logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/08/2013 lúc 06:49:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nói về nghệ thuật phim ảnh, ca nhạc, cải lương... ở Việt Nam thì sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về mức phẩm chất hiện tại và phẩm chất lên hay xuống so với những thời điểm trước kia, nhưng nghệ thuật chặt chém khách hàng bao gồm du khách lơ ngơ và cả dân địa phương thì đã tiến bộ vượt bực và những “minh họa” của nghệ thuật này đã xuất hiện nhiều trên các tờ báo và trang mạng Việt Nam.
Mục tiêu dễ dàng nhất là du khách ngoại quốc không biết tiếng Việt, không quen cách mua bán. Nhưng thật ra những trò chặt chém du khách ngoại quốc ở Việt Nam cũng khá thường tình. Du khách tò mò chụp hình thì người bán đòi phải mua hàng, hoặc trả tiền chụp hình. Tăng giá hàng và dịch vụ trên trời dưới đất. Trước kia giá vé máy bay, du lịch thường tính khác cho người ngoại quốc (và Việt kiều) nhưng hình như giờ đây tất cả đều phải trả giá (đắt) như nhau. Khi du khách từ ngoại quốc được nhà nước đối xử bình đẳng thì thường dân lại muốn phân biệt?
Nói phân biệt thì hơi tội cho những người chặt chém. Thực ra họ chẳng phân biệt gì cả. Chặt chém được ai là họ làm liền, chẳng cần biết mít nội hay mít ngoại, da trắng da đen đỏ da vàng cũng là mồi ngon. Trước kia họ nhắm vào khách ngoại quốc và Việt kiều nhiều hơn, còn bây giờ họ theo nguyên tắc “cơ hội đồng đều”. Cho nên du khách trong nước và thậm chí dân địa phương lơ đễnh là lãnh đủ. Hai chữ “cảnh giác” vẫn là phương châm cần có ở Việt Nam từ bấy lâu nay. Coi chừng giật ví, coi chừng mất xe, coi chừng bị lừa khi mua bán, từ một món ăn cho đến mua đất mua nhà.
Trò chặt chém nhẹ nhàng nhất (không có bạo động) nhắm vào những khách hàng lơ đãng, hoặc cả tin, không hỏi giá món hàng trước khi tiêu thụ. Chẳng hạn trường hợp một nạn nhân kể lại kinh nghiệm đau thương của mình ở một quán cạnh bến Bạch Đằng. Nạn nhân và 3 người khác là dân Sè Goòng chính hiệu, thế mà vẫn rơi vào bẫy. Một ly nước 15 ngàn, đĩa trứng chiên khoảng 3 trứng gà giá 180 ngàn. Giá đĩa trứng gà này so với vật giá Mỹ còn đắt nữa là, nhưng không phải vì giá này là giá chém mà chúng ta có thể nghĩ vật giá ở Việt Nam còn rẻ. Sau bao nhiêu kỳ lạm phát có khi đến hơn 20%, nhiều món ở Việt Nam đã đắt ngang giá với Mỹ hoặc thậm chí hơn.
Một trò chặt chém bạo động hơi hơi là tống tiền du khách ngoại quốc, kiểu “4 miếng dứa giá 1 triệu” nhìn thấy ở quanh Hồ Gươm, Hà Nội. Những người bán hàng, đúng hơn là nghệ sĩ chặt chém chờ dân ngoại quốc đến hồ là quàng quang gánh và đội nón lá lên đầu họ. Du khách tưởng bở chụp hình kỷ niệm bèn được tròng vào tay túi trái cây có vài miếng dứa hoặc vài trái chuối.
Giá bán đưa ra là 200 ngàn, đã quá đáng lắm rồi, nhưng màn sau này gần với cướp giựt hơn. Nếu du khách đang phân vân nhìn những tờ giấy tiền xa lạ tìm tờ đúng nhất để trả, những người bán tướng cướp sẽ lanh tay rút một tờ 500 ngàn hoặc thậm chí 1 triệu, và dĩ nhiên không trả lại tiền thối, và “chẩu” lẹ trong khi du khách chưa kịp phản ứng. Nếu du khách không chịu trả tiền thì họ sẽ đòi tiền thuê quang gánh và mũ để chụp hình.
Kiểu chặt chém bạo động nhất, có cả hăm dọa thì có một ví dụ ở khu Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hai khách vào uống 2 ly bia và ăn một gói hạt dẻ bị tính 2 triệu mốt. Khách cãi thì bị dọa đóng cửa không cho về. Ngoài ra, còn có màn để thức ăn ê hề trên bàn chờ khách lỡ dại thưởng thức, cho dù khách không thèm thì rình khi khách đi khỏi (nhà vệ sinh hay quầy tính tiền) bèn bóc mở hết để tính thêm tiền.
Rồi còn chuyện chặt chém kiểu “mượn hoa kính Phật”, tính giá cao cho khách để trả tiền hoa hồng cho những “cò” dẫn mối khách, thường là những tài xế taxi, xe ôm... Khoảng hoa hồng này khoảng 20%. Chuyện trả hoa hồng coi như cũng hợp lý trên phương diện làm ăn, nhưng tăng giá để bù vào khoản chi tiêu đáng lẽ thuộc về phía buôn bán dịch vụ là một hình thức chặt chém, và những tài xế và “cò” vì ham lợi đến quảng cáo láo cho “chỗ quen” thì quả là phạm tội lừa đảo.
Những trò chặt chém này không xa lạ với những người đã đi du lịch nhiều. Điểm đáng buồn là thời gian trước đây kiểu lừa lọc chặt chém này không đến nỗi tệ lắm ở Việt Nam, nhưng nay xem ra đã hơn trước rất nhiều. Những chuyện chặt chém tràn lan trên báo và những trang mạng, từ thức ăn đến dịch vụ. Thi thoảng cũng có những chuyện khiến người đọc “lên tinh thần” một chút, như một bà chủ quán ở Huế không lấy tiền dư của khách, không nghe những thực khách khác trong quán cổ võ bà bóc lột khách Tây. Hai đĩa mì xào và 2 ly nước ngọt, khách đưa 500 ngàn thì chủ quán thối lại 430 ngàn.
Chuyện chặt chém nhiều đến nỗi có một lời khuyên là đi đâu cũng phải mang theo số điện thoại của quản lý thị trường nơi ấy để có gì còn gọi đến cãi. Nhưng đi du lịch mà mất cả buổi giằng co chắc chẳng mấy ai muốn dây vào, lại thêm nhiều khi chẳng được gì.
Như ở Vũng Tàu có một thực khách bị chủ quán “tố” vì dám nói tiệm chặt chém. Nhà chức trách đến làm việc kết luận, tiệm không chặt chém sau khi “đối chiếu giữa hóa đơn tính tiền trên với giá niêm yết tại quán và giá thị trường”. Giá một ký ghẹ là 750 ngàn, trong khi giá thị trường 120-200 ngàn, cho dù cộng thêm tiền lời cho quán cũng không thể nào không là chặt chém, nhưng đây là giá đã báo với Quản Lý thị trường. Kiểu chặt chém này chính là chặt chém “chính thức” và hợp pháp. Lại thêm một tầng “cảnh giác” nữa cho người tiêu thụ
Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.