logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 25/08/2013 lúc 11:53:51(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

SUY NGẪM VỀ LỜI PHẬT DẠY QUA CUỘC ĐỜI BÁC SĨ RICHARD TEO 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao

UserPostedImage

     Bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ RICHARD TEO KENG SIANG sinh năm 1972. Tốt nghiệp đại học Singapore năm 1993. TEO là một bác sỹ trẻ nổi tiếng tại Singapore và cũng là một tay triệu phú kiếm tiền như nước. Tuy thỉnh thoảng mới hút thuốc lá TEO vẫn bị ung thư phổi vào giai đoạn 4. Người ta biết đến anh, nhớ về anh không phải vì anh đã thành công trong việc tạo ra một câu chuyện cảm động từ chính cuộc đời mình mà là bài học anh rút ra từ bi kịch mà anh trải qua. Câu chuyện của anh được lan truyền trên mạng như một điển hình cho sự thành công và hạnh phúc. Đó cũng là một câu chuyện điển hình của sự phụ thuộc vào vật chất, chuyện của những bác sĩ đặt y đức sau đồng tiền.
     Sau khi lâm trọng bệnh, trong một buổi nói chuyện với các sinh viên đại học nha khoa vào tháng 1 năm 2012 TEO đã thốt ra những lời tâm tình về sự hưởng thụ tiền tài và tham đắm danh vọng v.v…  qua kinh nghiệm cuộc đời mình.
     Bác sỹ TEO nói: “Tôi nghĩ cần chia sẻ với các bạn vài cảm nghĩ về cuộc đời tôi… hy vọng nó sẽ giúp các bạn vài suy ngẫm về tương lai và cả về những vấn đề khác nữa trong khi các bạn đang thực tập để trở thành bác sỹ giải phẫu nha khoa. Khi còn trẻ tôi là một thành phần điển hình của xã hội hiện đại. Một thành phần tương đối thành công mà xã hội đang cần đến. Thuở nhỏ tôi xuất thân từ một gia đình dưới mức trung bình. Tôi nghe dư luận và những người chung quanh tôi cho biết rằng chỉ có hạnh phúc khi mình thành công… Và sự thành công ấy chính là sự giàu có. Với ý nghĩ ấy trong đầu tôi cật lực đấu tranh ngay từ thời trẻ. Không những tôi cần theo học trường tốt nhất mà tôi còn cần phải thành công trong mọi lãnh vực…”
     Thời còn ngồi ở giảng đường trường đại học quốc gia Singapore, TEO là một trong những sinh viên giỏi. Anh cho biết là đã phấn đấu kịch liệt từ khi còn trẻ để giỏi trong mọi lãnh vực… Anh muốn đạt nhiều chiến lợi phẩm, nhiều giải thưởng với những thành tích đủ loại, kể cả trong những cuộc đua tranh chạy thi. Rồi anh vào học trường y khoa và trở thành bác sỹ. Thời ấy ngành giải phẫu mắt là chuyên khoa được chuộng nhất nên anh quyết định theo học khoa đó. Đồng thời anh cũng nhận được một học bổng về nghiên cứu chuyên trị mắt bằng máy laser. Vào giai đoạn này anh được cấp 2 bằng sáng chế, một là cho thiết bị y khoa, cái thứ hai cho kỹ nghệ laser.
     Nhưng TEO nói: “Các bạn biết đó, sự thành tựu trong học hỏi từ nhà trường không mang lại sự giàu có.” Anh nghĩ việc nghiên cứu và học học hỏi về phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian. Và có lẽ kiếm nhiều tiền hơn nếu ra ngoài làm việc cho lãnh vực tư, nhất là lúc đó ngành phẫu thuật thẩm mỹ tăng trưởng mạnh mẽ. Anh bỏ cuộc nghiên cứu nửa chừng và quyết định ra đi thành lập viện phẫu thuật thẩm mỹ của riêng mình. Theo anh người ta không trở thành nhất hạng nếu chỉ làm bác sỹ toàn khoa hay bác sĩ gia đình mà thôi. Chỉ khi chữa cho người giàu có và tiếng tăm mới kiếm chác được.
     TEO đưa ra nhận xét: “Người ta không hài lòng khi trả 20 đô để khám một bác sỹ tổng quát. Cùng bệnh nhân ấy họ không ngần ngại trả 10 ngàn đô để hút mỡ bụng, 15 ngàn đô để sửa nâng ngực, và những việc tương tự như thế… Thật là khùng điên phải không? Tại sao bạn muốn trở thành bác sỹ tổng quát nhỉ?  Hãy học ngành bác sỹ thẩm mỹ đi.”
     Cho nên, thay vì chữa cho các người đau ốm bệnh hoạn, TEO quyết định mình sẽ trở thành một tay tạo sắc đẹp danh tiếng. Việc làm ăn khấm khá. Khởi đầu thân chủ của anh phải đợi một vài tuần, rồi tới một vài tháng. Khi có quá nhiều khách hàng anh phải thuê thêm bác sỹ phụ giúp, lần hồi thuê tới 4 người. Trong năm đầu lợi tức lên đến bạc triệu. TEO nói: “Chỉ năm đầu thôi đấy. Nhưng không bao giờ gọi là đủ cả vì tôi quá bị ám ảnh bởi chuyện đó. Tôi bắt đầu bành trướng sang Nam Dương để lôi cuốn những người giàu có, họ nhắm mắt sẵn sàng phung phí tiền bạc, mong muốn làm phẫu thuật. Và cuộc đời thật tốt đẹp.”  
     TEO kiếm bộn bạc! Phải làm gì với tiền bạc dư thừa đây? Tiêu khiển cuối tuần cách nào? Cách hay nhất là nhập vào câu lạc bộ đua xe, mua 1 chiếc xe đua, dự đua xe... Anh mua một chiếc Ferrari màu trắng bạc rất đắt tiền. Lái xe bị tai nạn 3 lần nhưng may mắn không hề hấn gì. Rồi tới lúc phải đi tìm một mảnh đất để xây một dinh thự lộng lẫy cho riêng mình hưởng thụ giá cả hàng chục triệu. Rồi đi săn bắn. Rồi phải hội nhập với những người giàu có và tăm tiếng. Cả với những người đẹp nữa chứ. Chịu chi rất nhiều cho những bữa ăn tối tại những nhà hàng nổi tiếng với những tay đầu bếp trứ danh. TEO nói: “Như vậy là tôi đã đạt đến tột đỉnh của cuộc sống mà mọi người hằng mơ tưởng. Vâng đấy là cuộc sống của tôi… Tôi vẫn nghĩ là tôi đã tự chủ được mọi thứ và đạt được cực điểm ấy.”
     TEO khàn giọng thổ lộ chuyện buồn: “Nhưng tôi đã lầm. Tôi đã không nắm giữ được tất cả mọi thứ. Vào khoảng tháng Ba năm ngoái, tôi cảm thấy hơi đau ở đâu đó giữa lưng…” Anh tưởng đau là vì làm việc nhiều mà thôi nhưng đi khám bệnh mới phát giác ra là anh đã bị ung thư phổi thời kỳ thứ tư (giai đoạn cuối). Quay trở lại nhà thương lần nữa để kiểm soát bằng những phương pháp tối tân hơn. Kết quả cũng vậy. Ung thư đã lan tới não, cột sống và nội tuyến. Bác sỹ cho biết dù với việc “hoá trị” anh cũng chỉ sống thêm được từ 3 đến 4 tháng là cùng. TEO tuyệt vọng và suy sụp tinh thần. Anh tưởng đã đạt đến cực điểm của cuộc đời và nghĩ tất cả nằm dưới tầm tay của mình nhưng than ôi, giờ đây thế là mất tất cả! Anh cho biết thường đi Gym để tập, nào chạy, nào bơi, nào tập tạ, 6 ngày một tuần. Vậy là dù người khoẻ mạnh cũng có thể lâm bệnh chứ không phải chỉ những người yếu đuối và lười biếng tập mới bị.
     TEO tâm sự: “Bạn thấy nực cười chăng sau khi tôi có được tất cả nào là sự thành công, các chiến tích, có xe hơi, dinh thự, có mọi thứ. Tôi nghĩ những cái đó mang lại cho tôi hạnh phúc. Nhưng tôi cảm thấy thật là xuống tinh thần, trầm cảm nặng nề. Những thứ ấy không mang lại cho tôi một chút gì sung sướng... Nó chẳng mang lại cho tôi chút thoải mái nào trong 10 tháng trời cuối cuộc đời này… ”
      TEO nhấn mạnh: “Cái thực sự mang lại vui sướng trong 10 tháng cuối đời là giao tiếp với mọi người, những người thân yêu của tôi, bạn bè tôi, những người thật sự lưu tâm đến tôi, họ cùng cười cùng khóc với tôi, và họ có thể nhận thức ra cái đau đớn và sự khổ não mà tôi phải gánh chịu. Cái điều đó mang lại cho tôi niềm vui và hạnh phúc…”
     TEO nói mỗi dịp tết Nguyên Đán là anh lại lái xe Ferrari đi thăm bạn bè, bà con dòng họ để khoe khoang, rất hãnh diện và thoả mãn tự ngã, nghĩ đó là hạnh phúc thật sự. Nhưng bạn bè và dòng họ với cuộc sống khó khăn đã không chia sẻ niềm hạnh phúc hân hoan này vì trong khi đó họ phải dùng phương tiện công cộng để di chuyển. Những gì Teo khoe khoang làm cho họ càng sinh ra ganh tị và càng ghét anh hơn.
     TEO kể thêm một câu chuyện khác là khi còn ở trong nội trú có quen một cô bạn gái mà lúc đó anh nghĩ việc cô này làm là bất bình thường: “Khi tôi và cô ấy đi bộ dọc theo con đường, nếu trông thấy một con ốc sên bò giữa đường cô ấy sẽ không ngần ngại nhặt con ốc sên ấy lên và để vào bên bờ cỏ. Tôi đã tỏ thái độ là tại sao nhất thiết phải làm điều đó? Sao lại tự làm bẩn tay mình? Nó chỉ là một con ốc sên. Thực sự cô ấy đã cảm thấy như mình là con ốc đó. Nhận thấy con vật sẽ bị nghiền nát đến chết là có thực với cô ấy, nhưng với tôi nó cũng chỉ là con ốc sên không hơn không kém.”
     TEO rút ra kết luận về chuyện ốc sên đó: “Nếu không thể ra khỏi lối mòn của loài người thì sau đó bạn xứng đáng bị nghiền vụn, nó cũng là một phần của tiến hóa phải không? Thực trớ trêu phải không?... Tôi được huấn luyện để trở thành một bác sỹ, để có lòng nhân từ và cảm thông nhưng tôi lại không có những thứ ấy.”
     TEO cho biết anh là một bác sỹ trực trong bệnh viện chuyên trị ung thư, đã từng chứng kiến bao nhiêu người chết, đã nhìn thấy nhiều bệnh nhân đau đớn vì sự tàn phá của cơ thể. Mỗi khi anh phải tiêm thuốc cho bệnh nhân, rút máu và đưa thuốc cho bệnh nhân, tất cả chỉ đơn thuần là công việc. Bệnh nhân là bệnh nhân, anh vẫn là anh. Khi xong việc anh chỉ muốn về nhà ngay. Bởi trong thâm tâm anh không thông cảm là họ đau đớn như thế nào cho đến khi chính anh cũng bị như vậy. Anh tâm sự: “Nếu các bạn hỏi tôi nếu giờ đây mà tôi sống trở lại từ đầu thì tôi sẽ là một bác sỹ khác không, tôi có thể trả lời các bạn rằng vâng tôi sẽ đổi khác. Vì tôi đã thật sự đồng cảm với cơn đau đớn mà các bệnh nhân phải gánh chịu như thế nào. Và nhiều khi bạn phải học nó một cách khó khăn”.
     TEO cho biết thông thường khi ra trường các bác sỹ làm việc trong viện nha khoa tư sẽ kiếm rất nhiều tiền bạc. Đó là cách làm giàu lương thiện. Vấn đề ở chỗ là đa số không làm chủ được mình. Anh nói: “Tại vì khi tôi khởi sự tích lũy làm giàu, càng nhiều tiền tôi lại càng muốn kiếm nhiều hơn nữa. Càng muốn kiếm nhiều tôi lại càng bị chuyện đó ám ảnh mãi.” Tất cả điều anh muốn là say mê làm tiền: “Các bệnh nhân chỉ là nguồn lợi tức cho tôi và tôi cố gắng rút từng cắc bạc của bệnh nhân này”… “Nhiều khi chúng ta quên bẵng đi là chúng ta phục vụ cho ai. Và chúng ta lầm lạc nghĩ là chúng ta chỉ phụng sự riêng cho cá nhân chúng ta”… “Tôi cảm thấy chúng tôi mất dần đạo đức một lương y cũng chỉ vì ai cũng muốn làm thật nhiều tiền mà thôi.”
     TEO thú nhận thêm là vài năm gần đây còn đem trò bêu xấu đồng nghiệp trong nghề để lấy thêm lợi thế cho mình mà không cảm thấy xấu hổ gì cả. Anh khuyên các sinh viên là không nên đánh mất cái đạo đức và lương tâm con người.
     TEO nói là đa số khi bắt đầu công việc đều vô cảm đối với bệnh nhân. Không màng tới nỗi sợ hãi và lo âu của bệnh nhân và những thứ khác mà họ đã trải qua. Đến khi anh lâm trọng bệnh anh mới thông cảm điều đó và cho đó là một sai lầm to lớn nhất của hệ thống y khoa tân tiến. Anh mong các sinh viên hãy luôn luôn tự đặt mình vào trường hợp bệnh nhân để hiểu tâm trạng đau đớn của họ. Nhất là người bị bệnh ung thư, họ bị dằn vặt về tinh thần, sống mất hết hy vọng, biết rằng chỉ một thời gian ngắn nữa họ sẽ vĩnh viễn nằm yên dưới lòng đất. Anh nói: “Trên đời này sự đau đớn, sự lo âu và sợ sệt là hiện thực mặc dù nó không thực đối với các bạn nhưng nó là sự thật đối với bệnh nhân. Luôn nhớ điều ấy, bây giờ tôi đang trải qua lần hoá trị liệu thứ năm. Tôi nói thật với các bạn đó là một cảm giác kinh khủng.”… “Đừng nghĩ là chỉ có người nghèo mới chịu sự đau đớn. Không đúng thế. Nhiều người nghèo đó thoạt tiên chẳng có được chi nhiều, họ dễ dàng an phận hơn chúng ta. Như ta biết họ còn hạnh phúc hơn ta nữa là khác.”
     TEO nhận ra rằng càng tích tụ, anh càng trở nên ham muốn và càng có động lực để đạt được. Thành công, giàu có không có gì sai trái nhưng sự lệ thuộc và không thể kìm hãm lòng ham muốn mới chính là vấn đề. Anh chia sẻ điều này sau nhiều năm miệt mài kiếm tiền và hả hê với những món của cải mà anh đạt được. Cuối bài nói chuyện với các sinh viên TEO kết luận là không có gì giúp ta hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống bằng cái chết: “Tôi xin kết thúc với câu trích dẫn ở đây, lấy từ một quyển sách có tựa đề là những ngày Thứ Ba với Morris, và hẳn một vài bạn cũng đã đọc nó rồi. Mọi người đều biết rằng họ đều sẽ phải chết; từng người trong chúng ta đều biết điều đó. Sự thực là, chẳng một ai trong chúng ta lại tin điều đó vì nếu chúng ta tin thời chúng ta sẽ hành sử khác đi rồi. Khi tôi đối mặt với cái chết, khi tôi phải chịu như thế, đó cũng là lúc tôi hoàn toàn dẹp bỏ mọi thứ khỏi cái tôi và chỉ tập trung vào những chuyện quan trọng. Điều trớ trêu muôn đời, là chỉ khi nào chúng ta học biết được thế nào là cái chết thời lúc đó chúng ta mới hay biết phải sống như thế nào. Tôi biết điều đó nghe thật là thảm não vào một buổi sáng như thế này, nhưng đó là sự thật đấy, đó là những gì mà tôi đang trải qua.”
     TEO nói thêm: “Đừng để xã hội dạy bạn cách sống như thế nào. Đừng để phương tiện truyền thông chỉ dẫn cho bạn phải làm những gì… Tôi hy vọng bạn sẽ suy nghĩ kỹ cho bạn một hướng đi của chính bạn. Đừng nghe lời xúi dục của xã hội mà hãy nghĩ đến những gì bạn muốn thực hiện và làm tốt cho đời sống người khác. Vì sự hạnh phúc thực sự không phải là phục vụ cho chính bạn. Tôi vẫn nghĩ như thế nhưng tôi đã lầm.” 
     Bác sỹ RICHARD TEO KENG SIANG qua đời ngày 18 tháng 10 năm 2012 khi mới có 40 tuổi. Anh lấy vợ được 6 năm và chưa có con. Sau khi tích cực đua tranh trong cuộc đời, sau khi ngụp lặn trong tiền bạc, sau khi hả hê với danh vọng, chỉ khi cận kề với tử thần anh mới rút tỉa ra được đôi điều chân lý. Khi lìa đời thời của cải bạc triệu cũng không còn nghĩa lý gì nữa “In the end, his millions meant… nothing”, xe hơi bạc triệu cũng tuột khỏi vòng tay mình “I can’t hug my Ferrari.” TEO không phải là một tín đồ Phật Giáo nên không hay biết rằng những điều này đã được đức Phật dạy từ lâu lắm rồi.
     Quá chau chuốt về bản thân mình, nào ai thấu về lý “Vô ngã” nghĩa là không có cái “Ta”, không có cái bản ngã, cái bản thể. Nên nhớ rằng đối với người, đối với mình, đối với mọi vật không chấp có một cái thân thể thường tồn, nhất định. Đó chỉ là một cái thân do ngũ uẩn tạm thời hòa hợp mà thôi.


(Pháp Cú 279)
Mọi sinh vật có thật đâu
Thảy đều “vô ngã”, “ta” nào là “ta”
Trí người nếu hiểu rõ ra
Thoát ly phiền não cho xa tức thời,
Theo đường thanh tịnh tuyệt vời.


     Quá tham đắm với của cải, tham lam với danh vọng, nào ai thấu được tham là một trong tam độc “tham, sân, si.” Ở đời, có năm món dục lạc, mà người ta thường ham muốn nhất là: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. “Ngũ trần dục lạc” ấy, thật ra, vui ít mà khổ nhiều.
(Pháp Cú 355)
Giàu sang, tài sản dồi dào
Chỉ làm hại được kẻ nào ngu thôi,
Dễ gì hại được những người
Đang cầu giác ngộ hướng nơi Niết Bàn,
Chỉ vì ham muốn giàu sang
Kẻ ngu tự hại bản thân đã đành
Hại thêm cả kẻ xung quanh.
     Quả thật danh vọng, tiền bạc v.v… chỉ là những thứ phù du mà con người ai cũng chạy theo đua đòi. Hiếm có ai như Steve Jobs, người sáng lập thương hiệu máy tính Apple. Ông từng viết rằng “Khi 23 tuổi, tôi đáng giá 1 triệu đô la. Khi 24 tuổi tôi đáng giá 10 triệu. Khi tôi 25, tôi đáng giá 100 triệu. Nhưng điều đó không quan trọng lắm vì tôi không làm vì tiền”. Ðạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ. Kẻ ngu tham danh nhiều chừng nào càng gặp nhiều nguy hiểm chừng nấy.
(Pháp Cú 72)
Chút tài mọn, chút hư danh
Dù thêm vào được cho mình nay mai
Người ngu vẫn tự hại đời
Tự đưa mình tới cuối trời diệt vong
Để rồi hạnh phúc chẳng còn
Tiêu tan đầu não, héo hon trí người.
     Trong xã hội chỉ có người xấu chứ không có nghề xấu. Ai hành nghề y khoa mà chỉ lo kiếm bạc tiền, thiếu hẳn lòng “Từ Bi”, không thương yêu và sống vì người khác thời thật đáng trách. Đáng trách vì thiếu lòng lành giúp ích và đem vui cho tất cả mọi người, thiếu vắng lòng thương xót cứu khổ, dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sinh. Đáng trách vì tâm không rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Chỉ mãi đến khi chính bản thân mình cũng lâm bạo bệnh mới ngộ ra điều đó thời quả là đáng tiếc!
     Đôi khi người ta coi thường và chà đạp lên sinh mạng dù là của những sinh vật bé nhỏ như một con ốc sên. “Sát sinh” là điều bị cấm đoán ngay trong “ngũ giới” của dạo Phật.
     Và điều đáng tiếc cuối cùng là ít ai khi còn đang sống, nhất là lại đang sống ở tột điểm của danh vọng, tiền bạc, mà lại nghĩ đến sự “vô thường” của tấm thân mình. Vô thường nghĩa là không mãi mãi ở yên trong một trạng thái cố định, luôn luôn thay hình đổi dạng, biến đổi liên tục. Thoạt tiên là hình thành, rồi tồn tại, sau đó đến biến đi và cuối cùng là tan rã. Đạo Phật gọi những giai đoạn đó là: “thành, trụ, hoại, không” hay “sinh, trụ, dị, diệt”. Tất cả sự vật trong vũ trụ từ nhỏ li ti như con vi trùng, như hạt cát, đến vật rất lớn như trái núi, trái đất, như trăng sao đều phải tuân theo bốn giai đoạn đó cả. Gắn liền với Thân là Tâm. Thân đã vô thường, Tâm cũng vô thường. Luật vô thường ở khắp mọi nơi, chẳng những Thân và Tâm là vô thường, mà cả Vạn Vật hay Hoàn Cảnh cũng vô thường nữa.                                                                   
     Sau khi được sinh ra, con người làm sao tránh khỏi già nua đi, tránh khỏi mắc bệnh tật, tránh khỏi cái chết đang chờ đợi ở cuối đường đời. Đó là bốn giai đoạn “sinh, lão, bệnh, tử”.
(Pháp Cú 148)
Thân này suy yếu, già nua
Dễ dàng hư nát tựa như khu rừng
Tập trung bệnh tật chập chùng
Thời gian hủy hoại, cuối cùng tan đi
Có sinh có tử lạ gì.
     Tuy nói vậy nhưng nên nhận biết rằng đạo Phật không phải là một đạo yếm thế, chán đời. Tấm thân sinh tử của con người không phải lúc nào cũng hoàn toàn vô dụng. Đối với người có trí thời trong khi sống nơi cuộc đời ô hợp này tấm thân đó cũng có thể tạo ra được biết bao nhiêu việc tốt lành, việc thiện, để giúp ích cho người khác. Đó là một cái nhìn của Đức Phật đến tiềm lực hướng thượng của con người. Khi còn sống chúng ta hãy sống xứng đáng cho cuộc đời!
3-2013
Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Sửa bởi người viết 25/08/2013 lúc 11:54:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.145 giây.