logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/12/2022 lúc 09:36:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đã bao giờ bạn cảm giác vui mừng khôn xiết vì người thân của mình vừa gặp chuyện may mắn? Ngược lại, có bao giờ bạn bắt gặp mình thích thú vui mừng vì chuyện không may vừa xảy ra cho ai đó? Có lẽ phản ứng đầu tiên cho câu hỏi thứ hai của bạn sẽ là, “làm gì có”! Bạn chắc hẳn nghĩ rằng mình chẳng thể nào có thể “tệ” như thế. Cứ từ từ suy nghiệm, nếu thành thực với bản thân, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên nhận ra đã có (nhiều) lúc mình từng cảm giác như thế.
 
Từ chính xác để diễn tả cảm xúc này là: Schadenfreunde – một từ ghép vay mượn từ tiếng Đức bắt nguồn từ thế kỷ 18, được định nghĩa là: cảm xúc vui sướng dấy lên từ việc chứng kiến hoặc biết được ai đó vừa gặp chuyện rắc rối không may. Tách ra từng chữ “Schaden” có nghĩa là thiệt hại hoặc làm hại, freunde có nghĩa là niềm vui, ghép lại Schadebfreunde có nghĩa là niềm vui trước một số tổn hại hoặc bất hạnh mà một người nào đó phải chịu. Dịch nôm na tiếng Việt là hạnh phúc trên đau khổ của người khác.
 
Các Trường Hợp Schadenfreunde Điển Hình
 
Vào tháng 10 năm 2020, báo chí đưa tin tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bị nhiễm COVID-19 phải vào bệnh viện.
 
Khi một người đàn ông lớn tuổi xét nghiệm dương tính với một mầm bệnh có thể làm ông ta thiệt mạng, cảm thấy vui mừng là một cảm giác sai trái, nếu không nói là ác.  Thông thường, có lẽ tất cả chúng ta đều cùng một suy nghĩ như thế. Nhưng điều gì xảy ra khi người đàn ông lớn tuổi đó là Tổng Thống Trump, và mầm bệnh gây chết người là thứ mà ông đã dành nhiều tháng để che đậy, dấu diếm, gây tai hại cho hàng trăm nghìn người Mỹ đã nhiễm bệnh hoặc thiệt mạng vì Covid-19, dưới sự lãnh đạo của tổng thống.
 
Một số đảng viên Đảng Dân Chủ nổi tiếng, trong đó có cựu tổng thống Obama và cựu phó tổng thống Joe Biden (khi ấy), đã ngay lập tức chúc tổng thống Trump nhanh chóng bình phục trên Twitter. Rachel Maddow của đài MSNBC cũng làm như vậy, và còn nói thêm: "Loại virus này thật kinh khủng và tàn nhẫn - không ai muốn nó nổi cơn thịnh nộ với bất kỳ ai."
 
Ngược lại trong quần chúng, đã có rất nhiều người tỏ ý hài lòng trước cơn thịnh nộ của Covid 19 đối với Trump và đồng minh của Ông. Khi nghe tin Trump và các đồng minh của ông có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút corona sau bữa tiệc tại Bạch Ốc, một số người theo bản năng đã vui mừng — thậm chí còn mong điều tệ hại nhất xảy ra cho Ông ấy. Các trang mạng xã hội tràn ngập những lời lẽ như: Thật đáng đời! Để xem ông ta còn to mồm chế diễu người khác hay không, hoặc, Ông trời hẳn nhiên có mắt!
Tóm lại tin tổng thống Donald Trump bị Covid làm cho nhiều người vui mừng là một ví dụ điển hình của Schadenfreunde.
 
Một ví dụ khác, trong chuyến bay mùa hè vừa rồi từ Paris về Copenhagen, tôi có dịp trò chuyện với một hành khách ngồi cạnh. Ông ta cho biết ông hiện đã về hưu và đang bay về thăm gia đình sau nhiều năm xa cách. Thấy ông tương đối trẻ mà đã về hưu, tôi tò mò hỏi về nghề nghiệp của ông. Ông ta thản nhiên trả lời: “tôi là một sát thủ chuyên nghiệp!”
 
Thú thật là tôi đã lúng túng lúc đó, và để dấu cảm giác của mình, tôi “méo mó” nghề nghiệp bắt đầu “phỏng vấn” ông ta. Tôi hỏi về hậu quả của công việc (nếu có) ảnh hưởng đến đời sống, con người ông ấy như thế nào, tôi hỏi về quá trình thực hiện công việc, về liệu ông ta có thể từ chối một “assignment”, về những suy nghĩ trước và sau khi hoàn thành… v.v.  Chúng tôi nói chuyện và tính hài hước của ông ta từ từ khiến tôi không còn căng thẳng gì nữa. Câu chuyện trở nên nhẹ nhàng, thân thiện hơn, và không hiểu sao tôi buột miệng hỏi: “Nếu phải có một người, một điểm nhắm mà ông sẽ phải bóp cò một lần nữa không cần suy nghĩ hay không sợ bị lương tâm cắn rứt, thì người đó, tâm điểm đó là ai?” Ông ta chưa kịp phản ứng, tôi bỗng thấy chính mình đã có câu trả lời. Như đoán được “dã ý” của tôi, ông cười: Ý bạn muốn hỏi liệu tôi có muốn sang nước Nga làm việc lần chót không? Tôi cười không trả lời, nhưng rõ ràng cũng không thấy mình cần che dấu suy nghĩ: Nếu Putin bị ám sát có lẽ tôi sẽ… vui mừng.
 
Những ví dụ trên là những trường hợp “schaudenfreunde” điển hình tạm cho là vì “công lý, chính nghĩa” hay ít nhất là từ cảm giác bất bình trong xã hội. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta đôi lúc bắt gặp mình mong chuyện không vui xảy ra cho người khác mà không có lý giải đạo đức rõ ràng. Chẳng hạn tôi có cặp bạn cũ sau nhiều năm lục đục hai vợ chồng họ bỏ nhau. Sau nhiều năm không liên lạc, người bạn tôi bỗng dưng gọi điện thoại báo tin cho biết chồng cũ của bạn vừa mới ly dị, người vợ trẻ cuối cùng đã bỏ anh ta. Tin đổ vỡ của người chồng cũ đem lại cho cô bạn tôi cảm giác vui mừng, sung sướng. Và bạn ấy không hề dấu diếm mà công khai hả hê bày tỏ với tất cả bạn bè.
 
Một ví dụ khác, gần đây, bộ phim “The White Lotus” của HBO hiện đang chiếu mỗi đêm chủ nhật được khán thính giả Mỹ nồng nhiệt đón nhận, và dù đã kéo dài sang bộ 2 vẫn không thỏa mãn đủ fan cuồng. Bộ phim truyền hình này xoay quanh chuyện người giàu đi nghỉ mát. Và lần này, các nhân vật trong phim đang ở vùng Sicily tráng lệ nhưng họ không biết làm gì hơn ngoài than phiền, lo lắng, lừa dối nhau, và đắm mình trong ao tù tự kỷ. Các nhà phê bình đều cho là bộ phim rất thành công, và điểm mạnh nhất lại là ở chỗ cho khán giả thích chứng kiến sự buồn khổ của những kẻ giàu có khi họ đi nghỉ mát, vì điều này xoa dịu mặc cảm thiếu tiền của chính mình và làm giảm bớt sự ghen tị và trấn an chúng ta rằng tiền bạc của người giàu cũng không mua được hạnh phúc.


Từ Schadenfreunde trong các nền văn hóa và ngôn ngữ khác
 
Người Nhật có câu: “Bất hạnh của người khác có vị như mật ngọt”. Người Pháp có chữ joie malille, một niềm vui ranh mãnh đối với sự đau khổ của người khác. Người Đan Mạch có chữ skadefryd và tiếng Hà Lan có chữ leedvermaak. Trong tiếng Do Thái, tận hưởng thảm họa của người khác là simcha la‑ed, tiếng Quan Thoại là xìng‑zāi‑lè‑huò, tiếng Serbo-Croat là zlùradōst và tiếng Nga là zloradstvo. Hơn 2,000 năm trước, người La Mã đã nói về ác tâm. Trước đó, người Hy Lạp đã mô tả epichairekakia (nghĩa là epi, vui mừng, trên, kakia, ô nhục). Triết gia Friedrich Nietzsche đã viết: “Thấy người khác đau khổ là một cảm giác sướng. Làm cho người khác đau khổ hơn nữa. Đây là một câu nói khó nghe, nhưng là một nguyên tắc vĩ đại, nhân bản, rất nhân bản.”
 
Đối với những người Melanesia sống trên đảo san hô Nissan xa xôi ở Papua New Guinea, cười chế nhạo nỗi đau của người khác được gọi là “Banbanam”. Ở mức cực đoan nhất, họ chế nhạo một đối thủ đã chết bằng cách khai quật xác của họ và rải hài cốt xung quanh làng. Một kiểu Banbanam phổ biến hơn là hả hê chế nhạo thất bại nhục nhã của ai đó sau lưng họ — chẳng hạn như hả hê khi trời đổ mưa vào ngày lễ hội của dân làng vì điều này cho thấy phép thuật của nhà tiên tri thời tiết của họ thất bại. Banbanam cũng là một loại kháng cự ngầm. Người Melanesia vẫn thích kể câu chuyện về việc một bộ trưởng của chính phủ Úc đến thăm ngôi làng, bực mình vì dân làng không làm theo ý mình, ông ta tức giận lái xe đi và đâm vào một cái cây.
 
Trong các bức chân dung lịch sử, những người rạng rỡ niềm vui trông rất khác với những người hả hê trước sự xui xẻo của người khác, nhưng nụ cười schadenfreude này cũng lắm lúc khó phân biệt. Trong một phòng thí nghiệm ở Würzburg, Đức, vào năm 2015, 32 người hâm mộ bóng đá đã đồng ý gắn các miếng điện cơ lên mặt để đo nụ cười và sự cau mày của họ khi xem các đoạn phim truyền hình về các quả phạt đền thành công và không thành công của đội tuyển Đức, với đối thủ truyền kiếp của họ, người Hà Lan. Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng khi Hà Lan bỏ lỡ một bàn thắng, nụ cười của các cổ động viên Đức xuất hiện nhanh hơn và rộng hơn so với khi đội Đức tự ghi bàn. Điều này cho thấy chúng ta mỉm cười với thất bại của kẻ thù nhiều hơn là với thành công của chính mình.
 
Từ xưa nay ở khắp nơi trên thế giới, con người đã luôn tạo vui thú cho mình bằng cách dựa vào sự chế nhạo và sự thất bại của người khác. Điều thú vị là không có từ nào tương đương với từ này bằng tiếng Anh, hay tiếng Việt, do vậy tiếng Anh phải mượn chữ của tiếng Đức, và người Việt phải diễn tả dông dài cảm xúc này.
 
Lăng kính xã hội và ảnh hưởng của schadenfreude
 
Ai trong chúng ta cũng có đủ tham, giận, sân, si. Khi giận ai, ghét ai, trong tiềm thức chúng ta phần nào cầu mong cho người mình ghét gặp chuyện không may, và mức độ không may tùy theo ghét nhiều ghét ít. Người Vịệt hay người Á Đông nói chung thường dựa vào luật nhân quả để có thể tự nhiên cầu mong điều xấu cho người khác. Chúng ta tự phán xét rằng người đó đã tạo “ác nghiệp” nên sẽ phải gặp “ác báo”, và lý luận này giúp chúng ta thuyết phục lương tâm tự do sung sướng khi điều xấu xảy ra.
 
Đối với phương tây, Shchaudenfreunde, hay hạnh phúc trên khổ đau của người khác bắt nguồn từ nhiều lý do. Nhà triết học người Đức thế kỷ 19 Arthur Schopenhauer cho rằng điều này đơn giản bắt nguồn từ ác tâm thuần túy. Ông ta tin rằng khi chúng ta bước vào cảm giác này, chúng ta đơn thuần cảm thấy vui mừng trước sự bất hạnh của người khác, ngay cả khi không có lợi gì cho chúng ta. Không phải chúng ta hạnh phúc vì nghĩ rằng mình sẽ thu lợi từ sự đau khổ của người khác - chúng ta chỉ đang tàn nhẫn mà thôi. Ông gọi đó là một cảm xúc “ác quỷ” không đáng hiện diện, không thể chấp nhận, cần phải loại trừ khỏi xã hội.
 
Nhà tiểu luận người Pháp thế kỷ 19 Charles Baudelaire lại có cách nhìn khác. Ông cho rằng schadenfreude thường bắt nguồn từ cảm giác tự mãn vì mình vượt trội. Theo Ông, nếu bạn đang ở trên sân trượt băng và bạn nhìn ai đó trượt ngã trên băng, bạn sẽ cảm thấy tự hào về bản thân: “Tôi không ngã, tôi đứng thẳng, tôi đi thẳng, bước chân của tôi vững vàng và chắc chắn, tôi hay là thế.” Ở đây, bạn không chỉ độc ác vì mục đích độc ác - sự tự mãn của bạn có một vai trò quan trọng. Bạn đang nâng cao lòng tự tin của mình một cách vô thức bằng cách so sánh bản thân một cách thuận lợi với người yếu thế khác ở đằng kia. Điều bạn thích thú là cảm giác rằng bạn thông minh hơn và giỏi hơn họ.
 
Theo nhà triết học thế kỷ 16 Michel de Montaigne, schadenfreude liên quan đến tính dễ bị tổn thương, thiếu tự tin của chính chúng ta. Khi bạn vui mừng trước tai họa của người khác, bạn thực sự vui mừng khi nhận ra rằng so với họ, bạn vẫn an toàn. Người đằng kia bị ốm - bạn không bị ốm, ơn trời! Ý tưởng rằng schadenfreude có thể dựa trên nhận thức về tính dễ bị tổn hại của chính chúng ta mang đến một lăng kính cảm thông, dễ chấp nhận hơn.
 
René Descartes, vào những năm 1600, có một cách hiểu hoàn toàn khác về schadenfreude. Ông cho rằng cảm giác này phát sinh khi tai họa ập đến với ai đó mà chúng ta nghĩ là xứng đáng. Khi chứng kiến một người nào đó hành động tồi tệ và sau đó thấy họ bị trừng phạt, chúng ta có thể vui mừng vì chúng ta đang quan tâm đến công bằng và chính nghĩa. Niềm vui nhất định này là niềm vui khải hoàn khi thấy công lý chiến thắng. Nếu đó là nguyên nhân dẫn tới niềm vui của chúng ta, thì trường hợp này có thể chấp nhận về mặt đạo đức.


 
Một số nhà xã hội học đương đại cũng áp dụng lối suy nghĩ này, lập luận rằng schadenfreude không phải là một sự suy đồi về mặt đạo đức – mà ngược lại, là một cảm giác có thể chấp nhận vì xuất phát từ sự quan tâm đến công lý xã hội, trừ khi nó gây nên những hành động trái đạo đức.
 
Dù lý giải theo cách nào đi nữa, hạnh phúc trên đau khổ của người khác là một cảm giác “tự sướng” mà ít nhiều gì mỗi người trong chúng ta đều đã có lúc trải qua, với ý thức hay trong vô thức. Trẻ em thường hay cười lớn tiếng khi thấy người nào đó bị té. Học sinh trung học thường chọc phá thầy cô giáo và sung sướng khi thấy thầy cô mắc bẫy của mình. Các nhân viên thường đắc ý khi thấy xếp mình bị xếp lớn hơn khiển trách… Cái cảm giác “hả dạ” này thường xảy ra đối với những người từng cho là mình bị đối xử “thiếu công bằng” hoặc ở một địa vị thấp hơn người kia, khiến việc không may xảy ra cho người kia xoa dịu sự ghen tức bực bội trong lòng mình.
 
Trong những năm gần đây, không khí và tình hình chính trị ở Hoa Kỳ trở nên căng thẳng bất thường, những khẩu hiệu hô hào công khai tại các cuộc tập hợp quần chúng của Tổng thống Trump như “Lock her up!” (bắt tù nó!)  hay “Send her back!” (Trả nó về nước),  hay “Fire Fauci!”(Đuổi việc Fauci!) v.v… không chỉ hợp thức hóa quyền ghét bỏ người khác mà còn đề cao quyền ước mong điều gở xảy ra cho những người không cùng chính kiến với mình. Sara Konrath, Tiến sĩ, phó giáo sư nghiên cứu từ Đại học Indiana và là giám đốc Chương trình Liên ngành Nghiên cứu về Sự Đồng cảm và Từ Bi cho biết các nghiên cứu gần đây chỉ ra xu hướng xã hội Hoa Kỳ đang giảm bớt sự đồng cảm và tăng tính tự phụ tự kỷ, nhất là ở giới trẻ. Người Mỹ dường như không đủ kiên nhẫn hay trí tưởng tượng để đặt mình vào vị trí của người khác – và vì vậy họ thường khăng khăng cho mình đúng và không hiểu, không nghe, hoặc không muốn hiểu, không muốn nghe những gì trái với quan điểm của mình. Điều này về lâu về dài là những mầm móng ung nhọt cho quan hệ gia đình, xã hội, dẫn đến nhiều tệ trạng đáng tiếc.
 
Người Việt từ xưa đã có câu “gậy ông đập lưng ông”. Điều gì xem như có hại cho người khác thường cũng mang nhiều khả năng gây hại cho bản thân mình. Một ví dụ điển hình như khi một số người Việt lộ vẽ thích thú thấy chính quyền Trump trục xuất người Mễ về nước, họ đã quên mất điều này rồi cũng sẽ xảy ra cho chính cộng đồng Việt. Hay khi to tiếng đổ lỗi cho người Tàu đem covid vào Mỹ và thích thú thấy người Mỹ kỳ thị người Tàu, họ đã tự động gây nguy hiểm cho chính gia đình và bản thân. Nếu có lòng từ bi đồng cảm và biết suy nghĩ chính chắn từ đầu, họ đã không ủng hộ việc ghét bỏ hay trách cứ người Hoa, hiểu rằng làm như vậy là “giận cá chém thớt” và gây nguy hiểm cho các gia đình người Hoa hàng xóm láng giềng của họ, bạn bè của con cái họ, những người chưa bao giờ dự phần vào bất cứ điều gì gây hại cho họ.
  
Một chọn lựa khác: Freudenfreude
  
Tôi còn nhớ hoài buổi trưa hôm đó, sau hơn một thời gian dài lo lắng chờ đợi, tôi được tin người bạn thân nhất của mình đi vượt biên thoát đến Thái Lan, trái tim tôi hôm đó sung sướng đến nỗi muốn nổ tung trong lồng ngực, cả một buổi học tôi đã không dấu được nụ cười và cảm giác vui sướng ấy. Sau này, ngay cả khi gia đình tôi được bảo lãnh rời khỏi Việt Nam, tôi cũng không nghĩ rằng mình đã cảm thấy sung sướng như thế.
 
Cảm giác vui sướng dấy lên khi nhận được một tin vui, may mắn của người khác là cảm giác mà các nhà tâm lý xã hội gọi là “freudenfreude”, cũng bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Đức mô tả niềm hạnh phúc mà chúng ta cảm thấy khi thấy người khác thành công, ngay cả khi điều đó không liên quan trực tiếp hay không thu lợi gì cho chúng ta. Catherine Chambliss, giáo sư tâm lý học tại Đại học Ursinus College đã ví Freudenfreude như một chất keo xã hội, có tác dụng làm cho các mối quan hệ trên đời “thân mật và thú vị hơn”.
 
Erika Weisz, một nhà nghiên cứu về sự đồng cảm trong dự án hậu-tiến sĩ về tâm lý học tại Đại học Harvard đã viết rằng cảm xúc này gần giống với lòng từ bi, tính đồng cảm tích cực – hay khả năng trải nghiệm những cảm giác tích cực của người khác, cảm thấy hạnh phúc với hạnh phúc của người khác. Một nghiên cứu nhỏ năm 2021 của bà đã xem xét vai trò của sự đồng cảm tích cực trong cuộc sống hàng ngày và phát hiện ra rằng cảm giác này thúc đẩy những hành động tử tế trong cuộc sống, chẳng hạn như giúp đỡ người khác. Chia sẻ niềm vui của người khác cũng có thể thúc đẩy khả năng phục hồi, cải thiện sự hài lòng trong cuộc sống và giúp mọi người hợp tác trong một cuộc xung đột.
 
Mặc dù lợi ích của cảm giác freudenfreude đối với sức khỏe tinh thần được chứng mình rõ ràng nhưng không phải lúc nào cảm giác này cũng đến một cách dễ dàng. Trong những tình huống khó khăn, sự mất mát, nhức nhối của bản thân có thể khiến cảm giác này ở ngoài sức thực hiện của bạn. Tiến sĩ Chambliss cho biết, nếu bạn lớn lên trong một gia đình coi chiến thắng là giá trị bản thân, bạn có thể hiểu nhầm chiến thắng của người khác là thất bại của mình. Và các yếu tố như sức khỏe tinh thần và sức khỏe tổng thể cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bạn tham gia vào niềm vui của người khác. Tuy nhiên, đạt được cảm giác freudenfreude là một kinh nghiệm tuyệt diệu, đáng giá - và có nhiều cách để phát huy và nuôi dưỡng nó.
 
“Sự đồng cảm không phải lúc nào cũng là một phản xạ tự động. Đó thường là một quá trình có động lực.” Để giúp mọi người hoạt động “cơ bắp” chia sẻ niềm vui, Tiến sĩ Chambliss và các đồng nghiệp của bà đã triển khai một chương trình có tên là Đào Tạo Nâng Cao Freudenfreude (FET), bao gồm hai bài tập. Họ phát hiện ra rằng những sinh viên đại học bị trầm cảm áp dụng các phương pháp này trong hai tuần sẽ dễ dàng bày tỏ cảm xúc cùng vui mừng trước hạnh phúc của người khác hơn, và điều này giúp cải thiện các mối quan hệ và cải thiện chính tâm trạng của họ.
 
Theo các chuyên gia của chương trình FET, nếu bạn muốn tận hưởng cảm giác freudenfreude nhiều hơn, hãy thử thực hiện một số điều dưới đây:
 
1. Thể hiện sự quan tâm tích cực đến hạnh phúc của người khác.
 
Một cách để khơi gợi cảm xúc tốt đẹp cho người khác là đặt câu hỏi. Tiến sĩ Chambliss và các đồng nghiệp của bà gọi phương pháp FET này là “SHOY” hay chia sẻ niềm vui (Share of joy).
 
Để bắt đầu, hãy mời người mang tin vui thảo luận về kinh nghiệm và cảm xúc của họ. Ngay cả khi trái tim bạn không ở đó, theo Sonja Lyubomirsky, giáo sư tâm lý học tại Đại học California Riverside, thì hạnh phúc có thể nảy nở khi bạn nỗ lực hết mình để tham gia vào một hoạt động tích cực.
 
2. Xem thành công cá nhân như một nỗ lực chung.
 
“Khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc cho người khác, niềm vui của họ sẽ trở thành niềm vui của chúng ta,” theo nhà tâm lý học Marisa Franco. Freudenfreude khuyến khích chúng ta xem thành công cá nhân như một thành tựu chung. “Không ai đạt đến đỉnh cao một mình và khi chúng ta nâng tầm giá trị của những người khác, chúng ta thường cũng sẽ đi lên theo họ.”
 
Jean Grae, một nghệ sĩ và là người tự nhận mình là “người có nhiều tiềm năng” hỗ trợ bạn bè và đồng nghiệp bằng cách áp dụng lối tư duy này. Khi ai đó có cơ hội mới hoặc đạt được một cột mốc quan trọng, cô luôn “ăn mừng” với họ, cô giải thích: “Là một người da màu và là người không xác định bản sắc phái tính, Grae cho biết cô rất xúc động khi bất kỳ ai thuộc thành phần “khác người” thành công. “Sự thành công của họ thực sự truyền cảm hứng vì nó nâng tất cả chúng ta lên và khiến chúng ta tỏa sáng.”
 
3. Chia sẻ/công nhận công lao của người khác.
 
Bởi vì cảm xúc dễ lây lan, nên việc thể hiện sự đánh giá công lao cao có thể làm tăng cảm giác freudefreuden này cho cả người trao lẫn người nhận lòng biết ơn.
 
Để làm điều này, hãy thử một bài tập FET có tên là “kể công”, liên quan đến việc bày tỏ lòng biết ơn khi thành công hoặc xác nhận công lao của người khác dẫn đến thành công của mình. Bắt đầu bằng cách chia sẻ tin vui của bạn, sau đó nói với họ rằng họ đã giúp đỡ bạn như thế nào để điều này thành đạt. Ví dụ, nếu người lo kế toán cho bạn khuyên bạn nên tiết kiệm thêm tiền bằng các quỹ đầu tư, khi số tiền tăng lên tốt đẹp bạn có thể nói: “Tiền tiết kiệm của tôi đang tăng lên đáng kể, đó là nhờ sự tính toán giỏi giang của bạn.” Chỉ đơn giản một lời nói, niềm vui của bạn cũng sẽ là niềm vui của người kế toán.
 
Rèn luyện sự bày tỏ này cũng giống như chia sẻ món tráng miệng: Cả hai bên đều tận hưởng khoảnh khắc ngọt ngào, điều này làm tăng cảm giác freudenfreude cho cả hai.
 
4. Biến thành một khán giả vui vẻ
 
Tiến sĩ Franco cho rằng: “Chúng ta thường nghĩ về niềm vui một cách thụ động. “Chúng ta xem nó như một thứ gì đó tự động đến với chúng ta, thay vì một thứ chúng ta tạo ra.” Nhưng bạn không cần đợi tin tốt lành của người khác để thực hiện cảm giác freudenfreunde này. Bạn có thể nuôi dưỡng niềm vui bằng cách mời người khác chia sẻ tin vui của họ, hỏi thăm người thân, bạn bè của mình xem họ có tin gì vui, điều gì là điểm sáng trong ngày của họ, nói với họ rằng bạn đang cần nghe một tin vui để nâng cao tinh thần. Hỏi về những tin vui của người khác sẽ biến bạn thành một khán giả vui vẻ, cho bạn cơ hội chứng kiến những giây phút vui tươi hạnh phúc của người thân.
 
Tập vui cùng niềm vui, may mắn của người khác không có nghĩa người ta có thể hoàn toàn loại bỏ thú vui trên thất bại của kẻ thù. Sau cùng, con người vẫn không phải là thánh, và như mọi thứ khác trên đời, điều tốt việc tốt thường không quyến rũ bằng ăn trái cấm. Nói dễ hơn làm, chúng ta có thể nghĩ ra phương pháp này phương pháp nọ để thực tập freudenfreude. Nhưng còn schadenfreunde trong lòng mình thì sao. Đã là một cảm xúc, rất khó ngăn chận! Có lẽ cách dễ hơn là tập không giận, không ghét, không khó chịu người khác ngay từ đầu, để cảm giác này không có mầm mống nảy sinh.
 
Mùa Giáng Sinh mầu nhiệm là lúc con người dễ mở lòng nhân, là thời điểm lý tưởng để dẹp bỏ những “dã” tính. Bạn nghĩ sao? Riêng tôi sẽ bắt đầu nhỏ bé ngay chính trong lòng mình. Lần tới, khi gặp điều gì phật ý, hay thấy người nào làm việc khó ưa, tôi sẽ cố gắng đặt mình là họ, tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh, lý do để cảm thông, hoặc ít nhất nếu vẫn còn cho là họ đáng ghét, sẽ cố gắng…  ghét ít hơn chút xíu.
 
Merry Christmas– cầu chúc độc giả và thân hữu một mùa giáng sinh và một năm mới nhiều tin vui, cho mình, cho người. Happy freudenfreude year!

Nina H.B. Lê
Tham khảo: https://www.nytimes.com/2022/11/25/well/mind/schadenfreude-freudenfreude.html#:~:text=Finding%20pleasure%20in%20another%20person's,doesn't%20directly%20involve%
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.252 giây.