logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/11/2021 lúc 02:35:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,228

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage


Bản Tin Báo Chí
Ngày 20 tháng 11 năm 2021

 
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố Giải Nhân quyền Việt Nam 2021



Ba người cùng một gia đình đấu tranh cho dân oan gồm bà Cấn Thị Thêu và hai con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, và hai người hoạt động nhân quyền khác là cô Đinh Thị Thu Thủy và ông Nguyễn Văn Túc đã được bầu chọn để nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2021. Cả 5 vị hiện đang bị giam giữ trong nhà tù cộng sản Việt Nam.

Little Saigon, CA. USA – Cũng như năm ngoái, năm nay vì tình hình dịch Covid chưa chấm dứt, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố kết quả GNQVN năm 2021 qua một buổi sinh hoạt trên Internet vào hồi 9 giờ sáng (ET) ngày 20 tháng 11 năm 2021. Tham dự sinh hoạt nầy có một số thành viên của MLNQVN gồm TS Nguyễn Bá Tùng, Bà Tâm An, Bà  Lê Thị Kim Thu, Bà Quản Mỹ Lan, và GS Nguyễn Chính Kết. Ngoài ra buổi sinh hoạt cũng có sự tham dự của ba vị khách từ giới truyền thông là Ông Nguyễn văn Khanh, nguyên Giám đốc Chương trình Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, nhà hoạt động truyền thông Ca Dao, và nhà báo truyền thanh Hải Sơn, Phó Giám đốc Đài Phát thanh Đáp Lời Sông Núi. [video buổi công bố Giải NQVN 2021]
Giải NQVN do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thành lập vào năm 2002, và cho đến nay đã có 54 cá nhân và 5 tổ chức nhận giải vì những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân quyền VN còn là một cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những kẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngơi nghỉ vì những quyền căn bản cho nhân dân Việt Nam.
Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại Nhà Sinh hoạt Cộng đồng TP Westminster, Bang California, Hoa Kỳ vào ngày 12-12-2021, nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 73.
Sau đây là đôi dòng tóm lược về những người nhận giải năm 202.
 
Gia Đình Bà Cấn Thị Thêu 

UserPostedImage
Là nạn nhân của chính sách cướp đất của nhà cầm quyền CSVN, gia đình bà Cấn Thị Thêu đã trở thành những nhà hoạt động đấu tranh cho quyền con người.
Vào năm 2007 – 2008 chính quyền tỉnh Hà Tây bắt đầu kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất của nông dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thi mới. Nông dân bị cướp mất đất đai là phương tiện sinh sống duy nhất mà không được đền bù thỏa đáng. Là một cư dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội, bà Cấn Thị Thêu đã đứng lên tập hợp những nạn nhân của quyết định thu hồi đất trái phép nầy để đòi hỏi quyền lợi chính đáng và yêu cầu chính quyền phải đối thoại với người dân. Nhưng chính quyền đã bất chấp công lý và luật pháp từ chối những đòi hỏi chính đáng của họ 
Trong những năm 2010 và 2014, chính quyền tiến hành việc cướp đất phường Dương Nội với hàng nghìn công an, binh lính và côn đồ. Nhiều dân oan bị đánh đập dã man và bắt giam, trong đó có Bà Cấn Thị Thêu và chồng là Ông Trịnh Bá Khiêm.
Tháng 9, 2014, bà Thêu bị kết án 15 tháng tù giam và ông Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng với cáo buộc “chống người thi hành công vụ.” (điều 330 luật Hình Sự)
Ra tù vào tháng 7, 2015, bà Thêu vẫn không từ bỏ con đường đấu tranh cho dân oan trước áp bức của cường quyền. Cùng với đồng bào dân oan và những người đấu tranh cho nhân quyền, bà tham gia các vụ khiếu kiện và biểu tình chống cướp đất, chống các phiên tòa bất công, và chống việc chính quyền dung dưỡng nhà máy thép Formosa gây ô nhiễm môi trường sống của nhân dân các tỉnh Miền Trung. Vì thế bà luôn bị công an truy lùng, hành hung và bắt giữ nhiều lần.
Ngày 10-6-2016, bà Cấn Thị Thêu bị bắt giam lần nữa và bị truy tố với cáo buộc “gây rối an ninh trật tự.” (điều 318 luật Hình Sự) và bị kết án 20 tháng tù giam.
Ngày 10-2-2018, ra khỏi tù lần thứ hai, Bà Cấn Thị Thêu, lại tiếp tục lên tiếng đấu tranh cho công bằng xã hội, đặc biệt bà và hai con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, đã năng nổ trong việc vận động cho người dân Đồng Tâm sau cuộc đột kích chết người của lực lượng an ninh vào tháng 1 năm 2019.
Bà Thêu cùng hai con trai bị bắt ngày 24-6-2020. Ngày 5-5-2021 tòa án tỉnh Hòa Bình tuyên xử Bà Thêu và con trai Trịnh Bá Tư mỗi người 8 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá nhà nước”. Trước phiên tòa nầy, cả hai mẹ con đều tỏ thái độ kiên cường bất khuất và khẳng khái ứng đối, bác bỏ những cáo buộc phi lý của tòa. Để xác định lý lịch của mình trước tòa án, cả hai đều tuyên bố: “Tên tôi là nạn nhân cộng sản.”
Ngày 15-6-2021, chính quyền CSVN cho hay họ đã kết thúc hồ sơ điều tra Ông Trịnh Bá Phương và cô Nguyễn Thị Tâm, một người đấu tranh cho dân oan khác, và sẽ truy tố họ với cáo buộc ”tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 luật Hình Sự 2015, với khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù giam.
Trong thời gian bị giam cầm, bà Thêu cũng như hai con trai của bà bị hăm dọa, ngược đãi và tra tấn để ép họ phải nhận tội. Các điều tra viên công an Hà Nội còn đe dọa bắt người thân trong gia đình để buộc ông Trịnh Bá Phương phải nhận tội.
Ngoài bản thân bà và 2 người con trai Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, các thành viên khác trong gia đình gồm chồng của bà là ông Trịnh Bá Khiêm, cô con dâu Đỗ Thị Thu, con gái Trịnh Thị Thảo cũng đều là những chiến sĩ nhân quyền dũng cảm và là chỗ dựa tinh thần lẫn vật chất cho ba mẹ con bà Thêu đang ở trong tù.
Chính tình yêu thương người đồng cảnh ngộ, căm phẫn trước những bất công xã hội và ý thức về những quyền căn bản mà mọi người phải được hưởng đã khiến cả gia đình bà Cấn Thị Thêu sẵn sàng hy sinh và can đảm đứng lên thách thức với bạo lực và chuốc lấy những án phạt bất công và khắc nghiệt. 
 
Người Hoạt Động Môi Trường Đinh Thị Thu Thủy

UserPostedImage
Cô Đinh Thị Thu Thủy sinh năm 1982 tại Sóc Trăng, cư ngụ tại TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Là một thạc sĩ chuyên ngành bệnh học thuỷ sản, cô đã từng cộng tác với các tổ chức phi chính phủ, khởi xướng nhiều hoạt động bảo vệ và nâng cấp môi trường sống cho  bà con nông dân trong một số địa phương thuộc đồng bằng song Cửu Long. Cô tham gia nhóm facebook Cửu Long Xanh và Sức Sống Xanh, là những nhóm bảo vệ môi trường, để kêu gọi hạn chế sử dụng túi nhựa nilon, hạn chế thuốc trừ sâu phân bón trong sản xuất nông nghiệp, hưởng ứng trồng rau, chăn nuôi gia súc sạch tự cung cấp. Bên cạnh đó cô còn lên tiếng phản đối những vi phạm y tế công cộng của chính quyền địa phương như việc hàng trăm học sinh tiểu học tại thị xã Ngã Bảy ngộ độc sữa MILO năm 2017,  và việc học sinh đến trường khi chưa có biện pháp bảo vệ an toàn trong đại dịch Covid-19 năm 2019.
Ngoài những hoạt động bảo vệ môi trường sống, Đinh Thị Thu Thủy còn dấn thân trong lý tưởng đấu tranh cho những quyền căn bản trong lãnh vực chính trị và chủ quyền quốc gia trước hiểm họa xâm lăng của Trung cộng. Cô đã biểu đạt quan điểm đó qua trang Facebook cá nhân và tham gia các buổi biểu tình ôn hòa tại Sài Gòn vào tháng 6 năm 2018 nhằm phản đối dự luật về đặc khu kinh tế, và phản đối hành động đàn áp và đối xử tàn nhẫn với các tù nhân. Ngày 17 tháng 6, trong cuộc biểu tình tại công viên Tao Đàn cô bị đánh đập, giam giữ, thẩm vấn và xử phạt hành chính bởi Công an Phường Bến Nghé, quận 1.
Cô Thủy đã bị chính quyền địa phương đến nhà riêng sách nhiễu liên tục, thường triệu tập đến cơ quan địa phương để thẩm vấn về các bài viết, và các bình luận trên trang facebook cá nhân. Ngày 18-4-2020, hơn 50 công an tỉnh Hậu Giang vây quanh nhà riêng của cô và bắt cô đi trước sự hoảng sợ của đứa con trai chưa đầy 10 tuổi và cả gia đình. Sau 9 tháng bị giam giữ, trong phiên tòa ngày 20-1- 2021, cô bị xử 7 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.
Theo cáo trạng của công an tỉnh Hậu Giang, cô Thủy đã có nhiều bài viết trên Facebook được nhiều bình luận và lượt chia sẻ, mang nội dung “chế nhạo, châm biếm, xúc phạm lãnh đạo đảng, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc ý nghĩa lịch sử, phỉ báng đất nước...” 
Trước tòa, cô Thủy khẳng định hoạt động của cô chỉ mình nhằm mục đích chia sẻ để mọi người cùng nhận thức về các vấn đề môi trường, xã hội. Cô nói: “Tất cả việc tôi làm đều xuất phát từ con tim của một người yêu nước, từ một tấm lòng của người mẹ. Tôi yêu quê hương, đất nước, từ lúc có con tôi yêu con tôi, càng thêm yêu đồng bào và quê hương, đất nước mình. Tôi chỉ muốn cho đất nước được tốt lên, môi trường xã hội và môi trường giáo dục được minh bạch, lành mạnh, các dòng sông quê tôi không bị đầu độc, bức tử, người dân không phải dùng thực phẩm bẩn...”
Ngày 3-2-2021 gia đình nhận được tin cô Thủy ngất xỉu trong trại giam, sau đó phải đem đi cấp cứu và điều trị tại bệnh viện tỉnh Hậu Giang. Vì hoàn cảnh khắc nghiệt của trại giam, và vì gia đình không được thăm nuôi kể từ ngày có đại dịch Covid 19, tình trạng sức khỏe của cô càng ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, qua cuộc điện đàm với gia đình từ trại giam vào tháng 11 năm nay, cô tỏ ra vẫn lạc quan và cho rằng hoàn cảnh hiện tại chỉ là một thử thách trong cuộc đời.
 
Người Đấu Tranh Nhân Quyền Nguyễn văn Túc

UserPostedImage
Ông Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964, quê quán tại thôn Cổ Dũng, Đông La, Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Năm 18 tuổi ông đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, và sau đó về lại quê nhà sinh sống bằng nghề tự do.
Từ năm 2003, ông bắt đầu tiếp xúc với nhiều người có quan điểm bất đồng chính kiến, và nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính sách trưng thu đất đai của chính quyền.
Trong năm 2017 và 2018, cùng với những người trong nhóm, ông tổ chức nhiều hình thức vận động quần chúng ôn hòa tại Hà Nội, Hải Phòng và Hải Dương để chống tham vọng bành trướng của Trung cộng và thái độ nhu nhược của chính quyền Việt Nam, chống quan chức tham nhũng, và yêu cầu đa nguyên đa đảng.
Ngày 10-9-2008, ông bị Công an Việt Nam bị bắt khẩn cấp và khởi tố với cáo buộc đã treo khẩu hiệu, rải truyền đơn, làm, tàng trữ và tán phát nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ông bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Tháng 9 năm 2012, sau khi ra khỏi tù, ông trở về địa phương và tiếp tục các hoạt động đấu tranh nhân quyền, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ qua Internet và tham gia biểu tình ở Hà Nội. Tháng 2 năm 2014, ông tham gia Hội Anh Em Dân Chủ. Ít lâu sau ông được đề cử làm phó ban đại diện Hội Anh Em Dân Chủ Miền Bắc, nhiệm kỳ 2017-2019, rồi phó chủ tịch thứ nhất của Hội Anh Em Dân Chủ.
Ngày 01-09-2017, Công an tỉnh Thái Bình quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Túc với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật hình sự.
Ngày 10-4-2018, Tòa án tỉnh Thái Bình xử sơ thẩm và tuyên án ông 13 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79, của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Tòa phúc thẩm Hà Nội sau đó giữ nguyên bản án của tòa sơ thẩm.
Trong cả hai phiên tòa, dù bị áp lực và hù dọa, ông vẫn khẳng khái không nhận tội, và dõng dạc tuyên bố: “Tôi đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội, tôi mong muốn xã hội vận động theo hướng tích cực. Tôi không muốn lặp lại những sai lầm mà Đảng Cộng sản đã mắc phải để gây nên hận thù dân tộc kéo dài và nhiều mâu thuẫn không giải quyết được…”
“Tôi đấu tranh và tôi chấp nhận hậu quả để mong rằng lớp con cháu sau này nhận ra sai lầm của Đảng Cộng sản để thay đổi. Tôi không vô cảm.”
Mặc dù có một số tình tiết có thể giúp làm nhẹ bản án như việc ông từng đi bộ đội, thân nhân, và bệnh tật, nhưng ông Túc đã dặn luật sư không xin xỏ hay nhắc đến gia cảnh.
Hiện ông Nguyễn Văn Túc đang bị giam tại trại giam số 6, Tỉnh Ngệ An. Trong tù ông đã nhiều lần cùng một số TNLT khác tổ chức tuyệt thực để phản đối việc đối xử vô nhân đạo của cai tù đối với TNLT. Hiện nay sức khỏe của Nguyễn Văn Túc suy yếu do biến chứng bệnh tim mach cố hữu và các bệnh khác do tình trạng giam cầm như bệnh trĩ, bệnh biến thoái cột sống.
Theo Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.212 giây.