Một trong những câu kinh phổ thông nhất của Phật giáo là câu: “ Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế
Âm Bồ Tát”.
Hàng trăm cuốn kimh Phật đã chép câu kinh đó.
Tất cả những tu sĩ Phật giáo đều rao giảng câu kinh đó.
Hàng triệu phật tử đang niệm hàng ngày câu kinh đó.
Bài này muốn tìm hiệu qủa thiết thực khi niệm câu kinh đó.
Trước hết hãy ôn lại kinh điển Phật học liên quan tới Quan Thế Âm Bồ Tát (QTÂBT):
1/ QTÂBT là ai?
Bồ Tát là những vị Phật đã thực thi Phật pháp, đã đắc đạo, đã giải thoát nhưng vẫn tự nguyện ở lại trần
gian để giúp đỡ chúng sinh (thay vì vĩnh viễn từ bỏ luân hồi).
Quán Thế Âm là những vị Bồ Tát chuyên giúp đỡ chúng sinh để giải khổ, giải nạn.
Vậy Quan Thế Âm Bồ Tát là những vị Bồ Tát chuyên giải nạn, giải khổ cho chúng sinh. Những vị này
không có tiểu sử nhất định, không có giới tính (nam, nữ) nhất định (không specific) mà là một nhóm Bồ
Tát. Người ta thường hình dung QTÂBT bằng hình tượng Phật bà Quan Âm bởi vì người ta nghĩ rằng nữ
giới là biểu tượng của nhu mì, khoan hòa, nhân từ, kiên nhẫn và vị tha.
2/ Đức hạnh của QTÂBT:
Đức hạnh của các Ngài thì vô biên: nhân hậu vô biên, từ bi vô biên, kiên nhẫn vô biên, vị tha vô biên. Chỉ
riêng điểm đã thoát khỏi luân hồi mà còn lưu lại trần thế một thời gian vô hạn (cho tới khi tất cả chúng sinh
được giải thoát) cũng đủ cho ta cảm nhận được nét vô biên ấy.
3/ Quyền lực của QTÂBT:
Quyền lực của các Ngài thì rất hạn chế, hạn chế tới độ gần con số không. Các Ngài không có khả năng
cứu khổ, cứu nạn ( không thể giúp chúng sinh tránh khổ nạn). Con Cò xin mạn phép dài dòng ở mục này
vì đây là cái chìa khóa (key) của toàn bài:
Phật Thích Ca, sư tổ của QTÂBT, đã khẳng định rằng Ngài không phải đấng cứu thế mà là người dạy
cho chúng sinh tự cứu lấy mình. Ngài biết hoàng tộc của Ngài thế nào cũng có ngày gặp tử nạn theo luật
nhân qủa. Trong nhiều thế hệ, hoàng tộc của Ngài đã giết qúa nhiều người và đã không làm đủ việc
nghĩa để xóa (counter) những tội ác đó mặc dầu Ngài đã nhiều lần cảnh giác. Qủa nhiên, ít lâu sau khi
Ngài nhập diệt thì hoàng tộc của Ngài bị diệt vong.
Phật tổ đã không cứu nổi hoàng tộc của Ngài thì những QTÂBT (chỉ là đệ tử của Ngài) làm sao cứu nạn,
cứu khổ cho chúng sinh?
Tuy nhiên, câu kinh đó có một mục tiêu rất thiết thực (productive):
Phật học không chủ trương cứu nạn, cứu khổ theo ý nghĩa kể trên (cầu xin ân huệ hoặc phép lạ) mà, dựa
vào Phật Pháp, dạy cho chúng sinh dẹp vô minh (ignorance) để̉̃ tránh khổ nạn. Hoặc gỉa, nếu gặp khổ
nạn thì làm sao giải được khổ nạn đó, nghĩa là đừng lún sâu hơn trong cái hố khổ nạn. Nói nôm na, nếu
rủi bị té thì phải biết cách gượng dậy.
Kết Luận
Tuy QTÂBT không có quyền phép ngăn ngừa khổ nạn giùm cho chúng sinh nhưng các Ngài hiện diện ở
mọi nơi, mọi lúc, với mọi người để an ủi, vỗ về, khuyến khích, dạy dỗ (qua Phật Pháp) họ gượng dậy và
leo lên khỏi cái hố khổ nạn mà họ vừa té xuống. Các Ngài cũng hiện diện để̉ hướng dẫn họ ngăn ngừa
khổ nạn bằng cách dẹp bỏ vô minh.
Vậy thì câu kinh “ Nam mô cứu khổ cứu nạn QTÂBT ” nên hiểu là xin QTÂBT giúp tôi minh mẫn để đối
phó với tai kiếp này hơn là xin QTÂBT ban ơn cho tôi thoát khỏi tai kiếp này.
Suy rộng ra, câu kinh đó chỉ có hiệu qủa cho riêng mình vì chỉ có mình mới có khả năng kéo mình ra khỏi
tai họa. Không nên niệm câu kinh đó để cầu nguyện cho vợ
mình, chồng mình, cha mẹ mình, con cháu mình, anh chị em hoặc bất cứ người thân nào của mình. Họ
phải hiểu ý nghĩa thiết thực của câu kinh. Họ phải niệm câu kinh đó cho chính họ vì chỉ có họ mới có khả
năng gượng dậy và ngoi lên khỏi cái hố khổ nạn.. Một số tu sĩ Phật giáo đã khuyên phật tử rằng khi gặp
khổ nạn mà thành tâm niệm câu kinh đó thì sẽ được QTÂBT tới cứu giúp. Họ dẫn chứng rằng, trong thực
tế, đã có nhiều người toại nguyện với phương thức đó. Nhưng họ không biết rằng sự toại nguyện đó chỉ
là một chùng hợp ngẫu nhiên (người không niệm kinh cũng có thể gặp hên) chứ không phải sự liên hệ
giữa cầu kinh với may mắn.
Xin được phép bàn xa hơn một chút:
Tôn giáo nào cũng khuyên tín đồ cầu nguyện và khẳng định rằng cầu nguyện tập thể thỉ hiệu qủa sẽ lớn
hơn (càng đông người cầu nguyện thì hiệu qủa càng lớn). Nhưng cầu nguyện cách nào cho có hiệu qủa
và hiệu qủa ra sao thì không được xác định. Xin nêu ra một thí dụ điển hình: cách đây ba thập niên, ngày
nào cũng có hàng chục triệu người Công giáo cầu nguyện cho đức giáo hoàng John Paul II khi Ngài
chớm mắc chứng Parkingson nhưng bệnh tình của Ngài càng ngày càng nặng. Mức vĩ đại của những
cuộc cầu nguyện ấy gấp triệu những cuộc cầu nguyện đơn độc của cá nhân. Tôi xếp nó vào hàng vĩ đại
kỷ lục của lịch sử cầu nguyện của loài người.
Nhưng sao vẫn vô hiệu qủa?
Bởi vì mục tiêu không thiết thực.
Nếu nghĩ rằng mục tiêu cầu nguyện là tín đồ cảm thông nỗi khổ của đức thánh cha bằng cách gần gũi
nhau hơn, yêu thương nhau hơn, giúp đỡ nhau hơn thì hiệu qủa sẽ to lớn vô cùng. Đó mớỉ là mầu nhiệm
của nguyện cầu. Đó mới thật sự là phép lạ. Nó hiển hiện, sáng sủa, vững chắc, còn cái phép lạ hão
huyền như chữa khỏi bệnh Parkinson cho đức thánh cha thì không bao giờ tới. Ngàn năm trước đã chưa
tới. Ngàn năm sau cũng sẽ không tới.
Tôỉ có một câu hỏi (thành tâm chứ tuyệt đối không có ác ý): có bao nhiêu triệu người đã cầu nguyện để
phát huy lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau (như vừa kể trên) và có bao nhiêu triệu người đã cầu
nguyện với mục tiêu cầu cho đức giáo hoàng khỏi bệnh Parkinson?
Xin bàn xa hơn chút nữa:
Tại những thành phố lớn ở Âu châu, hàng vạn tín đồ Hồi giáo được những tu sĩ của họ dẫn tới những
công trường có nhiều đường lớn quy tụ, ngồi gục đầu, chổng mông bái lạy hàng giờ, làm tắc nghẽn lưu
thông. Lời kinh của họ còn vi phạm tự do tín ngưỡng của những tôn giáo khác (coi Allah là độc tôn và
giáo chủ của các tôn giáo khác là tà ma). Mục tiêu của cầu kinh là như vậy sao? Tại sao chính quyền địa
phương không dám dẹp bỏ (dù bằng điều đình ôn hòa) lối cầu kinh bất hớp pháp ấy? Ba thế kỷ trước, họ
(những chính quyền địa phương Âu châu) đã nấp bóng Thiên Chúa giáo, đem quân đi chiếm thuộc địa
khắp năm châu mà nay không dám sửa sai vài vạn người thiểu số̀ để bảo vệ luật pháp quốc gia. Nét hào
hùng của họ đã tan biến hết rồi sao? Không cần nói dàì dòng, ai cũng thừa biết câu trả lời.
Ứng dụng
Dưới đây là cách ứng dụng câu kinh của riêng tác gỉa bài này:
Đã nhiều lần tôi tĩnh tâm ngồi một mình trong vắng lặng (không phải trong chùa hoặc trước bàn thờ Phật)
niệm câu kinh “Nam mô cứu khổ cứu nạn QTÂBT” và tôi cảm thấy dường như có một người, đôi khi
dường như có nhiều người, đang chăm chú lắng nghe tôi, đang nhân từ ngắm nhìn tôi, đang dang tay
nâng đỡ tôi, đang thì thầm vào tai tôi những lời khuyến khích. Tôi nhắm mắt lại và như thấy từng trang
giấy ghi những lời Phật dạy, những điều tôi đã học được về vô thường, vô minh, tứ diệu đề v.v… Rồi tôi
thấy rõ con đường tôi phải đi và tôi đã đi từng bước chậm chạp, vững vàng, thênh thang trên con đường
đó. Con đường đó không khó khăn, không phức tạp, không gai góc. Tôi chỉ cần vạch một mục tiêu thiết
thực: không cầu xin một tha thứ, một cứu dỗi, một ân huệ mà từ tinh hoa của câu kinh tôi tìm ra cách
khắc phục khổ nạn: không buồn phiền, không ân hận, không than trách, không sống với qúa khứ, không
để̀ cho qúa khứ làm vẩn đục hiện tại, không để cho hiện tại vướng bận việc tương lai, không cho phép
những thứ liên quan tới sức khỏe như ăn, ngủ, nghỉ, chơi, cười, đùa…bị xáo trộn. Kết qủa là tôi đã ngoi
ra khỏi hố khổ nạn, đã nguôi được nỗi đau mất ba đứa con thân yêu, đã gián tiếp dìu năm đứa con còn
lại sống trong an lạc và nuôi người vợ Alzheimer để̉ còn hưởng được một chút hương vị của cuộc đời.
Nếu tôi u mê (vô minh) chọn mục tiêu phù
phiếm thì dù gõ bể mõ, mòn chuông cũng không thể lường được những gì có thể xảy ra cho mình và vợ
con.
Những bóng hình nào đã đến với tôi trong lúc tôi “thiền” câu kinh đó?
Có thể là QTÂMBT.
Có thể là linh hồn của ba đứa con qúa cố.
Có thể̀ là tương lai của năm đứa con còn lại.
Có thể là hình bóng của anh em, bạn bè, thân thuộc.
Có thể là sự khốn khổ của người vợ Alzheimer.
Có thể là tất cả những người đó đến cùng một lúc.
Cũng có thể̃ là chả có ai đến cả mà chỉ có cái tâm của mình đã đến với mình. Nhà Phật gọi tâm ấy là “tâm
Phật”. Lúc đó cái vô minh lu mờ cho tâm Phật ngời sáng. Đó mới thật sự là hào quang của QTÂBT. Hào
quang ấy bạn có thể coi như phép lạ nếu bạn thích danh từ này.
Gọi là hào quang hay phép lạ thì cũng để mô tả một sắc thái: sắc nhiệm mầu của một câu kinh.
Với kiến thức nông cạn, Con Cò chỉ có thể diễn giảng câu kinh này tớì mức đó. Nếu có ý nào sai lầm, lời
nào vụng về thì xin đừng chấp.
Ngày 17 tháng 8 năm 2013
Con Cò (bác sĩ Nguyễn Văn Bảo)