logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/07/2022 lúc 10:25:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đỗ Hữu Vị, đứng ngoài cùng bên phải, trong tấm ảnh gia đình chụp cùng cha mẹ và các anh em trai (Ảnh chụp màn hình amdohuuvi.org)

Người Việt đầu tiên lái máy bay đã được Pháp vinh danh là một trong những ‘chân dung nước Pháp’ và được đặt tên cho một quảng trường ở Paris; tuy nhiên, ở trong nước Việt Nam, thái độ đối với ông có phần dè dặt do lịch sử thuộc địa, theo tìm hiểu của VOA.

Ngày 29/6 năm 2022, chính quyền thủ đô Paris đã tổ chức lễ đặt tên Quảng trường Đỗ Hữu Vị (Place Đỗ Hữu Vị - bảng tên đường có để dấu) – một trong những phi công đầu tiên của quân đội Pháp đã chiến đấu và hy sinh cho nước Pháp trong Đệ nhất Thế chiến.
Place Đỗ Hữu Vị nằm ở trung tâm quận 16, ngay nút giao giữa đại lộ Versailles và đường Louis Blériot, người lái máy bay vượt biển Manche vào năm 1909 và cũng là thầy dạy của Đỗ Hữu Vị, nhìn ra trụ sở Radio France (Đài phát thanh Pháp) và cầu Grenelle, theo mô tả của Thông tấn xã Việt Nam.
Trên tấm biển đề Place Đỗ Hữu Vị có ghi dòng chú thích bằng tiếng Pháp như sau: “Phi công, tử trận trên cánh đồng danh dự thuộc Vịnh Somme cho đất nước An Nam của ông, và cho nước Pháp, tổ quốc ông.”
Buổi lễ đặt tên có sự hiện diện của bà Laurence Patrice, phó thị trưởng Paris, ông Francis Szpiner, quận trưởng Quận 16, đại diện gia đình dòng tộc Đỗ Hữu ở Pháp, đại diện Đại sứ quán Việt Nam và người dân địa phương, theo bản tin của hãng tin nhà nước Việt Nam.
Bản tin ngắn gọn của Thông tấn xã chỉ cho biết Đỗ Hữu Vị là ‘một trong hơn 300 người gốc hải ngoại có công với nước Pháp, và là người gốc Á duy nhất được đưa vào triển lãm ‘Chân dung nước Pháp’ tại Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) ở thủ đô Paris’.
Triển lãm này, diễn ra hồi đầu năm, đã lựa chọn 58 người (29 nam, 29 nữ) vốn là di dân có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp để vinh danh. Chân dung ông Vị đã được đặt trang trọng cạnh những tên tuổi lừng danh khác như danh họa gốc Tây Ban Nha Pablo Picasso, nữ khoa học gia gốc Ba Lan hai lần đạt giải Nobel Marie Curie và ca sỹ-vũ công gốc Mỹ Josephine Baker…

‘Người không biết sợ’

Theo trang web amdohuuvi.org do gia tộc Đỗ Hữu lập ra để lưu lại những ký ức về ông, Đỗ Hữu Vị sinh ra vào năm 1883 ở Chợ Lớn, thuộc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, là con trai thứ năm trong một gia đình danh gia vọng tộc.

Thân phụ ông cũng là một nhân vật lừng lẫy từng được đặt tên đường dưới chế độ thuộc địa: tỉnh trưởng Nam Kỳ Đỗ Hữu Phương. Ông Phương là một trong bốn phú hào giàu nhất xứ Nam Kỳ xưa được lưu tryền trong câu nói quen thuộc: ‘nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định’. Ông Phương có quốc tịch Pháp nên các con ông dù sinh ra ở Việt Nam nhưng cũng là công dân Pháp.

Ông Đỗ Hữu Phương là nhân vật lịch sử gây tranh cãi. Mặc dù phục vụ cho chính quyền thuộc địa của người Pháp, nhưng sau lưng ông âm thầm giúp đỡ nghĩa quân kháng Pháp và cứu giúp những người bị Pháp bắt. Sau năm 1975, tên đường Tổng đốc Phương, một con đường lớn ở Chợ Lớn, đã được đổi thành đường Châu Văn Liêm cho đến nay.

Cũng như các anh em khác trong nhà, ông Vị được cho đi học trường Pháp ở Sài Gòn từ nhỏ. Ông được cha cho sang Pháp học trung học ở các trường Lycée Janson-de-Sailly và Lycée Louis-le-Grand. Học xong trung học, ông được nhận vào trường võ bị danh giá Saint-Cyr, nơi đào tạo các tướng lĩnh hàng đầu của Pháp, khi 21 tuổi. Ra trường, ông có quân hàm thiếu úy phục vụ trong Quân đoàn Lê dương (Légion Étrangère) số 1 và được điều đi các chiến trường của Pháp ở Ma-rốc và Algeria.

Khi ngành hàng không thế giới còn phôi thai, ông Vị đã đăng ký học lái máy bay vào năm 1910. Ông cùng một đồng đội khác đã thực hiện chuyến bay vòng quanh nước Pháp vào năm 1911. Đến năm 1912, ông trở thành phi công với hàm trung úy chuyên lái máy bay do thám ở Casablanca, Ma-rốc, một công việc hết sức nguy hiểm thời bấy giờ. Sau hai năm chiến đấu, ông được Chính phủ Pháp trao Bắc đẩu Bội tinh vì sự dũng cảm.

Đệ nhất Thế chiến bùng nổ vào năm 1914, là sỹ quan của quân đội Pháp, ông Vị đã thực hiện các chuyến bay do thám quân Đức trên chiến tuyến để thu thập các thông tin tình báo có giá trị. Sau khi gặp nạn trong một chuyến bay, ông Vị bị trọng thương và vĩnh viễn không thể lái máy bay được nữa.

Tuy nhiên, thay vì giải ngũ, ông Vị lại tình nguyện tham gia bộ binh trở lại ở Somme, chiến trường cực kỳ khốc liệt trong Đệ nhất Thế chiến, và trở thành chỉ huy Đại đội 7 của Binh đoàn Lê dương.

Ông tử trận ở Somme vào năm 1916. Thi hài ông sau đó đã được anh trai là Đỗ Hữu Chấn, vốn cũng là sĩ quan trong quân đội Pháp, đưa về Việt Nam làm tang lễ trọng thể sau khi chiến tranh kết thúc.

Đỗ Hữu Vị từng trở lại Việt Nam một thời gian ngắn vào năm 1914 trước khi được gọi trở lại chiến trường. Khi đó, ông là phi công người Việt đầu tiên diễn tập cùng các phi công nước ngoài tại Sài Gòn và Hà Nội. Ông cũng đã lái thử nghiệm thủy phi cơ trên sông Cửu Long.

Thời Pháp thuộc, tên ông từng được đặt tên đường ở Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Phố Cửa Bắc ở Hà Nội bây giờ ngày xưa có tên là phố Đỗ Hữu Vị. Trường Sư phạm Đỗ Hữu Vị nằm cuối con phố này từng đào tạo giáo viên tiểu học cho toàn xứ Bắc Kỳ. Nhưng sau này, chính quyền của Đảng Cộng sản đã xóa toàn bộ tên ông ở những nơi công cộng.

Chân dung ông đã được chính quyền Pháp in trên tem bưu chính và chính quyền Ma-rốc cũng đặt tên ông cho một con đường ở Casablanca để ghi nhận những chiến tích của ông khi còn là phi công.

Theo báo Tuổi Trẻ, trong hồ sơ quân ngũ của Đỗ Hữu Vị có ghi dòng nhận xét như sau: “Lì lợm, kiên trì, dũng cảm, tinh tế trong chiến thuật, chữ sợ không có trong ngôn ngữ của sĩ quan Vị!”

Một câu nói nổi tiếng của ông Vị thường được người đời sau lưu truyền là: “Tôi phải can đảm gấp bội, bởi vì tôi vừa là người Pháp, vừa là người An Nam.”

Trang bìa nhật báo La Croix vào ngày 12/2 năm 2021 có chân dung ông Vị cùng những công dân Pháp gốc hải ngoại lỗi lạc khác dưới dòng tít: ‘Họ đến từ những nơi xa xôi và họ làm nên nước Pháp’. Bài báo của La Croix gọi ông Vị là ‘phi công sáng tạo chuyến bay trinh thám’.

Đóng góp cho Việt Nam

Trao đổi với VOA qua email, ông Christian Do Huu, 69 tuổi, giáo sư toán và hiện là một công chức cấp cao của Bộ Y tế Pháp vốn thuộc hàng chắt của ông Vị và gọi ông Vị là ông cố nhỏ (em trai ông cố), cho biết ông là người đã xây dựng hồ sơ để chính quyền Paris đặt tên Quảng trường Đỗ Hữu Vị.

Trả lời câu hỏi ông Vị có đóng góp gì cho Việt Nam hay không, ông Christian chỉ ra việc ông Vị ‘đã đóng góp tâm huyết vào nghiên cứu sử dụng thủy phi cơ trên sông Mekong’. “Đừng quên ông ấy là phi công người Việt đầu tiên,” ông Christian viết cho VOA bằng tiếng Pháp.

Mặc dù là người hùng của nước Pháp, nhưng công chúng Việt Nam hầu như biết rất ít về ông. Bản tin của hãng thông tấn Nhà nước chỉ mô tả vài dòng ngắn ngủi mà không đề cập tiểu sử của ông. Việc này, theo tìm hiểu của VOA, là vì ông Vị đi lính cho quân đội Pháp vào giai đoạn Pháp đô hộ Việt Nam.

Chính quyền và giới sử học của Đảng Cộng sản lâu nay vẫn ác cảm với tất cả những ai từng phục vụ hay hợp tác với người Pháp cho dù họ không có hành động gì làm tổn hại đến đất nước, dân tộc Việt Nam mà thậm chí còn có đóng góp cho kinh tế, văn hóa hay học thuật nước nhà.

Về vấn đề này, ông Christian nhắc lại câu nói của ông cố của ông rằng ‘tôi vừa là người An Nam vừa là người Pháp’ để chỉ ra rằng ông Vị luôn ghi nhớ cội nguồn của mình.

“Chúng ta không nên dùng lăng kính ý thức hệ của ngày hôm nay để đánh giá lịch sử của ngày hôm qua,” ông viết cho VOA.

“Việt Nam cần tôn vinh Đỗ Hữu Vị cũng như tự hào về những thành tích và tấm gương của ông. Việc phủ nhận hay bỏ tên đường phố Đỗ Hữu Vị chẳng có ích gì cho vinh quang nước Việt.”
Theo VOA
UserPostedImage
Ole Le
Ý kiến của bạn làm tôi nhớ một linh mục già người Pháp khi đến thăm các trại tị nạn CS của đồng bào VN vượt biển ở Thái Lan đã an ủi "Các bạn đừng quá căm thù hải tặc Thái, mà ác cảm với người dân Thái. Việt Cộng là người Việt, mà tàn ác đến độ các bạn phải bỏ nhà cửa, người thân, liều chết vượt biển, huống hồ bọn hải tặc. Vậy thì trước mắt hãy lo hướng về tương lai, chờ ngày làm lại cuộc sống ở nước thứ ba".

Sửa bởi người viết 14/07/2022 lúc 10:31:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.