logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/01/2022 lúc 12:54:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,246

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chúng ta đã quen suy nghĩ rằng các Phố Tàu (Chinatown) có mặt trên khắp thế giới. Ngay tại Việt Nam, cũng có Chợ Lớn, một khu Phố Tàu độc đáo. Tuy nhiên, từ rất lâu đã có một cuộc cạnh tranh lặng lẽ: các phố Ấn Độ, nơi tập trung mọi thứ liên hệ tới đất nước và dân tộc Ấn Độ. Các phố Ấn Độ -- trong tiếng Anh gọi tên chung là Little India – cũng có mặt rất nhiều nơi trên thế giới, kể cả tại Hoa Kỳ.


Có một điểm ghi nhận rằng, Phố Tàu thường không nằm gần Phố Ấn Độ. Có thể vì mùi cà ri sẽ làm mùi thuốc Đông Y mất hiệu nghiệm? Hay vì áo xường xám của các thiếu nữ Thượng Hải sẽ bị các bộ saree rộng thùng thình của các mệnh phụ Bombay che bớt các mảng đùi xinh đẹp? Hay, có phải tư tưởng bất bạo động của ngài Gandhi dị ứng với những hô hào bạo động của họ Mao? Chỉ duy ở Singapore, Little India nằm ngay kế bên Chinatown. Một điểm độc đáo nữa: hai khu vực Ấn-Hoa này lại cùng chia sẻ một niềm vui nghệ thuật: tranh tường ở đường phố.


Tranh tường, là gốc chữ “mural” của tiếng Tây Ban Nha (Spanish), nghĩa là những gì gắn sát vào tường. Tuy rằng chữ “mural” chỉ mới sử dụng thịnh hành từ khởi đầu thế kỷ 20, nhưng nghệ thuật vẽ tranh tường có thể đã có từ thuở ông bà chúng ta sống trong hang động cả trăm ngàn năm về trước. Theo các nhà nhân chủng học, tranh vẽ lên vách hang động được tìm ra ở vùng Borneo thời xa xưa, khoảng các năm “40,000-52,000 BP” --- nghĩa là, trước Tây lịch khoảng 50 thiên niên kỷ.    


Tuy nhiên, Singapore là quốc gia non trẻ, thoát thân từ độc lập ra khỏi Anh quốc, rồi thời gian sau ra khỏi Malaysia. Ngày Singapore tuyên bố độc lập là ngày 9 tháng 8/1965. Dân số chỉ khoảng hơn 5.86 triệu người, tính vào năm 2020, nghĩa là, dân số bằng phân nửa dân số Sài Gòn. Trong khối dân số đó, 75.9% là người Hoa, 15% người Malay, 7.5% người Ấn Độ, 1.6% các sắc dân khác. Ngôn ngữ chính thức là 4 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Malay, tiếng quan thoại (Mandarin), tiếng Tamil. Về tôn giáo, dân Singapore có: 31.1% theo Phật giáo, 20% vô thần, 18.9% Thiên chúa giáo các hệ phái, 15.6% Hồi giáo, 8.8% Lão giáo…


Và Singapore tiến bộ hơn Việt Nam xa lắm. Do vậy, người lao động từ nhiều nước đã rủ nhau tới Singapore làm việc. Trong khối hơn 5.6 triệu dân tại Singpore, có khoảng 1.3 triệu người nước ngoài tới làm việc; riêng ngành xây dựng là có 300,000 lao động nhập cư (việc nặng, lương thấp). Vậy thì, làm gì để hòa hợp lòng dân? Không thể dùng ngôn ngữ, vì họ dùng nhiều thứ tiếng. Thức ăn, mùi vị, âm nhạc của các nhóm dân đều khác nhau. Phố bên này chiếu phim Bollywood, thì phố bên kia chiếu phim Hồng Kông. Phố bên kia hát nhạc Hồ quảng, thì phố bên này chơi nhạc Bhangra. Bởi vậy, xích mích là bình thường. Bởi vì, căn cước Singapore là một phần Hoa, một Ấn, một phần Hồi giáo Malay, một phần Tây phương. Mà không thánh chiến mới hay. Do vậy, một tuyển tập thơ các tác giả Singapore nhan đề Rhythms: A Singaporean Millennial Anthology Of Poetry (ấn bản 2000), tất cả các bài thơ đều dịch và in trong 4 ngôn ngữ. Chữ thì hòa hợp hòa giải vất vả như thế.


Thế rồi tới một lúc, do cớ sự tình cờ, bạo loạn bùng nổ ngay ở khu vực Little India của Singapore. Hôm đó là ngày 8 tháng 12/2013, vào khoảng 9 giờ tối, một tai nạn giao thông xảy ra ở khu Little India: một xe buýt đụng chết một công nhân xây dựng người Ấn Độ tên là Sakthivel Kumarvelu, 33 tuổi. Đã tha hương cầu thực, vậy mà lại gặp nạn. Thế rồi 300 lao động nhập cư Ấn Độ túa ra, đập phá, ném đá, đốt xe trong vòng 2 giờ liền. Tới mửa đêm mới êm. Hàng trăm cảnh sát tới đàn áp, giải tán, bắt 27 người – trong đó 24 là lao động xuất khẩu từ Ấn Độ, 2 người là lao động xuất khẩu từ Bangladesh và một người là thường trú nhân Singapore. Thẩm vấn sau đó, chỉ giữ 24 anh gốc Ấn Độ để truy tố ra tòa, thả ba người còn lại. Singapore đã lộ ra những bất an phía sau mặt ngoài thiên đường. Bấy giờ đi lại trên phố cũng dè chừng, nhất là ban đêm.


Thế rồi, Sở Du Lịch (Singapore Tourism Board - STB) nghĩ ra một độc chiêu: vẽ tranh tường. Đó cũng là cách để ghi những hình ảnh đa dạng sắc dân lên tường, một cách để vinh danh sự có mặt của họ trong xã hội và kinh tế Singapore. Thêm nữa, cho dù có nhậu say, không ai nỡ đập phá các bức tranh tường. Đặc biệt nữa, không cần dịch ra nhiều ngôn ngữ làm chi, vì hình ảnh và màu sắc là ngôn ngữ phổ quát. Bởi vì màu sắc, hình ảnh là phi ngôn ngữ: chỉ có hội họa là vô ngôn, cũng là tiếng nói chung.  Thế là, tranh tường hiện ra để ghi hình ảnh di dân, hình ảnh cộng đồng, để nối kết mọi người rằng ai cũng có mặt, cùng trên những đường phố này. Tranh tường vẽ trên nhiều đường phố ở Little India, ở Chinatown, ngay cả ở các bờ tường ở công viên Somerset Skate Park, vẽ tranh tường ngay trong đường hầm dưới cầu Anderson Bridge, nơi gần bến Clarke Quay, vẽ tranh tường ngay trên các bờ tường nhà dân ở các khu dân cư Ang Mo Kio, Tiong Bahru… và nhiều nơi khác


Vào tháng 1/2015, Sở Du Lịch Singapore hợp tác với Đại Học Mỹ Thuật LASALLE College of the Arts hợp tác và khánh thành lễ hội có tên là ARTWALK Little India. Đi bộ mệt nghỉ, chưa ngắm hết các bức tranh tường. Lễ hội này về sau gọi đơn giản là ARTWALK, hàng năm tổ chức vào tháng 1 dương lịch, nhằm mời gọi du khách quốc tế.


Thống kê cho thấy, Lễ hội ARTWALK năm 2015 thu hút gần 70,000 du khách trong chương trình kéo dài 5 ngày. Thế rồi, Lễ hội ARTWALK năm 2018 thu hút khoảng 270,000 du khách với nhiều sự kiện trong chương trình kéo dài 10 ngày.


Sau đây là một số khu vực nổi tiếng về tranh tường tại Singapore.


CHINATOWN


UserPostedImage  
Hình thành các cộng đồng Singapore - Tranh của Yip Yew Chong - Hình: Caburtyuk

Tại Chinatown, một trong các tác phẩm tranh tường tuyệt vời nhất được vẽ trên tường của ngôi đền Thian Hock Keng (phiên âm tiếng Việt là: Thiên Phúc Cung), đền thờ Lão giáo, trên đường Amoy Street. Đền thờ này xây từ năm 1839, nghĩa là có tuổi hơn 180 năm. Bức tường vẽ tranh dài 40 mét. Họa sĩ vẽ công trình mỹ thuật này là Yip Yew Chong, chủ đề tranh tường này kể chuyện di dân Trung Hoa ban đầu đa số từ Phúc Kiến tới Singapore, những gian nan và đóng góp của họ.

PHỐ LITTLE INDIA

 
UserPostedImage
Cảnh mua bán ở phố Little India - Tranh của Psyfool - Hình: Caburtyuk

Phố này có nhiều tranh tường, dọc theo các con đường như Belilios Lane, Clive Street, Kerbau Road và Hindoo Road. Tấm tranh tường nổi tiếng nhất trên đường Belilios Lane ở Singapore là tác phẩm của họa sĩ Psyfool, vẽ các hình ảnh thương mại thường gặp của những người di dân Ấn Độ nhiều thập niên trước tại Singapore.
 
KAMPONG GLAM

 
UserPostedImage
Em bé - Tranh của Nadia Alsagoff - Hình: Caburtyuk

Khu vực này còn có tên là Muslim Quarter (Phố Hồi Giáo) của Singapore, với các ngôi nhà có từ thế kỷ 19, và nhà vừa là nơi mua bán, vừa là nhà ở. Thương mại trong khu phố hầu hết là sản phẩm liên hệ Hồi Giáo, tiệm ăn thực đơn Hồi giáo… Trong khu phố này có ngôi đền có mái vòm dát vàng tên là Sultan Mosque. Một tấm tranh tường khổng lồ trong khu phố Hồi Giáo là hình ảnh một em bé, họa phẩm của Nadia Alsagoff.
CHANDER ROAD

 
UserPostedImage
Vẽ cảnh người thợ trồng hoa - Tranh của Nadia Alsagoff - Hình: Caburtyuk

Con đường Chander cũng nằm trong khu phố Little India. Một tranh tường nổi tiếng trên đường này vẽ hình ảnh một anh thợ làm vườn gốc Ấn đang ngồi trồng cây hoa Jasmine (hoa nhài). Loài hoa này tại Ấn Độ có tên là Madan mogra, còn được gọi là 'Belle of India' (Vẻ Đẹp của Ấn Độ, cũng có thể dịch là Giấc Mơ của Ấn Độ). Tranh tường này do họs sĩ Nadiah Alsagoff vẽ.

BRAS BASAH BUGIS

 
UserPostedImage
Tranh vẽ chung của nhiều họa sĩ Singapore và Thái Lan - Hình: Caburtyuk

Khu phố này có nhiều di tích văn hóa của người sắc tộc Malay. Bạn sẽ không ngạc nhiên, khi nhớ rằng Singapore từng nằm trong liên bang Malaysia rồi sau đó mới tách ra khỏi Malaysia để thành quốc gia độc lập từ 1965.  Khu phố Bras Basah Bugis có nhiều bảo tàng viện, trong đó có National Museum of Singapore, Singapore Art Museum, Peranakan Museum và Singapore Philatelic Museum cũng như nah2 thờ Armenian Church of St Gregory the Illuminator, thánh đường Cathedral of the Good Shepherd…


Trong khu phố đa dạng này, có con đường tên là Armenian Street, nơi tường là tấm tranh tường đầu tiên do Hội Đồng Di Sản Quốc Gia Singapore (National Heritage Board) đặt vẽ. Tranh tường này rất dài, nối qua nhiều tòa nhà, là vẽ chung bởi nhiều họa sĩ Singapore và Thái Lan.
.
Bạn đi nhiều nơi tại Hoa Kỳ, có thể gặp tranh tường ở New York, ở Philadelphia, ở San Francisco… Nhưng hẳn là chưa có cảm giác bước đi giữa một thành phố mà tranh tường nhiều tràn ngập như Singapore, kể cả dưới đường hầm xe chạy dưới cầu hay các vách tường công viên. Hiển nhiên, bên cạnh mưu kế kiếm tiền cho ngành du lịch, các nhà lãnh đạo Singapore cũng phải có một chính sách công nào đó về hội họa. Phải chăng tranh tường cũng là tạo ra việc làm cho các họa sĩ? Vì trước tháng giêng Lễ Hội ArtWalk hàng năm, là các họa sĩ lại phải sơn đi, phết lại cho rực rỡ, vì qua mấy tháng  mưa nắng là nhạt đi rồi. Hay là, các cặp tình nhân quốc tế sẽ tới chụp hình lưu niệm bên các tranh tường…


Nhưng các thế hệ trẻ lớn lên tại Singapore, khi nhìn thấy hình ảnh về các thế hệ đi trước -- người thợ Ấn Độ trồng hoa nhài trên vách tường trên đường Chander, hay những người Trung Hoa kéo xe được vẽ nơi vách tường ngôi đền Thiên Phúc Cung --- hẳn là cũng bùi ngùi nghĩ tới tiền nhân. Nước mắt và mồ hôi của nhiều sắc dân, nhiều thế hệ đã đổ xuống để xây dựng Singapore. Và rồi, họ cũng biến dần vào lịch sử, nơi trí nhớ trở thành một con số gọi chung cho nhiều người.

Phan Tấn Hải/Việt Báo


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.