logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/01/2022 lúc 05:18:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vào cuối Thế Kỷ XX sau khi cuộc Chiến Tranh Lạnh kết thúc, thế giới tạm có chút yên bình nhưng lại phải đối đầu với trào lưu Toàn Cầu Hóa khiến cho nhu cầu hưởng thụ, đam mê danh vọng, ham mê giàu sang gia tăng, đẩy thế giới vào một cơn lốc mới của Tham-Dục. Sự bùng nổ của kỹ nghệ thông tin với Facebook, Twitter, Tiktok, Youtube, iphone… khiến tin tức thật có, giả có chui tận vào buồng ngủ của người ta. Nó còn là cơ hội bằng vàng cho những kẻ có tâm địa xấu lường gạt, tung tin bịa đặt, kích động chủ nghĩa cực đoan, dâm ô khiến cho giới trẻ gần như điên loạn và không còn tự chủ được nữa. Họ như những cánh bèo bập bồng, trôi dạt từ sông ra biển, tan tác rồi mất cả phương hướng theo những tin tức vô bổ, độc hại của mạng lưới toàn cầu.

Khi mà bệnh tâm thần, bạo động ở các nước Tây Phương nhất là ở Mỹ gia tăng tới mức độ đáng lo ngại và từ đó trào lưu sử dụng ma túy để “giải thoát” để quên đời trở nên một vấn nạn lớn. Khi mà cầu nguyện và quyền năng của Thần Linh trong các tôn giáo truyền thống không thể giải quyết vấn nạn này, một số đông trí thức, bác sĩ tâm thần, các văn nghệ sĩ Tây Phương có tinh thần cấp tiến…đã tìm đến Đao Phật qua cửa ngõ Thiền. Phong trào “tìm đến Thiền” nở rộ ở khắp nơi trên thế giới nếu không đọc các tài liệu bằng Anh Ngữ thì không sao biết hết được.

Trong sách Thiền Tông Qua Bờ Kia xuất bản năm 2017, Cư Sĩ Nguyên Giác - người đọc rất nhiều tin tức về Phật Giáo qua Anh Ngữ cho biết: “60 dân biểu Quốc Hội Anh tập Thiền và ngồi Thiền trong một phút đồng hồ. Còn các công chức Anh, giáo viên, cai tù, y tá cũng phải tập Thiền để đối phó với nạn xao xuyến lo âu, buồn nản chán đời và căng thẳng của cuộc sống.”

Rồi thì, “Dân Biểu. Ryan (người Thiên Chúa Giáo) lại tích cực theo kiểu riêng. Bản thân Ryan đã viết và xuất bản cuốn A Mindful Nation (Một Đất Nước Tỉnh Thức) hồi tháng 3/2012, hướng dẫn tập Thiền tỉnh thức. Và ông kêu gọi cần phải có một Quốc hội tỉnh thức.” Rồi thì, “Thiền thì mênh mông và khó vô cùng tận. Thế nhưng các nhà giáo dục Tây Phương không chịu bó tay. Bởi vậy, “Thiền tập với trẻ em là những gì phải cực kỳ đơn giản, và phải thấy an vui gần như tức khắc.” Tác giả cho biết, “Như ở Úc châu, thông tấn ABC Radio Canberra hôm 25/5/2017 có bản tin tựa đề, “Mindfulness and movement program teaching students to relax and focus” (Chương trình tỉnh thức và vận động dạy học trò thư giãn (thư thái, dễ chịu) và tập trung). Trường tiểu học này có tên Gold Creek Primary School, ở phía bắc thành phố Canberra. Hơn 700 học sinh trong 25 lớp học tại trường này đang thử nghiệm một chương trình tập Thiền tỉnh thức trong lớp mỗi tuần.” Ngoài ra, “Trường West Hertel Academy tại thị trấn North Buffalo ở tiểu bang New York,  Trường Summit Cove Elementary thuộc thành phố Dillon, tiểu bang Colorado…đều có phòng tập Thiền cho các em học sinh.”
Rồi thì, “ Báo New York Times trong bài viết nhan đề “The Benefits of a Mindful Pregnancy” (Lợi Ích Thiền Tỉnh Thức Trong Khi Mang Thai) ngày 31/5/2017 cho biết một cuộc nghiên cứu mới cho thấy rằng thiền tỉnh thức có thể giúp quý bà mang thai lần đầu, đối phó với sợ hãi.”

Rồi trong cuốn Thiền Tập Trong Đời Thường xuất bản cùng năm 2017, Cư Sĩ Nguyên Giác lại cho chúng ta thấy Thiền đã ứng dụng trong cuộc sống của xã hội Hoa Kỳ như thế nào, chẳng hạn: “Thiền là chìa khóa để giúp phụ nữ đẹp hơn, trẻ hơn, hạnh phúc hơn.” Rồi thì “Thiền tập cho cảnh sát để tránh vấn nạn tự tử”, “Thiền tập chữa bệnh chậm trí cho trẻ em”, “tập thiền chạy bộ”, “thiền giúp bệnh mất tập trung” và đất nước Cuba cũng có Thiền.”

Hiện nay tại Bắc Mỹ bao gồm Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã có tới vài trăm Thiền Đường mọc lên. Ở trong nước tôi ít thấy thiền sư thuyết pháp. Có thể các vị ấy ẩn tu và ít xuất hiện trên các diễn đàn vì chư Tổ dạy rằng “Thiền nên nín, ít nói”. Riêng tại hải ngoại, nở rộ một phong trào học Thiền nhất là trong số quý bà lớn tuổi. Đâu đâu tôi cũng thấy quý bà khoe “Tôi đi Thiền”. Nếu quý bà, quý ông “đi Thiền” mà tâm địa bình ồn, không vướng mắc vào chuyện tào lao của thiên hạ, gia đình yên vui hạnh phúc, tâm lành nảy nở, vui vẻ yêu đời, hòa đồng với mọi người…thì đó là đại phước. Còn nếu thấy đầu óc bất thường, chuyện gia đình biếng nhác, mơ toàn chuyện trên mây và nhất là có ảo tưởng mình đã thành Phật, thành thánh rồi, thì đó là dấu hiệu “tấu hỏa nhập ma” có thể do Thiền không đúng cách hoặc gặp phải tà sư. Một số bác sĩ Hoa Kỳ cảnh báo là một số trường hợp mắc bệnh tâm thần vì tập Thiền.

Trong đời này, khi mua hàng vẫn có thể mua lầm phải hàng giả. Đọc một bản tin, tưởng tin thật nhưng lại là tin ngụy tạo. Khi đi xa vẫn có thể lạc đường. Vậy thì khi tu Thiền vẫn có thể gặp phải tà sư. Thiền không phải là “hai với hai là bốn”. Nó không phải là món hàng có thể trưng bày ra được, nó không có hình thù, mà nó rất mông lung, nói sao cũng được. Xin nhớ Thiền là đại thừa đốn giáo. Thiền sư bằng lưỡi gươm trí tuệ có thể đạt ngay tới trạng thái giác ngộ, an định và giải thoát. Nhưng Thiền Định hay Chánh Định nằm trong Bát Chánh Đạo. Chỉ tu Thiền Định mà không tu bảy món kia thì cũng hỏng. Trong các bài luận giảng, chư Tổ đều nói rằng không có A La Hán, Bồ Tát, Bích Chi Phật nào mà không tu Bát Chánh Đạo. Chính vì sợ chúng sinh đời mạt pháp lạc vào đường tà mà trong pháp hội Viên Giác, ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã kính cẩn thưa hỏi Phật, “Đại Bi Thế Tôn, xin ngài nói bản khởi nhân địa pháp hạnh thanh tịnh của Như Lai để cho đại chúng trong pháp hội được nghe và nói cho Bồ Tát ở trong đại thừa phát tâm thanh tịnh, tránh xa các bệnh, để cho đời sau này chúng sinh cầu vào đại thừa khỏi lạc vào đường tà.”

Cho nên tìm hiểu kỹ về Thiền là việc làm vô cùng hệ trọng. Trong cuốn Thiền Luận, Đại Sư Suzuki có liệt kê các loại Thiền bao gồm: Ngoại đạo Thiền, phàm phu Thiền, Tiểu Thừa Thiền, Đại Thừa Thiền và Như Lai Tổi Thượng Thừa Thiền.

Tôi không phải là người nghiên cứu về Thiền và tu Thiền nhưng tôi ngưỡng một và kính trọng Thiền. Trước trào lưu “ tôi đi Thiền” nở rộ, tôi mạo muội giới thiệu tới quý vị một cuốn sách mà tôi tin rằng người đã tu Thiền, người đang tu Thiền và người muốn tu Thiền sẽ đi đúng đường và không lạc vào đường tà. Đó là cuốn  “Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa” (Teaching from Ancient Vietnamese Zen Masters) của Cư Sĩ Nguyên Giác. Sách này viết bằng song ngữ Anh-Việt do Tu Viện Pháp Vương, San Diego, California phát hành, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu giới thiệu năm 2010. Sách kết tập lời dạy của các thiền sư Việt Nam trải qua 16 thế kỷ. Để có sách này, Cư Sĩ Nguyên Giác đã đã tìm đọc các sách nghiên cứu về Thiền hoặc dịch ra Việt Ngữ của Thiền Sư Thích Thanh Từ, GS. Trí Siêu Lê Mạnh Thát và sử gia Trần Đình Sơn. Cái hay của sách là bên cạnh lời dạy của chư Tổ viết bằng Việt Ngữ lại có phần phiên dịch ra Anh Ngữ. Lời dạy của Chư Tổ dù là Việt Ngữ nhưng trong Việt Ngữ có quá nhiều tiếng Hán cho nên một số rất khó hiểu hoặc hiểu không sát nghĩa. Phần phiên dịch ra Anh Ngữ khiến chúng ta hiểu rất rõ và hiểu đúng.





Tôi có thể cam đoan với quý vị rằng đọc xong sách này quý vị sẽ thấy tất cả các lời giảng của các thiền sư nổi tiếng hiện nay, đều nằm ở đây cả. Các vị đó chỉ nói lại  lời của chư Tổ nhưng cố tình quên không nêu rõ nguồn gốc hoặc nói dưới một dạng ngôn ngữ kiểu mới chứ nội dung chẳng có gì mới. Nó chẳng khác nào món thịt hay món cá, nay thêm “gia vị” cho nó hấp dẫn hoặc hợp khẩu vị, chứ thực ra nó vẫn chỉ là món thịt hay món cá mà thôi.

Học Đạo: Thiền Sư Tịnh Lực (1112-1175)
Tu Thiền, tu Tịnh Độ, tu Mật để làm gì? Đây là lời dạy của ngài Tịnh Lực:
Các người, tất cả các người học đạo lấy tâm siêng năng để cúng dường Phật không gì khác hơn chỉ cầu dứt được các nghiệp ác.
Tâm miệng niệm tụng, tin hiểu nghe nhận,
Ỡ chỗ vắng vẻ, yên lặng, gần gũi thiện tri thức.
Nói ra lời hòa nhã, nói phải thời đúng lúc, trong tâm không khiếp nhược.
Liễu đạt nghĩa lý, xa lìa ngu mê, an trụ chỗ bất động.
Quán tất cả pháp vô thường, vô ngã, vô tác, vô vi.
Nơi nơi lìa phân biệt, ấy là người học đạo.

Về Ngồi: Thiền Sư Khương Tăng Hội (?- 280 )
Có ba lối ngồi theo đạo.
Một là ngồi sổ tức.
Hai là ngồi tụng kinh.
Ba là ngồi vui nghe kinh.
Ngồi có ba cấp (ba bậc)
Một là ngổi hiệp vị. (sit in union)
Hai là ngồi tịnh. (bình yên peacefulness)
Ba là ngồi không có kết (không câu thúc, trói buộc, without fetters)

Về thở: Thiền Sư Khương Tăng Hội (?- 280 )
Hơi thở ra, hơi thở vào tự hiểu.
Hơi thở ra, hơi thở vào tự biết.
Hiểu là hiểu hơi thở dài ngắn.
Biết là biết hơi thở sinh diệt, thô tế, chậm nhanh.
(Knowing- that means you are aware of the breath rising and falling, rough or smooth, slow or fast)

Hiện tại: Thiền Sư Khương Tăng Hội (? -280)
Nay không phải là trước, trước không phải là nay, nghĩa là niệm nghĩ trước đã diệt, niệm bây giờ không phải là niệm trước, cũng có nghĩa là việc làm đời trước, việc làm đời nay, mỗi tự có phước.
Cũng có nghĩa việc thiện nay làm không phải việc ác làm trước đó.
Cũng có nghĩa là hơi thở bây giờ không phải hơi thở trước đó, hơi thở trước đó không phải hơi thở bây giờ.
Trong lời dạy này, tác giả có lời bình như sau: “Hãy sống với hiện tại. Mỗi việc đều có phước riêng của nó nên bạn đừng lo về quá khứ. “

Nhạn bay: Hương Hải Thiền Sư (1628 đời vua Lê Dụ Tông)
đời Lê Dụ Tông)
Nhạn bay trên không.
Bóng chim đáy nước.
Nhạn không ý để dấu.
Nước không tâm lưu bóng.
Trong bài kệ này, tác giả bình luận rằng “Đừng bám chấp vào bất cứ cái gì trong cõi đời đau khổ này.” Đây cũng là ý của “tâm không”, “ưng vô sở trụ” hay “đối cảnh vô tâm”, giống như tấm gương phản chiếu muôn vật nhưng im lặng.

Có-Không: Đạo Hạnh Thiền Sư (1072-1116)
Tác hữu trần sa hữu.
Vi không nhất thiết không.
Hữu-không như thủy nguyệt.
Vật trước hữu, không không.

Bài kệ này có ý rằng, cái Tâm con người thật lạ kỳ. Nếu nói “có” thì chuyện gì cũng có, ma quỷ cũng có. Thậm chí chuyện bịa đặt tưởng tượng cũng thành “có”. Nếu nói “không” thì chuyện gì cũng “không” thậm chí chuyện có thực 100% cũng nói “không có”. Cho nên người tu đạo, nhất là tu Thiền phải phá bỏ cả hai đầu Có và Không. Một người nói là tu Thiền thấy một người khác nói rằng “Làm gì có chuyện đó” mà tranh luận, cãi cọ rằng “Chuyện đó có” thì không phải người tu Thiền, vì thiền sư không bao giờ chấp vào Có-Không.

Thiền: Thiền Sư Pháp Loa (1284-1330 Đệ III tổ Thiền Phái Trúc Lâm)
“Nhân giữ giới vững chắc không động, kế đó mới tập Thiền. Cái yếu chỉ của Thiền Định là thân-tâm đều xả.”
Thân xả có nghĩa là nhân Thiền Định mà quán chiếu thấy thân này là do tứ đại giả hợp mà thành, nó không có thực thể. Tâm xả là thấy tâm này hư dối do luyến vào cảnh mà sanh tâm. Cảnh đổi tâm cũng đổi theo có khi loạn động. Chỉ có cái Tâm Không là thanh tịnh, bất biến mà thôi. Tu Thiền là luyện cho bằng được cái Tâm Không này.

Thiền Tập: (Thiền Sư Thạch Liêm thế kỷ XVII)
“Nên biết rằng Thiền Đạo quý tự mình tham cầu, tự mình giác ngộ, chẳng phải do người khác, do ở sự vật vậy.”
Thiền thực hành đúng lời dạy của Thế Tôn “Tự thắp đuốc lên mà đi” không dựa vào bất cứ ai. Không có chuyện thuyết giảng cho hay, tụng kinh cho ngọt, thuộc lòng kinh điển mà “đắc quả Thiền”. Sư phụ không thể truyền sự chứng đắc cho đệ tử mà đệ tử phải tự chứng đắc. Chúng ta không thể đập quả trứng để lấy con gà ra mà con gà tự nở. Thiền đi theo đường lối như vậy. Chính vì thế mà Thiền là “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”. Thiền là tông phái vô cùng sống động của Phật Giáo.

Tĩnh Tọa: Hương Hải Thiền Sư (1628 đời vua Lê Dụ Tông)
Đài nam tĩnh tọa một lò hương.
Lặng lẽ suốt ngày niệm lự không.
Chẳng phải dứt tâm trừ vọng tưởng.
Chỉ vì không việc đáng đo lường.

Cả ngày không nổi một niệm vui buồn. Tu như thế này thì quả thật đáng nể. Tu Thiền cũng là làm sao cả ngày, cả đời an vui, chẳng có gì phải lo lắng “Vạn sự vô ưu nhật nguyệt trường” (Hương Hải Thiền Sư). Hễ tu Thiền mà còn lo lắng, tâm còn động thì không phải tu Thiền. Tu Thiền thì đời sống phải hết sức nhẹ nhàng, giản dị, thong dong mà các thiền sư gọi là “Dong buồm nhẹ tếch”.

Kính thưa quý vị,
Với bài viết ngắn này tôi không thể trích dẫn hết những điều chứng ngộ của khoảng 80 thiền sư suốt chiều dài 16 thế kỷ của dòng Thiền Việt Nam nêu trong cuốn sách. Tuy nhiên có điều gửi gắm là, trong thời đại Phật Giáo đang được thế giới trân trọng và Thiền là pháp môn được nhiều người mến chuộng. Câu hỏi đặt ra là chúng ta “Tìm Thầy Tu Thiền Ở Đâu?” để tu cho đúng và không lạc vào đường tà tức “tầu hỏa nhập ma”. Tôi tin chắc với những lời dạy của chư Tổ trong cuốn sách này, có thể sẽ là kim chỉ nam để hướng dẫn quý bạn tu Thiền. Nếu bạn đang tu Thiền với một vị nào đó, xin bạn để ý quan sát xem vị thầy của quý vị có giống như những lời chỉ dạy của chư Tổ không. Theo tôi, trong Tam Bảo thì ngày nay Phật không còn nữa mà chỉ còn những bức tượng bằng gỗ hay bằng đá, thì chúng ta chỉ còn biết dựa vào Pháp Bảo và Tăng Bảo. Nhưng Tăng Bảo một số có thể sai và lạc vào đường tà. Còn Pháp Bảo bao gồm lời dạy của Đức Phật gọi là Kinh và sự chứng ngộ của chư Tổ qua kệ tụng và luận, sẽ sống mãi với thời gian, nó là ngọn đuốc soi đường, Tôi cũng tin chắc rằng cứ y theo Kinh và chư Tổ mà tu, chắc chắn sẽ thành công và không lạc vào đường tà.

Tìm đúng chân sư, tinh tấn tu hành, theo tôi, còn sống đời thường như chúng ta, thì chỉ đạt tới “phàm phu thiền” mà thôi. Đó cũng là phước báu lắm rồi. Chớ ảo tưởng với tới Đại Thừa Thiền hay Như Lai Tối Thượng Thừa Thiền. Mức độ “thượng thừa”này chỉ có các đại sư, đại sĩ xuất gia, đại giác ngộ mới có thể đạt tới mà thôi.
Trân trọng giới thiệu và kính chúc quý vị Thân Tâm An Lạc để đón Xuân Nhâm Dần.
25/1/2022
Đào Văn Bình
_________________
GHI CHÚ:
--- Từ Huyền Thoại Tới Tâm Kinh -- Nguyên Giác
https://thuvienhoasen.or...thoai-toi-tam-kinh 
--- Kinh Nhật Tụng Sơ Thời -- Nguyên Giác
https://thuvienhoasen.or...-nhat-tung-so-thoi 
--- The Way of Zen in Vietnam - Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ) - Nguyên Giác
https://thuvienhoasen.or...nam-sach-song-ngu- 
--- Thiền tập trong đời thường -- Nguyên Giác
https://thuvienhoasen.or...p-trong-doi-thuong 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.212 giây.