logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/11/2022 lúc 05:54:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thế là tờ báo Chánh Pháp cũng đã được mười ba tuổi, mười ba năm năm vất vả tồn tại ở hải ngoại là nhờ công sức, tâm lực của nhà văn Vĩnh Hảo, cộng với sự góp bài của một số tu sĩ và cư sĩ.  Mặc dù với danh nghĩa là tờ báo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ nhưng nó tồn tại trong sự thờ ơ của giáo hội và các chùa, nếu không có anh Vĩnh Hảo thì chắc chắn tờ báo đã chết từ lâu.
Mười ba năm qua, nhà văn Vĩnh Hảo đã dành biết bao nhiêu tâm huyết để duy trì tờ Chánh Pháp ở hải ngoại. Duy trì một tờ báo Phật giáo trong một cộng đồng Phật giáo Việt ít ỏi ở hải ngoại là cả một vấn đề lớn. Phật giáo Việt Nam hải ngoại chỉ có duy nhất tờ Chánh Pháp xuất bản đều đặn hằng tháng. Được biết bên Đức có tờ Viên Giác phát hành 2 tháng một lần, với sự tài trợ ngân sách của chính phủ; ngoài ra, một vài chùa Việt hải ngoại chỉ có bản tin nội bộ 3 tháng in một số chứ không có báo giấy phát hành đến quần chúng một cách đều đặn và chính thức. Nguyệt san Chánh Pháp là cơ quan ngôn luận, là phương tiện hoằng pháp, truyền bá Phật pháp, duy trì truyền thống văn hóa và giáo dục của dân tộc ở hải ngoại. Trên tờ Chánh Pháp, ngoài những bài có tính chất tôn giáo còn có một số trang nhất định dành cho văn học nghệ thuật. Nhà văn Vĩnh Hảo đã mạnh dạn khai mở với tư tưởng phóng khoáng... Anh đã cho đăng nhiều truyện ngắn, thơ, văn hay của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Anh không câu nệ hay cứng nhắc trong việc chọn bài và không gò ép chỉ nội vấn đề tôn giáo. Anh chủ trương thông qua Chánh Pháp để truyền bá Phật pháp, duy trì truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục Việt ở xứ người. Chánh Pháp không chỉ là phương tiện để hoằng pháp, không chỉ những bài có tính nội điển mà còn có cả ngoại điển. Tất nhiên trên Chánh Pháp không chỉ có toàn bài hay (thậm chí còn có những bài rất dở, dở thậm tệ nhưng vì ở vào cái thế không thể không đăng). Có những bài của các vị chức sắc trong giáo hội viết quá dở, những bài quá kém đó làm cho nhà văn Vĩnh Hảo khó xử, bỏ đi không được đành phải bấm bụng đăng và hy vọng độc giả tinh tế sẽ nhận ra.
 
 Phật giáoViệt Nam hải ngoại (riêng ở Mỹ) có đến mấy trăm ngôi chùa và chỉ có mỗi tờ Chánh Pháp nhưng số chùa đặt báo hay ủng hộ báo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các chùa thờ ơ không quan tâm, thậm chí nhiều chùa không hề biết có sự tồn tại của một tờ báo Phật giáo nơi hải ngoại. Các chùa có thể bỏ ra một số tiền lớn để rước tượng La Hán, sư tử Tàu, pháp khí Đài Loan, Đèn đá hàn Quốc… về chưng nhưng không thèm bỏ ra một đồng để ủng hộ Chánh Pháp. Các chùa và tu sĩ vẫn thường nói rộng truyền Phật pháp, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, duy trì tiếng Việt và giáo dục nơi hải ngoại nhưng thờ ơ với tờ báo Chánh Pháp, trong khi tờ báo là sự truyền bá Phật pháp, giữ gìn truyền thống dân tộc, duy trì ngôn ngữ giáo dục một cách hiệu quả và cụ thể nhất. Không lẽ hoằng pháp, giữ gìn truyền thống, duy trì ngôn ngôn ngữ dân tộc bằng tượng La Hán, sư tử Tàu, pháp Khí Đài Loan, đèn đá Nhật Bản?
 


Việc chùa Việt chưng sư tử Tàu cũng là một vấn đề buồn cười, không lẽ các chùa và các tu sĩ không hiểu ý nghĩa tượng sư tử Tàu? Tượng sư tử đực chân vờn quả địa cầu tượng trưng cho cái máu bành trướng đại Hán, muốn thống trị thế giới. Tượng sư tử cái một chân vờn sư tử con tượng trưng cho sự duy trì nối dõi dòng Hán tộc. Các chùa Việt chưng sư tử Tàu để giữ gìn truyền thống dân tộc Việt ư? Còn giả như nói tượng sư tử tượng trưng cho sự dõng mãnh, tinh tấn cớ sao không dùng hình tượng sư tử vốn có lâu đời trong Phật giáo, đó là hình tượng sư tử ở các trụ đá của vua Asoka! Những hình tượng sư tử này đã có mặt hai mấy thế kỷ nay, có mặt khắp các di tích lịch sử Phật giáo, có trong kinh sách Phật giáo…
 
Báo Chánh Pháp càng ngày càng thiếu kinh phí nên buộc phải giảm số lượng in ấn, cắt bớt trang, không làm giai phẩm Xuân... thời gian tới đây không biết sẽ ra sao? Có thể sập tiệm là điều không xa mấy. Vị đại thí chủ là nhà hàng Brodard bấy lâu nay ủng hộ ấn phí nay cũng đã nản lòng nói: “Nếu anh Vĩnh Hảo buông thì Brodard Chateau cũng không ủng hộ ấn phí nữa”. Mọi người thường nói tùy duyên, duyên đã sanh thì ắt có diệt, tuy nhiên với việc để cho Chánh Pháp sập tiệm lại là chuyện khác. Sự duy trì Chánh Pháp là một việc dễ dàng và hoàn toàn có thể nhưng chúng ta không làm thì không thể bảo là tùy duyên! Các chùa, quý tu sĩ, quý Phật tử chỉ cần bỏ ra vài đồng hoặc chỉ cần trả tiền cước phí bưu điện là có thể duy trì được Chánh Pháp.
 
Thời đại hôm nay công nghệ khoa học và kỹ thuật cao, mạng Net đã giết chết không ít nghề và sách báo, những tờ báo giấy mai một dần. Riêng tờ Chánh Pháp thì lại khác, hòan toàn nằm trong khả năng của chúng ta, nếu chúng ta cứ thờ ơ để cho đình bản thì không thể bảo là tùy duyên! Nếu GHPGVNTN Hoa Kỳ, nếu các chùa, các tu sĩ, các Phật tử… không quan tâm để cho tờ báo chết thì làm sao còn có thể nói: Hoằng truyền Phật pháp, giữ gìn truyền thống văn hóa dân  tộc, duy trì giáo dục và tiếng Việt ở  xứ người?
 
Thực tình mà nói các chùa chi tiền mua sư tử Tàu, pháp khí Đài loan, đèn đá Nhật, tượng La Hán… chưng cho vui, cho thỏa ý thích chứ chẳng có ý nghĩa gì. Những sản phẩm ấy không có giá trị nghệ thuật, tất cả rập khuôn như những sản phẩm cloning. Việc trưng cho nó “hoành tráng” (chữ người trong nước dùng) chứ chẳng lợi ích gì trong việc truyền bá Phật pháp, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, duy trì ngôn ngữ và giáo dục… Phần lớn người đi chùa cũng chẳng ai hiểu hay biết những tượng sư tử, đèn đá, La hán… ấy có ý nghĩa gì! Nếu thật sự có tâm hoằng pháp, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, duy trì giáo dục ngôn ngữ ở xứ người thì cách tốt nhất vẫn là đọc, ủng hộ đọc và nuôi dưỡng tờ báo Chánh Pháp. Tờ báo Chánh Pháp ngoài nội dung chuyển tải bên trong, bản thân tờ báo còn là một tặng phẩm có ý nghĩa cao nhã, đậm tính văn hóa. Thời đại hôm nay việc đọc trên mạng Net dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi, tuy nhiên khi cầm tờ Chánh Pháp bằng giấy trên tay ta sẽ cảm nhận được món quà tinh thần, một ấn phẩm văn hóa của Phật giáo Việt Nam hải ngoại.
 
11/22
Tiểu Lục Thần Phong

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.