logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/03/2022 lúc 11:14:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đạo Phật, thầy bổn sư của tôi dậy, đạo Phật là đạo của sự tỉnh thức, của sự giác ngộ. Có thể là giác ngộ toàn phần, như Phật tổ. Có thể là giác ngộ từng phần như Phật tử, vì là giác ngộ từng phần nên chúng ta cần tu học thường xuyên mỗi ngày, mỗi ngày để thêm tinh tấn, mỗi ngày là một giác ngộ, thêm một phần hơn ngày hôm qua. Mong là vậy.
 
… Pháp môn vô lượng thệ nguyện học!
 
Phật tử học hoài, càng đi càng xa, càng thấy mình nhỏ bé, cần được khai thị, để thấu hiểu, cảm nhận thêm đạo vị. Vì sao ư ? Câu trả lời, tôi xin lại được nhắc lại lời thầy bổn sư tôi, là cuộc đời không có gì vĩnh cửu, trước những vô thường đó, chúng ta có những cảm nhận thay đổi đến từ mọi người xung quanh, đến từ chính mình.
 
Những cảm nhận đến từ chiến tranh, từ dịch bệnh, từ đói khát thiếu thốn và đến cả từ dư thừa. Một mớ rối loạn lỉnh kỉnh đó, có lúc làm ta trầm cảm, stress! Do đấy ta càng phải thức tỉnh, theo lời dạy của đạo, là quay về bên trong để tìm thấy vạn vật như nó chính là nó và hơn nữa là để có thể thấy tâm bình an, nói như thầy tôi là phải tu học Phật pháp.
 
Tu học, thầy bảo là có vạn pháp và « pháp môn vô lượng thệ nguyện học ».
 
May mà chúng ta có vô lượng pháp môn để tùy duyên mà học mà tu. Chúng ta có thể bám víu vào từng phần của pháp để tu học. Nhưng thầy tôi cũng dậy là dựa vào từng phần của pháp, cũng có nghĩa là dựa vào tất cả các pháp. Điều này, tôi rất tâm đắc khi nghe thầy Thích Minh Niệm chứng minh là, pháp không đứng riêng biệt mà các pháp đều đứng cùng nhau và nương dựa vào nhau. Điều này sâu sắc, xa vời quá, vì khả năng hạn chế, tôi chỉ hiểu lơ mơ. Nên tôi muốn học về pháp môn mà thầy Minh Niệm giảng là trí tuệ lớn, trí tuệ bát nhã.
 
Hồi tôi còn trẻ, thầy bổn sư có giảng cho chúng tôi về bi trí dũng và luôn nhắc chúng tôi là phải từ bi, là « thương người như thể thương thân… » thầy lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể chúng tôi cũng hiểu gần gần và cũng hành rất gần gần thôi. Rồi nay đã gần nửa thế kỷ qua đi, thầy chúng tôi không còn nữa. Chùa Quan Âm thì vẫn còn đó. Tôi lơ mơ vọng tưởng ý của thầy, pháp một phần đã theo thầy tôi, thầy Thích Thông Bửu. Và pháp cũng vẫn còn ở lại đó, ở trong chúng tôi, và ở đó, nơi chùa Quan Âm.
 
Cuộc đời thầy « Thương hải biến vi tang điền », 50 năm qua đi với nhiều thay đổi, khó mà kể hết nổi. Nhưng tiến lại gần hơn, trong những năm gần đây, nhất là trong những ngày cách ly vì dịch bệnh (2019-2021), vì mắc kẹt ở nhà chúng tôi không lui tới chùa thường xuyên. Ở nhà luôn luôn, tôi có cơ hội học tu qua mạng, qua youtube, trên internet hay tablette v.v… May có cơ duyên, một ngày, tôi gặp thầy Thích Minh Niệm trên giảng tòa của chùa Huệ Nghiêm (Sài Gòn) tôi gặp thầy, sau đó, nhiều lần nữa, như qua các buổi pháp thoại:
 
-- Trí tuệ tuyệt đối (Panna - paramita)
-- Sự hiến tặngtuyệt đối (dana - paramita)
-- Sự nhẫn nhục tuyệt đối (ksanti - paramita)
 
Rồi tôi cũng may mắn được gặp bài giảng của thầyThích Thái Hòa về giới định tuệ (con xin thành kính tri ơn các thầy giảng sư) A Di Đà Phật!
 
Một tình cờ hơn nữa, có một hôm, rất tùy duyên, tôi gặp thầy Minh Niệm ở chùa Quan Âm (ở Phú Nhuận) dĩ nhiên thầy giảng qua mạng, nhưng rất rõ ràng, rất dễ hiểu… nói vậy mà không biết tôi có hiểu đúng không và có hiểu hết không? A Di Đà Phật ! Thầy giảng ở chùa của tôi, chùa Quan Âm ngày ấy, vẫn cảnh cũ, những lùm cây và tháp Quan Âm… chùa với sân gạch đỏ, với tháp cao lừng lững, thầy của tôi thì không còn đó… cây bồ đề vẫn xanh tươi! Nhìn thầy Minh Niệm ngồi thế chỗ thầy Thông Bửu lòng tôi rưng rưng muốn khóc: « Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương ». (thơ Bà Huyện Thanh Quan).
 
Hồi tưởng là hồi tưởng, ấy phút qua đi. Hồi tưởng vô thường qua đi. Mình quan sát thực tại mà! Tôi đã may mắn được trở về với ngày xưa, thầy Thích Minh Niệm hiện diện đó, và tôi có may mắn, có phước đức, mà nghe được bài pháp của thầy, thầy nói là thầy đang giảng pháp đại thừa.
 
Tôi thật xúc động với những lời chân truyền của thầy Thích Minh Niệm: Thầy giảng về Trí tuệ lớn, còn gọi là trí tuệ bát nhã hay trí tuệ tuyệt đối, là một độ khó hiểu nhứt trong lục độ.
 
Trí tuệ là cái hiểu biết mà con người ta ai cũng cần phải có ít nhiều. Trí tuệ còn gọi là tuệ giác. Tuệ giác là sự hiểu biết lớn và đứng đắn, là đang đi trên con đường sáng tỏ, trong lành của Phật. Con đường mang tới hạnh phúc và giải thoát. Trái nghĩa của tuệ giác là vô minh, là tâm mê mờ, tâm mê mờ dẫn tới nghiệp quả khổ đau.
 
Viết tới đây, bỗng nhiên, tôi hồi tưởng tới ngày xưa, tôi đã có lần chỉ lên đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi mà bạch thầy Thông Bửu là: « Tại sao Phật lại có cây kiếm là sao thưa thầy? »
 
« Ngài dùng cây kiếm đó để chọc thủng màn vô minh của chúng sanh, chớ không phải cây kiếm đó để tạo nghiệp sát, phải dùng kiếm vì màn vô minh đó rất dầy và cứng cáp, phải đâm thủng để có trí tuệ! »
 
Lại nói tiếp lời giảng của thầy Minh Niệm:
 
Con người ta cần nhiều trí tuệ. Người hay hành giả có trí tuệ lớn, rất lớn, rất rộng lớn, lên tới vô cực, gọi là trí tuệ tuyệt đối, còn gọi là trí tuệ ba la mật. Trí tuệ còn gọi là tuệ giác.
Nhưng đến khi đến tuệ giác, phải có những giai đoạn như tri giác, trực giác rồi sau mới đến tuệ giác.
 
Tri giác à Trực giác à Tuệ giác.
 
Trực giác là cái biết đến bất ngờ, dựa qua những kinh nghiệm ứng dụng trong đời sống.
 
Tuệ giác: Tuệ giác đến lúc tâm bình an nhất, là hoa trái của chánh niệm đang vận hành. Có nghĩa là hành giả thực tập chánh niệm sao cho thuần thục, không cần cố gắng, chánh niệm có ở mỗi lúc mỗi nơi, luôn luôn có, tự nhiên có. Khi không cần suy nghĩ. Không lý luận. Không phân tích. Thì tuệ giác sẽ đến từ tâm bình an. Có nghĩa là tuệ giác sẽ đến khi hành giả không mong cầu, không mắc kẹt trong những ý niệm, phạm trù (như cao thấp / trên đưới / đến đi v.v…).
 
Vậy tuệ giác chỉ có khi tâm bình an và yên ổn là không tham sân si.
 
Tuệ giác cần kết hợp vận hành của Văn tuệ / Tư tuệ. Là một kết hợp nhuần nhuyễn của Tu tuệ / Văn tuệ. Là văn bản, là kinh điển để tìm hiểu để học hỏi để đi tới tuệ giác.
 
Nhưng những văn tuệ này không phải của đức Phật viết. Khi xưa, ngài chỉ thuyết giảng mà không có ghi viết kinh. Các kinh điển sau này được chép, được in qua nhiều quốc độ, nhiều thời kỳ như: Kinh Pháp Hoa; Kinh Kim Cang; Kinh Hoa Nghiêm; Kinh A Na Luật Đà, v.v…
 
Đều là người sau ghi chép lại, gồm có liễu nghĩa kinh và bất liễu nghĩa kinh.
 
Nhưng làm sao chúng ta biết rõ những kinh nào là liễu nghĩa kinh nào là bất liễu nghĩa kinh. Có thể có những bản kinh người ta ghi chép còn không đúng như ý của Phật tổ, bởi có sự giới hạn và sự bất lực của ngôn ngữ. Vả lại kinh sách quá nhiều, quá đồ sộ, làm sao và trong bao lâu chúng ta đọc và hiểu được hết kinh điển? Vậy thì cứ đọc và cứ tìm hiểu được đến đâu hay đến đó. Song song với tin học văn tuệ, hành giả Phật tử nên tìm kiếm cơ hội nghe giảng pháp nơi các bậc thầy trí tuệ, có nhiều phẩm chất đạo đức qua tu tập và kinh nghiệm, để được khai thị.
 
Thầy Minh Niệm bước sang phần II:
 
Tư tuệ là tư duy về kinh điển, về cách chấp nhận những ý tưởng lớn từ những bậc thầy lớn.
Thầy giảng là: cũng như kinh điển và cũng như những bài pháp thoại, hành giả phải suy nghĩ với chánh niệm để nắm vững những giáo lý cơ bản để không mất thời gian. Thí dụ, văn phải phục vụ tuệ. Văn không phục vụ tuệ là không được khi học Phật qua kinh điển, khi pháp thoại, hành giả phải suy nghĩ, phải gạn lọc, để nắm vững những giáo lý cơ bản, những cốt lõi của giáo điều, để tìm thấy chìa khóa đúng nhất, đi vào Phật pháp mà không mất nhiều thời gian. Đó là trí tuệ, tư duy về kinh điển, tư duy về cách thực hành để hiểu sâu kinh điển và hiểu đúng.
 
Thí dụ, hành giả đi vào tứ niệm xứ. Phật tử có thể suy nghĩ về kinh điển. Hành giả có thể suy nghĩ về những bài pháp thoại: thầy của mình lấy những kinh nghiệm ở đâu khai thị cho mình? Mình có thể gạn lọc qua suy nghĩ, qua chánh niệm, qua kinh nghiệm tu tập: hành giả được quyền nghi ngờ và sàng lọc. Vì đại nghi cũng là đại ngộ. Người học Phật không ngừng ở những tiếp xúc căn bản, mà chỉ ngừng ở những tiếp xúc căn bản, mà chỉ ngừng ở những giáo lý căn bản nhất để được soi sáng để được khai thị, để đạt tới tuệ giác lớn:
 
Sắc tức thị không/ Không tức thị sắc.
 
Giảng đến đây thầy chuyên tâm lắm, mà chúng tôi bắt đầu lơ mơ (không hiểu sâu lắm!) “Sắc tức thị không/ Không tức thị sắc”.
 
Thầy Minh Niệm nói đây là giáo lý của bát nhã. Nhưng có lúc phải để giáo lý kinh điển qua một bên, phải quay vô trong, tìm thầy ở bên trong là tìm Phật nơi tâm của hành giả.
 
Và mỗi ngày, hằng ngày, niệm bát nhã tâm kinh, thì nên học để sống với bát nhã tâm kinh. Có nghĩa là tu trên những gì đã tiếp thu, cũng tương tự, học kinh Pháp Hoa thì tập tu trên tinh thần kinh Pháp Hoa.
 
Trở lại phương trình: Sắc tức thị không, không tức thị sắc.
 
Sắc = không, không = sắc.
Thọ = không, không = thọ.
Tưởng = không, không = tưởng.
Hành = không, không = hành.
Thức = không, không = thức.
 
Vậy ngũ uẩn là không, thì tìm đâu ra vô ngã? Tìm ở ngay ngã, trong ngã, có vô ngã. Đi từ tướng thấy vô tướng. Đi từ ngã thấy vô ngã. Và khi bỏ chánh niệm vô, sẽ thấy tuệ giác, đó là trí tuệ bát nhã.
 
Vậy trí tuệ bát nhã là một cái nhìn, một sự quan sát qua những thay đổi của một vật hay một sự kiện. Thí dụ: nhìn một núi tuyết thấy một đồi cỏ xanh ở bên trong!
 
Trên tinh thần bát nhã tâm kinh, sự hiểu biết gọi là tuệ giác khi đạt tới cái hiểu biết vô thường là khi đạt tới một cái gì không phải là của mình (vô ngã) thì mới là kết quả, là hoa trái của chánh niệm, của đạo pháp.
 
Tuệ giác phải đến từ Tâm quân bình, Tâm buông xả, Tâm sáng suốt. Tuệ giác lúc này ví như ánh sáng mặt trời, tuệ giác đang thấy phiền não lôi kéo, nhưng thây kệ phiền não, nó là những vô thường, đến rồi đi. Tuệ giác đang an ổn và không hề cố chấp. Và sau cùng, thầy Minh Niệm chốt lại ở một định nghĩa:
 
Tuệ giác là cái thấy chân thật của chính mình và vạn pháp.
 
Vạn pháp luôn gắn kết, hợp tác và nuôi dưỡng qua lại. Không có pháp nào tồn tại riêng biệt. Trong một cái thấy vô ngã thì không có pháp nào tồn tại riêng biệt. Thí dụ, một hành giả, một ngã, cứ gọi là một ngã to đùng đi (vì chưa có chánh niệm!) Cũng không thể sinh ra và tồn tại một mình, ta do cha mẹ, ông bà nội ngoại sinh ra và nuôi dưỡng, ta do thầy tổ giáo dục, ta sống nhờ cơm gạo, không khí, nước và cả vũ trụ này… vậy cái ngã to đùng đó, luôn phải gắn kết trong một hợp thể để tồn tại, và như thế đó, ta là vô ngã.
 
Trong cái thấy vô ngã, các pháp trùng duyên khởi nhắc lại là:
 
Không có pháp nào tồn tại riêng biệt
 
A tác động trên B, B tương tác trên A, B lại tác động trên A, A tương tác trên B. Sự tác động qua lại gọi là tương tác, người nghĩ tới mình thì mình sẽ nghĩ tới người, ta sống là nhờ vạn vật, nhờ thế giới bao la xung quanh ta, đùm bọc qua lại, chứ ta không sống được một mình (tinh thần vô ngã thể hiện). Rồi bởi sự tương tác đó, có sự suy nghĩ liên hệ, có sự yêu thương, chia sẻ và hy sinh. Cho nên trí tuệ phải đưa tới từ bi. Và trí tuệ lớn sẽ đưa tới từ bi lớn. Trí tuệ tuyệt đối đưa tới từ bi tuyệt đối.
 
Trong trí tuệ tuyệt đối, người ta sẽ nhận ra rằng: Không có con người sai lầm, chỉ có hành động sai lầm.
 
Không có con người sai lầm: bản thể. Chỉ có hành động sai lầm: hiện tượng. Hành động là nhất thời, là hiện tượng, là tích môn. Con người là bản thể, là bản môn.
 
Nhận diện được bản thể và bản môn là trọng yếu của vạn vật, một vạn vật đồng nhất thể, thì mới chính là con Phật, mới gọi là Phật tử.
 
Tích môn, hay hiên tượng có thể đến rồi đi. Còn bản môn là bản thể, và tuệ giác là cái thấy của bản thể. Của bản chất. Bản chất của tất cả mọi người, mọi vật là bình đẳng, nghĩa là tất cả đều cùng chung, đứng chung trên một dòng sinh mệnh.
 
Từ ý niệm đó, đạo pháp có thể chứng minh A và B và vạn pháp tương tức với nhau tiến sang một quy luật vô ngã cao hơn là: A = B, có nghĩa là A tương tức B. A và B bình đẳng.
 
Thầy Thích Minh Niệm đã rất hoan hỉ chốt lại bài giảng bằng hai câu thơ:
 
“Thanh tủy vô ưu, nhân phong tằng diện
Thanh sơn giai bất, vị tuyết bạch đầu”.
 
Trong cái thế giới hữu hình của toàn thể con người, hiện tượng là nhất thời, không vĩnh viễn, bạn và tôi, khác nhau, giầu nghèo, sang hèn, sung sướng khổ sở… tất cả đều thấy đó, nhưng còn có một cái vô hình chúng ta ít thấy rõ, đó là luật bình đẳng là chúng ta cùng chung một dòng sinh mệnh. Vậy, chúng ta hãy thương người như thể thương thân, hãy cầu nguyện cho dân tộc Ukraine bớt đau khổ, A Di Đà Phật.
 
3/2022
Chúc Thanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.139 giây.