logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/09/2022 lúc 07:36:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”--- và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới. Trong khi Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation) lợi ích nhiều vô tận, vẫn có một số bất lợi sinh khởi. Có phải là vì thế gian chưa làm cho phù hợp? Do vậy, người viết đã tìm đọc nhiều hơn, để nhìn lại vấn đề theo nhiều khía cạnh. Và rồi dò theo con đường xưa, Đức Phật đã dạy thiền như thế nào? Kinh điển rất mực mênh mông, bài viết này chỉ là tổng hợp một phần nhỏ, chủ yếu là trích dẫn những lời dạy thực dụng của Đức Phật. Đối với các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.

Nhiều bệnh viện khuyến khích tập Thiền chánh niệm
Trong khi Thiền chánh niệm được dạy trong nhiều môi trường đa dạng như quân đội hay trường học, nơi ứng dụng ưu thắng nhất là ở các bệnh viện. Theo bài viết “Mindfulness exercises” (Thực tập chánh niệm) của hệ thống bệnh viện Mayo Clinic – nơi được giải thưởng đứng đầu hệ thống bệnh viện xuất sắc nhất Hoa Kỳ 2022-2023 theo xếp hạng của tạp chí U.S. News & World Report --  Thiền chánh niệm đã trở thành viên thuốc thần diệu cho nền y tế Hoa Kỳ. Hy vọng rằng các bệnh viện tại VN rồi cũng sẽ áp dụng các phương pháp của Thiền chánh niệm để đồng bào mình được lợi ích. Bài của Mayo Clinic, chúng ta sẽ trích dịch nơi đây như sau:

“Thiền chánh niệm là tập trung nhận biết về những gì chúng ta cảm thọ trong khoảnh khắc hiện tiền, mà không diễn dịch hay phán đoán. Tập thiền chánh niệm liên hệ tới các phương pháp thở, hình dung theo hướng dẫn (guided imagery), và các thực tập khác để thư giãn thân và tâm, và giúp giảm căng thẳng. Trong khi việc để quá nhiều thời gian sắp xếp kế hoạch, giải quyết vấn để, mơ tưởng, hay suy nghĩ tiêu cực, hay suy nghĩ linh tinh có thể làm chúng ta kiệt sức; như thế nhiều phần cũng làm chúng ta căng thẳng, lo lắng và có hội chứng trầm cảm. Tập thiền chánh niệm có thể giúp bạn chú tâm ra khỏi các kiểu suy nghĩ trên, và sẽ tiếp cận với thế giới quanh bạn.
 
Lợi ích của thiền tập?
Thiền tập đã được nghiên cứu trong nhiều thử nghiệm y tế lâm sàng. Chứng cớ tổng quát cho thấy hiệu quả của thiền tập đối với việc chữa trị hay làm giảm nhiều bệnh chứng khác nhau, trong đó có: căng thẳng, lo lắng, đau đớn, trầm cảm, mất ngủ, cao huyết áp. Nghiên cứu sơ khởi cũng cho thấy thiền tập cũng có thể giúp những người bị suyễn và bị hội chứng đau cơ xơ hoá (fibromyalgia).
Thiền tập có thể giúp bạn kinh nghiệm về các suy nghĩ và cảm thọ với quân bình lớn hơn và chấp nhận nhiều hơn. Thiền tập cũng được cho thấy: tăng sự chú ý, giảm kiệt sức trong việc làm, giấc ngủ tốt hơn, cải thiện sự kiểm soát bệnh tiểu đường.
Có nhiều cách đơn giản để tập Thiền chánh niệm. Vài thí dụ như sau.
 
Chú tâm. Trong một thế giới bận rộn, sẽ khó sống chậm lại và ghi nhận về các chuyện quanh mình. Hãy để ra thì giờ kinh nghiệm về môi trường chung quanh của bạn với tất cả các căn của bạn – cái được chạm xúc, cái được nghe, cái được thấy, cái được ngửi và cái được nếm. Thí dụ, khi bạn ăn một thực phẩm ưa thích, hãy để thì giờ để ngửi, nếm và chân thực thưởng thức nó.
 
Sống trong khoảnh khắc bây giờ. Hãy chú tâm nhận biết, cởi mở, chấp nhận với mọi chuyện bạn làm. Hãy tìm vui trong những niềm vui đơn giản.
 
Hãy chấp nhận chính bạn. Hãy đối xử với bạn cách mà bạn sẽ đối xử với một người bạn tốt.
 
Hãy tập trung vào hơi thở. Khi bạn có các suy nghĩ tiêu cực, hãy thử ngồi xuống, lấy một hơi thở sâu và nhắm mắt. Tập trung vào hơi thở của bạn trong khi hơi thở vào và ra cơ thể bạn. Ngồi và thở chỉ một phút cũng có thể có lợi.
 
Bạn cũng có thể thử nghiệm các cách thực tập thiền chánh niệm thâm sâu hơn nữa, như:
 
Thiền quán sát toàn thân (Body scan meditation). Hãy nằm ngửa, duỗi hai chân và hai tay ra hai bên, các lòng bàn tay ngửa lên. Tập trung sự chú ý của bạn chậm rãi và chú tâm vào từng phần trong cơ thể của bạn, mục đích để, chú tâm từ ngón chân lên tới đỉnh đầu, hay từ đỉnh đầu tới ngón chân. Hãy nhận biết bất kỳ cảm thọ nào, cảm xúc nào, suy nghĩ nào liên hệ từng phần trong cơ thể bạn.
 
Thiền ngồi. Hãy ngồi thoải mái với lưng thẳng, hai bàn chân áp sát vào sàn nhà, và hai bàn tay đặt trên hai đùi. Thở qua lỗ mũi, chú tâm vào hơi thở vào và ra khỏi cơ thể. Nếu có cảm thọ nào về thân hay có suy nghĩ gián đoạn thiền tập, hãy ghi nhận kinh nghiệm đó và đưa sự chú tâm trở lại vào hơi thở.
 
Thiền đi bộ. Hãy tìm một nơi vắng lặng, có khoảng cách từ 10 tới 20 feet (= từ 3 mét tới 6 mét) và bắt đầu bước chậm rãi. Chú tâm vào kinh nghiệm bước đi, nhận biết cảm thọ của thế đứng và các chuyển động dịu dàng làm cho bạn giữ quân bình. Khi bạn tới cuối lối đi, hãy quay lại và tiếp tục bước, vẫn giữ nhận biết về các cảm thọ.” (1)

Các đoạn văn vừa dịch trên là một thần dược mới của nền y tế Hoa Kỳ, đã được thử nghiệm thành công trong nhiều cuộc nghiên cứu. Nơi đây, bất kỳ tín đồ tôn giáo nào cũng tập được, không đòi hỏi phải có niềm tin Phật giáo, không đòi hỏi ăn chay, không ép buộc giữ giới luật nào.

Chúng ta cũng chú ý rằng các hướng dẫn Thiền chánh niệm như trên của hệ thống y tế Mayo Clinic là trích ra từ Tứ niệm xứ (the Four Foundations of Mindfulness), quán niệm 4 lĩnh vực thân, thọ, tâm, pháp. Có điểm khác nổi bật là nơi Thiền ngồi, vì trong bệnh viện không có chuyện ngồi bán già hay kiết già, mà chỉ đơn giản là ngồi trên ghế hay mép giường, với 2 bàn chân áp sát mặt sàn. Khi nói “thân, thọ, tâm, pháp” cũng là nói về toàn thể kinh nghiệm của thân tâm (danh sắc) hay là toàn thể thế giới của sáu nội xứ và sáu ngoại xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - và đối tượng của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Đức Phật nói, ngoài thế giới kinh nghiệm đó, không còn thế giới nào khác đối với chúng ta (chỉ trừ Niết Bàn, là pháp vô vi).

Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?
Tới đây, chúng ta chú ý về một bài viết của David Robson trên BBC, ghi nhận một số nghiên cứu cho thấy Thiền chánh niệm không chắc là có thể làm chúng ta tử tế hơn. Bài viết ghi về một nghiên cứu cho thấy người tập Thiền chánh niệm có thể ích kỷ hơn, và đề nghị nên bổ sung bằng Thiền tâm từ (Metta meditation), một thiền pháp khác cũng do Đức Phật dạy.

Bài viết từ BBC trích đoạn như sau:
“Theo một nghiên cứu mới, chánh niệm có thể đặc biệt có hại khi chúng ta đối xử không tốt với người khác. Bằng cách chế ngự cảm giác tội lỗi của chúng ta, dường như kỹ thuật thiền định phổ biến khiến chúng ta không còn muốn sửa chữa những lỗi lầm của mình.
"Trau dồi chánh niệm khiến mọi người xao nhãng những vi phạm của bản thân và nghĩa vụ trong đối nhân xử thế của họ, thi thoảng nới lỏng phạm trù đạo đức của chính mình," ông Andrew Hafenbrack, phó giáo sư quản lý và tổ chức tại Đại học Washington, Hoa Kỳ, người đứng đầu nghiên cứu mới này, cho biết.
Những tác động như vậy không nên khiến chúng ta chùn bước trước thiền định, Hafenbrack nhấn mạnh, nhưng ta có thể thay đổi thời gian, cách thức ta thiền định.
"Trong khi một số người xem nó như thuốc tiên, thì thiền chánh niệm là một cách thực hành cụ thể, đem đến các hiệu ứng tâm lý cụ thể," ông nói. Và chúng ta cần phải... quan tâm hơn chút nữa đến những tác động này.
Bình tĩnh và nhẫn tâm?
Có nhiều hình thức chánh niệm, nhưng các kỹ thuật phổ biến là tập trung vào hơi thở hay chú ý mãnh liệt đến những cảm giác trong cơ thể.
Có một số bằng chứng lạc quan cho thấy những cách làm này có thể giúp mọi người đối phó tốt hơn với căng thẳng, nhưng một số nghiên cứu trong vài năm qua đã chỉ ra rằng chúng cũng có thể có những tác động ngoài ý muốn và không mong muốn.
Chẳng hạn hồi năm ngoái, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bang New York đã chỉ ra rằng chánh niệm có thể làm tăng mạnh xu hướng ích kỷ ở con người. Nếu một người đã mang tính chủ nghĩa cá nhân, thì họ thậm chí còn trở nên ít có khả năng giúp đỡ người khác hơn nữa sau khi thiền định.
Nghiên cứu mới của Hafenbrack đã tìm hiểu xem liệu trạng thái tâm trí của chúng ta khi thiền định và bối cảnh xã hội của chúng ta có thể ảnh hưởng, tác động tới hành vi của chúng ta hay không.
Nói chung, chánh niệm dường như làm dịu cảm giác bức bối, ông nói, điều này cực kỳ hữu ích nếu bạn cảm thấy bị ngộp trước áp lực công việc.
Tuy nhiên thì nhiều cảm xúc tiêu cực có thể có tác dụng hữu ích, nhất là xét đến các quyết định mang tính đạo đức.
Ví dụ như cảm giác tội lỗi có thể thúc đẩy chúng ta xin lỗi khi chúng ta làm tổn thương người khác, hoặc có hành động sửa chữa có thể vô hiệu hóa một số thiệt hại mà chúng ta đã gây ra. Hafenbrack nghi rằng nếu thiền chánh niệm khiến chúng ta bỏ qua cảm xúc đó, thì nó có thể khiến cho chúng ta không sửa chữa sai lầm.
Để tìm hiểu, ông đề ra một loạt tám thí nghiệm với tổng số mẫu 1.400 người, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
Một cách trong số đó là người tham gia được yêu cầu nhớ rồi viết về một tình huống mà họ cảm thấy có lỗi. Một nửa sau đó được yêu cầu thực hành một bài tập chánh niệm để hướng sự tập trung vào hơi thở của họ, trong khi những người khác được yêu cầu để tâm trí họ nghĩ vẩn vơ.
Sau đó, những người tham gia được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi đo lường cảm giác tội lỗi của họ. Họ cũng phải tưởng tượng họ đã được cho 100 đô la. Nhiệm vụ của họ là ước lượng xem họ sẽ sẵn lòng quyên góp bao nhiêu cho người mà họ đã đối xử tệ để làm một món quà sinh nhật bất ngờ.
Đúng như Hafenbrack nghi vấn, những ai thực hành thiền chánh niệm cho biết họ ít hối hận hơn - và họ ít rộng lượng hơn nhiều đối với người mà họ đã xử tệ. Trung bình, họ chỉ sẵn lòng chi ra 33,39 đô la, trong khi những ai để tâm trí đi lan man lại sẵn lòng chi 40,70 đô la - chênh lệch gần 20%.” (2)

Chúng ta cũng ghi nhận được rằng, trong bài vừa dẫn, các nhà nghiên cứu ở các đại học Washington và New York không bận tâm về người tập Thiền chánh niệm được chuẩn bị thế nào. Không đặt vấn đề họ thuộc tôn giáo nào, không cần tín tâm với Tam Bảo, không yêu cầu phải ăn chay hay giữ giới. Nghĩa là, đối với các học giả, Thiền chánh niệm chỉ được xem như một môn thể dục thể thao cho thân và tâm.

Thiền chánh niệm có thể bất lợi đối với trẻ em vị thành niên?

Cũng mới đây, có bài viết ngày 22/8/2022 của Tiến sĩ Terri Apter trên tạp chí Psychology Today có nhan đề “Can Mindfulness Be Bad for Teens?” (Thiền chánh niệm có thể bất lợi đối với trẻ em vị thành niên?). Và nhan đề phụ của bài viết ghi rằng “New research shows mindfulness can increase depressive symptoms in teens.” (Nghiên cứu mới cho thấy Thiền chánh niệm có thể làm tăng các hội chứng trầm cảm đối với trẻ em vị thành niên.) (3)

Bài viết dẫn ra một thử nghiệm năm 2019 tại 100 trường học với 28,000 em vị thành niên, trong đó 29% trẻ em có dấu hiệu tâm lý khó khăn. Các em trong lứa tuổi từ 11 tới 14 tuổi, thời kỳ đầu được hướng dẫn quan sát cảm thọ bằng ba chữ định danh cho thọ là: “giận” hay “buồn” hay “vui” (“mad” or “sad” or “happy”). Kết quả thử nghiệm này cho thấy Thiền chánh niệm không có hiệu quả tích cực hay tiêu cực đối với các hội chứng trầm cảm.

Chúng ta cũng nhận ra rằng thử nghiệm này không đặt vấn đề với các em có tôn giáo nào, hay đã có những chuẩn bị như trong các môi trường nhà chùa. Các nhà nghiên cứu cũng không đặt ra vấn đề, có nên hay không để dạy Thiền chánh niệm cho các em trong truyền thống Ky Tô Giáo hay Hồi Giáo có thói quen hàng ngày cầu nguyện với Đấng Ky Tô hay Đấng Allah. Thêm nữa, đối với trẻ em, Thiền hơi thở có lẽ thích nghi hơn đối với Thiền định danh cảm thọ. Người viết (theo ý riêng) suy đoán rằng, trẻ em Mỹ trong lứa tuổi đó có thể là nhiều sắc tộc, nhiều tôn giáo (nhiều em đạo khác, quen cầu nguyện thay vì thiền), có thể nhiều em mới vào Mỹ và suy nghĩ bằng tiếng Mỹ còn chậm (nếu các em mới vào Mỹ vài tháng, có thể nghĩ tới các chữ “mad” hay “sad” sẽ lẫn lộn) và do vậy, cuộc nghiên cứu có thể bất toàn.
.
Đức Phật dạy: Thiền chánh niệm cần giữ giới trước tiên

Trong truyền thống các chùa, trước tiên là dạy có tín tâm, dạy tin sâu nhân quả, dạy một số giáo lý căn bản để có Chánh kiến. Vì nếu không có Chánh kiến dẫn đầu, các bước về sau sẽ chệch hướng. Đức Phật trong nhiều kinh cũng nói rằng học nhân cần phải giữ giới và có chánh kiến trước.

Trong Kinh SN 47.46, Đức Phật dạy rằng chặng trước của Thiền chánh niệm là phải giữ giới, theo bản dịch của Thầy Minh Châu:

“Này Tỷ-kheo, sau khi sống, hộ trì với sự hộ trì của Giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và thực hành các học giới rồi, này Tỷ-kheo, y cứ trên giới, an trú trên giới, hãy tu tập bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?
 
Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú, quán thân trên thân … Hãy trú, quán thọ trên các cảm thọ … Hãy trú, quán tâm trên tâm … Hãy trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.” (4)


Đức Phật dạy: cần có giới và chánh kiến trước

Trong Kinh vừa dẫn trên, Đức Phật dạy là cần có giới trước. Trong khi đó, khi dạy một số Tỳ kheo, Đức Phật yêu cầu phải có hai thiện pháp trước tiên: giữ giới thanh tịnh và có chánh kiến. Chưa có giới và chưa có Chánh kiến, sẽ không tu gì được, bởi vì có thể rơi vào tà kiến. Trong Kinh SN 47.3, Đức Phật dạy, theo bản dịch của Thầy Minh Châu, trích:

“Ông phải gột sạch hai pháp cơ bản về các thiện pháp. Và thế nào là hai pháp cơ bản về các thiện pháp? Chính là giới khéo thanh tịnh, và tri kiến chánh trực. Này Tỷ-kheo, khi nào Ông được giới khéo thanh tịnh và tri kiến chánh trực, này Tỷ-kheo, Ông hãy y cứ trên giới, an trú trên giới, tu tập bốn niệm xứ theo ba cách. Thế nào là bốn?
... Thân, thọ, tâm... … Hay Ông hãy trú, quán pháp trên các nội pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Hay Ông hãy trú, quán pháp trên các ngoại pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Hay Ông hãy trú, quán pháp trên các nội ngoại pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.” (5)

Trong đoạn Kinh vừa dẫn trên, Đức Phật yều cầu quán niệm theo 3 cách: nội pháp, ngoại pháp, nội ngoại pháp (quán nơi nội xứ, quán nơi ngoại xứ, quán vừa cả nội ngoại xứ). Tại sao cần như thế? Là để không bị vướng rằng có một cái gì có thể bị xem là tự ngã trong thân, thọ, tâm, pháp ở cả ba pháp nội, ngoại và nội ngoại. Nghĩa là, nhìn khắp cõi trong và ngoài, hay chặng giữa đều thấy không có mảy may gì gọi là “tôi” hay “của tôi.”
.


Đức Phật dạy: phải có giới, mới sanh định và huệ

Trong khi Thiền chánh niệm dạy khắp thế giới như hiện nay, chỉ có trong sân chùa mới nghe nói là cần có giới. Trong Kinh AN 5.24, Đức Phật dạy nếu không có giới, thì định và huệ sẽ bị phá hoại. Tương tự, khi có giới, mới có thể có định và huệ. Bản dịch của Thầy Minh Châu trích:

“Với người ác giới, này các Tỷ-kheo, với người phá giới, chánh định do vậy bị phá hoại. Khi chánh định không có mặt, với người chánh định bị phá hoại, như thật tri kiến do vậy bị phá hoại. Khi như thật tri kiến không có mặt, với người như thật tri kiến bị phá hoại, nhàm chán, ly tham do vậy bị phá hoại. Khi nhàm chán ly tham không có mặt, với người nhàm chán ly tham bị phá hoại, giải thoát tri kiến do vậy bị phá hoại...
...này các Tỷ-kheo, với người có giới, với người giữ gìn giới, chánh định nhân vậy được đầy đủ. Do chánh định có mặt, với người chánh định được thành tựu, như thật tri kiến do vậy được thành tựu. Do như thật tri kiến có mặt, với người như thật tri kiến được thành tựu, nhàm chán, ly tham do vậy được thành tựu. Do nhàm chán, ly tham có mặt, với người nhàm chán, ly tham được thành tựu, giải thoát tri kiến do vậy được thành tựu.” (6)

.

Đức Phật: ác tri thức và thiện tri thức đều như mặt trăng

Thực tế, đường tu rất mực gian nan. Có người càng tu càng thăng tiến, được Đức Phật gọi là thiện tri thức. Ngược lại, có người tu một thời gian là lui sụt, được Đức Phật gọi là ác tri thức. Có 3 Kinh (Kinh MA 148, Kinh EA 17.8, Kinh SA 94) ghi lời Đức Phật dạy rằng phải quán sát ác tri thức và thiện tri thức đều như mặt trăng. Có thể chú ý quy trình cho người tu: phải có tín (tín tâm), giới (giới luật), văn (uyên bác về giáo lý), thí (độ lượng bố thí), trí tuệ (Thiền tập, thấy như thật). Nơi đây, chúng ta dẫn ra Kinh EA 17.8, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ & Thầy Đức Thắng, ghi lời Đức Phật dạy:

“Này Bà-la-môn, giống như trăng cuối tháng, ngày đêm xoay vần, nó chỉ có giảm chứ không có đầy. Vì nó tổn giảm, hoặc có khi trăng không hiện nên không có ai thấy. Này Bà-la-môn, ở đây cũng vậy, như ác tri thức, trải qua ngày đêm, dần dần không có tín, không có giới, không có văn, không có thí, không có trí tuệ. Lúc đó ác tri thức kia thân hoại mạng chung, sanh vào trong địa ngục. Cho nên, Bà-la-môn, nay Ta nói người ác tri thức này giống như mặt trăng cuối tháng.
 
“Này Bà-la-môn, giống như mặt trăng đầu tháng, trải qua ngày đêm, ánh sáng dần tăng lên, từ từ tròn đầy, cho đến ngày mười lăm là sung mãn đầy đủ, tất cả chúng sanh không ai là không thấy. Này Bà-la-môn, cũng vậy, như thiện tri thức, trải qua ngày đêm, tăng trưởng tín, giới, văn, thí, trí tuệ. Vì họ nhờ tăng trưởng tín, giới, văn, thí, trí tuệ, nên thiện tri thức lúc bấy giờ thân hoại mạng chung, sinh lên trời, cõi lành. Cho nên, Bà-la-môn, nay Ta nói chỗ hướng đến của người thiện tri thức này, giống như mặt trăng tròn đầy.” (7)
.
2 đạo sư phi truyền thống: Chögyam Trungpa, Osho

Chúng ta sẽ thấy rằng không phải các đạo sư đều có đầy đủ tín, giới, văn, thí, trí tuệ như lời Đức Phật dạy về pháp tu học của người thiện tri thức, như lời dạy trong Kinh EA 17.8 vừa dẫn. Cũng không chắc người tu đã có đủ giới và  chánh kiến, như lời Phật dạy trong Kinh SN 47.3 trước đó. Chúng ta cũng thấy có nhiều ngã rẽ bất ngờ lúc nào cũng có thể hiện ra. Khi tập Thiền chánh niệm, chúng ta có thể thấy ăn trái cam ngon hơn (và do vậy, tâm một số người có thể chệch hướng, rơi vào vị ngọt của ngũ dục), có thể thấy giấc ngủ ngon hơn (và do vậy, có thể không còn giữ được chánh tinh tấn như thời mặt trăng còn sáng), có thể thấy rung động mạnh hơn khi nắm tay hay ôm người khác phái (và do vậy, sẽ hiểu vì sao nhiều bác sĩ Mỹ rủ nhau viết sách dạy cách tìm khoái lạc bằng Thiền chánh niệm – bạn vào Google, gõ nhóm chữ “mindfulness sex” sẽ hiểu vì sao). Thêm nữa, nếu không hiểu căn bản giáo lý, có thể sẽ ngộ nhận để có những rủi ro khác, như trường hợp cô Megan Vogt, 25 tuổi, sau khi dự Thiền thất 10 ngày của Thầy Goenka đã tự sát (Để đọc thảo luận này, xin vào Google, gõ nhóm chữ: Suicide after ten day Goenka retreat.). Do vậy, đường tu có trăm ngã rẽ.
.
Một vị thầy phi truyền thống nối tiếng có tên là Chögyam Trungpa (1939 – 1987). Trong khi Phật Giáo Tây Tạng nói rằng Thầy này đã vị Trungpa Tulku tái sinh đời thứ 11, Thầy này lại gây nhiều tranh cãi vì uống rượu như hũ chìm và nổi tiếng “ưa chạy theo” phụ nữ. Năm 1954, khi Trungpa mới 15 tuổi, trong một buổi lễ tại Tây Tạng, ngài Karmapa nói với Trungpa và tiên tri rằng, “Trong tương lai, vị này sẽ mang Phật pháp sang Tây phương.” Thầy Chögyam Trungpa đã thiết lập khoảng 150 trung tâm thiền định khắp thế giới. Năm 1974, thành lập học viện Naropa Institute, về sau trở thành đại học Naropa University, tại thành phố Boulder, Colorado. Vì uống rượu quá nhiều, Thầy Chögyam Trungpa chết vì nhiều bệnh, khi mới 48 tuổi.

Chögyam Trungpa để lại vài chục tác phẩm về Phật pháp, trong đó nổi tiếng có tác phẩm “Mindfulness in Action: Making Friends with Yourself Through Meditation and Everyday Awareness” (Thiền chánh niệm trong hành động: Làm bạn với chính bạn xuyên qua Thiền tập và tình thức hàng ngày). (8)


Mặt khác, có một đạo sư phi truyền thống đang có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam: Rajneesh (1931 – 1990), còn gọi là Osho. Từ cuối thập niên 1960s, Osho chủ trương cởi mở về tình dục, và từ đó  được gọi là "the sex guru" (Đạo sư sex). Osho ưa thích sưu tập xe hơi nhãn hiệu Rolls-Royce, có tổng cộng 93 chiếc xe hiệu Rolls-Royce. Năm 1964, Osho tiên đoán là sẽ có Thế Chiến thứ 3, và ông nói về một chiếc thuyền kiểu Noah's Ark (theo mô hình Kinh Cựu Ước Ky Tô Giáo) để thành lập một “nhân loại mới.” Osho lập một đạo tràng lớn ở Oregon, tiên đoán 2/3 nhân loại sẽ chết vì bệnh AIDS, yêu cầu các đệ tử của ông khi giao hoan phải mang bao cao su. Thư ký riêng của Osho là Sheela kể rằng Osho nghiện thuốc an thần: Osho mỗi ngày dùng 60 milligrams thuốc valium, và nghiện dùng hóa chất an thần khác có tên là nitrous oxide. Khi báo chí phỏng vấn, Osho nói rằng ông không nghiện. Osho có vài chục tác phẩm được dịch ra tiếng Việt và lưu hành tại Việt Nam.

Một tác phẩm nổi tiếng của Osho về Thiền chánh niệm, bản tiếng Anh là “Mindfulness in the Modern World: How Do I Make Meditation Part of Everyday Life?” (Thiền chánh niệm trong thế giới hiện đại: Cách để đưa thiền trở thành một phần trong đời sống hành ngày). (9)

Như thế, chúng ta thấy giới là chặng đường cực kỳ quan trọng. Hễ giới bất toàn, sẽ thấy những ngã rẽ phi truyền thống. Thậm chí, có người tu thiền một thời gian tự thấy mình là giáo chủ, rồi tự lập các tôn giáo mới, cũng thiền, cũng ăn chay…
.
Cư sĩ tu Tứ niệm xứ có thể đắc quả Bất Lai

Nên thấy rằng Thiền pháp Tứ niệm xứ oai lực vô cùng tận, và cũng thích hợp cho cả cư sĩ, không riêng cho các vị xuất gia. Kinh SN 47.29 kể rằng Cư sĩ Sirivaḍḍha đắc quả Bất Lai (A Na Hàm) nhờ thiền quán với Tứ niệm xứ.  Trường hợp tương tự, Kinh SN 47.30 kể rằng Cư sĩ Mànadinna cũng đắc quả Bất Lai tương tự như thế.

Nơi đây, chúng ta trích dẫn Kinh SN 47.29, khi ngài Ananda tới thăm bệnh cư sĩ Sirivaḍḍha, lúc đó cư sĩ thấy bệnh đau tới mức như không thể chịu đựng, nhưng vẫn liên tục giữ tâm quán sát Tứ niệm xứ. Bản dịch của Thầy Minh Châu như sau:

“—Thưa Tôn giả, bốn niệm xứ này được Thế Tôn thuyết giảng, những pháp ấy có ở trong con, và con hiện thực hành những pháp ấy. Thưa Tôn giả, con trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú, quán thọ trên các cảm thọ … Con trú, quán tâm trên tâm … Con trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Thưa Tôn giả, năm hạ phần kiết sử được Thế Tôn thuyết giảng này, con không thấy có một pháp nào mà không được đoạn tận ở nơi con.
—Lợi đắc thay cho Ông, này Gia chủ! Thật khéo lợi đắc thay cho Ông, này Gia chủ! Này Gia chủ, Gia chủ đã tuyên bố về quả Bất lai.” (10)



Chú ý, trong hai Kinh SN 47.29 và SN 47.29, hai cư sĩ nằm bệnh được khuyên là hãy quán sát Tứ niệm xứ, nhưng tới Kinh MN 143, khi ngài Cấp Cô Độc bệnh nặng, hấp hối thì Ngài Xá Lợi Phất không khuyên quán theo Tứ niệm xứ, mà hướng dẫn ngài Cấp Cô Độc pháp quán y hệt Kinh Kim Cang (sẽ ghi rõ trong bài này, phần sau).
.
Tứ niệm xứ sẽ kéo dài chánh pháp Như Lai

Đức Phật dặn dò rằng, muốn Phật pháp trường tồn, bốn niệm xứ cần phải tu tập. Trong Kinh SN 47.22, Đức Phật dạy, theo bản dịch của Thầy Minh Châu:

“Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.” (11)

Đức Phật dạy: hãy chú tâm liên tục với Thân hành niệm

Trường hợp tu thiền trong tinh thần mấp mé bờ sinh tử, ưu thắng là Thân hành niệm. Đức Phật dạy trong Kinh SN 47.20 rằng, phải tu liên tục trong từng khoảnh khắc, không sơ ý nơi sát na nào, y hệt như trong khi cô hoa hậu múa hát, người tu phải đội bát đầy dầu trên đầu đi vòng quanh và hễ đổ một chút dầu nào ra ngoài, liền bị người cầm kiếm theo sát sau lưng chém đứt đầu liền. Đức Phật nói bước đi cẩn trọng với bát dầu đầu trên đầu được giữ không đổ giọt nào là thân hành niệm. Bản dịch của Thầy Minh Châu trích như sau:

“—Ví dụ này, này các Tỷ-kheo, Ta nói ra để nêu rõ ý nghĩa. Và đây là ý nghĩa của nó. Này các Tỷ-kheo, cái bát đầy dầu là đồng nghĩa với thân hành niệm. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, làm cho như thành cỗ xe, làm cho như thành đất nền, làm cho tiếp tục an trú, làm cho tích tập, làm cho khéo có hiệu năng (susamàraddhà)”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.” (12)
.
Đức Phật độc cư 3 tháng, chỉ niệm hơi thở
 
Niệm hơi thở cũng là một pháp ưu thắng. Đó cũng là lý do Thầy Nhất Hạnh đã liên tục đề cao pháp thiền hơi thở. Trong Kinh SN 54.11, Đức Phật có một thời gian "độc cư Thiền tịnh trong ba tháng, không tiếp một ai, trừ một người đem đồ ăn lại," và trong thời gian này Thế Tôn chỉ thuần niệm hơi thở. Kinh này trích, theo bản dịch của Thầy Minh Châu:

"Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh niệm Ta thở vô, chánh niệm Ta thở ra. Hay thở vô dài, Ta rõ biết: “Ta thở vô dài”. Hay thở ra dài, Ta rõ biết: “Ta thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, Ta rõ biết: “Ta thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, Ta rõ biết: “Ta thở ra ngắn” … “Quán từ bỏ, Ta thở vô”, Ta rõ biết như vậy. “Quán từ bỏ, Ta thở ra”, Ta rõ biết như vậy.
Này các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú." (13)

Kinh SN 54.4 nói rằng thiền hơi thở có thể dẫn tới giải thoát ngay trong kiếp này, hoặc là nếu bất toàn thì cũng là quả Bất Lai. Bản dịch của Thầy Minh Châu viết:

“Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi kiết-già … “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Niệm hơi thở vô, hơi thở ra được tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, được làm cho sung mãn như vậy, được chờ đợi một trong hai quả sau: Ngay trong hiện tại, được Chánh trí; nếu có dư y, chứng quả Bất lai.” (13)
song  
#2 Đã gửi : 08/09/2022 lúc 07:37:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đức Phật dạy: hoặc là tu Tứ niệm xứ, hoặc là tu Thiền vô tướng

Đức Phật dạy trong nhiều kinh về Thiền vô tướng. Trong Kinh SN 22.80, Đức Phật dạy chư Tăng ni rằng hoặc là tu Tứ niệm xứ, hoặc là tu Thiền vô tướng đều sẽ đoạn diệt không có dư tàn. Điểm đặc biệt của Kinh SN 22.80 là, trước khi dạy Thiền vô tướng, Đức Phật thị hiện thần thông để từng nhóm Tỳ kheo tới gặp Đức Phật với tâm có tội lỗi để tìm lời dạy. Kinh SN 22.80, bản dịch của Thầy Minh Châu, trích như sau:

“Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến vườn Cây Bàng, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nghĩ rằng: “Ta hãy thị hiện thần thông một cách khiến cho các vị Tỷ-kheo ấy đến Ta từng nhóm một hay hai người, với tâm có tội lỗi”.
Và các Tỷ-kheo ấy đến Thế Tôn, từng nhóm một hay hai người, với tâm có tội lỗi; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên...
...
Này các Tỷ-kheo, có ba bất thiện tầm này: dục tầm, sân tầm, hại tầm. Và này các Tỷ-kheo, ba bất thiện tầm này được đoạn diệt không có dư tàn, đối với vị nào tâm đã khéo an trú vào bốn Niệm xứ HAY tu tập vô tướng Thiền định.
Này các Tỷ-kheo, hãy khéo tu tập vô tướng Thiền định. Này các Tỷ-kheo, vô tướng Thiền định được tu tập, làm cho tăng thịnh, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn.” (14)

Nghĩa là, có 2 chiếc ghe tương đương có thể chở học nhân qua bờ bên kia, hoặc là lên ghe Tứ niệm xứ, hoặc là lên ghe Thiền vô tướng. Và thậm chí, cũng có thể đi cả 2 ghe để có thể linh động hướng dẫn tứ chúng. Do vậy, chúng ta thấy rằng sẽ là sai lầm khi nói Tứ niệm xứ là con đường độc nhất. Đúng ra, phải nói, Bát chánh đạo là con đường độc nhất, bởi vì Chánh niệm chỉ là chi thứ 7 trong Bát chánh đạo.

Xin chú ý tới văn phạm trong các bản dịch tiếng Anh cũng nói minh bạch về lựa chọn tương đương giữa Tứ niệm xứ và Thiền vô tướng.
Bản dịch Kinh SN 22.80 của Thầy Sujato là: “And where do these three unskillful thoughts cease without anything left over? In those who meditate with their mind firmly established in the four kinds of mindfulness meditation; or who develop signless immersion.”
Bản dịch của Thầy Thanissaro: “These three types of unskillful thinking cease without remainder in one who dwells with his mind well established in the four frames of reference or who develops the themeless concentration.”
Bản dịch của Giáo sư Maurice O'Connell Walshe: “And these three unskilled states disappear utterly in him whose heart is well established in the four foundations of mindfulness, or who practices concentration on the signless.”
.
Bên Tạng A Hàm, tương đương là Kinh SA 272, bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ và Đức Thắng, trích: “Này các Tỳ-kheo, tham tưởng, nhuế tưởng, hại tưởng; tham giác, nhuế giác, hại giác và vô lượng thứ bất thiện, làm sao để diệt sạch rốt ráo? Hãy buộc tâm vào bốn Niệm xứ, hãy an trụ nơi vô tưởng tam-muội, tu tập, tu tập nhiều; pháp ác bất thiện từ đây diệt hết, dứt sạch không còn sót, là chính nhờ ở pháp này.” (14)

Tới đây, câu hỏi là, định nghĩa Vô tướng (Signless, hay Themeless) là gì?
Trong luận thư The Path of Purification (Thanh Tịnh Đạo), bản Anh văn của Thầy Ñanamoli, ấn bản Colombo năm 1956, nơi trang 564, viết: “Signless, being secluded from the sign of the five aggregates, taken as having no graspable entity (aviggaha).” (Dịch: Vô tướng là xa lìa các tướng của năm uẩn, thấy là không có bất kỳ một cái gì để nắm giữ.”
.
Khi Đức Phật bệnh nặng, đã dùng Thiền vô tướng để thân thoải mái

Trong Kinh SN 47.9, Đức Phật kể rằng, bấy giờ bệnh trầm trọng khởi lên, những cảm thọ khốc liệt gần như chết tiếp diễn, bản dịch của Thầy Minh Châu, trích:


“Này Ānanda, Ta nay đã già, bậc trưởng thượng, bậc trưởng lão, đã đạt đến đoạn cuối của đời, đã đến tám mươi tuổi. Này Ānanda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thừng chằng chịt. Cũng vậy, thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ dây thừng chằng chịt. Này Ānanda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy, thân Như Lai được thoải mái.” (15)

Thiền vô tướng: không chú tâm vào bất cứ tướng nào
Kinh SN 47.9 cho thấy Đức Phật “không tác ý tất cả tướng” (Kinh Kim Cang: ly nhất thiết tướng) và nơi đây cảm thọ được đoạn tận (nơi đây, thọ biến mất).

Bản tiếng Anh của Thầy Sujato viết: “…not focusing on any signs, and with the cessation of certain feelings, enters and remains in the signless immersion of the heart. Only then does the Realized One’s body become more comfortable.” (Dịch: … không chú tâm vào bất kỳ tướng nào, và với tịch diệt một số cảm thọ, Như Lai vào và an trú trong vô tướng tâm định. Chỉ khi đó, thân của Như Lai mới thoải mái hơn.)

Bản tiếng Anh của Thầy Bodhi viết: “…Whenever, Ānanda, by nonattention to all signs and by the cessation of certain feelings, the Tathagata enters and dwells in the signless concentration of mind, on that occasion, Ānanda, the body of the Tathagata is more comfortable.” (Dịch: A Nan, bất cứ khi nào, bằng cách không chú tâm vào tất cả các tướng và tịch diệt một số cảm thọ, Như Lai vào và an trú trong vô tướng tâm định, khi đó, thân của Như Lai mới thoải mái hơn.)
.
Để nói ngắn gọn theo Thiền Tông, có thể gọi Thiền vô tướng như các đoạn trên là “vô tâm” hay “vô niệm” -- nhưng nếu phân tích chi tiết, thì nơi đây là Đức Phật dạy đoạn tận hành và đoạn tận thức (không nên hiểu là xóa sổ hành và thức, chỉ nên hiểu là khi tất cả đều đã “ly nhất thiết tướng” thì sẽ không thấy gì gọi là hành hay thức nữa):

-- Đoạn tận hành (cessation of volitional formations, cessation of choices). Hành là tác ý, là lựa chọn, là ý muốn, ý nguyện. Kinh snp3.12 (trong Kinh Tập), theo bản dịch Sụjato: ‘All the suffering that originates is caused by choices’: this is one contemplation. ‘With the utter cessation of choices there is no origination of suffering’: this is the second contemplation. When a mendicant meditates in this way they can expect enlightenment or non-return.” (Dịch: Tất cả khổ sinh khởi từ hành: đây là một điều quán niệm. Khi hành tịch diệt hoàn toàn, sẽ không có khổ sinh khởi: đây là quán niệm thứ nhì. Khi tỳ kheo thiền tập trong cách này, họ sẽ giải thoát hoàn toàn, hay [nếu bất toàn] cũng sẽ chứng quả Bất Lai.) (16)

-- Đoạn tận thức (cessation of consciousness). Trong Kinh SN 22.57, bản dịch Thầy Minh Châu, trích: “Do duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của thức. Thức vô thường, khổ, vô ngã, đây là nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thức, đây là sự xuất ly của thức... Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, họ giải thoát, không chấp thủ. Họ được khéo giải thoát.” (17)

.
Đức Phật dạy ngài Mục Kiền Liên an trú Thiền vô tướng

Một điểm để suy nghĩ: Hai đệ tử lớn của Đức Phật là Xá Lợi Phất (Sariputta), đệ nhất về trí tuệ, và Mục Kiền Liên (Moggallāna), đệ nhất về thần thông, đều liên hệ hầu hết tới các kinh về Thiền vô tướng. Bài Bát Nhã Tâm Kinh với ngài Xá Lợi Phất (Xá Lợi Tử) là vị đương cơ là một điển hình của Thiền vô tướng trong Phật Giáo Tây Tạng và Bắc Tông. Tạng Pali cũng ghi lại rằng cả hai vị Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đều từng trực tiếp hoằng pháp Thiền vô tướng.

Nơi đây, chúng ta trích Kinh SN 40.9, ngài Mục Kiền Liên kể lại, theo bản dịch của Thầy Minh Châu:

“…“Vô tướng tâm định, Vô tướng tâm định” (animitto cete samādhi), như vậy được nói đến. Thế nào là Vô tướng tâm định?
Và này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: “Ở đây, Tỷ-kheo không tác ý tất cả tướng, chứng và trú Vô tướng tâm định”. Đây gọi là Vô tướng tâm định.
Rồi này chư Hiền, tôi không tác ý tất cả tướng, chứng và an trú Vô tướng tâm định. Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, (tôi đạt được) thức tùy thuận tướng (nimittànusarivinnànam).
Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói như sau: “Này Moggallāna, này Moggallāna, chớ có phóng dật Vô tướng tâm định! Này Moggallāna, hãy đặt tâm vào Vô tướng tâm định! Hãy nhứt tâm vào Vô tướng tâm định! Hãy định tâm vào Vô tướng tâm định!”
Rồi này chư Hiền, sau một thời gian, tôi không tác ý tất cả tướng, chứng và trú Vô tướng tâm định.
Này chư Hiền, nếu ai có nói một cách chơn chánh: “Vị đệ tử được bậc Đạo Sư hỗ trợ, chứng và đạt thắng trí”. Người ấy sẽ nói về tôi như sau: “Moggallāna là người đệ tử được bậc Đạo Sư hỗ trợ, chứng và đạt thắng trí”…” (18)
.
Tôn giả Xá Lợi Phất dạy Thiền vô tướng

Trong Kinh MN 43, ngài Xá Lợi Phất dạy cho ngài Mahā Kotthita rằng Thiền vô tướng là tận gốc lìa tham sân si vì tham sân si luôn luôn có tướng, theo bản dịch Thầy Minh Châu:

“Và này Hiền giả, thế nào là không tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống và suy nghĩ như sau: “Đây trống không, không có tự ngã hay không có ngã sở”. Như vậy, này Hiền giả, gọi là không tâm giải thoát. Và này Hiền giả, thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo không tác ý với nhất thiết tướng, đạt và an trú vô tướng tâm định. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô tướng tâm giải thoát. Như vậy là có pháp môn và do pháp môn này những pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt...
... Tham, này Hiền giả, là nhân tạo ra tướng, sân là nhân tạo ra tướng, si là nhân tạo ra tướng. Đối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này được chặt tận gốc, như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô tướng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát này không có tham, không có sân, không có si.” (19)

.
Ngài Xá Lợi Phất dạy Cấp Cô Độc đang hấp hối: không để thức y cứ vào đâu

Tóm tắt, Thiền vô tướng chính là thấy thường trực Lý Duyên Khởi rằng cái này có thì cái kia có, rằng cái này diệt thì cái kia diệt. Nhân duyên vào đạo của ngài Xá Lợi Phất là gặp ngài Assaji (một trong 5 đệ tử đầu tiên của Đức Phật và là trong nhóm 61 vị A la hán đầu tiên được Đức Phật yêu cầu đi các nơi để hoằng pháp), và được ngài Assaji dạy Lý Duyên Khởi: “Các pháp nhân duyên sinh, cũng theo nhân duyên diệt.” Khi nghe như thế, ngài Xá Lợi Phất chứng sơ quả Tu Đà Hoàn, tức là quả Dự lưu. Khi hiểu, các pháp do duyên sinh, tức khắc là thấy cốt tủy các pháp là không, tức khắc là tâm xa lìa tướng của năm uẩn, tức khắc là thấy không có “tôi” cũng không có “người” cũng không thấy bất kỳ tướng nào trước mắt hay trong tâm. (Kinh Kim Cang: Lìa tất cả các tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức gọi là chư Phật... Thử nhân vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng... Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật.) Làm thế nào ly nhất thiết tướng? Đức Phật dạy là “không tác ý tất cả tướng.” Nói cách khác: không để thức dựa vào bất kỳ tướng nào hết.

Nơi đây, chúng ta dẫn ra Kinh MN 143, khi Cư sĩ Cấp Cô Độc hấp hối, đau đớn, cung thỉnh ngài Xá Lợi Phất và ngài Ananda tới, nói với 2 vị thầy về sự đau đớn cư sĩ đang chịu đựng, theo bản dịch của Thầy Minh Châu:
“... Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sāriputta, ví như hai người lực sĩ, sau khi nắm cánh tay của một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân con….”
Bấy giớ, ngài Xá Lợi Phất mới dạy ngài Cấp Cô Độc:



“… Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ thế giới ở đây và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới ở đây”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy … “Tôi sẽ không chấp thủ thế giới khác, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới khác”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.
Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ, được nhận thức, được hy cầu, được tư sát với ý, và tôi sẽ không có thức y cứ vào các pháp (nói trên)”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.” (20)

Giây lát sau, Cư sĩ Cấp Cô Độc từ trần, sinh lên cõi trời Đâu Suất (Tusita). Kinh này nên đối chiếu với Kinh SN 47.29 và Kinh SN 47.29, khi hai cư sĩ nằm bệnh được khuyên là hãy quán sát Tứ niệm xứ.
.
Bố thí với tâm vô cầu, sẽ sinh thiên, rồi đắc quả Bất Lai

Giữ được tâm vô tướng sẽ có oai lực vô cùng tận. Đức Phật trong Kinh AN 7.52 dạy cho ngài Xá Lợi Phất rằng bố thí với tâm không cầu, không trụ, không mong muốn gì, cũng không nghĩ là để tâm được tịnh tín, mà chỉ để trang nghiêm tâm… thì sẽ được sinh thiên rồi đắc quả Bất Lai. Bản dịch của Thầy Minh Châu trích như sau:

“—Này Sàriputta, ở đây, ai bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”, bố thí không với ý nghĩ: “Lành thay, sự bố thí”, bố thí không với ý nghĩ: “Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên”, bố thí không với ý nghĩ: “Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn”, bố thí không với ý nghĩ: “Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này”, bố thí không với ý nghĩ: “Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên”. Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Do vị ấy bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Và khi vị ấy, nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này.” (21)
.
Ly nhất thiết tướng: Kinh Bahiya

Đức Phật dạy rằng phải lìa tất cả các tướng. Nghĩa là trong cái được thấy, trong cái được nghe… không hề có tướng nào gọi là A hay B, không hề có cái gì gọi là tướng nhân hay tướng ngã, không hề có bất kỳ tướng nào hết… mà chỉ là những cái được thấy và những cái được nghe liên tục chảy xiết qua tâm gương sáng. Thấy như thế là giải thoát. Đó là thấy được tánh Như: Thiền Tông so sánh tương tự như gương sáng không hề lưu ảnh, vì Hồ tới hiện Hồ, Hán tới hiện Hán. Liên tục giữ tâm vô tướng như thế là giải thoát. Đức Phật dạy ngài Bahiya cách nhìn này:
“Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya.” (22)

.
Thiền vô tướng nhìn từ đời sau

Tới đây, chúng ta có thể gợi nhớ rằng, trong Kinh Pháp Bảo Đàn của Thiền Tông, nơi "Phẩm thứ tư: Định Huệ" Lục Tổ Huệ Năng (638-713) đã dạy, theo bản dịch của Thầy Thích Thanh Từ, trích:
“Này Thiện tri thức, pháp môn của ta đây từ trước đến nay, trước lập Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm bản. Vô tướng là đối với tướng mà lìa tướng; vô niệm là đối với niệm mà không niệm; vô trụ là Bản tánh của người... Này Thiện tri thức, ngoài lìa tất cả tướng gọi là vô tướng, hay lìa nơi tướng tức là Pháp thể thanh tịnh, đây là lấy vô tướng làm thể. Này Thiện tri thức, đối trên các cảnh tâm không nhiễm gọi là vô niệm. Đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm.” (23)

Tương tự, trong tác phẩm Gương Thiền (Thiền Gia Quy Giám), ngài Tây Sơn Đại Sư (1520-1604) giải thích, qua bản dịch của Thị Giới, trích:

“(44) Thấy cảnh tâm không khởi gọi là không sanh. Không sanh là vô niệm. Vô niệm là giải thoát.
Giới Định Tuệ nếu được một liền đủ cả ba, không phải riêng lẻ.
(45) Tu đạo mà có chỗ chứng thì không phải là chân thật. Tâm và pháp vốn rỗng lặng là tịch diệt chân thật (niết bàn chân thật). Do đó nói rằng: “Các pháp xưa nay vốn tướng tịch diệt.”…” (24)

Kết luận
Con đường độc nhất để giải thoát là Bát Chánh Đạo, chứ không phải bất kỳ một chi nào trong đó. Đức Phật cũng dạy nhiều pháp khác, ngoài những gì đã trình bày trên. Thí dụ, Kinh Metta Sutta (Kinh Từ Bi), một bài kinh có tầm quan trọng đặc biệt. Bài viết này chỉ nói lên một phần rất nhỏ trong giáo lý của Đức Phật, vì sức đọc của người viết không nhiều. Dù vậy, cũng hy vọng đã làm sáng tỏ về một số bất toàn, một số trở ngại… nếu có ai chỉ dùng Thiền pháp như một kỹ thuật mà không chú trọng tới giữ giới và các giáo lý căn bản.

Nguyên Giác
______________________
GHI CHÚ:
(1) Mindfulness exercises, Mayo Clinic: https://www.mayoclinic.o...s-exercises/art-20046356
(2) Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi? https://thuvienhoasen.or...n-con-nguoi-xau-tinh-di-
(3) Can Mindfulness Be Bad for Teens?
https://www.psychologyto...mindfulness-be-bad-teens
(4) Kinh SN 47.46: https://suttacentral.net/sn47.46/vi/minh_chau
(5) Kinh SN 47.3: https://suttacentral.net/sn47.3/vi/minh_chau
(6) Kinh AN 5.24: https://suttacentral.net/an5.24/vi/minh_chau
(7) Kinh EA 17.8: https://suttacentral.net/ea17.8/vi/tue_sy-thang
(8) Chögyam Trungpa: https://en.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B6gyam_Trungpa
(9) Osho (tiếng Việt): https://vi.wikipedia.org/wiki/Osho
Hiện Tượng Osho - Hoàng Liên Tâm: https://thuvienhoasen.or...uong-osho-hoang-lien-tam
(10) Kinh SN 47.29: https://suttacentral.net/sn47.29/vi/minh_chau
(11) Kinh SN 47.22: https://suttacentral.net/sn47.22/vi/minh_chau
(12) Kinh SN 47.20: https://suttacentral.net/sn47.20/vi/minh_chau
(13) Kinh SN 54.11: https://suttacentral.net/sn54.11/vi/minh_chau
Kinh SN 54.4: https://suttacentral.net/sn54.4/vi/minh_chau
(14) Kinh SN 22.80: https://suttacentral.net/sn22.80/vi/minh_chau
(14) Kinh SA 272: https://suttacentral.net/sa272/vi/tue_sy-thang
(15) Kinh SN 47.9: https://suttacentral.net/sn47.9/vi/minh_chau
(16) Kinh snp 3.12: https://suttacentral.net/snp3.12/en/sujato
(17) Kinh SN 22.57: https://suttacentral.net/sn22.57/vi/minh_chau
(18) Kinh SN 40.9: https://suttacentral.net/sn40.9/vi/minh_chau
(19) Kinh MN 43: https://suttacentral.net/mn43/vi/minh_chau
(20) Kinh MN 143: https://suttacentral.net/mn143/vi/minh_chau
(21) Kinh AN 7.52: https://suttacentral.net/an7.52/vi/minh_chau
(22) Kinh Bahiya: https://thuvienhoasen.or...ap-khan-cap-bahiya-sutta
(23) Kinh Pháp Bảo Đàn: https://thuvienhoasen.or...631/pham-thu-tu-dinh-tue
(24) Gương Thiền: https://thuvienhoasen.or...thien-thien-gia-quy-giam
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 1.067 giây.