logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/03/2022 lúc 10:11:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo: đó là bài Kinh vô ngôn, nội dung bài Kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Một điểm đặc biệt: biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.


Khi chúng ta đọc lại sử Phật Giáo, một hình ảnh được ngài Narada Mahathera ghi lại trong sách “Buddha and His Teaching” và được ngài Phạm Kim Khánh dịch là “Đức Phật và Phật Pháp” – nơi chương 4, có đoạn văn ghi lại hình ảnh rất mực cảm động, trích:


“Tuần lễ thứ nhì trải qua một cách bình thản, nhưng trong sự yên lặng ấy Đức Phật đã ban truyền cho thế gian một bài học luân lý quan trọng. Để tỏ lòng tri ân sâu xa đối với cây Bồ Đề vô tri vô giác đã che mưa đỡ nắng cho Ngài suốt thời gian chiến đấu để thành đạt Đạo Quả, Ngài đứng cách một khoảng xa để chăm chú nhìn cây Bồ Đề trọn một tuần không nháy mắt. Noi theo gương lành cao quý và để kỷ niệm sự thành công vẻ vang, hàng tín đồ của Đức Phật đến ngày nay vẫn còn tôn kính, chẳng những chính cây ấy mà đến các cây con, cháu của cây ấy.”


Hiển nhiên, chúng ta học được rất nhiều qua hình ảnh Đức Phật đứng nhìn, với cảm xúc biết ơn cây Bồ Đề. Biết ơn, không phải để được cái gì, nhưng chỉ là biết ơn thôi. Đó là cảm xúc tự nhiên của Thế Tôn. Ngài đứng nơi thanh vắng, lặng lẽ, không phải đứng là để ai nhìn thấy, để ai chụp hình. Cảm xúc biết ơn chỉ thuần là vô cầu, không để tìm gì, cũng không chờ đợi sẽ được gì.


Nhìn lại lịch sử, chúng ta cũng thấy rằng cuộc đời Thế Tôn gắn liền với hình ảnh cây rừng. Đức Phật chào đời trong một rừng cây Sala. Lịch sử kể rằng, Hoàng hậu Maya lúc đó đang trên đường vể quê để sinh nở, khi nghỉ dưới một gốc cây sala, bà chuyển dạ và sinh hạ một người con trai. Người con trai đó sau này là Đức Phật. Một hình ảnh khác là, trong một buổi lễ hạ điền do Vua Tịnh Phạn thực hiện, khi đó Đức Phật là một Thái tử 9 tuổi, lui về tránh nắng dưới một gốc cây rose-apple (cây táo hồng), và nhất tâm an lạc, vào sơ thiền. Một hình ảnh cuối đời, Đức Phật chọn về một vườn cây sala và nhập diệt nơi đây. Như thế, cây rừng là hình ảnh gắn liền với nhiều chặng đường trong đời Đức Thế Tôn.


Tại sao phải biết ơn? Thêm nữa, khi biết ơn cây rừng, và khi biết ơn sông, núi, mây trời… hiển nhiên là không cần được đền đáp. Chỉ đơn giản vì, biết ơn là một phẩm tính tự nhiên của bậc trí tuệ trên đường tu hạnh bậc thánh.


Trong Kinh Tăng Chi AN 3.114, bản dịch Thầy Minh Châu viết: “Sự xuất hiện của ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là ba? Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, khó tìm được ở đời. Người có thể thuyết pháp và luật do Như Lai tuyên thuyết, khó tìm được ở đời. Người tri ân, người biết ơn, khó tìm được ở đời.”


Tương tự, trong Kinh Tăng Chi AN 5.143, bản dịch Thầy Minh Châu viết: “Này các Licchavì, sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời. Và thế nào là năm? Sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khó tìm được ở đời. Hạng người có thể thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người hiểu được lời thuyết giảng về Pháp là Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người đem thực hành các pháp và tùy pháp được hiểu từ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người biết ơn, và nhớ ơn khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của năm châu báu này, này các Licchavì, khó tìm được ở đời.”


Nhưng, khi đã nhìn ra được thực tướng của các pháp – Khổ, Không, Vô Ngã, Vô Thường – lòng biết ơn không hề mang theo sự dính mắc. Nhiều người trong chúng ta vẫn thường trồng cây và trồng hoa, đôi khi vướng vào tâm thức rằng cây với hoa là của mình, rằng cây với hoa của mình trồng là đẹp hơn cây với hoa của người khác. Tất cả những tư lường đó đều sai Chánh pháp.


Nói rộng hơn, chúng ta biết ơn ngôi nhà lớn đã che mưa nắng cho mình, biết ơn ngôi chùa lớn đã che chở và nuôi lớn nhiều thế hệ học Phật, biết ơn các vị Thầy lớn đã dạy Pháp cho mình, và vân vân. Thế rồi có khi lại khởi tâm dính mắc vào ngôi nhà lớn, vào ngôi chùa lớn, vào vị Thầy lớn… và nói rằng nhà mình lớn hơn nhà người, rằng chùa mình nổi tiếng hơn chùa người, rằng Thầy mình nhiều đệ tử theo hơn Thầy người… Các tâm biết ơn kiểu như thế là dính mắc và chỉ nuôi lớn ngã mạn.


Đó là lý do Đức Phật cũng có lúc đem hình ảnh cây rừng ra để dạy rằng đối trị với tâm chấp thủ là phải đào trốc gốc cây, phải chặt cây nhỏ ra, phải thiêu cho không còn chút bụi nào. Như thế, để lìa tận cùng tham sân si. Tức là, lòng biết ơn cũng luôn luôn đi kèm với cái nhìn buông xả, thấy rằng các pháp vô thường, đều do duyên mà thành, nên không để gì dính mắc.


Trong Kinh Tương Ưng SN 12.55, bản dịch của Thầy Minh Châu, ghi lời Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp được chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, ví như một cây lớn, có một người đến, cầm cái cuốc và cái giỏ. Người ấy chặt đứt rễ của cây ấy. Sau khi đào cái mương, người ấy nhổ các rễ lớn cho đến các rễ con, các rễ phụ. Rồi người ấy chặt cây ấy thành từng khúc. Sau khi chặt cây thành từng khúc, người ấy bửa, sau khi bửa, người ấy chẻ thành từng miếng nhỏ. Sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, người ấy phơi giữa gió và nắng. Sau khi người ấy phơi giữa gió và nắng, người ấy lấy lửa đốt. Sau khi lấy lửa đốt, người ấy vun thành đống tro. Sau khi vun thành đống tro, người ấy sàng tro ấy giữa gió lớn hay đổ tro ấy vào dòng nước mạnh cho nước cuốn đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cây lớn ấy, rễ bị cắt đứt, làm thành như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, trong tương lai không thể sống lại được.”


Như thế, lòng biết ơn cần được nuôi dưỡng liên tục trong tâm, vì Đức Phật dạy rằng người biết ơn là châu báu khó gặp trên đời. Đồng thời, lòng biết ơn luôn luôn cần được soi chiếu trong pháp ấn vô thường và vô ngã. Và người nào sống được như thế, tự thân họ đã trở thành những cây Bồ Đề mới, để nuôi dưỡng vô lượng các vị Phật vô tướng trong cõi Ta bà này.

Nguyên Giác
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.