logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/09/2022 lúc 09:46:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bạn ơi,

-Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa.

-Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại.

-Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng)

-Kẻ ngu si kết bạn bừa bãi, thường rủ rê đi các nơi ăn chơi như phòng trà ca vũ, quán nhậu, hát karaoke, hoặc tổ chức ăn nhậu ồn ào ở nhà khiến vợ con phải hầu hạ, buồn phiền. Rồi chỉ vì một cử chỉ hay lời nói gì đó mà vung dao giết nhau. Chính vì thế mà kẻ ngu si thường đem giặc cướp về nhà. Kẻ trí tuệ tiếp bạn một cách trang trọng. thanh lịch, lễ độ và chừng mực. “Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Tiểu nhân chi giao điềm như mật”.


-Kẻ có trí tuệ thường giao du với các bậc trí thức để bàn luận và học hỏi thêm. Các nhà tư tưởng của Tây Phương đã có nhận xét rằng, “Small minds dicuss people. Average minds discuss events. Great mind discuss ideas.” Kẻ có đầu óc nhỏ bé chuyên bàn tán về người. Gặp nhau thì loan truyền tin tức: Nào là cô đào hay tài tử, ca sĩ ABC vừa ly dị hay đánh ghen om sòm. Rồi thì cô công chúa, bà hoàng, đệ nhất phu nhân nọ ăn mặc quần áo nào đắt tiền. Rồi bà nữ hoàng vừa mới chết có cuộc sống vương giả như thế nào.Toàn là chuyện của ông này bà kia đem ra bình phẩm, khen chê, thèm khát. Kẻ có đầu óc trung bình thì bàn tán chuyện thời sự: Ông tổng thống vừa mới tăng thuế, tối cao pháp viện từ chối quyền phá thai, cuộc bầu cử kỳ này đảng nào thắng? Lạm phát tăng vọt và đời sống dân chúng khó khăn v.v…Còn kẻ có đầu óc lớn thì bàn về tư tưởng và triết lý, chẳng hạn như: Với cái đà suy đồi đạo đức như thế này thì nhân loại đi về đâu? Đâu là giải pháp cứu vớt con người khỏi thảm họa chiến tranh và xung đột? Tại sao khoa học, kỹ thuật càng tiến bộ, con người càng hung ác và ích kỷ hơn? Ngày xưa Khổng Tử gặp Lão Tử, Trang Tử gặp Huệ Tử đâu có bàn chuyện ông này bà kia hay tình hình đất nước mà toàn là tư tưởng còn lưu truyền mãi tới ngày nay.


-Kẻ có trí tuệ luôn luôn “Hòa nhi bất đồng”, hòa mình với mọi người nhưng mình vẫn là mình. Giống như đóa hoa hồng đứng giữa bụi cây dại nó vẫn là đóa hồng. Còn kẻ ngu si, tiểu trí thường a dua theo đám đông và xu nịnh kẻ quyền thế, giàu có, tăm tiếng và rất dễ “Thấy sang bắt quàng làm họ”.

-Kẻ có trí tuệ quý trọng sinh mạng, không phiêu lưu vào những trò chơi nguy hiểm, Kẻ tiểu trí thường hung hăng và bán rẻ sinh mạng mình, lao đầu vào những lợi lộc nhỏ nhặt và thường tự ái vặt.

-Kẻ có trí tuệ luôn luôn khiêm tốn và năng học hỏi thêm. Kẻ ngu si thường khoe khoang và hãnh diện về những kiến thức lặt vặt ngoài đời.

-Kẻ có trí tuệ nghe người ta nói một câu đã hiểu. Còn kẻ ngu si dù có “bủa vào đầu” dạy bảo như thế nào cũng không được và rất ngang bướng.

-Kẻ trí tuệ đầu óc cởi mở và dễ tha thứ, từ bi hỷ xả vì hiểu rằng trên đời này không có gì toàn vẹn. Còn kẻ ngu si đầu óc cực đoan, ưa bạo động và thường mê tín.

-Kẻ ít học ngu si đã đành nhưng kẻ có bằng cấp, học vị cao vẫn là kẻ ngu si khi không hiểu được lẽ vô thường, cùng-thông, biến hóa của trời đất mà Vạn Hạnh Thiền Sư gọi là bậc “nhậm vận”. Cái gì đã qua rồi thì không thể níu kéo lại được và mọi chuyện dù kinh hoàng cách mấy cũng chỉ là đóm lửa bùng lên trong một sát-na (ksana) (*) trong chiều dài vô tận của thời gian. Một đế quốc dù hùng mạnh thế nào rồi cũng có lúc suy tàn, có đó rồi mất đó qua bài thơ dạy đệ tử:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.


Nhưng này bạn ơi,

Dù phân biệt và biện luận như nói ở trên thì nó cũng chỉ là cái hiểu biết “hoàn cảnh” của thế gian này, cõi ta-bà này. Nó không phải là cái hiểu biết của đại trí tuệ. Đại trí tuệ là trí tuệ của Phật “bình đẳng viên mãn mười phương cõi” không hề có thấp-cao, đúng-sai, ngu si, trí tuệ như trong Bát Nhã Tâm Kinh: “Vô trí diệc vô đắc, vô vô minh diệc vô minh tận” (Chẳng có trí tuệ gì hết, chẳng có đắc quả, chẳng có sự ngu dốt và diệt tận ngu dốt).


-Như trong Kinh Viên Giác Đức Phật dạy ngài Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát:

“Thiện nam tử: Niệm chính hay niệm không chính đểu là giải thoát, lập được pháp hay phá pháp đều là Niết Bản, trí tuệ, ngu si đều là Bát Nhã.” Khi đã vào Bể Tịch Diệt Của Như Lai, vào Viên Giác Thanh Tịnh và Nhập Pháp Giới thì chẳng có trí tuệ và cũng chẳng có ngu si, chẳng có vô minh và cũng chẳng có Bồ Đề mà chỉ là sự sáng soi, tịch mịch, thân tâm vắng lặng, đó là Niết Bàn.


-Rồi như trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy ngài Tu Bồ Đề:

“Pháp của ta không hề có thấp cao”, vạn pháp đều bình đẳng cho nên “Trí tuệ, ngu si đều là Bát Nhã”.


-Như trong Kinh Đại Nhật (Mặt Trời Lớn) ngài Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ thưa với Đức Phật như sau:

“Thế Tôn! Ví như Hư Không Giới xa lìa tất cả phân biệt, không phân biệt, không có không phân biệt. Như vậy Nhất Thiết Trí Trí cũng lìa tất cả phân biệt, không phân biệt, không có không phân biệt.”


Như vậy thì,

Khi chưa học Phật chúng ta sống với lý trí phân biệt và nhận ra có trí tuệ và ngu si. Khi đó phiền não, thương-ghét nảy sinh. Khi học Phật rồi thì từ trí tuệ sai biệt tiến lên trí tuệ vô phân biệt hay Nhất Thiết Trí hay Đại Viên Cảnh Trí. Khi không phân biệt thì tâm không động và không hề có thương ghét, đó là tâm Phật.


Thế nhưng này bạn ơi,

Muốn đạt được tâm không động hay tâm vô phân biệt thì phải trải qua vô lượng kiếp tu hành. Cho nên phàm phu như chúng ta vẫn tiếp tục sống với tâm phân biệt và thương ghét. Thế nhưng Đức Phật dạy rằng chúng ta phải hy vọng vì chúng ta đều có Phật tánh. Điều đó có nghĩa là trong cuộc sống mỗi lúc mỗi khó khăn, phức tạp, kỳ thị và chia rẽ như ngày hôm nay, chúng ta cố gắng huân tập để bớt khinh chê kẻ ngu si ít học, bớt khinh chê quốc gia kém văn minh hơn mình và bớt thù ghét kẻ không đồng chính kiến hay không tôn thờ những giá trị mà mình tôn thờ trong tinh thần “Giới Hòa Đồng Trụ” (**). Giới Hòa Đồng Trụ có nghĩa là phân biệt mà không phân biệt đúng như lời dạy trong Kinh Đại Nhật nói ở trên. Giống như hoa cúc, hoa lan, hoa hồng, hoa huệ cắm chung với nhau trong một bình nhưng hoa nào vẫn là hoa đó, hòa mà không đồng.

8/9/2022
Đào Văn Bình
___________________
(*) Sát-na = 1phần 75 giây .
(**) Lục Hòa
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.