logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/01/2023 lúc 01:08:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh họa. RFI/Tiếng Việt

''Khúc hát thanh xuân'' bay bổng tha thướt theo điệu valse của Johann Strauss II mở đầu chuyên mục Góc vườn âm nhạc của đài RFI. Chương trình được dành cho những giai điệu nước ngoài, một khi được đặt thêm lời Việt lại trở thành những bản nhạc mừng xuân quen thuộc phổ biến, cứ mỗi lần tiếng pháo lại vang trong niềm vui rộn ràng, cho không khí Tết ta về với mọi nhà.

Qua phần trình bày của các ca sĩ Ái Vân, Thanh Lan hay của Trần Thu Hà (Hà Trần), ít ai nghĩ rằng giai điệu này lại gần 140 năm tuổi. Dựa theo quyển truyện (viết vào năm 1883) của tác giả người Hungary Maurus Jokai, nhạc sĩ người Áo Johann Strauss II (1825-1899) đã phóng tác thành vở nhạc kịch ''Vị nam tước du mục'' (The Gypsy Baron / Der Zigeunerbaron). Giai điệu chính vở nhạc kịch sau đó được tác giả Oscar Hammerstein đặt lời Anh thành nhạc phẩm ''One day, when we were young''. Còn trong tiếng Việt, nhạc sĩ Phạm Duy đã phóng tác bài này thành ''Khúc hát thanh xuân'', đan xen hai hình tượng mùa xuân thắm tươi và tuổi mới đôi mươi.
''Khúc hát thanh xuân'' của ông hoàng điệu valse
Sinh thời, Johann Strauss II xuất thân từ một gia đình nhạc sĩ. Ông đã viết hơn 400 tác phẩm, nổi tiếng nhờ soạn nhạc cho các vở múa ba lê, nhạc kịch (operetta) cũng như nhạc khiêu vũ. Con hơn cha là nhà có phúc ? Dù gi đi nữa, tên tuổi của ông còn hơn hẳn thân phụ. Được mệnh danh là ''ông hoàng nhạc valse'', Johann Strauss II  đã góp phần phổ biến thể điệu này với dàn nhạc giao hưởng Vienna, ban đầu tại Áo, rồi sau đó trên khắp châu Âu. Trong số các tác phẩm cực kỳ nổi tiếng của ông, ngoài ''Khúc hát thanh xuân'' còn có điệu valse ''The Blue Danube'' (Le Beau Danube bleu / An der schönen blauen Donau) cũng được tác giả Phạm Duy đặt lời thành nhạc phẩm ''Dòng sông xanh'' ăn khách qua tiếng hát thánh thót cao vút của danh ca Thái Thanh. Một phiên bản khác do tác giả Dương Thiệu Tước đặt lời, cũng nổi tiếng qua tiếng hát của nữ nghệ sĩ Lê Dung.
Cũng theo xu hướng Việt hóa những bản nhạc ngoại thành giai điệu nhạc Xuân, tác giả Huyền Vân đã chuyển thể nhạc phẩm ''Đào hồng Táo trắng'' (Cerisiers Roses et Pommiers blancs). Bản nguyên tác tiếng Pháp của tác giả Louiguy (bút danh của Luis Guglielmi) từng ăn khách qua các giọng ca crooner lừng danh thời trước là André Claveau và Tino Rossi, bài hát tiếng Pháp khi được chuyển sang tiếng Việt lại trở thành ''Cánh bướm vườn xuân''.
Chàng khổng lồ nào đấy mà chỉ làm bằng giấy
Một cách tương tự, tác giả Lê Đức Cường biến một bài hát nhạc nhẹ tiếng Pháp ăn khách vào năm 1984, theo phong trào new wave của Laroche Valmont thành nhạc phẩm ''Xuân yêu thương'' được rất nhiều người ghi âm lại, kể cả giới nghệ sĩ hải ngoại cũng như ở trong nước. Tình khúc tiếng Pháp ''Le géant de papier'' (Chàng khổng lồ bằng giấy) của Jean-Jacques Lafon được tác giả Lữ Liên chuyển thành giai điệu tha thiết trữ tình, man mác nỗi buồn khi đành "Lạc mất mùa xuân".
''Cô gái xuân'' của ban song ca Phương Giao và Nguyên Lộc hóa ra là bản nhạc ''Macarena'' của nhóm Los Del Rio. Nữ ca sĩ Ngọc Bích từng thành công với dòng nhạc trẻ, cũng ghi âm ''Khúc ca mừng xuân''. Bài hát có nhịp điệu cha cha tươi tắn sôi động gần giống với một bản cha cha tiếng Anh khác của ca sĩ Lưu Bích. Tuy có tên rất giống nhau, nhưng điệu cha cha của ca sĩ Ngọc Bích lại khác với nhạc phẩm thuần Việt với cùng chủ đề ''Ca khúc mừng xuân'' của tác giả trứ danh Văn Phụng.
Về phần mình, tác giả Nhật Ngân, thời ông hoạt động trong nhóm tác giả Trịnh Lâm Ngân (Trần Trịnh, Lâm Đệ, Nhật Ngân) từng sác tác khá nhiều bản nhạc Xuân tiếng Việt đã đi vào lòng người mến mộ từ nhiều thập niên qua (Xuân này con không về, Mùa xuân của Mẹ, Thư xuân trên rừng cao …..), đến khi sáng tác riêng ông cũng thành công ở hải ngoại khi đặt lời Việt cho một số giai điệu nước ngoài, trong đó có bản nhạc mang tựa đề ''Nhạc khúc tình xuân'' qua phần trình bày của nữ ca sĩ Nini. Giai điệu này ban đầu là một ca khúc tiếng Ý, do ca sĩ Emi Callina ghi âm.
Nhưng không phải chỉ có điệu Tây, nhiều bản nhạc khác của châu Ấ cũng được phóng tác thành nhạc xuân với lời Việt. Chẳng hạn như bài ''Em là mùa Xuân'' của Jimmy Nguyễn trong nguyên tác là một ca khúc của Thái Lan. Ca sĩ kiêm tác giả Thiều Thu Sa đặt lời Việt cho một ban nhạc tiếng Hoa thành ''Xuân An Vui'' với tiểu tựa là Vũ điệu thung lũng Hoa Bắc Hà. Vào những năm 1990, ca sĩ Như Mai ở hải ngoại từng ghi âm bài hát ''Con bướm Xuân'' (đôi khi được ghi là ''Bức Tranh Xuân'') lời việt là của tác giả Anh Bằng. Bài này cũng từng được ca sĩ Diễm Liên trình bày lại. Mãi đến hơn hai thập niên sau, ca sĩ Hồ Quang Hiếu bất ngờ thành công (năm 2014) khi ghi âm lại bài này theo phong cách nhạc nhảy. Bài hát sau đó có hàng loạt bản hòa âm lại qua phần trình bày của nhiều ca sĩ khác như Kim Ngân, Thanh Thảo, Mai Trang, Hiền Thục, Phan Đinh Tùng, Lâm Chấn Kiệt và kể cả một bản song ca của Hồ Quang Hiếu với Nguyễn Đình Vũ.
Bướm xuân đậm đà, Nắng xuân ngọc ngà 
''Con bướm xuân'' ban đầu được phối theo điệu cha cha cha, đúng với bản nhạc tiếng Hoa nguyên gốc nhạc Hoa được sáng tác từ thập niên 1960. Nguyên tác là ca khúc mang tựa đề ''China cha cha'' (Điệu cha cha Trung Hoa) của nhạc sĩ Dật Danh người Đài Loan. Trên trang thông tin Discog chuyên lưu trữ đĩa nhựa, các bản ghi âm đầu tiên trong tiếng Quan thoại là của ca sĩ Đài Loan Vương Tiểu Hàn. Một bản ghi âm khác của Lee Hsiao Mei (Li Xiao Mei) được phát hành tại Singapore vào năm 1965.
Trong số các bản nhạc mang chủ đề Xuân rất nổi tiếng, có nhạc phẩm ''Nắng Xuân'' do tác giả Phạm Duy phóng tác từ nhạc phẩm ''Solenzara''. Đây là giai điệu để đời của nhạc sĩ Dominque Marfisi, một trong những đứa con yêu quý nhất của đảo Corse. Bài hát này trở nên cực kỳ phổ biến khi được nam danh ca Enrico Macias ghi âm lại bằng tiếng Pháp (sau bản gốc sáng tác trong thổ ngữ đảo Corse). Trong cách đặt ca từ, nhạc sĩ Phạm Duy đã dùng những ý tứ rất gần gũi với người Việt cho nên ít ai nghĩ rằng, bài hát này ban đầu là một bản nhạc Tây.
Khi cành mai nhánh đào trong nhà bắt đầu hé nụ, thì cho dù phố xá trời Âu không rộn ràng tiếng pháo như ở trời ta, nhưng các gia đình người Việt vẫn nao nức chờ đón Tết Nguyên Đán. Trong tâm tư vọng về những khúc nhạc Xuân của một thuở, để rồi theo năm tháng đã trở thành Xuân ca của mọi thời. Ban biên tập RFI xin thành thật kính chúc quý thính giả và gia quyến một năm Quý Mão sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự cát tường. 
Theo RFI


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.