logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/06/2023 lúc 09:59:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vòng luân hồi tùy nguyện vào ra
có ai biết ai với ai là tri kỷ?
(Viết theo lời Đoan Trang kể).
 
Theo truyền thuyết dân gian thì mỗi con người sau khi mất đi theo luân hồi, là trở lại làm người, hay bị đọa đày làm súc sinh, ngạ quỷ, a tu la… tùy theo nghiệp lực thiện, ác ta đã làm. Nhưng trước khi đi đầu thai vào một kiếp mới, vong linh hay thần thức phải đi qua cầu Nại Hà, chờ gặp Mạnh Bà, Mạnh Bà cho ăn một chén cháo lú đặng quên đi hết chuyện cũ đời này rồi mới được đi vào một cuộc đời mới.
    Nhưng, có nhiều người, cho đến nay chắc chẳng mấy ai muốn ăn thứ cháo để quên đó cả, dù có đói lả, dù cháo có ngon mấy, người ta vẫn không muốn ăn để nhớ lại xem cuộc đời vừa đi qua, ta đã làm được những gì. Nhất là ta là ai. Bởi vậy chẳng có cái phần a lại gia thức, để xếp cất vô đó những điều ta không muốn quên, hay có muốn quên mà không quên nổi, khi cần nó lại hiện ra.
    Thuyết về cháo của Mạnh Bà ngày nay lu mờ, vì trí óc con người ưa thích vốn tích lũy, chẳng hạn thiên tài là sự tích lũy ghi nhớ lâu dài một hay nhiều cái hiểu biết gì đó trong nhiều đời, từ đời này sang đời khác. Cảm nhận này nương tựa trong đạo Phật, chúng sinh trôi lăn nhiều đời, nhiều kiếp trong vòng luân hồi vào ra ra vào sinh tử tử sinh cho tới khi nào tâm hết vọng động, đạt được chánh giác, được Phật A Di Đà tiếp dẫn thì mới ngưng vòng quay sinh tử.
    Trên con đường lăn trôi vào ra luân hồi không ngừng nghỉ đó, có rất nhiều chúng sinh nhờ công năng tu tập, hay nhờ một thiện duyên, một phước duyên nào đó mà họ nhìn thấy họ và cuộc đời của họ trong tiền kiếp. Vòng luân hồi là một đương nhiên có trong Phật giáo, và trong các nghi lễ của một đời người, đa số Phật tử quan niệm rằng tang lễ là một lễ trọng bởi tang lễ không phải chỉ đánh dấu sự ra đi của một linh hồn, mà còn là sự khởi đầu của một hành trình hướng tới sự tái sinh.
 
Biết bao duyên nợ thề bồi
Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì ?
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai…
(Truyện Kiều)
 
Bà hoàng hậu Tshering Yangdon, người Bhutan đã nhìn thấy tiền kiếp của bà trong giấc mơ: Bà là người Bhutan, một quốc gia nhỏ bé nằm ở phía nam của dẫy Himalaya, dân số Bhutan cũng chưa tới một triệu người. Tôn giáo chính của họ là Phật giáo. Dân tộc Bhutan không giàu có về vật chất, không tiến triển nhiều về văn minh cơ khí khoa học hiện đại. Nhưng họ có một đời sống giản dị, ít xô bồ, họ sống an bình và do đó, người dân Bhutan cảm nhận hạnh phúc dễ dàng. Bà hoàng Bhutan sinh ra tại làng quê nhỏ bé Luobugan, miền tây Bhutan, Châu Á, ngày 30-12-1955, trong một gia đình nền nếp, lớn lên và lúc trẻ bà được giáo dục cấp tiến, khai phóng, bà đã từng sang du học ở Ấn Độ. Năm 1979, 24 tuổi bà thành hôn với vua Bhutan. Bà hoàng Yangdon ưa làm từ thiện và viết sách, bà là văn sĩ, trong các sách của bà, cuốn « The Secret Land Bhutan », bà kể bà giới thiệu với độc giả xa gần miền quê hương hẻo lánh xinh đẹp ở một bên sườn rặng Hi Mã Lạp Sơn.
    Trong quê hương Phật giáo, quan niệm về luân hồi chuyển tiếp mà bà đã kể qua kinh nghiệm bản thân thì là chuyện bình thường dễ hiểu. Nhưng không phải ai ai cũng có thể nhìn ra tiền kiếp dễ dàng. Bà hoàng Bhutan có một duyên nghiệp mạnh, có một cảm ứng thiêng liêng nhờ chuyên tu nên bà nhìn ra tiền kiếp của bà qua những giấc mơ kỳ diệu và sau đó được chiêm nghiệm là đúng bởi chính bà. Bà kể rằng trong một giấc mơ bà thấy một ngôi nhà ba tầng, bề thế theo cách truyền thống của người Himalaya xung quanh có vườn cam quýt bưởi sai trái, trên balcon tầng hai luôn có một người phụ nữ có dáng vẻ buồn phiền và như đang chờ đợi điều gì đó. Lần nào, sau giấc mơ, bà cũng cảm thấy buồn bã muốn khóc, bà buồn như cái buồn của người trong cảnh mộng. Sau ba, bốn lần liên tiếp, bà cảm nhận là người phụ nữ trong mơ chính là bà. Bà cũng nhớ rõ cảnh quan từng bờ tường, từng mái ngói, cho tới các cây cam, bưởi trong vườn. Bà kể qua sách viết là trong giấc mơ bà còn ngửi thấy mùi hoa cam thơm ngào ngạt bay tỏa xung quanh. Bà mang hỏi người cha thân yêu của bà thì được ông thân nói rằng, đó chính xác là căn nhà thân yêu của chúng ta ở hạt Scherna-Xingchun từ nhiều đời cha ông, nơi đó là làng quê Luobugan mà con đã được sinh ra.
    Ít lâu sau bà cương quyết tìm đến nơi cha đã nói, và tại nơi đó bà gặp một ni sư, bà cảm thấy ni sư với bà rất gần gũi, ni sư mời bà ăn bánh uống trà. Bà thấy cái gì trong ngôi nhà đó cũng đều giống như bài trí trong giấc mơ. Bà mới hỏi trong gia đình này có người phụ nữ nào không may qua đời lúc còn khá trẻ không? Ni sư thưa rằng: « Vâng có mẹ tôi mất lúc còn trẻ, và lúc đó tôi mới ba tuổi, nên mẹ tôi rất buồn rầu lúc ra đi ».
    Sau đó bà hoàng Bhutan lên lầu và thấy rất sáng rỡ những điều bà gặp trong mơ, bà chấp nhận đó là chính mình trong tiền kiếp, bà nhìn nhận con người phải trải qua nhiều lần tái sinh, luân hồi. Bà ghi chép rõ ràng trong sách: Chúng ta không thể đoán được chúng ta sẽ tái sanh vào đâu và vào lúc nào. Nhưng bản chất cuộc sống tốt đẹp hay tầm thường có thể được quyết định bởi những công đức và phước đức ta làm được trong tiền kiếp. Do đó, mỗi cuộc đời tới, phải gạn đục khơi trong, để có nhiều thiện duyên tích góp, để đi tới sau cùng, tới chân trời cao rộng (theo thầy Thích Minh Niệm) đầy đủ duyên lành, chúng sanh giác ngộ đó bước ra khỏi vòng luân hồi.


    Vấn đề luân hồi và tái sanh được đề cập nhiều ở Bhutan, Ấn Độ, Trung Hoa, Tây Tạng. Nhưng rồi dần dần tư tưởng đó xuất hiện rõ ràng và nhiều hơn ở phương tây, điển hình là câu chuyện tái sanh trong nhật ký « Nhựt ký Anne Frank ». Anne Frank là người Do Thái, đã viết quyển nhựt ký trong tù từ lúc 13 tuổi tới 15 tuổi. Năm 15 tuổi thì cô bị thảm sát bởi Phát xít Đức. Anne từ thuở nhỏ, mới biết đọc biết viết, cô đã mơ thành một nhà văn, cô bắt đầu viết là viết cuốn nhựt ký cho mình của mình.
    Trong đại thế chiến II, để tránh bị Đức truy lùng Anne và gia đình 4 người cùng 4 người họ hàng khác trốn tránh trong một căn phòng bí mật của cha cô là ông Otto Frank ở Amsterdam vừa trốn tránh, Anne vừa viết lại những ngày bí mật đó. Lẩn trốn được 2 năm thì bị lộ, tháng août 1944 tất cả họ bị bắt và bị giam trong trại giam Bergen Belsen. Cuộc sống 2 năm trong phòng bí mật được Anne ghi đầy đủ trong « Nhựt ký của Anne » năm 1945 tất cả họ 8 người bị bắn chết hết. Sau đó, cha của Anne soạn thấy nhật ký của con, ông hiệu đính và sách được xuất bản năm 1947. Phổ biến trên toàn cầu tội ác diệt chủng của Phát xít Đức: từng đoàn xe chở từng đoàn người Do Thái đưa vào lò hơi ngạt.
    Có tin người ta nói là bà thủ tướng Angela Merkel đã tiếp đón cưu mang rất đông đảo người tỵ nạn vào quê hương của bà năm 2020 sau này là để gỡ tội, chuộc lỗi tàn ác phần nào cho sự dã man của Phát xít Đức trong đại thế chiến II.
 
Sự tái sanh của Anne Frank qua Barbro Karlen
 
Em bé Barbro Karlen sanh năm 1954 tại Suède trong một gia đình Công giáo, dù là người Công giáo hiếm khi tin có tái sanh có luân hồi. Vậy rồi khi lên 3 tuổi, Barbro nói với cha mẹ em: con chính là Anne Frank. Lúc đó chưa có bản dịch nhật ký Anne ra tiếng Suède. Cha mẹ tưởng em nhận tên một bạn nào trong lớp, hay một cái tên tưởng tượng, vu vơ. Rồi có một lúc Barbro không chịu ăn món đậu hầm mềm, em nói với mẹ là: Con đã ăn hoài cái món này trong tù rồi, con ngán lắm!
    Em kể với mẹ khi đêm ngủ, có mấy người đàn ông đi lên đi xuống lục soát cái gì đó. Nhưng tệ hại hơn là có nhiều ngày, Barbro không chịu hớt tóc và cũng không chịu tắm. Điều này cha mẹ cô không chịu nổi, tra hỏi nhiều lần, Barbro Karlen thú nhận là ở trong trại giam Bergen Balsen, khi nào bị gọi đi hớt tóc rồi đi tắm tập thể là bị phun thuốc độc thay nước lên người và chết, không trở về phòng nữa và Anne cũng đi tắm!
    Cha mẹ lo lắng đưa con đi gặp bác sĩ về neurologie, nhưng gặp bác sĩ, Barbro giấu nhẹm Anne đi, bác sĩ nói là em không mắc bệnh chi, chỉ có chút ít tưởng tượng để mai sau có thể học nghệ thuật sân khấu.
    Năm 1960, Barbro vào tiểu học ở Thụy Điển. Một ngày kia, cô giáo mang sách của Anne Frank ra kể, sau đó Barbro liền đứng lên hỏi cô: « Sao cô cứ mang chuyện của em kể hết ra vậy? » làm ai cũng ngạc nhiên. Năm 1964, Barbro được cha mẹ mang theo du lịch Âu Châu, và tới Amsterdam. Lúc này sách của Anne Frank được dịch ra nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Suède và bán ở nhiều nơi. Bấy giờ căn phòng bí mật mà Anne và đồng cảnh trốn ngụ được Amsterdam sửa đổi thành một viện bảo tàng nhỏ, mang cái tên thân thương « Nhà của Anne ». Viện bảo tàng đó ở trên đường Merwedeplein và Barbro Karlen đã dắt cha mẹ em tới thẳng đó, không do dự, c’est exact, cô nói y chang!
    Sau cuộc hành trình đó, cha mẹ em chấp nhận sự thật Barbro Karlen là hóa thân của Anne Karlen, một sự hóa thân rất chu đáo, trong sáng. Họ bắt đầu hiểu và giúp đỡ con gái để Barbro nhanh chóng viết tiếp « Nhựt ký của Anne » và thực hiện hoài bão làm văn sĩ của Anne từ tiền kiếp. Năm 12 tuổi, thần đồng văn sĩ Barbro Karlen cho ra cuốn « Con người trên địa cầu » rồi sau đó là: « Và những con sói đã tru lên ». Cô còn xuất bản 11 tập thơ và nhiều bài tiểu luận. Barbro đã thực hiện thành công giấc mơ văn sĩ của Anne, nhưng Barbro rất tỉnh táo và trân trọng bạn Anne, không bao giờ cô tỏ ra trong một cuốn sách hay trong một bài thơ nào đó rằng mình là Anne Frank. Ngoài những điều trong tuổi thơ cô tiết lộ thầm kín với cha mẹ.
    Barbro chợt hiểu ra sứ mệnh của mình, thượng đế muốn cô bảo trì ký ức về Anne và nói cho mọi người hiểu rằng, trên cõi đời này, không có sự việc gì là ngẫu nhiên, par hasard, mà những sự tình phát sinh trên thế gian này do khả năng ân oán móc nối từ tiền kiếp, tiền thế mà tạo thành, đó chính là nghiệp lực, là karma.
    Barbro Karlen được nhóm nghiên cứu về luân hồi và tái sanh do giáo sư Stevenson chủ đạo, họ thẩm nghiệm và xác định đây là một câu chuyện luân hồi trung thực.
    Vào tuổi trung niên, làm xong việc viết sách Barbro trở lại cuộc sống bình thường của một mình cô. Ký ức về Anne Frank chấm dứt.
    Nhân mùa Phật Đản, viết về luân hồi, tái sanh. Cứ theo như hoàng hậu Bhutan, chúng ta cứ sống mỗi kiếp tiếp theo mỗi tốt hơn, ác cứ lùi dần, phước huệ tiến lên, thì sẽ tới ngày bước ra ngoài vòng sanh tử. Cũng vậy, theo Barbro Karlen, những người làm điều xấu chỉ là do bị điều khiển bởi tâm ác (thí dụ: tội của Phát xít Đức). Khi con người hướng về thiện, dĩ nhiên tâm ý ác bị đuổi đi. Dù thế nào bản chất con người là thiện « nhân chi sơ tánh bổn thiện ».
    Cái tâm ý thiện cốt lõi là để điều chỉnh karma, mà karma đặt ra cho chúng sanh khá nhiều sứ mệnh, và chúng ta phải cố gắng hoàn thành những sứ mệnh nào trong hiện kiếp?
 
Mùa Phật Đản 2023
Chúc Thanh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.