang nghệ danh này không ?
Đinh Thi Hoài Trai : Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị tên thật là Phùng Thị Cúc, sinh năm 1920 tại làng Châu Ê, ngoại thành Huế, trong một gia đình quan lại gốc Hà Tĩnh, mẹ là người Huế. Bà qua đời vào năm 2002 tại Huế, sống và làm việc nhiều năm tại Pháp và là nha sỹ trước khi cống hiến trọn đời cho nghệ thuật điêu khắc. Tại Pháp, bà đã kết hôn với nha sỹ, là đồng nghiệp, đó là ông Bửu Điềm, và bút danh Điềm Phùng Thị ra đời từ đó. Theo người Pháp thì tên phải đặt trước họ, và người phụ nữ khi đã lập gia đình thì phải lấy tên chồng. Điềm Phùng Thị, Điềm là tên chồng, Phùng Thị là họ gốc của bà. Đó là ý nghĩa của bút danh Điềm Phùng Thị.
RFI : Là một nha sỹ được đào tạo tại Pháp, đến tuổi 40 bà bẻ lái sang một con đường vốn rất « kén chọn người », nhất là đối với phụ nữ trong nghệ thuật điêu khắc. Theo chị, điều gì đã khiến nha sỹ Phùng Thị Cúc trở thành một nữ điêu khắc gia tài năng Điềm Phùng Thị ?
Đinh Thi Hoài Trai : Bước vào nghệ thuật tạo hình ở tuổi 40, một điều rất đặc biệt ở nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị, cái tuổi bước qua tuổi thanh xuân để trở về với những chiêm nghiệm và tĩnh lặng của một đời người, nhưng nghệ sỹ Điềm Phùng Thị đã khiến giới tạo hình thế giới rất bất ngờ, ngạc nhiên bởi từ lĩnh vực là một tiến sỹ, bác sỹ nha khoa sang một lĩnh vực như mình đã trao đổi, đó là lĩnh vực rất là kén chọn, đặc biệt là đối với phụ nữ. Người thầy dạy điêu khắc đầu tiên của bà tại Paris là ông Volti. Từ năm 1960 bà đã bắt đầu sáng tác. Bà đã từ bỏ công việc là một bác sỹ nha khoa tại Pháp để đi vào nghệ thuật điêu khắc.
Bà đã từng cho biết lý do đến với lĩnh vực này : « Đó là đầu những năm 60, chiến tranh ở quê nhà diễn ra rất là ác liệt, cái cảnh chết chóc được truyền hình chiếu đi chiếu lại làm cho đầu óc ai cũng căng thẳng. Để giữ thăng bằng, tôi đi học võ, học làm đồ gốm để thoát ra khỏi sự chật hẹp của cái miệng, của nghề răng. Một hôm tôi đi ngang qua một cái xưởng nặn đất sét, thì tôi dừng lại đó, rồi không đi đâu khác nữa. Hình như có một sức hút nam châm thu hút tôi, giữ tôi lại. Tôi không xác định được là tôi tìm đến với điêu khắc, hay là điêu khắc đã chọn tôi ». Và đó là một quyết định rất táo bạo, đã làm thay đổi cuộc đời bà.
Trải qua rất nhiều thăng trầm, khi đang ở trong nước và sau khi tốt nghiệp nha khoa năm 1946, bà sang Pháp để chữa bệnh và tiếp tục học để trở thành tiến sỹ. Đó là một cuộc đời với bao nhiêu cố gắng, nỗ lực trong quá trình học tập và phấn đấu để trở thành một bác sỹ, một tiến sỹ. Nhưng bà đã để lại tất cả phía sau để đến với điêu khắc vì một khắc khoải với quê hương. Đó là quê hương đang đau khổ, đang chìm trong chiến tranh.
Và bà đã nhìn thấy nghệ thuật có thể giúp bà cất lên tiếng nói vì quê hương. Qua lĩnh vực nghệ thuật, bà có thể thể hiện được những trăn trở, những băn khoăn, những bồi hồi của bản thân mình, là một người con của quê hương đối với tổ quốc khi xa quê hương. Và bà cũng tự tin để thay đổi chính mình vì không thể suốt đời chỉ sống trong « ba mươi sáu cái răng trong miệng ». Bà khát khao muốn làm một điều gì đó để lòng tự tôn dân tộc được lên tiếng bằng nghệ thuật, và bằng chính nhân cách của bà.
RFI : Những tác phẩm điêu khắc của nghệ sỹ Điềm Phùng Thị rất độc đáo, lạ lùng và phá cách. Cho đến thời điểm này, những thập niên đầu thế kỷ 21, chúng vẫn không bị « lỗi mốt » và nằm trong những xu hướng điêu khắc đương đại thế giới. Theo chị, điều gì đã làm nên « ngôn ngữ điêu khắc » Điềm Phùng Thị độc lạ như thế ?
Đinh Thi Hoài Trai : Nghệ sỹ Điềm Phùng Thị nổi tiếng và rạng danh với sự độc đáo, đó là bảy mẫu tự mang tên Điềm Phùng Thị. Bảy mẫu tự này được hoàn chỉnh qua một quá trình suy tư, tìm tòi. Những mẫu tự đó tất nhiên có sự thừa kế, đó là sự cắt bỏ những dư thừa của những giai đoạn trước để tìm ra bảy mẫu tự mang tên của mình.
Các mẫu tự của bà cũng như các tác phẩm nghệ thuật của bà luôn khiến người xem rất là thích thú bởi khả năng tạo tác tuyệt vời đi cùng với tâm hồn của người nghệ sỹ, thể hiện những tâm tư, những băn khoăn của mình qua tác phẩm. Và bà không giới hạn một chất liệu cố định nào cho sáng tác cả. Bà thử nghiệm và sử dụng rất là nhiều chất liệu khác nhau kết hợp trong các tác phẩm của mình như bằng gỗ, composite, đá, đồng, nhôm, ngọc, thạch cao, vân vân…
Nhưng cái điều độc đáo nhất làm nên đặc trưng rất riêng của Điềm Phùng Thị, đó là sự linh hoạt, linh động. Các tác phẩm của bà có thể biến hóa rất là kỳ diệu và thần kỳ trong các vật liệu, kích thước và cả trong cấu trúc. Các tác phẩm của bà được công chúng đón nhận rất rộng rãi, đã đi vào cuộc sống rất tự nhiên như hơi thở của mỗi chúng ta vậy. Đặc biệt là các tác phẩm của bà có thể đặt bất kỳ ở nơi đâu, trong một không gian rộng mở, phối hợp với thiên nhiên hay trong vườn nhà, trong phòng làm việc, trong gia đình hoặc có thể là trên bàn thờ hay sử dụng cho các tượng đài tưởng niệm, lăng mộ cho những người đã nằm xuống.
Hiện tại, ngôn ngữ điêu khắc Điềm Phùng Thị ngoài việc được trưng bày, quảng bá và giới thiệu các tác phẩm và công trình nghệ thuật của bà để lại, thì Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ứng dụng, sáng tạo với 7 mô đun, ký tự nghệ thuật Điềm Phùng Thị cho các em học sinh. Tức là các em sử dụng 7 mô đun này thỏa sức sắp đặt như các trò chơi ghép hình, để các em có khả năng tư duy cũng như thể hiện được năng khiếu nghệ thuật trong lĩnh vực ứng dụng, sáng tạo 7 mô đun, ký tự nghệ thuật Điềm Phùng Thị.
Và Điềm Phùng Thị đã từng cho rằng hội họa và điêu khắc không phải luôn luôn là cái món trang trí, và nếu có phải là trang trí đi chăng nữa, nó cũng phải phản ánh một tâm hồn, một dân tộc, một thời đại. Thì có lẽ chăng vì vậy những tác phẩm và nghệ thuật Điềm Phùng Thị vẫn không « lỗi mốt » và luôn nằm trong những xu hướng điêu khắc đương đại thế giới.
UserPostedImage
Điêu khắc gia Điềm Phùng Thị và bộ sưu tập tranh tượng. © Ảnh do Trung Tâm Nghệ Thuật Điềm Phùng Thị cung cấp.

RFI : Với 38 tác phẩm điêu khắc mang tên bà, được dựng trên khắp nước Pháp, hàng chục cuộc triển lãm tiếng tăm mang tầm quốc tế và sự vinh danh lớn lao mà thế giới đã dành cho, nữ điêu khắc gia Điềm Phùng Thị đã miệt mài sáng tạo bằng bàn tay và trái tim của một phụ nữ Việt Nam, bà chính là « chiếc cầu nối Đông Tây trong một cuộc hội thoại siêu ngôn ngữ ». Chị có thể giới thiệu sơ qua một trong số tác phẩm nổi tiếng của bà dựa trên tinh thần này ?
Đinh Thi Hoài Trai : Điềm Phùng Thị được nổi danh là nhờ tính chất của các công trình, tác phẩm của bà để lại. Những công trình này là nơi giao điểm của hai thế giới : Đông Nam Châu Á nơi mà bà sinh trưởng và phương Tây nơi mà bà được đào tạo và phát triển tài năng. Hai cái ảnh hưởng đó, nó đã hỗ trợ cho nhau và quyện lại vào nhau trong mọi tác phẩm của bà.
Trong lời tự sự của mình, bà đã nói rằng « Tôi là người Việt Nam, hấp thụ sâu sắc nền văn hóa Việt Nam. Cái tâm hồn Việt Nam của tôi, nó được phát triển trong môi trường văn hóa Pháp. Được sự giúp đỡ của phương tiện, và kỹ thuật hiện đại của phương Tây, do đó tác phẩm của tôi chắc chắn chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa ».
Và nhà thơ Tố Hữu cũng đã có nhận định như thế này : « Tôi thật lòng bàng hoàng và nhận những cảm xúc vừa trừu tượng, vừa cụ thể về cuộc sống và con người với muôn vàn vẻ đẹp kỳ diệu của một nghệ thuật : vừa bác học, vừa dân gian, vừa có tính nhân loại, cả đông cả tây. Điềm Phùng Thị có thể được xem là một tạo hóa trong lĩnh vực điêu khắc, mở ra những chân trời mới không những cho nghệ thuật mà cho cả lĩnh vực tư duy ».
Rất là nhiều tác phẩm đã thể hiện trong quá trình sáng tác của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị như là Văn Miếu, Sự Im Lặng Vĩ Đại, cũng như là Tượng Đài Hoa Sen đang ở Val-de-Marne, Pháp. Thì đó là những tác phẩm thể hiện được nhìn nhận « như là chiếc cầu nối Đông Tây trong một cuộc hội thoại siêu ngôn ngữ ».
RFI Tiếng Việt xin trân trọng cảm ơn chị Đinh Thi Hoài Trai.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.