logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/05/2023 lúc 09:20:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Rác thuộc quyền sở hữu của ai? Câu hỏi nóng hổi đang được đặt ra bởi những người gom nhặt rác trên khắp thế giới, họ đang đoàn kết để đấu tranh cho sự sống còn của mình. Những người gom nhặt rác cho rằng, những gì mà mọi người đã vứt bỏ thì ai cũng có thể lấy.

Trên toàn cầu, có tới 56 triệu người mua bán ve chai, họ thu mua và bán lại các loại kim loại, thủy tinh, bìa cứng và nhựa mà mọi người không còn sử dụng và vứt bỏ.

Năm 1988, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã phán quyết rằng rác thải sinh hoạt là tài sản công cộng khi nó nằm trên lề đường. Điều đó cho phép cảnh sát lục soát thùng rác để tìm bằng chứng tội phạm, nhưng sự bảo vệ đó không phải lúc nào cũng được mở rộng cho những người nhặt rác tái chế.

Và ở những nơi như Thành phố New York, đang thử nghiệm các thùng chứa có khóa thuộc sở hữu của thành phố để phòng tránh chuột, những người nhặt rác đang bị mất khoản thu nhập bền vững.

Ryan Castalia, giám đốc điều hành của Sure We Can, một trung tâm cộng đồng và tái chế vô vụ lợi ở Brooklyn cho biết: “Rõ ràng họ khiến cho những thùng rác này bất khả tiếp cận. Rác thải cũng có giá trị của nó, và chúng tôi cảm thấy giá trị đó nên thuộc về người dân, không phải thành phố hay các tập đoàn.”
 
Câu chuyện của những người nhặt rác

Josefa Marin di cư từ Mexico đến New York vào năm 1987, gửi cho con gái ở quê nhà số tiền 140 đô la một tuần từ tiền công làm vệ sinh tại một xưởng áo len. Cô bắt đầu thu gom đồ tái chế để kiếm thêm chút thu nhập, bán vỏ chai, lon với giá 5 xu/cái tại siêu thị địa phương.

Vào cuối tuần, cô mang theo xe đẩy đi khắp Brooklyn, gom nhặt và mang bán ve chai tại các trung tâm tái chế. Đến cuối những năm 2000, bị mất việc, cô trở thành người gom nhặt ve chai toàn thời gian, kiếm được 80 đô la mỗi ngày để chu cấp cho 4 đứa con của mình.

Và Marin không phải là câu chuyện duy nhất. Thành phố New York không theo dõi có bao nhiêu người kiếm sống bằng nghề nhặt rác, nhưng một ước tính sơ bộ đưa ra tổng số là khoảng 8,000 người. Sure We Can đã hỗ trợ cho khoảng 1,200 người. Họ đã đổi khoảng 12 triệu vỏ chai, lon tại trụ sở của tổ chức hàng năm.

Một công việc quan trọng

Những người nhặt rác có vai trò rất quan trọng trong việc giúp quản lý và kiểm soát rác. Tại thành phố New York, Sở Vệ Sinh chỉ thu gom khoảng 28% số vỏ chai, lon có thể tái chế. Tỷ lệ đó thấp hơn 5% đối với nhựa, bao gồm cả vỏ chai nước. Những người nhặt rác giúp loại bỏ thêm hàng triệu rác tái chế ra khỏi các bãi chôn lấp mỗi năm.

Ở các quốc gia không có hệ thống kiểm soát rác thải chính thức, vai trò của những người gom nhặt rác còn quan trọng hơn. Ở một số quốc gia Mỹ Latinh, có tới 96% rác tái sử dụng được đưa đến các bãi chôn lấp vì không có các chương trình tái chế. Thay vào đó, những người nhặt rác sẽ làm công việc này, các ngành công nghiệp địa phương trả bao nhiêu thì họ nhận bấy nhiêu. Sonia Dias, chuyên gia về rác thải toàn cầu của WIEGO, cho biết: “Đó là một dịch vụ miễn phí” cho chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, hầu hết các chính phủ không công nhận nhặt rác là công việc hợp pháp và nếu không có sự bảo vệ của pháp luật, những người gom ve chai chẳng giữ được quyền nhặt rác.



Hãy thử nhìn vào nỗ lực gần đây của Thành phố New York. Đại dịch tấn công mạnh vào bộ phận công nhân vệ sinh. Các lệnh phong tỏa đã khiến rác ‘dời chỗ’ từ văn phòng về nhà riêng và… chất thành đống. Rồi đến khi hết phong tỏa, người ta ăn ngoài nhiều, thì rác trên đường phố cũng nhiều theo. Vậy mà mấy thùng rác lại được móc thêm ổ khóa, chỉ công nhân vệ sinh mới có thể rớ tới.

Các viên chức thành phố cho đến nay vẫn chưa công nhận quyền của công chúng đối với rác thải. Phát ngôn nhân Vincent Gragnani cho biết Sở Vệ Sinh không phản đối việc cá nhân mang đổi vỏ lon và chai “để kiếm sống.” Tuy nhiên, họ sẽ không bình luận về việc thùng rác là của công cộng hay tư nhân.

Lịch sử ngắn gọn về rác thải

Lily Baum Pollans, giảng viên giảng dạy về chính sách và quy hoạch đô thị tại Hunter College, lưu ý rằng những người nhặt rác thiếu sự bảo vệ bắt nguồn từ nguồn gốc của việc thu gom rác thải.

Vào cuối thế kỷ 19, cư dân thành phố của Hoa Kỳ đã ném xác động vật, tro, giẻ rách và rác thải ra đường và các con sông, gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, khiến các đô thị phải thành lập lực lượng lao động chuyên thu gom và loại bỏ rác.

Tại San Francisco, Sunset Scavengers, ban đầu là một nhóm công nhân không chính thức, đã thành lập một công ty vào năm 1921. Thành phố New York đã chính thức hóa việc kiểm soát rác thải vào năm 1896.

Baum Pollans chỉ ra rằng, kiểm soát rác thải do thành phố tài trợ luôn hướng tới sự sạch sẽ chứ không phải tạo ra việc làm. Các đô thị chỉ trả lương cho công nhân vệ sinh chứ không khuyến khích công nhận họ chính thức hoặc hỗ trợ tài chánh cho những người nhặt rác vì đã có lực lượng lao động chuyên trách.

Thay đổi cái nhìn

Được công nhận hay không, những người nhặt rác từ lâu đã bị coi thường. Marin nhớ lại có lần cô đang thu gom chai, lon thì bị tạt nước vào người; họ buông những lời dè bỉu về chủng tộc và đuổi cô đi. Cô nói: “Bởi vì tôi nhặt nhạnh đồ tái chế không có nghĩa là tôi kém cỏi hơn bất kỳ ai.”

Các quốc gia ở phía nam bán cầu đang bắt đầu nhận ra điều đó. Brazil công nhận nhặt rác là một nghề chính thức vào năm 2001. Năm 2009, tòa án hiến pháp của Colombia đã trao quyền cho công việc thu gom và mua lại rác. Ở Argentina, đầu năm nay, những người nhặt rác đã đề nghị một dự luật đánh thuế các công ty sản xuất các sản phẩm dùng một lần; làm quỹ hỗ trợ cho những người nhặt đồ tái chế và những người nhặt rác không chính thức khác.

Hoa Kỳ cũng đang dần bắt nhịp, dù cũng tập trung vào việc buộc các tập đoàn phải trang trải chi phí giải quyết rác thải sản xuất. Vào tháng 7 năm 2021, Maine yêu cầu các nhà sản xuất trả phí đóng gói. Oregon và Colorado cũng có luật “trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất” tương tự. Và vào tháng 10 năm 2022, International Alliance of Waste Pickers, một tổ chức vận động cho những người nhặt rác tái chế không chính thức, đã ban hành hiến pháp đầu tiên. Marin là một trong số những người soạn thảo, và cô cũng nằm trong ban giám đốc của Sure We Can.

Một số chính phủ bắt đầu nhận ra rằng bảo vệ môi trường và nhân loại luôn song hành với nhau. Chẳng hạn, chương trình Agenda for Sustainable Development năm 2030 của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chấm dứt nghèo đói và tất cả những rủi ro mà nó mang lại. Dias nói: “Ý tưởng là không để ai bị bỏ lại phía sau.”

Việc xóa đói giảm nghèo cũng có thể loại bỏ hoàn toàn nhu cầu nhặt rác. Baum Pollans nói: “Một hệ thống xã hội lý tưởng sẽ có một mạng lưới an toàn và mạnh mẽ để mọi người không phải phụ thuộc vào khoản tiền đổi ve chai năm xu.”

Cung Đô biên dịch
Nguồn: “Who owns our trash—and why does it matter?” của Jessica Wapner, được đăng trên trang National Geographic.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.