logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/09/2013 lúc 04:55:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bước nhảy vọt có giới hạn?
Mãi cho đến gần đấy, bạo động/hành động không xuất hiện nhiều trong phim điện ảnh Việt Nam. Thứ nhất, có lẽ e sợ ban kiểm duyệt nhà nước. Thứ nhì, quay phim bạo động/hành động không dễ, theo nghĩa cần kỹ thuật và tiền bạc. Những màn đánh đấm, rượt đuổi tốn bạc nhiều hơn nói chuyện suông rất nhiều. Thứ ba, cũng cần một đạo diễn có tiếp cận nhiều với kỹ thuật phim bạo động/hành động. Những đạo diễn đào tạo ở Việt Nam hoặc các nước xã hội chủ nghĩa anh em ít có sự tiếp cận này. Thế nên, bạo động/hành động trong phim Việt Nam phải chờ các đạo diễn Việt kiều, hoặc đạo diễn mới đào tạo ở nước ngoài, “quen” với phong cách phim bạo động/hành động và “dám liều” theo con đường bạo động/hành động.
Ngoài cuốn phim Bụi Đời Chợ Lớn, Bẫy Cấp 3 bị hoàn toàn cấm chiếu, những phim khác cũng có những tình tiết và cảnh đánh đấm, rượt đuổi, máu me:
Ngôi Nhà Trong Hẻm (đạo diễn Lê Văn Kiệt): phim ma quái, kinh dị, có số thu ngày đầu kỷ lục (2.4 tỷ đồng Việt Nam), tuy được khen về kỹ năng làm phim nhưng bị chê kịch bản dở.
Lấy Chồng Người Ta (đạo diễn Lưu Huỳnh): bạo lực trong phim này là chuyện giành giật vợ chồng, đấm đá, đâm chém, âm mưu giết người và cảnh giết người.
Đường Đua (đạo diễn Nguyễn Khắc Huy): phim đánh đấm và hành động, được xem là gần gũi với đời sống thực tế đương thời của xã hội Việt Nam. Cốt truyện bao quanh cuộc chạy đua của nhân vật chính để cứu người thân và thoát khỏi vòng vây của những băng tội phạm. Tuy được ngợi khen nhưng doanh thu không khá (853 triệu trong cuối tuần ra mắt).
Bẫy Cấp 3(đạo diễn Lê Văn Kiệt): cũng một phim kinh dị.
Bụi Đời Chợ Lớn (đạo diễn Charlie Nguyễn): trả thù qua lại trong giới và theo kiểu xã hội đen.
Tất cả đạo diễn kể trên đều được đào tạo ở ngoại quốc, và là Việt kiều trừ Nguyễn Khắc Huy (học điện ảnh ở Úc).
Suy luận tại sao có bước nhảy vọt trong bạo lực/hành động này, theo báo Người Lao Động (Việt Nam), nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, Thành viên Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện, và ông Lý Thái Dũng, Phó Giám đốc Hãng Phim Truyện Việt Nam, cho rằng đây là chuyện tự nhiên khi phim điện ảnh có khuynh hướng giải trí, thương mại chứ không thuần là phim nghệ thuật. Nói cách khác, bạo động/hành động trong phim là để đáp ứng nhu cầu của khán giả.
Bà Trịnh Thanh Nhã cũng còn nói rằng “Các đạo diễn Việt kiều thế hệ thứ hai (sau Hồ Quang Minh, Trần Anh Hùng...) có lẽ đã không còn hứng thú đi tìm chỗ đứng cho điện ảnh dân tộc mình trong bản đồ điện ảnh thế giới nên họ lựa chọn con đường mà thoạt nhìn có vẻ dễ hơn để có thu nhập và để gây ấn tượng mạnh đối với khán giả trẻ. Tôi cho đó là xu hướng tự nhiên, là lựa chọn thích hợp cho chính họ.”
Câu này dường như có thiên kiến sai lệch cho rằng phim “nghệ thuật” và phim “thương mại” phải là hai thể loại khác biệt “không thể đội trời chung”, và phim bạo động/hành động không thể là phim nghệ thuật. Nhưng ngay sâu câu này thì bà Nhã lại nhắc đến phim Dòng Máu Anh Hùng và Thiên Mệnh Anh Hùng “Ở cả hai phim này đều mang dấu ấn rõ ràng của niềm tự hào dân tộc chính đáng. Như vậy, vấn đề không phải ở chỗ bạo lực (hay hành động) nhiều hay ít mà ở chỗ những hành động giết chóc, đánh đấm ấy được trình diễn cho mục đích nào? Nghĩa là sau tất cả những pha đánh đấm ấy, có thông điệp nào giá trị không?” Câu sau có một “cá biệt” cho bạo lực trong phim (chấp nhận được nếu có ý nghĩa” hướng thượng”) nhưng cũng vẫn theo tinh thần hẹp hòi phân loại và có lẽ rất gần với nguyên tắc thẩm định “giá trị” và xét duyệt phim ở Việt Nam hiện nay.
Suy đoán từ những lời bình phẩm trên, thì bước nhảy vọt về bạo động/hành động trong phim Việt có thể không hẳn có giới hạn vào mức độ bạo động (máu me kinh khiếp đến độ nào), mà chắc chắm có giới hạn về nội dung: bạo động/hành động cũng phải đúng đường lối, hướng thượng, có tác dụng tích cực.... Có thể hiểu đơn sơ là cảnh chặt đầu lột da có thể là quá mức, nhưng nếu chặt đầu lột da tướng Tàu kiểu Thoát Hoan trong phim cổ trang thì không chừng lại được chấp nhận và thậm chí khen ngợi vì nó hành hạ một tên ác nhân, xem rất “đã” chăng?
Vấn đề bạo động khơi khơi (không có chính nghĩa và đôi khi dường như rất ít lý do) và mức độ bạo động trong phim ảnh cũng hay bị chỉ trích ở Mỹ vì e ảnh hưởng xấu đến giới trẻ. Nhưng đòi hỏi phải có “chính nghĩa” kèm theo bạo động trong phim thì hơi quá thiển cận. Đôi khi, chính sự tàn nhẫn và dửng dưng trong những phim bạo động/hành động có thể gây tác dụng trái ngược với người xem: thay vì cảm thấy bạo động dễ dàng chấp nhận, họ sẽ cảm thấy ghê sợ/ghê tởm sự tàn nhẫn ấy và khao khát một cuộc sống và thế giới hiền hòa hơn.
Tại sao Bụi đời Chợ Lớn bị cấm?
Lý do tại sao Bụi đời Chợ Lớn (đạo diễn Charlie Nguyễn) bị cấm chiếu ở rạp đã được phân tích mổ xẻ nát bấy trên các báo ở Việt Nam. Có những ám chỉ không che đậy nhiều lắm về sự liên hệ giữa “bạo động qua mức” trong phim và bản chất “Việt kiều” của đạo diễn: “lạc lõng trong suy nghĩ về đất nước,” có cái nhìn lệch lạc (PGS TS Trần Duy Hinh, theo trang mạng vtc.vn). Có những chê trách về những màn đánh giết xảy ra không ngưng nghỉ từ đầu đến cuối phim. Có những thẩm định và câu hỏi, như đã nhắc trong bài trước, “Có ai được coi là anh hùng? Và những anh hùng của họ đang bảo vệ cái gì?” (Trịnh Thanh Nhã, Thành viên Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện). Cũng ông Trần Duy Hinh đã cho rằng không nên bỏ phim này, chỉ cần sửa lại, và sửa lại để nâng cao vai trò pháp luật và xã hội.
Lời khuyên về sửa đổi như thế nào làm rõ hơn ý của ông Hinh: “Ví dụ trong một cảnh đấm đá chém giết, chỉ cần có một người kêu lên: Công an tới kìa! Rồi tất cả bỏ chạy ngay lập tức, chứ cũng chưa cần đến sự xuất hiện của công an thật, đã nói lên được sức mạnh của luật pháp khiến xã hội đen run sợ.” Cộng tất cả phần trình bày của ông Hinh, có thể đoán rằng một trong những lý do chính Bụi Đời Chợ Lớn bị cấm chiếu có liên quan đến vai trò của công an trong phim.
Trườc khi đi sâu vào suy đoán này, hãy thử so sánh mức bạo động trong phim Bụi Đời Chợ Lớn và những phim khác được chiếu như Ngôi Nhà Trong Hẻm, Lấy Chồng Người Ta, Đường Đua. Ngôi Nhà Trong Hẻm tuy là chuyện ma quái, nhưng trong phim này cũng có cảnh người vợ dùng rìu chém chống đứt hai ngón tay. Lấy chồng người ta thì có những cảnh hành hạ đánh đập vợ cũ của một người đàn ông có vẻ không cân bằng tâm lý và tâm thần. Ngoài ra còn những cảnh đấu dao, cảnh mưu sát và giết người. Đường Đua dường như là phim nhiều hành động hơn bạo động, nhưng có băng đảng thì cũng không tránh được những màn hăm dọa rượt đuổi đấu đá. Bụi Đời Chợ Lớn có nhiều màn đánh đấm, và dùng dao chém nhau, nhưng tính về bạo động khiến khán giả ghê sợ thì Ngôi Nhà Trong Hẻm và Lấy Chồng Người Ta có tác động mạnh hơn, vì bạo động trong hai phim này còn kèm thêm sự đe dọa và khủng bố tâm lý, cộng thêm hiểm nguy dường như lúc nào cũng rình rập càng khiền sự hồi hộp gia tăng. Như thế, có thể kết luận rằng mức bạo động trong Bụi Đời Chợ Lớn chỉ ngang những phim đã được cho chiếu.
Quả thực trong phim Bụi Đời Chợ Lớn những cảnh bạo động nối tiếp nhau không dứt từ đầu đến cuối, như sự đe dọa u ám của Ngôi nhà Trong Hẻm và Lấy Chồng Người Ta cũng hầu như diễn ra suốt cả phim. Có suy luận cho rằng vì bạo động diễn ra suốt phim nên vai trò lực lượng trị an quá yếu trong phim này đến trở thành không chấp nhận được. Bụi đời Chợ Lớn xảy ra chỉ trong vòng một tối, trong những hóc hẻm của Chợ Lớn, nếu đòi hỏi công an phải biết chuyện kịp thời có phải chăng là yêu cầu quá cao? Phim Lấy Chồng Người Ta diễn ra trong một thời gian dài hơn, trong suốt thời gian ấy người chồng cũ khủng bố người vợ cũ, lại có cảnh người vợ cũ bị lột trần truồng mang bảng lấy chồng người giữa xóm, thế mà đâu có thấy trị an địa phương nào đến tìm hiểu giúp đỡ đâu? Đến phút cuối của phim, tìm cách bỏ xứ trốn đi mà không xong, chính cặp nam nữ phải tự mình chống đỡ cơn điên giận muốn giết người của ông chồng cũ. Chẳng những không thấy bóng dáng công an trong phim, thậm chí chuyện cặp nam nữ trong phim không hề nghĩ đến chuyện cầu cứu pháp luật lẽ ra phải là một điểm rất trái đường lối của cuốn phim, thế mà nó vẫn được chiếu. Trong khi đó, Bụi Đời Chợ Lớn cho thấy quan tâm của công an đến nhân vật trong phim, và luật pháp tuy không thể ngăn được thảm kịch chém giết nhưng cũng nỗ lực cải tạo người còn sống sót.
Một ý kiến khác cũng của ông Hinh nói rằng phim ảnh phải có cả hai mảng sáng và tối của xã hội. Bụi Đời Chợ Lớn có những mảng sáng ấy. Tình anh em, tình bạn bè, tình yêu, đều có đủ. Ngoài nhân vật Tài Nhớt sâu hiểm, những nhân vật chính đều có một mức hướng thượng nhất định và muốn thoát ra cuộc sống băng đảng của họ. Tuy chìm ngập trong thế giới xã hội đen, Bụi Đời Chợ Lớn là một chối bỏ khá tuyệt đối với thế giới ấy.
Trở lại suy đoán rằng một trong những lý do chính (hay lý do chính) Bụi Đời Chợ Lớn bị cấm chiếu có liên quan đến vai trò công an trong phim. Muốn biết rõ phải xem phim đã bị rò rỉ và đang có trên mạng. Xem rồi thì hiểu lý do chính bị cấm chiếu quả là vai trò công an. Không phải vì công an không biết đến và không tìm cách triệt tiêu băng đảng. Nhưng vì công an đã không biết bảo vệ người làm việc cho mình. Nhân vật gần như là chính của phim là Lâm xuất thân trong xã hội đen, nhưng lúc mở phim thì đang giúp công an điều tra xã hội đen. Chi tiết công an không theo dõi bảo vệ Lâm đúng mức, cũng như kết luận (của Lâm) rằng công an không thể ngăn được vụ chém giết, rõ ràng là một mạ lỵ không chấp nhận được đối với pháp luật và thể chế (Việt Nam). Nhưng thay đổi vai trò công an thì sẽ biến đổi hoàn toàn cuốn phim. Thế nên đã chỉnh sửa mấy lần mà bộ phim vẫn bị cấm
Nguyễn Phương/Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.