logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/05/2023 lúc 10:20:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mặc dù biết Phật pháp mênh mông, cũng không ngoài một vị giải thoát cho nên dù chỉ học một câu kinh, tu hành một pháp môn cho thấu đáo cũng có thể hưởng được hương vị giải thoát mà không cần uống hết cả biển giáo lý. Nhưng điều cốt yếu là phải thực hành chứ không phải nói suông mà hiểu đạo được.
 
Đạo là con đường, nhưng đi trên con đường đạo không như đi trên đường cái. Đường cái dễ đi, dễ đến, có khoảng cách rõ rệt, bao nhiêu cây số là bấy nhiêu thời gian tương ứng, có điểm khởi hành, có điểm đến hẳn hoi. Nhưng đường đạo thì không như thế. Khi bắt đầu tu gọi là khởi điểm, mà khởi điểm này cũng ở tại Tâm. Tu hành gọi là đi, cũng chỉ trong một Tâm ấy mà khi đạt đến đích giác ngộ, thì cũng ở một Tâm ấy chứ đâu khác.
 
Thế mà tại sao đi mãi vẫn không đến? Đó chính là vì cái Ta (Ngã) cứ ngăn chận làm cho trễ nãi, biếng nhác, sa ngã, bước được một bước thì bị lục căn lục trần xen vào kéo lui ba bước. Muốn tinh tấn tu hành nhưng cái ngã nó xen vào và bảo: Để ta ăn cái đã, để ta ngủ cái đã, để ta coi cái đã, để ta nghe cái đã. Cái ngã chấp đó càng bành trướng càng gây tai họa. Ngã chấp của ta càng to càng dễ gây đụng chạm với cái ngã của người khác. Người khác cũng bồi bổ cái ngã của họ nên lại va chạm với ta. Ví như có một ngôi nhà rộng thênh thang mười người ở không khắp, thế mà một khi những người ở trong đó để cái Ta nổi lên thì sẽ va chạm nhau đến nỗi rốt cuộc mỗi người đi mỗi ngả, khi còn một người mà vẫn thấy chật. Đó là vì ngã chấp. Tôi lấy ví dụ để minh họa vấn đề ngã chấp này:
 
Ngày xưa có một linh hồn sau nhiều kiếp tu luyện, đến thiên đàng gõ cửa Thượng Đế, Thượng Đế hỏi:
 
-- Ai đó?
 
-- Tôi, Linh hồn đáp.
 
Thượng Đế hỏi:
 
-- Tôi là ai?
 
-- Tôi là tôi.
 
Thượng Đế bảo:
 
-- Ở đây không đủ chỗ cho ta và ngươi cùng ở. Ngươi hãy đi nơi khác.
 
Linh hồn ấy trở lui về trần gian tu luyện thêm một ngàn năm nữa, sau đó lên trời gõ cửa lại.
 
Thượng Đế hỏi: -- Ai đó?
 
Đáp: -- Tôi.
 
-- Tôi là ai?
 
-- Tôi là Ngài, Linh hồn đáp.
 
Khi ấy Thượng Đế liền mở cổng cho vào.
 
Thí dụ trên cho ta thấy, một ngàn năm trước tôi là tôi - còn ngã chấp, thì không vào thiên đàng được. Một ngàn năm sau, tôi là Ngài, mới vào được, vì hết ngã chấp. Vì ta với mình tuy hai mà một. Niết bàn là cái tuyệt đối không dung ngã. Niết bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết bàn vô tướng - vô tướng nên rất khó vào. Muốn vào Niết bàn, ta cũng phải vô tướng như Niết bàn. Cửa Niết bàn rất hẹp, chỉ bằng tơ tóc nên ta không thể mang theo một hành lý nào mà hy vọng vào Niết bàn được cả. Cái thân đã không mang theo được, mà cái ý niệm về tôi, về ta, cũng không thể mang theo vào được. Cái ta càng to thì càng xa Niết bàn. Nên biết hễ hữu ngã thì luân hồi mà vô ngã là Niết bàn chứ không phải đòi hỏi có cái ta để vào Niết bàn.
 
Một hôm có người đến hỏi Thiền sư Duy Khoang: "Đạo ở đâu?" Sư đáp: "Đạo ở trước mắt" - "Sao tôi không thấy?", người ấy hỏi. Ngài đáp: "Vì ngươi đang bận nghĩ tới mình ta cho nên không thấy" -" còn Hòa Thượng có thấy không?", người ấy hỏi. Ngài đáp: "Hễ còn bận nghĩ tới ta, ngươi thì đều không thấy" - "Khi không còn bận nghĩ tới ta, ngươi nữa thì có thấy không?", người ấy hỏi. Ngài đáp: "Khi không còn có tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi, thì bấy giờ ai hỏi đạo ở tại đâu?"
 
Giả sử lúc đó người ấy hỏi ngài Niết bàn ở tại đâu thì chắc Ngài cũng đáp tương tự như thế, và câu đáp cuối cùng hẵn là: "Khi không còn có tâm phân biệt bận nghĩ tơi ta, ngươi thì bây giờ ai hỏi Niết bàn ở tại đâu? Sao tôi không vào được? Vì đã không còn tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi thì tức lúc ấy tâm thanh tịnh không còn vọng tưởng tham ái, tức là Niết bàn đó rồi, chứ có phải ở đâu xa mà phải tìm kiếm?"
 
Vậy cho nên cần phải biết: Niết bàn chính là từ bỏ ba độc tham, sân, si do ngã chấp gây nên. Vô ngã là Niết bàn. Giờ phút nào cởi bỏ được ba độc, giờ phút đó là Niết bàn. Cho nên chúng ta thấy Niết bàn vừa là cái chung, vừa là cái riêng. Cái chung là ai cũng tu được, vào được. Cái riêng là chỉ ai tu người ấy đắc. Đức Phật, Ngài không bưng Niết bàn đến cho ta ngồi lên. Ngài chỉ dạy cho ta con đường tu chứng Niết bàn mà thôi. Ngài dạy:
 
"Ai còn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi, ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động. Ai không tham luyến, thời không dao động. Ai không dao động, thời được khinh an. Ai được khinh an thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp, thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh, thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau". (Niết bàn - Tương Ưng Bộ Kinh 4/65, 1982)
 
Vậy thì nói Phật độ chúng sanh là gì? Ở đây chúng ta cần phân biệt chữ "độ" và chữ "cứu rỗi". Chữ "cứu rỗi" thì chỉ cần đức tin, tin có một đấng tối cao, đấng ấy sẽ rước ta vào cõi phúc lạc của Ngài ở một nơi nào đó, nếu ta đầy đủ lòng tin. Trái lại chữ "độ", nghĩa là vượt qua, có nghĩa là làm cho chúng sanh thấy rõ rằng: chính vì bản ngã mà nổi chìm trong biển phiền não sanh tử. Vậy chỉ cần trừ cái ngã chấp thì phiền não không còn đất đứng. Khi phiền não đã trừ thì kiến hoặc, tư hoặc, vô minh hoặc cũng dứt mà vượt qua bờ giác. Khi phiền não chấm dứt thì dù bất cứ đang ở đâu, bất cứ giờ phút nào cũng là Niết bàn, không cần phải cất bước đi đến một nơi nào cả để tìm cõi Niết bàn. Bởi thế đức Phật dạy luôn luôn quán vô ngã, bốn đại, năm uẩn tạo nên thân này đều là những thứ do duyên ở ngoài kết hợp lại mà thành chứ cái thân "đồng nhứt" với cái ngã thì không thực có.
 
Đức Phật được tôn xưng là đấng Pháp vương vì Ngài tự tại với tất cả các pháp, vào tất cả thời, xứ. Dù ở đâu Ngài cũng không bị dính mắc vào sáu trần, không bị chúng lôi kéo. Nên chúng ta phải biết, nếu chúng ta đối với một việc gì trong một thời gian nào đó mà được tự tại, không bị nó lôi kéo, chi phối, thì ta cũng đáng được gọi là vua của pháp đó, nhưng chỉ đối với một việc đó, trong một thời gian đó mà thôi, còn ở giờ khác, đối với việc khác, thì ta lại bị ràng buộc, cho nên ta không được như Phật xưng là Đấng Pháp Vương đối với toàn diện các pháp và tất cả các thời, xứ.
 
Muốn được như Phật phải quán vô ngã luôn luôn. Quán vô ngã thì tất cả cái gọi là: phải, trái, được, thua ở đời đều là một cái duyên cho ta tu, hoặc trở thành bình thường không có gì bận tâm cả. Quán vô ngã cũng như người võ sĩ luyện thân thể cho rắn chắc. Khi chưa rắc chắc thì dễ bị quật ngã trước một tác động bên ngoài. Người tu vô ngã cũng vậy, khi chưa thuần thục còn nhiều ngã chấp thì dễ đau khổ trước một lời nói độc. Nếu khi ngã chấp tiêu bớt, thì chỉ còn thấy đau khổ sơ sơ và cuối cùng thì không còn ngã chấp thì cũng không còn chút đau khổ nữa. Nên kinh Pháp Cú nói:
 
Như ngọn núi kiên cố
 
Không gió nào lay động
 
Cũng vậy giữa khen chê
 
Người trí không giao động. (Pháp Cú câu 81)
 
Kết luận: Cái Trí ở đây chính là cái trí thấy lý vô ngã vậy.
 
 
 
One who sees all dharmas as non-self
is walking on the path to realizing Nirvana.

  
 
Giới thiệu của Nguyên Giác. Rất khó để dịch nhóm năm chữ "Vô ngã là Niết bàn" sang tiếng Anh mà không gây ngộ nhận. Niết bàn là lìa khổ, là pháp vô vi. Chúng ta không thể dùng bất kỳ ngôn ngữ nào trong thế giới hữu vi này để nói về Niết bàn. Nơi đây sẽ mượn cách dịch sát theo Kinh Phật. Trong Kinh AN 6.100 Sutta, Đức Phật nói, theo bản dịch Sujato: "Hoàn toàn có thể cho một tu sĩ xem tất cả các pháp đều là vô ngã sẽ chấp nhận cái nhìn tương hợp với giáo pháp." Do vậy, sẽ dịch theo ý Kinh này là: Ai thấy các pháp là vô ngã là đang đi trên con đường chứng ngộ Niết Bàn.
 
Introduction by Nguyên Giác: It is very difficult to translate the five-word group "Vô ngã là Niết bàn" into English without causing confusion. Nirvana is the cessation of suffering, the dharma of the unconditioned. We cannot use any language in this conditioned world to say about Nirvana. The translation here will adapt closely from the Buddhist Scriptures. In the AN 6.100 Sutta, the Buddha said, according to the Sujato translation: "It’s totally possible for a mendicant who regards all things as not-self to accept views that agree with the teaching." Therefore, it will be translated according to the style of that Sutta: One who sees all dharmas as non-self is walking on the path to realizing Nirvana.


 
______________
 
The Buddhadharma is vast, but there is only one same taste of liberation. You don't need to drink the whole sea of teachings. If you study a sutra verse deeply or practice a method thoroughly, you can still appreciate the taste for liberation. But the most important thing is to practice, not simply to speak or understand the Way.
 
The Dharma is the path, but walking on the path is different from walking on a boulevard. It is easy to walk along a boulevard that has a clear distance with a clear timetable to finish, which has a starting point and a destination. When you start practicing, it's called the starting point, but this starting point is also in the mind. Practicing is called walking, just in that one Mind, but when reaching the goal of enlightenment, it is also in that same Mind, nowhere else.
 
So why go and still not come? That's because the self-grasping keeps preventing, delaying, lazing, and stumbling. When you forward one step, the six senses and the six sense objects push you back three steps. When you wish to practice diligently, the ego comes in and says: Let me eat first, let me sleep first, let me see first, and let me hear first. The more that ego expands, the more disaster it causes. The bigger our ego, the easier it is to collide with the ego of others. Other people also nourish their egos, so they collide with us again. For example, there is a large and spacious house where ten people can live comfortably, but once the people in it let their egos emerge, they will collide and go their separate ways. While one person stays, the house is still felt tight. It is because of clinging to the ego. I use an example to illustrate this problem of self-grasping.
 
"Once upon a time, there was a spirit who, after many lives of cultivation, came to heaven and knocked on God's door. God asked: Who is it?
This is 'I', replied the spirit.
God asked: Who is 'I'?
'I' is 'I'.
God said: There is not enough room for you and me to live together; go somewhere else.
That spirit returned to earth to practice for another thousand years, then went to heaven to knock on the door again.
God asked: Who is it?
This is 'I', replied the spirit.
God asked: Who is 'I'?
I am You, replied the spirit.
Then God opened the gate and let him in."
 
.
The example above shows us, a thousand years ago I was - with ego-grasping, I was unable to enter heaven. One thousand years later, I am Him and I can come in because the ego is gone. Because I and others are two but one. Nirvana is the absolute that does not contain any self. Nirvana has no limit, no place, and no shape. Because it is unseen, it is very difficult for anyone to enter. To enter Nirvana, we must also be unseen like Nirvana. The gate of Nirvana is very narrow, just like a strand of hair, so we cannot carry any luggage and hope to enter Nirvana. The body could not be carried in, and the idea of a "me" or any self also could not be carried in. The bigger the self-grasping, the further away from Nirvana. When you see any self, you are seeing samsara. When you see no self, you are seeing Nirvana. Because there is no self to enter Nirvana, don't think that there must have a self to enter Nirvana.
  
One day someone asked Zen master Duy Khoang: "Where is the Way?"
The Master replied, "The Way is before your eyes."
"Why can't I see it?" he asked.
The Master replied, "Because you are busy thinking about yourself and about others, you do not see the Way."
"Dear Venerable Master, do you see it?" he asked.
The Master replied, "As long as someone is busy thinking of self or others, he does not see it."
"When one is no longer thinking about self or others, does he see it?" he asked.
The Master replied: "When someone no longer has a discriminating mind to think about self or others, then who asks where is the Way?"
  
If that person were to ask him where Nirvana is at that time, he would probably give the same answer. The final answer must be: "When there is no longer a discriminating mind to think about self or others, who will ask where Nirvana is? Why can't I enter? When there are no longer any discriminating thoughts about one's self or that of others, the mind will then be pure, free from delusions and cravings. It's already Nirvana, not far away, and you have nothing to look for."
  
Therefore, it is necessary to know: Nirvana is the abandonment of the three poisons of greed, hatred, and delusion caused by self-grasping. No-self is Nirvana. At any moment when the three poisons are removed, that moment is Nirvana. So we see that Nirvana is both general and particular. The common thing is that anyone can practice and enter. The unique thing is that only those who cultivate will gain it. The Buddha did not bring Nirvana for us to sit on. He only taught us the way to attain Nirvana.
 
The Buddha said: "For those who still have attachments (i.e., the self that clings to this is mine, the conceit that holds this is me, the ego that holds this is my self), there is fluctuation. For those who have no attachments, there is no fluctuation. For those who have no fluctuation, there is tranquility. For those who have tranquility, there is no insisting on anything. For those who have no insisting on anything, there is no coming and going. For those who have no coming and going, there is no death and birth. For those who have no death and birth, there is no this life and the next life, and there is no the "in-between" existence. This is the cessation of suffering." (Nibbana Sutta, Collections of Linked Discourses)
  
What does it mean when we say the Buddha helps sentient beings to cross to the other shore? We need to distinguish between "helping to cross to the other shore" and "salvation." The word "salvation" is used for those who believe in a supreme being who will take them to His blessed realm somewhere, if they have enough faith. Such faith is contrary to the Buddha's teaching about the meaning of helping to cross the river of birth and death. It means to make sentient beings see clearly that: it is because of self-grasping that they float and sink in the sea of afflictions of birth and death. So, just wipe out the self-grasping, then the affliction has no ground to stand. When the defilements have been eliminated, all the delusive views, misleading thoughts, and ignorance also cease. It is said that the shore of Enlightenment has been reached.
  
When defilement ends, no matter where you are, any moment is the moment of Nirvana; there is no need to go anywhere to find Nirvana. That's why the Buddha taught us to always contemplate that no-self, that the four elements, that the five aggregates that make up this body are all things brought together by external conditions. And the body identified with the so-called self is not real.
 
The Buddha was called the Dharma King because he was free from all dharmas, at all times and places. Wherever he was, he was not attached to the six sense objects, not drawn by them. So we must know, if we can be free from something for a certain period of time and not be manipulated or dominated by it, then we are also worthy to be called the king of those dharmas. In that case, we are free only for those things, and for that period of time. However, we are bound in another hour and for the other things. So we cannot be like the Buddha who is called the Dharma King for all dharmas and at all times and all places.
  
If you want to be like the Buddha, you must contemplate no-self all the time. When you contemplate no-self, all the so-called right, left, gain, and loss in life become all predestined conditions for you to practice, or to see as normal, nothing to worry about. Contemplation of no-self is like a martial artist who trains his body to be firm and strong. When the body is not firm and strong, it is easy to be knocked down by an external impact. The same is true of practitioners contemplating not-self, when they are still immature and self-grasping, they will easily suffer from poisonous words. When ego-clinging is fading, practitioners will feel less suffering. When ego-clinging is gone,  there will be no more suffering.
 
Thus, Verse 81 from the Dhammapada says:
Just as a solid mountain is unmoved by the wind,
So the wise are unmoved by praise and criticism.
 
Conclusion: The Wisdom here is the mind that sees no-self.


Thích Thiện Siêu
Nguyên Giác dịch

Sửa bởi người viết 02/05/2023 lúc 10:22:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.217 giây.