logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/07/2022 lúc 11:05:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,712

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Thực thẩm cứu trợ ở Nam Sudan.

Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc năm 2022 cảnh báo các cuộc khủng hoảng và thảm họa toàn cầu đang khiến việc đạt được 17 mục tiêu được các quốc gia thành viên LHQ thông qua vào cuối 2015 vô cùng khó khăn, theo VOA News.
Thông tin trong báo cáo, được công bố trong tuần này, từ hơn 200 quốc gia cho thấy dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu và xung đột gia tăng đang có tác động nghiêm trọng đến các nỗ lực xóa đói giảm nghèo cũng như cải thiện sức khỏe và an ninh toàn cầu.
Trợ lý Giám đốc Bộ phận Thống kê LHQ Francesca Perucci cho biết dịch bệnh COVID-19 đã xóa sổ thành quả của hơn 4 năm trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bà cho biết đại dịch đã khiến thêm 93 triệu người lâm vào cảnh nghèo cùng cực, và nhiều người khác rơi vào cảnh đói khát cấp bách.
Bà cho biết sự gia tăng số lượng và sự lan rộng toàn cầu của các cuộc xung đột, lớn nhất kể từ năm 1946, đã buộc hơn 100 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ.
“Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến giá lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng vọt, tiếp tục gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, thị trường tài chính chao đảo, đồng thời đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu và các dòng viện trợ. Nhân loại cũng đang ở bên bờ vực của một thảm họa khí hậu với những tác động đã được chứng kiến và cảm nhận bởi hàng tỷ người trên thế giới”, bà Perucci nói.
Bà cho biết những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất sẽ cảm nhận rõ tác động của các cuộc khủng hoảng toàn cầu này.
“Phụ nữ phải vật lộn với những ràng buộc của việc mất việc làm và sinh kế, việc học hành sa sút và gánh nặng gia tăng của công việc chăm sóc không được trả công tại nhà. Trong khi đó, các bằng chứng hiện có cho thấy bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đã trở nên trầm trọng hơn do đại dịch lao động trẻ em và tảo hôn đang gia tăng,” quan chức của LHQ nói.
Các quan chức LHQ cho biết giải pháp cho các vấn đề này là tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của sự gia tăng bất bình đẳng.
Họ nói rằng đầu tư vào năng lượng sạch có thể cải thiện cơ hội giảm bớt sự nóng lên toàn cầu và nhấn mạnh nhu cầu hành động tập thể và cam kết chính trị.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 21/07/2022 lúc 11:08:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,712

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Biến đổi khí hậu gây ra các đợt nóng và cháy rừng như thế nào?

UserPostedImage
Người dân Tây Ban Nha dùng quạt chống nóng tại một khu chợ trời ở thủ đô Madrid.

Những đợt nắng nóng khốc liệt đang bao trùm cả châu Âu và Hoa Kỳ trong tuần này và dự báo sẽ trút nhiệt lên phần lớn lãnh thổ Trung Quốc vào cuối tháng Tám.
Nhiệt độ tăng vọt lên trên 40 độ C, cháy rừng hoành hành khắp Nam Âu, dân sơ tán tại các thị trấn ở Ý và Hy Lạp.
Cái nóng gay gắt là một phần của mô hình tăng nhiệt toàn cầu, được các nhà khoa học cho là do hoạt động của con người.
Nhiều đợt nóng hơn, thường xuyên hơn
Biến đổi khí hậu khiến các đợt nóng trở nên nóng hơn và thường xuyên hơn. Đây là trường hợp xảy ra tại hầu hết các vùng đất và đã được xác nhận bởi ủy ban các nhà khoa học khí hậu toàn cầu của Liên hiệp quốc (IPCC).
Khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người đã làm nóng hành tinh lên khoảng 1,2 độ C kể từ thời tiền công nghiệp, có nghĩa là nhiệt độ sẽ cao hơn trong các đợt nắng nóng khắc nghiệt.
Ông Friederike Otto, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học Hoàng gia London, người đồng lãnh đạo hợp tác nghiên cứu Phân bổ Thời tiết Thế giới, nói: “Mỗi đợt nắng nóng mà chúng ta đang trải qua ngày nay đều trở nên nóng hơn và thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu.”
Nhưng các điều kiện khác cũng ảnh hưởng đến các đợt nóng. Ở châu Âu, luân lưu khí quyển là một yếu tố quan trọng.
Một nghiên cứu trên tạp chí Nature trong tháng này cho thấy các đợt nắng nóng ở châu Âu đã tăng nhanh hơn 3-4 lần so với các vùng vĩ độ trung bình phía bắc khác như Hoa Kỳ. Các tác giả liên kết điều này với những thay đổi trong dòng khí quyển - một dòng khí chuyển động nhanh từ tây sang đông ở bắc bán cầu.
Dấu ấn của biến đổi khí hậu
Để tìm hiểu chính xác mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với một đợt nắng nóng cụ thể, các nhà khoa học tiến hành “các cuộc nghiên cứu kết hợp.” Kể từ năm 2004, hơn 400 cuộc nghiên cứu như vậy đã được thực hiện đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm nắng nóng, lũ lụt và hạn hán - tính toán mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với từng hiện tượng.
Công tác này bao gồm việc mô phỏng khí hậu hiện đại hàng trăm lần và so sánh nó với mô phỏng khí hậu không có phát thải khí nhà kính do con người gây ra.
Các đợt nắng nóng vẫn sẽ tồi tệ hơn
Nhà khoa học khí hậu Sonia Seneviratne thuộc ETH Zurich, nói: “Trung bình trên đất liền, các đợt nóng khắc nghiệt xảy ra 10 năm một lần không do con người tác động đến khí hậu thì giờ đây thường xuyên hơn gấp ba lần”.
Nhiệt độ sẽ chỉ ngừng tăng nếu con người ngừng phát thêm khí nhà kính vào bầu khí quyển. Cho đến lúc đó, các đợt nắng nóng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nếu không giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu sẽ khiến nhiệt độ khắc nghiệt leo thang thậm chí còn nguy hiểm hơn.
Theo Thỏa thuận Paris 2015 toàn cầu, các quốc gia đã nhất trí cắt giảm lượng khí thải đủ nhanh để hạn chế hiện tượng trái đất ấm dần lên ở mức 2 độ C và nhắm tới 1,5 độ C, hầu tránh những tác động nguy hiểm nhất của nó. Các chính sách hiện tại sẽ không cắt giảm lượng khí thải đủ nhanh để đạt được một trong hai mục tiêu vừa kể.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu IPCC, một đợt nắng nóng xảy ra mỗi thập niên một lần trong thời kỳ tiền công nghiệp sẽ xảy ra 4,1 lần trong một thập niên nếu nhiệt độ nóng lên 1,5 độ C và 5,6 lần nếu nhiệt độ ấm lên 2 độ C.
Biến đổi khí hậu gây cháy rừng
Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng khô nóng khiến đám cháy lan nhanh hơn, cháy lâu hơn và bùng phát dữ dội hơn.
Ở Địa Trung Hải, điều đó đã góp phần làm cho mùa cháy bắt đầu sớm hơn và đốt cháy nhiều vùng đất hơn. Năm ngoái, hơn nửa triệu héc-ta bị cháy ở Liên hiệp châu Âu, trở thành mùa cháy rừng tồi tệ thứ hai của EU được ghi nhận sau năm 2017.
Thời tiết nóng hơn cũng lấy đi độ ẩm từ thảm thực vật, biến nó thành nhiên liệu khô giúp đám cháy lan rộng.
Nhà khoa học cao cấp Mark Parrington của Copernicus nói: “Tình trạng khô hơn, nóng hơn ngay bây giờ, chỉ làm cho [đám cháy] trở nên nguy hiểm hơn nhiều.”
Các quốc gia như Bồ Đào Nha và Hy Lạp trải qua hỏa hoạn hầu hết vào mùa hè và có cơ sở hạ tầng để tìm cách xoay sở - mặc dù cả hai đều đã nhận được sự trợ giúp khẩn cấp của EU vào mùa hè này. Nhưng nhiệt độ nóng hơn cũng đang đẩy cháy rừng lan ra những khu vực không quen với nạn cháy rừng, và do đó ít chuẩn bị để đối phó hơn.
Biến đổi khí hậu không phải là yếu tố duy nhất
Quản lý rừng và các nguồn gây lửa cũng là những yếu tố quan trọng. Ở châu Âu, hơn 9 trong số 10 đám cháy do các hoạt động của con người gây ra, như đốt phá hay do các đường dây điện..v..v..
Các quốc gia, bao gồm cả Tây Ban Nha, phải đối mặt với thách thức thu hẹp dân số ở các vùng nông thôn, khi người dân di chuyển đến các thành phố, để lại các lực lượng lao động nhỏ hơn để dọn sạch thảm thực vật và tránh “nhiên liệu” cho cháy rừng.
Các nhà khoa học đồng tình rằng nếu không có sự cắt giảm mạnh đối với khí thải nhà kính gây ra biến đổi khí hậu, thì các đợt nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt và hạn hán sẽ trở nên tồi tệ hơn đáng kể.




Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.