logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
coi  
#1 Đã gửi : 30/07/2012 lúc 04:23:57(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

UserPostedImage
UserPostedImage

UserPostedImage

Sửa bởi người viết 15/08/2012 lúc 06:21:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

coi  
#2 Đã gửi : 31/07/2012 lúc 06:51:48(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Michael Phelps lập kỷ lục thế giới người nhiều huy chương Olympics nhất
Tay bơi kiệt xuất của Hoa Kỳ Michael Phelps hôm nay đoạt hai huy chương thứ 18 và 19 của anh, lập kỷ lục người chiếm nhiều huy chương thế vận hội nhất xưa nay.
UserPostedImage
AFP photo. Michael Phelps trong lượt bơi chứng tỏ khả năng 200 mét bướm hôm thứ hai- AFP photo
Huy chương thứ 19 để lập kỷ lục là huy chương vàng môn bơi tự do tiếp sức 800 mét nam, cũng là huy chương vàng thứ 15 của Michael Phelps.

Trước đó chiếc huy chương bạc môn bơi bướm 200 mét nam không giúp anh vui lắm, khi bị Chad Le Clos của Nam Phi chạm đích trước 5 phần trăm giây: Le Clos bơi 1 phút 52,96 giây so với 1 phút 53,01 giây của Phelps.

Phelps dẫn trước trong 100 mét đầu, nhưng Le Clos bắt kịp trong vòng 100 mét sau, và cả hai chạm đích gần như cùng lúc. Sau đó Le Clos vung tay reo mừng trong khi Phelps quăng mũ lên bờ, đầy thất vọng.

Tuy nhiên Phelps xuất hiện trở lại với một nụ cười, vẫy tay với khán giả khi nhận chiếc huy chương bạc. tỏ ra sẵn sàng cho cuộc thi kế tiếp.

Huy chương này là huy chương thứ nhì của anh trong kỳ Olympics này, và đưa anh ngang bực với nhà nữ thế vận thể dục dụng cụ của Nga Larisa Latynina về con số 18 huy chương thế vận. Và sau đó chiếc huy chương vàng "vui hơn" mới giúp Phelps lập kỷ lục thế giới người nhiều huy chương Olympics nhất.

Cùng ngày, nữ lực sĩ bơi lội 16 tuổi của Trung Quốc, Diệp Thy-Văn, đoạt thêm một huy chương vàng khi phá thành tích của chính cô trong môn bơi tổng hợp cá nhân 200 mét.

Diệp Thy-Văn hôm thứ bảy đã phá kỷ lục thế giới và đoạt huy chương vàng môn bơi tổng hợp cá nhân 400 mét nữ.

Hôm nay Aliison Schmitt của Mỹ cũng lập kỷ lục thế vận và chiếm huy chương vàng môn bơi nữ 200 mét tự do. Camille Muffat của Pháp về nhì và Bronte Barrett của Úc chiếm huy chương đồng.
Source: RFA
coi  
#3 Đã gửi : 01/08/2012 lúc 10:27:49(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Siêu kình ngư Mỹ Michael Phelps đi vào huyền thoại Thế vận hội
Vào khoảng hơn 21 giờ tối hôm qua 31/07/2012, theo giờ Anh Quốc, vận động viên bơi lội người Mỹ Michael Phelps đã viết nên một trang mới cho lịch sử nền thể thao thế giới. Anh đã xuất sắc giành được chiếc huy chương vàng ở môn bơi tiếp sức 4 lần 200 mét tự do tại Thế vận hội Luân Đôn 2012. Với chiếc huy chương thế vận thứ 19 này, siêu kình ngư Mỹ đã thiết lập được kỷ lục về số huy chương mà một vận động đoạt được tại thế vận hội.
UserPostedImage
Michael Phelps và đội bơi tiếp sức 4x200m tự do của Mỹ sau khi đoạt Huy chương vàng tại Thế vận hội Luân Đôn ngày 31/08/2012. Reuters
Đợt thi đấu hôm qua đã khởi đầu bằng một « thất vọng » tương đối cho Michael Phelps. Anh « chỉ » giành được huy chương bạc ở bộ môn sở trường của anh là 200 mét bướm, phải chịu thua tài năng đang lên của Nam Phi là Chad le Clos.

Gọi đây là « thất vọng » là vì như vậy anh không lập được kỳ tích là giành được Huy chương vàng ở nội dung này ở ba kỳ Thế vận hội liên tiếp (Phelps đã từng giành được chức vô địch thế vận ở môn thi đấu này năm 2004 tại Athens với kỷ lục Olympic, và năm 2008 tại Bắc Kinh với kỷ lục thế giới).

Tuy nhiên, thất vọng đó chỉ là tương đối vì với chiếc huy chương thứ 18, Phelps đã vươn lên sánh vai cùng nữ vận động viên thể dục dụng cụ Liên Xô Larisa Latynina, đã đoạt được 18 huy chương thế vận đủ loại từ năm 1956 đến năm 1964. Huy chương thứ 19 đoạt được sau đó ít lâu đã vĩnh viễn đưa chàng trai 27 tuổi này vào huyền thoại của thể thao thế giới vì thành tích này khó có ai có thể đạt được.

Ngoài vô số huy chương vàng ở các giải vô địch quốc gia hay thế giới, ngoài các kỷ lục thế giới bị anh phá liên tục, tài năng của Michael Phelps đã đặc biệt tỏa sáng tại các cuộc thi đấu đầy khó khăn ở các kỳ Thế vận hội. Cho đến hôm qua, như vậy là anh đã có được 15 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 2 huy chương đồng, một thành tích phải nói là tuyệt vời mà chưa ai bì kịp.

Chuỗi thành tích này có thể là chưa chấm dứt, vì tại Thế vận hội Luân Đôn lần này, Michael Phelps dự trù còn thi đấu ở các nội dung 200m – 4 kiểu bơi, 100m bướm và tiếp sức 4 lần 100m - 4 kiểu bơi. Tại tất cả các môn này anh đều là đương kim vô địch thế vận.
Source: RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 02/08/2012 lúc 09:50:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nữ vận động viên thể dục Nga chúc mừng kình ngư Mỹ
UserPostedImage
Photo: RIA Novosti
Thế vận hội Olympic tiếp tục ghi nhận những kỷ lục thể thao mới mẻ. Không giữ nguyên đó cả một trong những kỷ lục lâu dài nhất do nữ vận động viên thể dục xô-viết Larisa Latynina lập ra 48 năm trước đây. Bây giờ, danh hiệu người sở hữu số lượng lớn nhất các huy chương Olympic thuộc về tay bơi người Mỹ Michael Phelps với 19 giải thưởng. Còn Larisa Latynina sở hữu 18 tấm huy chương. Tuy nhiên, số phần thưởng về chiến thắng cá nhân thì nữ vận động viên Nga nổi tiếng vẫn có nhiều hơn.

Có thể thấy người phụ nữ nhỏ nhắn mảnh khảnh này thường xuyên hiện diện trong những cuộc thi đấu thể dục dụng cụ. Ống kính camera truyền hình luôn tìm kiếm bà trên khán đài và dõi theo biểu hiện trên gương mặt nhà nữ vô địch cựu trào để xác định xem bà giành nhiều cảm tình cho ai trên sàn đấu. Nữ vận động viên lừng danh luôn chia xẻ sự hồi hộp và dành ưu ái cho tất cả, nhưng những đánh giá của bà thì luôn công bằng.

Tại Thế vận hội Olympic London, các đạo diễn truyền hình một lần nữa không thể không chú ý đến Latynina. Tuy rằng có nét khác biệt là lần này Larisa Latynina làm khán giả ở đấu trường nước - bà đến đây để cổ vũ cho Michael Phelps. Và khi kình ngư Mỹ là người đầu tiên chạm tay vào đích, người ta thấy rõ Larisa Latynina mừng vui chân thành. "Tôi cảm ơn Michael vì chiến thắng của anh ấy”, - Larisa Latynina nói thế với các nhà báo trong cuộc giao lưu.

“Tôi có thái độ bình thường của con người trước thực tế là cuối cùng cũng tìm thấy một nhà thể thao mạnh mẽ có khả năng vượt qua mốc kỷ lục của tôi. 48 năm là khoảng cách rất dài. Tôi những muốn chúc rằng anh ấy sẽ không chỉ ngoái nhìn về phía sau, chăm chăm mãi vào những kỷ lục của bản thân, mà hãy giữ nguyên là con người nhân hậu bình thường. Bởi đó mới là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Và tôi cũng muốn chúc anh duy trì được kỷ lục dài lâu hơn”.

Latynina nhận xét rằng bà muốn được tự tay trao huy chương cho Michael Phelps. Tuy nhiên, người ta từ chối nguyện vọng đó của nữ vận động viên kỳ cựu. "Quy tắc là quy tắc, người ta không cho tất cả được dự lễ trao giải thưởng Olympic”, - Larisa Latynina than thở với chút buồn trong ánh nhìn.

Larisa Latynina không chỉ sở hữu kỷ lục về số lượng huy chương Olympic, mà còn kỷ lục về số lần Thế vận hội Olympic mà bà hiện diện trong tư cách thành viên tham gia thi đấu hoặc là khán giả. Thế vận hội London là cuộc thi đấu Olympic thứ 13 mà Latynina dự khán. "Lần này khác với tất cả những Thế vận hội khác, - Larisa Latynina nói. - Mặc dù có một điều luôn bất biến không đổi thay: đó là quan hệ giữa các đấu thủ vẫn là quan hệ giữa con người với con người, và đó là điều rất đáng mừng”.

“Tôi những muốn chúc không chỉ các chàng trai và các cô gái của chúng ta, mà chúc tất cả các vận động viên nói chung, rằng khi bạn tiến ra sân đấu, thì hãy nghĩ chỉ về những gì bạn nên làm. Mọi suy tư không liên quan cần gạt bỏ. Cho đến trước thời điểm, khi bạn hoàn thành cuộc thi đấu, dù thành công đến đâu cũng đừng vội xem mình là người chiến thắng”.

Hiện tại trong kế hoạch trước mắt Larisa Latynina cổ vũ các vận động viên môn thể dục dụng cụ thân thiết của bà. Cho đến lúc này mới chỉ có thể khen ngợi đội tuyển nữ của Nga với thành tích đoạt huy chương bạc. Họ đang gặp khó khăn, bởi đây là lần đầu tiên đội nữ Nga dự cuộc thi đấu tầm cỡ, do đó, các cô gái rất cần sự hỗ trợ. Và cổ vũ từ khán đài cũng rất quí báu, - Larisa Latynina nhấn mạnh.

“Các cô gái vận động viên thể dục dụng cụ của chúng ta lần đầu xuất quân dự Thế vận hội, và tôi nghĩ họ đã thi đấu rất tốt dù có vài sai sót. Trước hết là do tuổi trẻ, thứ nữa, thi đấu Olympic bao giờ cũng là dịp đặc biệt hồi hộp, khiến nhiều vận động viên lão luyện cũng không giữ nổi bình tĩnh để đạt kết quả cao. Nhưng cần phải nói rằng đội Mỹ đã có sự chuẩn bị hoàn hảo, và họ xứng đáng giành thắng lợi”.

Tuy nhiên, Larisa Latynina vẫn hy vọng rằng các cô gái vận động viên Nga sẽ có thể đạt thành tựu tốt hơn, đội nam cũng vậy. Còn khán giả chúng ta chỉ có thể cổ vũ và ủng hộ về tinh thần, - huyền thoại thể dục dụng cụ nữ khẳng định.
Source: Tiếng nói nước Nga
song  
#5 Đã gửi : 03/08/2012 lúc 09:27:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Olympic và mê tín dị đoan
Không phải lực sĩ nào cũng mê tín, nhưng cũng chẳng phải lực sĩ nào cũng… không mê tín.

Điều đó từng xảy ra ở những cuộc tranh tài thuôc mọi đẳng cấp, từ cấp thành phố cho đến tiểu bang, từ cấp quốc gia cho đến cấp quốc tế. Và đương nhiên, chuyện mê tín dị đoan cũng được nói tới ngay tại Olympic London 2012.

Mê tín hay thói quen?
Chuyện bắt đầu từ cô cầu thủ Laura Unsworth của nước chủ nhà, một trong những cầu thủ hockey 24 tuổi vừa nổi tiếng vì tài năng vừa nổi tiếng là người… mê tín. Chính cô thú nhận với báo chí là mỗi khi cùng các bạn đồng đội ra sân tranh tài “tôi phải vào cầu tiêu ngồi ít nhất 3 lần”: lần đầu “trước khi vào phòng thay áo”, lần thứ nhì “trước lúc ra sân tập nhẹ để làm quen với sân cỏ” và lần thứ 3 “trước khi cùng đồng đội xếp hàng theo trọng tài ra sân chính thức thi đấu”.

Không chỉ mê tín, cô còn bắt các bạn đồng đội cũng phải mê tín theo, hoặc chấp nhận ý kiến cô đưa ra “để tránh xui xẻo cho cả đội”. Một trong những nữ cầu thủ phải gật đầu chiều theo ý của người bạn tin dị đoan là cô Ashleigh Ball xinh đẹp có mái tóc quăn tít dài tới giữa lưng. “Con bạn tôi mà chải tóc thẳng là thế nào đội cũng thua hoặc vất vả mới cầm được chiến thắng” thành ra trước các trận đấu, “tôi cấm nó không được đến tiệm chải tóc, bắt nó phải để quăn tự nhiên”.
Laura Unsworth không phải là cô lực sĩ duy nhất tin dị đoan của hội. Một cô khác tên là Alex Danson, trước khi trận banh bắt đầu bao giờ cũng phải cầm cây gậy đánh banh quay đủ 15 vòng, vì “số 15 hạp với tôi”, theo như lời cô nói. Thoạt đầu khi thấy cô bạn đồng đội cầm cây gậy quay vòng vòng “ai ai cũng ngạc nhiên, thắc mắc không hiểu con khỉ này làm trò trống gì”, nhưng dần dần sau đó ai cũng hiểu là cô bạn của mình đang “phù phép” để cho đội tuyển “thêm may mắn, nên chẳng ai thắc mắc nữa”. Nên nhớ: không biết có phải vì có cô Laura Unsworth “ngồi cầu tiêu 3 lần” và cô Alex Danson “quay cây gậy đánh banh 15 lần” hay không, nhưng đội tuyển hockey nữ của Vương Quốc Anh thắng cả 3 trận vòng loại, đang đứng đầu danh sách những đội có nhiều triển vọng mang huy chương vàng về cho Xứ Sương Mù.

Trong đội tuyển bóng đá nữ của Anh cũng có nhiều cầu thủ mê tín, chẳng hạn như cô Kim Little bao giờ cũng đi vớ chân trái trước chân phải, trong khi cô Kelly Smith luôn luôn là người cuối cùng rời khỏi phòng thay áo. Một nữ lực sĩ khác của Anh Quốc là cô Jessica Ennis cũng nổi tiếng là người mê tín dị đoan. Cô này đại diện nước Anh dự tranh môn “heptathlon” -tức phải qua 7 cuộc thi gồm nhảy rào 100 mét, nhảy xa, ném tạ, ném lao, nhảy cao, chạy 200 mét và chạy 800 mét-, bao giờ trong túi xách cũng có cái thước dây được gọi là “sợi dây may mắn”.

Cô dùng cái thước này vào mục đích gì? Xin thưa: cô dùng để đo xem chỗ nào là chỗ “hên”, sau đó đứng ngay chỗ “hên” để thi thố tài năng cho các bô môn nhảy xa, nhảy cao, ném tạ và ném lao (3 môn thi nhảy rào, chạy 200 mét và chạy 800 mét phải đứng ngay ở vạch quy định dành cho các lực sĩ). Chính chiếc thước thần này -cộng với tài nghệ sẵn có- đã giúp cô Jessica Ennis tự tin hơn trong các cuộc thi, bằng chứng là cô 2 lần phá kỷ lục Âu Châu, chỉ thua đối thủ tài ba đang giữ kỷ lục thế giới Hylias Fountain của Hoa Kỳ.
Không chỉ các nữ lực sĩ Anh Quốc tin dị đoan, mà các lực sĩ nam nữ của những nước khác cũng tin dị đoan không kém Người đẹp bơi lội Stephanie Rice của Australia được xem là lực sĩ mất nhiều thì giờ nhất… cho dị đoan: phải vung tay 8 lần (gồm 4 lần quay tay về phía trước, sau đó là 4 lần quay tay về phía sau), kế đến là đưa tay lên sờ chiếc mũ cao su che mái tóc 4 lần, và kết thúc bằng 4 lần sờ kính đeo mắt. Lực sĩ bơi lội Hoa Kỳ Brendan Hansen (mới chiếm huy chương đồng 200 mét bơi sải) bao giờ cũng nhúng tay trái xuống nước trước khi tranh tài, lực sĩ điền kinh Hunter Kemper “ngày mai tranh tài, tối nay phải ăn một miếng pizza” để lấy hên.

Hai nữ lực sĩ Kelci Bryant and Abby Johnston còn lạ hơn: đi đâu cũng mang theo con vịt nhựa mầu vàng để lấy hên, và biết đâu chính nhờ con vịt nhựa này mà 2 cô đã chiếm chiếc huy chương bạc đầu tiên cho Hoa Kỳ ở môn “synchronized diving” toàn đội. Ở bên nam, lực sĩ Tom Daley đi đâu cũng mang theo con khỉ bằng nhựa mầu vàng để lấy có may mắn, nhưng rất tiếc anh không thành công ở bể bơi Olympic London 2012.

Ngay chính những lực sĩ lừng danh thế giới cũng tin dị đoan. Hình ảnh cả thế giới đều thấy là trước khi dự cuộc đua, kình ngư Michael Phelps luôn luôn làm 2 động tác sau đây: trước hết là đưa tay tháo tai nghe, sau đó là vươn vai vùng tay 3 lần ra phía trước. Hai chị em nhà Williams cũng vậy: cô chị Venus khi ra sân bao giờ cũng đi chân trái trước chân phải, cô em Serena luôn luôn đập banh xuống đất 5 lần trước khi giao banh.

Kết quả mới nhất: Michael Phelps vừa lấy thêm được 1 huy chương vàng, tổng cộng có cả thảy 20 chiếc huy chương (gồm 16 vàng, 2 bạc, 2 đồng); chị em nhà Williams cũng vừa chiến thắng để vào bán kết đôi nữ.
Source: RFA
coi  
#6 Đã gửi : 03/08/2012 lúc 08:30:30(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Vận động viên Mỹ nào làm nên lịch sử tại Olympic London?
UserPostedImage
Gabby Douglas biểu diễn tại vòng chung kết Olympic London, 2/8/2012
Vận động viên Thể dục Dụng cụ Gabby Douglas lúc nào cũng quyết tâm. Quyết tâm này đã đưa đẩy em từ thành phố Virginia Beach, Virginia thuộc bờ biển miền Đông nước Mỹ sang bang Iowa miền Trung Tây, và sau đó đến Thế Vận Hội London.

Vận động viên 16 tuổi đã làm nên lịch sử trong tuần này, trở thành người Mỹ gốc châu Phi đoạt huy chương vàng đầu tiên trong môn Thể dục Dụng cụ toàn năng.

Sự kiên trì của Douglas giúp thuyết phục được mẹ em cho phép em di chuyển đến Iowa, xa nhà mấy trăm kilômét để tập luyện cho Thế Vận Hội. Lúc bấy giờ Douglas chỉ có 14 tuổi.

Dù bà Natalie Hawkins lo ngại về sự di chuyển này và chỉ được gặp con 4 lần trong hai năm qua, bà hãnh diện đứng trên khán đài Thế Vận Hội chứng kiến cô con gái út của bà làm nên lịch sử vào ngày 2 tháng 8.

Douglas từ lâu đã mơ ước được tranh tài Thế Vận Hội và được gợi hứng từ Dominique Dawes, ba lần có mặt trong đoàn Thể dục Dụng cụ Hoa Kỳ tham dự Thế Vận Hội và là Vận động viên Thể dục Dụng cụ người Mỹ gốc châu Phi đầu tiên đoạt được huy chương Thế Vận Hội vào năm 1996.

Douglas ghi nhận sự thành công của em nhờ vào các nhân vật gương mẫu trong đời mình, nhất là mẹ em. Em nói:

“Em có được những đức tính này từ mẹ em. Mẹ em là một người cương quyết làm cho được việc, giống như là khi bà muốn điều gì, bà tranh đấu để có được, và cuối cùng bà vượt lên hàng đầu và có được điều đó.”

Ngôi sao trẻ này bắt đầu được huấn luyện Thể dục Dụng cụ vào năm 3 tuổi khi người chị lớn, cũng là một Vận động viên Thể dục Dụng cụ dạy em nhào lộn.

Vào năm lên 8 tuổi, Douglas chiếm giải vô địch tiểu bang Virginia. Môn em thành thạo nhất là xà lệch, em bay nhanh và nhẹ nhàng qua hai xà. Sự khéo léo khiến em có biệt danh là “Sóc bay.”

Douglas là một vận động viên bình tĩnh, không bị đám đông làm xao xuyến. Em nói:

“Em thích biểu diễn trước đám đông, tung mình thật cao. Em có thể nghe được lời thán phục. Và em muốn nói với họ hãy yên tâm, em sẽ nắm được xà ngang, em sẽ làm được. Thật là tuyệt vời khi thấy phản ứng của khán giả.”

Sự nổi tiếng của Gabby Douglas chỉ mới bắt đầu. Chỉ trong vòng vài giờ sau khi giành huy chương vàng, ảnh của cô đã được in trên hộp ngũ cốc ăn sáng làm bằng bắp của công ty thực phẩm Kellogg.

Bây giờ em có thể kiếm hàng triệu đô la bằng cách quảng cáo sản phẩm của các công ty.
Source: VOA
coi  
#7 Đã gửi : 06/08/2012 lúc 09:16:16(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Usain Bolt, ông hoàng ngự trị đường đua nước rút
Tối qua 05/08/2012, tay đua chạy nước rút người Jamaica Usain Bolt đã lần thứ hai liên tiếp giành chiến thắng trên đường đua 100 m tại Olympic Luân Đôn. Usain Bolt phá kỷ lục Olympic do chính anh lập tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, với thành tích 9 giây 64.
UserPostedImage
Vận động viên Jamaica Usain Bolt mừng chiến thắng trên đường đua 100m ngày 05/08/2012. REUTERS/David Gray
Quả là xứng với tên gọi người chạy nhanh nhất hành tinh. Trong cuộc đua chung kết cự ly 100 m tối qua tại Luân Đôn, Usain Bolt đã bứt lên hẳn các đối thủ sừng sỏ như người đồng bào của anh Yohan Blake, về nhì, và tay đua người Mỹ Justin Gatlin (về thứ ba).

Thành tích này đã đưa vận động viên chạy nước rút của Jamaica đi vào lịch sử của ngành điền kinh thế giới. Danh hiệu vô địch Olympic thứ hai này cho phép Usain Bolt có thể sánh vai cùng huyền thoại điền kinh Mỹ Carl Lewis, cũng từng đoạt danh hiệu vô địch liên tiếp hai kỳ Thế vận hội 1984 và 1988.

Vẫn còn cơ hội giành huy chương vàng ở cự ly chạy 200 m, Bolt có thể vượt thành tích của Lewis, trở thành vận động viên chạy nước rút thâu tóm nhiều chức vô định nhất tại Thế vận hội Luân Đôn lần này.

Với hình thể cao 1,94 m, nặng 94 kg, Bolt là một trường hợp phi thường của thế giới điền kinh. Mỗi bước chạy của anh có độ dài đến 2,75m. Trên đường chạy nước rút 100 m, anh chỉ chạy 41 bước trong khi đối thủ của anh người về nhì ít nhất cũng phải tốn 43 sải chân.

Giới chuyên môn nhận xét giới hạn ở con người Usain Bolt vẫn chưa được khám phá hết. Bolt vẫn còn có thể chạy nhanh hơn nữa và vẫn có thể tiếp tục phá kỷ lục của chính mình.
Source: RFI
coi  
#8 Đã gửi : 08/08/2012 lúc 08:16:00(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Huy Chương Chì
Trong các cuộc tranh đua thể thao, người ta chỉ trao cho người thắng 3 loại huy chương: Vàng - hạng nhất, Bạc - hạng nhì, và Đồng - hạng ba… Kết thúc trận đấu mà đứng “hạng 4” thì phải về tay không; bởi vì chưa có ai nghĩ ra chuyện có nên làm thêm cái “huy chương Chì” (? hay thau?) để trao cho người về hạng 4... Nhưng đây lại là cái huy chương bẽ bàng mà trên con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã siêu việt, phái đoàn lực sĩ - vi-xi bây giờ gọi là “Vận Động Viên” - nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vô địch tham dự Thế vận hội 2012 tại Luân đôn đã mang vể cho Viêt Nam.

Trong kỳ thế vận 2012 tại Luân Đôn lần này phái đoàn thể thao Việt Nam dẫn dắt bởi Tổng cục Thể dục Thể thao, trước khi khai mạc tranh tài, đã tự phá cái kỷ lục của chính họ (vi-xi gọi theo kiểu “chém gió” là “đã làm lịch sử,” hay là “một bước tiến lịch sử”) về là số người đi tham dự: 56 thành viên trong đó có 18 lực sĩ - (nên biết thêm ở Sydney 2000 có 2 lực sĩ, Athens 2004 có 5 lực sĩ, và Bắc Kinh 2008 có 8 lực sĩ). Ậy! Xem cho kỹ lại con số người tham dự một chút:

56 thành viên trong đó có 18 lực sĩ

Tức là một tập hợp mà quan (38 người) nhiều hơn lính (18 người)? Mỗi lực sĩ cần được 2 quan nhà nước kẹp hai bên nách cho yên tâm? Số quan gấp đôi số lính mà lại chỉ có 1 bác sĩ (BS Nguyễn Văn Phú)… “Đổng chí” Lâm Quang Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam dự Thế vận hội 2012, giải thích ngon ơ theo kiểu “định hướng xhcn” là:

“Tỉ số quan 2, lính 1 là chuyện bình thường. Số người của chúng ta đi lần này không phải là nhiều mà là hợp ní, rất cụ thể đã được Ban tổ chức (?) cho phép và quy định (?!)”

Lâm Quang Thành, còn khai thiệt (rât hiếm khi!) là trong danh sách của phái đoàn Việt Nam được liệt kê, đã trình cho Ủy ban Thế vận 2012, có cả 3 cán bộ / công an nhà nước (với phận sự cũng đã được ghi rõ ràng trên danh sách tháp tùng phái đoàn này…) Má ơi ! Sao “căng” quá vậy!Sau kỳ thế vận 2012 này mà nếu có được một (01) lực sĩ Việt Nam nào đó can đảm “trèo tường lửa,” liều mạng vượt qua được khỏi hàng rào an ninh công an cs để xin tị nạn chính trị thì xem ra công việc “vượt rào” này còn khó hơn là đoạt huy chương Vàng thế vận… Thiệt tình!

Nên biết thêm, các khoản tiền (hứa?) thưởng dành cho các lực sĩ, theo quy định của “nhà nước” và doanh nghiệp, là 1 tỉ đồng cho huy chương Vàng, 600 triệu đồng cho huy chương Bạc và 400 triệu đồng cho huy chương Đồng… còn cho “huy chương Chì” (cho hạng 4) thì vẫn là một ly nước lã cộng chút muối ớt hiểm… Có lẽ đi cho đông để có mặt mà chia tiền!?

Sau đây là danh 18 lực sĩ tham dự 11 bộ môn khác nhau mà tôi chạy “Google search” gần muốn chết qua hơn 20 trang web mới ghi lại tạm đầy đủ để trình đến quý vị:

1- Nguyễn Tiến Nhật: Đấu kiếm (Fencing).
2- Nguyễn Thị Ánh Viên: Bơi lội (Swimming).
3- Hòang Xuân Vinh: Bắn súng (Shooting).
Lê Thị Hoàng Ngọc: Bắn súng.
4- Trần Lê Quốc Toàn: Cử tạ (Weightlifting).
Nguyễn Thị Thúy: Cử tạ.
5- Phan Thị Hà Thanh (trẻ nhất chưa tới 16 tuổi): Thể dục dụng cụ (Gymnastic).
Đỗ Thị Ngân Thượng: Thể dục Dụng cụ.
Phạm Phước Hưng: Thể dục Dụng cụ.
6- Nguyễn Tiến Minh: Vũ cầu (Badminton).
7- Dương Thị Việt Anh: Điền kinh (Nhẩy cao / High Jump).
Nguyễn Thị Thanh Phúc: Điền kinh (Đi bộ 20 Km / Walking).
8- Nguyễn Thị Lụa: Đô vật (Wrestling).
9- Văn Ngọc Tú: Nhu đạo (Judo).
10- Chu Hoàng Diệu Linh (17 tuổi): Thái cực đạo (Taekwondo)
Lê Huỳnh Châu: Thái cực đạo.
11 - Phạm Thị Thảo: Chèo thuyền (Rowing).
Phạm Thị Hải: Chèo thuyền (Rowing).

Hôm nay là ngày thứ 10 (6 tháng 8) của Thế vận hội mà tôi tìm đỏ hai con mắt qua khắp các các hệ thống truyền hình có sẵn (NBC, ESPN, Star Sport...) cũng không tài nào tìm ra xem “bi giờ em (lực sĩ Việt Nam) ở đâu?” “em đang thi đua, tranh tài ra sao?” Sau đó mới vỡ lẽ ra lý do là vào cuối ngày thứ hai của thế vận hội, tức là ngày Chủ nhật 29 tháng 7 năm 2012, ba phần tư (3/4) số lực sĩ Việt Nam đến tham dự thế vận hội 2012 đã bị loại ra ở vòng loại (qualifier round). Họ đã sẵn sàng “âm thầm đóng lại hành lý” đáp chuyến máy bay cho sớm sủa (cũng tiện, đỡ phải mất công chen lấn vào giờ tắt lửa thế vận) trở về nước. Các “video clip” mà tôi lục lọi tìm thấy trên Net (của lực sĩ Phan Thị Thanh Hà, Phạm Phước Hưng… chẳng hạn) chỉ thấy trên “YouTube” qua sự ghi lại mốt cách sơ sài vội vàng của các cá nhân khán giả người Việt may mắn có cơ hội dự xem cuộc trạnh tài… Còn “maintream media” thì hoàan toàn sổ toẹt!

Kết quả của cuối ngày thứ hai thế vận (Chủ nhật 28 tháng 7 2012) ghi lại bởi “dtinews” được tôi tóm lược lại như sau:

Giấc mơ thế vận của võ sĩ Judo Văn Ngọc Tú đột nhiên thành ác mộng sau trận tranh tài mở màn (first fight) với võ sĩ Sarah Menedez của Ba Tây. Văn Ngọc Tú ghi “0” (zero) điểm trong khi Menedez ghi được 2 điểm.

- Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh lên trường bắn tranh đua tầm bắn 10m súng trường hơi Nam vòng loại. Hoàng Xuân Vinh bắn được tổng cộng 582 điểm xếp hạng 9 (thua Xạ thủ Nam Hàn Jin Jongoh – 588 điểm). Hoàng Xuân Vinh Vinh bị loại trong thể bắn tầm 10m này vì chỉ có 8 xạ thủ được vào vòng thi kế tiếp. Kế đến, ở tầm bắn 50m súng ngắn trong cùng ngày, Hoàng Xuân Vinh qua được vòng loại với 563 điểm; nhưng trong lần tranh chung kết ngày 5 tháng 8, Hoàng Xuân Vinh chỉ ghi được 658.5 điểm và xếp hàng 4 (huy chương Chì – chỉ thua có 0.1 điểm sau người xếp hạng 3 huy chương Đồng). Nên biết, trong 50m súng ngắn, Jin Jongoh Nam hàn ghi 662 điểm huy chương Vàng, Cho Young Rae cũng từ Nam hàn ghi 661.5 điểm huy chương Bạc, và Wang Zhiwei Trung cộng ghi 658.6 điểm huy chương Đồng.

Nữ Xạ thủ Lê Thị Hoàng Ngọc chỉ ghi được 379 điểm trong tầm bắn 10m súng trường hơi Nữ vòng loại và xếp hạng 21 trên số 49 tuyển thủ; cũng bị loại ngay vòng đầu.

- Trong đợt tranh đua vòng loại Thể dục dụng cụ (Gymnastic qualifier) Nữ, cả 2 tuyển thủ Việt Nam Đỗ Thị Ngân Thương và Phan Thị Thanh Hà đều bị loại ở ngay vòng đầu. Đỗ Thị Ngân Thương ghi được 11.466 điểm trên “Đòn so le” (uneven bars) và 11.966 trên “Đòn dài” (beam). Đỗ Thị Ngân Thương vì bị thương ở chân trong các cuộc tranh tài trước đây đành đứng hạng chót (thứ 80 trên số 80) trong số các tuyển thủ Nữ (?) Đồng thời, Phan Thị Thanh Hà ghi 13.533 môn “Nhào lộn trên ngựa” (Vault) và 12.466 điểm môn “Nhào lộn trên sàn phẳng” (floor ecercise). Cả hai đành chào tạm biệt cuộc tranh tài kế tiếp.

Ngay sau đó nam tuyển thủ môn Thể dục dung cụ Phạm Phước Hưng cũng bị loại ngay ở vòng đầu.

- Môn cử tạ hạng “ốc tiêu” (hạng 56kg) lực sĩ Trần Lê Quốc Toàn, người mà đoàn lực sĩ thế vận Việt Nam có hy vọng nhiều nhất (số 1) cho một huy chương thế vận lần này, chỉ nhấc (lifting) được tổng cộng 293Kg (1kg thấp hơn bình thường của anh) và Trần Lê Quốc Toàn về hạng 4 (mang thêm 1 “huy chương Chì” cho phái đoàan Việt Nam) sau Valentine Hristov Snezhev của Azerbaijan hạng 3 - huy chương Đồng, Wu Jinbao của Trung Cộng hạng 2 - huy chương Bạc, và Om Yun Chon của Bắc Hàn về hạng 1 - huy chương Vàng.

Cũng môn cử tạ hạng “hột tiêu” 53Kg Nữ, lực sĩ Nguyễn Thị Thúy không đạt tới trọng lượng 200Kg (chỉ nhấc được tổng thể 195Kg). Nguyễn Thị Thúy xếp được hạng thứ 8 trên 18 tuyển thủ ở cuối trận tranh tài môn cử tạ hạng “hột tiêu” này, và bị loại.

Ngày tranh đua đầu tiên (thứ Bẩy 28 tháng 7 năm 2012):

- Lực sĩ Nguyễn Thị Ánh Viên trong môn bơi thể loại 400m tự do (free style) ghi được 4:50:32 và bị loại trong tầm bơi này vì các lực sĩ Mexico, Phần lan và Pakistan ghi từ 4:31 đến 4:42. Nguyễn Thị Ánh Viên còn một cuộc đua 200m Bơi nhái (Breaststroke) vào ngày 2 tháng 8; nhưng rất tiếc tôi không tìm thấy một kết quả khả dĩ nào (ở các vòng bán kết) được ghi lại sau ngày 2 tháng 8 về “siêu kình ngư” (như báo “lề phải” nước ta đặt tên cho lực sĩ này) Nguyễn Thị Ánh Viên.

- Cầu thủ Vũ cầu Nguyễn Tiến Minh, người có cái vinh dự cầm cờ (thủ kỳ) cho phái đoàn Việt Nam trong buổi “diễu binh” khai mạc thế vận hội 2012 Luân đôn), thắng Tan Yuhan của Bỉ ở vòng loại (tỉ số 21-17, 14-21 và 10-21)… Trong vòng thứ hai ngày 31 tháng 7, tay cầu Nguyễn Tiến Minh thua tuyển thủ Ấn độ Kashyap Parupalli với tỉ số rất cách biệt trong hai sets (tỉ số 21-9 và 21-14).

- Môn “Chèo thuyền cặp đôi loại nhẹ” (Womens Lightweight Double Sculls), hai tay chèo Nữ Phạm Thị Hải và Phạm Thị Thảo chèo về hạng chót (7:50:06) ở vòng loại và dĩ nhiên bị loại.

- Riêng chỉ còn môn Thái cực đạo (Taekwondo) và Đô vật (Wrestling) đã được sắp xếp tranh đua trễ trong tuần thứ 2 cho nên phái đoàn Việt Nam còn có vài lưc sĩ phải ở lại thêm vài ngày tạ Luân Đôn để chờ … bị loại. Còn lại đa số lực sĩ Việt Nam kể như đã xong phận sự khi quen thuộc với hai chữ ngắn “bị loại” (was eliminated / was ended). Có một số lực sĩ Việt Nam đã về đến Sài gòn (Văn Ngọc Tú, Trần Lê Quốc Toàn và Đỗ thị Ngân Thương)…

Lời cuối

Nếu tự bào chữa là các quốc gia như Mỹ, Trung cộng… có nhiều người (dân số đông) cho nên họ tìm ra nhiều người tài giỏi trong thể thao thì nghe cũng không ổn chút nào!? Việt Nam là một nước lớn ở Đông Nam Á kể cả về diện tích (330 ngàn cây sống vuông) và dân số (Wikipedia mới nhất ghi 91.5 triêu dân); vả lại các lãnh đạo csvn với kiến thức nông cạn vẫn huyênh hoang, vẫn luôn mồm tự phụ “một tấc nữa tới trời,” “phá các kỷ lục trời ơi đất hởi,” tự cho mình là “… vô địch, không có một thế lực phản động nào dám đe dọa (!)?” Nhưng qua cả 2-3 kỳ Olympic vừa qua nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên sân chơi quốc tế không mang về nổi 1 huy chương thật (không phải “huy chương Chì”) thì tất cả các thực tế rõ như ban ngày đã nói lên cái thực chất bố láo của chủ nghĩa cs với một chính sách giáo dục, huấn luyện đầy tính cách phô trương gian xảo, đi đường tắt, có nhiều lỗ thủng cần được vá lại - hoặc tốt hơn cho đất nước là đã đến lúc phải thay (eliminate) toàn thể cái lãnh đạo cs tã lót cũ kỹ đầy phân càng sớm càng tốt. Các nước lân bang lớn nhỏ của Việt Nam họ không cần một cuộc cách mạng dân tộc và chủ nghĩa cs chết tiệt đều hãnh diện mang về một số huy chương như:

Thái lan: Boxing (1 vàng 1 Bạc); cho Taekwondo (1 Bạc); Mã lai: Vũ cầu (1 Bạc); Nam Dương: Cử tạ (1Bạc, 1 Đồng); Thậm chí hai nước bé tí là Singapore (chỉ có 5 triệu dân): Bóng bán (1 Đồng); Hồng Kông (7 triệu dân): Đua xe đạp (1 Đồng).

Các anh lãnh đạo, cán bộ cs vẫn còn cố giải thích qua thành tích hai cái vé “hạng 4” này là “các em (“Vận Động Viên”) đến Thế vận hội là để học hỏi (?)” Trời đất! Chỉ csvn mới có những cái giải thích nghịch lý trơ trẽn, loại sỉ nhục thông minh con người như vậy. Thưa các đồng chí. Lực sĩ thế giới đến thế vận hội để tranh giải; không phải để học hỏi… Học hỏi là chuyện ở nhà, chuyện về lâu về dài… Bây giờ (ngày thứ 10) báo chí “lề phải” tường trình về thế vận 2012 Luân Đôn chỉ còn vớt vát lấy lệ kiểu “thấy người sang bắt quàng làm họ” một số thành quả của người Việt hải ngoại đã hãnh diện đoạt một số huy chương cao quý cho quốc gia tạm dung (nhưng lại cố tình không kèm theo cái lý lịch tị nạn cs của họ), Chẳng hạng như Marcel Nguyễn của Đức quốc được huy chương Bạc môn Thể dục dụng cụ (Bố của Marcel Nguyễn là ông Nguyễn Văn Lạc một du học sinh của Saigon - VNCH, trước ngày các bác vô đây 1975).

Tóm lại người dân Việt nào, dù bất cứ đang sống ở đâu, đều nhận thấy các lực sĩ Việt Nam thật sự là những thành phần ưu tú của đất nước. Họ đã làm hết sức, đã đem ra hết khả năng, tâm trí của họ ra cho các cuộc tranh tài y như một giống cây tốt cố gắng vươn lên từ một cái ly nhựa (“foam”) cs. Có cố sức lắm thì cũng cao hơn cái ly nhựa (foam) một chút là cùng, không thể hơn được. Tất cả kỳ vọng của kỳ thế vận hội 2012 này dừng chân ở hai cái huy chương “hạng 4” bẽ bàng… Các lực sĩ đã sinh ra và lớn lên trong cái hoàn cảnh xã hội không hề đặt nặng vấn đề huấn luyện và giáo dục. Ở cái xã hội mà mơ ước lớn nhất của thanh thiếu niên tương lai của đất nước là khi lớn lên được làm… công an thì thi thế vận hội được “hạng 4” cũng là chuyện to tát lắm rồi… Csvn sau bao nhiêu năm theo đuổi chính sách “trăm năm trồng người” có một không hai trên hành tinh, đã chỉ gieo, trồng toàn hạt đắng thì làm sao mà mong gặt hái trái ngọt. Cộng sản có tin vào phép lạ hay không!?

Cứ mỗi 4 năm lại có một kỳ Thế Vận hội. Cứ 4 năm Việt Nam lại có dịp “học hỏi” thì kể ra cũng không có gì mà cần phải vội vàng.. Hãy xem csvn đang từ từ tiến từng bước lên xã hội chủ nghĩa vinh quang. Nhưng mà với cái thời cuộc toàn cầu thay đổi rất nhanh chóng hiện nay, không biết csvn còn có mặt trên quả đất này trong kỳ thế vận kỳ tới năm vào 2016 tới tại thành phố Rio de Janeiro của Ba Tây (Brazil) hay không?
Chờ xem.
Tác giả: Trần Văn Giang
6 tháng 8 năm 2012
song  
#9 Đã gửi : 09/08/2012 lúc 05:31:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sự kiện được theo dõi trong Ngày thứ Năm 9/8
Usain Bolt bảo vệ chức vô địch ở cự ly chạy 200 mét nam và các đội tuyển Nhật Bản và Mỹ thi đấu chung kết bóng đá nữ.

Tuyển Anh lọt vào chung kết cự ly chạy 4x400 mét dành cho nam, trong khi Jade Jones (dưới 57 kg) và Martin Stamper (dưới 68 kg) đều lọt vào tứ kết ở môn taekwondo.

Ở môn bơi việt dã, nữ vận động viên Keri-Anne Payne của Anh dự tranh cự ly 10 km cùng ngày.

Ở môn nhảy cao nữ, sáng ngày thứ Năm, vận động viên Dương Thị Việt Anh của Việt Nam thi đấu môn nhảy cao nữ ở bảng A với 16 đối thủ khác.

Tuy nhiên, cô đã dừng bước ở ngay vòng loại khi chỉ đạt thành tích 1m80. Việt Anh dễ dàng vượt qua hai mức xà đầu tiên là 1m75 và 1m80, nhưng đến mức xà 1m85, rất tiếc cô đều không thành công qua cả ba lần nhảy.

Thành tích 1m80 của Việt Anh được cho là kém xa thành tích chuẩn B mà chính cô đạt được để nhận tấm vé tới Olympic London là 1m92.

Kết thúc vòng loại nhảy cao nữ, đứng đầu trong số 12 VĐV có thành tích tốt nhất, giành quyền vào chung kết ngày 11/8 có ba vận động viên rất mạnh của Nga là Chicherova Anna, Svetlana Shkolina và Gordeeva Irina. Ngoài ra, ở tuyển Mỹ có hai niềm hy vọng là Lowe Chaunte và Barrett Brigetta.

Việt kiều giành HCĐ
UserPostedImage
Dương Thị Việt Anh của Việt Nam qua được mức xà 1m80
Hôm thứ Tư, đô vật Canada gốc Việt Carol Huỳnh giành huy chương đồng sau khi chiến thắng đối thủ Senegal ở nội dung 48 kg vật tự do nữ. Chính cô là người đã loại đô vật Nguyễn Thị Lụa ở ngay vòng đầu với tỷ số 5-0.

Sau khi Huỳnh Châu của taekwondo bị loại ở nội dung dưới 56 kg hôm 8/8 trước Ngụy Thần Dương của Đài Loan, hy vọng ở môn này của đoàn Việt Nam chỉ còn Chu Hoàng Diệu Linh. Cô sẽ ra sàn đấu ngày 10/8 ở hạng cân dưới 67 kg.

Đoàn Anh đứng thứ ba trên bảng xếp hạng, ăn mừng khi nữ võ sĩ Nicola Adams xuất sắc hạ Mary Kom, 5 lần vô địch thế giới hạng ruồi của Ấn Độ với tỷ số 11-6.

Adams sẽ so găng với Ren Cannan của Trung Quốc ở trận chung kết và ít nhất có huy chương bạc cho Team GB (tuyển Anh.)

Tính tới trưa ngày thứ Năm, Trung Quốc (77 HC các loại, trong đó 36 vàng), Mỹ (81 HC, 34 vàng) tiếp tục cạnh tranh ngôi đầu bảng.

Hàn Quốc (12 HCV) đứng thứ tư, xếp ngay trên Nga, dù có tổng số HC các loại thấp hơn đội đứng thứ năm (25 so với 53 HC), nhưng lại có nhiều hơn đúng một HC vàng

Câu chuyện bên lề, nhà vô địch nội dung 3 môn phối hợp Alistair Browlee tiết lộ với truyền thông về khẩu vị ưa thích của anh sau khi tập luyện là dùng các món bánh quẩy Yorkshire, fish & chips và đặc biệt là Pizza.

Và Ban tổ chức London khẳng định rằng họ sẽ không tiết lộ chi tiết kịch bản lễ bế mạc Thế vận hội, điều mà họ đã làm thành công ở lễ Khai mạc.

Nhưng theo dự đoán sẽ có 8 vạn khán giả theo dõi trực tiếp ở sân vận động và khoảng 900 triệu khán giả theo dõi toàn cầu.
Source: BBC

Olympic London 2012 – Ngày 14
Nguyễn Khanh viết từ Luân Đôn
Hôm nay cuộc tranh tài sẽ bước vào ngày thứ 14 với 18 bộ môn thi đấu, anh Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi đang có mặt tại London sẽ cùng với Thanh Quang ở Washington D.C. gửi đến quý thính giả những tin tức đáng chú ý về cuộc đua thể thao lớn nhất thế giới diễn ra mỗi 4 năm một lần
Hôm nay cuộc tranh tài sẽ bước vào ngày thứ 14 với 18 bộ môn thi đấu, anh Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi đang có mặt tại London sẽ cùng với Thanh Quang ở Washington D.C. gửi đến quý thính giả những tin tức đáng chú ý về cuộc đua thể thao lớn nhất thế giới diễn ra mỗi 4 năm một lần.

Nguyễn Khanh: từ Olympic London 2012, tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả, chào các bạn đồng nghiệp ở Washington D.C. và chào anh Thanh Quang.

Cuộc đua dẫn đầu bảng xếp hạng những nước chiếm huy chương đã có thay đổi đáng chú ý. Với 39 vàng, 25 bạc và 26 đồng, Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng, về nhì là Trung Quốc với 37 chiếc huy chương vàng, và đứng thứ 3 là nước chủ nhà với kỷ lục không ngờ: đã có trong tay 25 chiếc huy chương vàng, vượt xa chỉ tiêu họ mong đạt được, đồng thời cũng phải nói thêm là tổng số huy chương Vương Quốc Anh đã lấy được ngay ở sân nhà đã lên đến 52 chiếc, tức cũng vượt qua mức 50 chiếc mà người dân và các vận động viên từng hy vọng sẽ có.

Với thành quả như vậy, người dân Anh đương nhiên vui mừng, trong lúc các vận động viên Hoa Kỳ cũng hân hoan với thành tích có được và tin tưởng sẽ tiếp tục giữ vị trí đầu bảng xếp hạng cho đến ngày Olympic 2012 kết thúc. Cũng xin được kể cùng quý thính giả và anh Thanh Quang một chuyện nhỏ nhưng không kém phần quan trọng, đó là chuyện liên quan đến câu hỏi đang được đặt ra tại Trung Tâm Báo Chí London. Câu hỏi đó là chỉ còn 3 ngày nữa thì Olympic bế mạc, liệu từ giờ đến đó phái đoàn Hoa Kỳ có lấy được chiếc huy chương thứ 100 hay không. Hiện giờ đã có 90 chiếc, chỉ cần 10 chiếc nữa là đủ. Nói chỉ cần 10 chiếc nhưng quý thính giả và anh Thanh Quang cũng rõ là lấy
được 10 chiếc huy chương ở cuộc tranh tài Olympic không phải là chuyện dễ làm, nhưng tôi tin là đoàn vận động viên Hoa Kỳ và người dân Mỹ sáng nay thức dậy đều có chung niềm tin sẽ thành công, sẽ đạt được con số 100 mà mọi người đang nói tới
Hôm nay có những cuộc tranh tài nào đáng chú ý? Như đã thưa cùng quý thính giả, cả thảy có 18 bộ môn thi đấu và sân Olympic Statdium với những cuộc thi điền kinh, bên nam có môn chạy 1,600 mét tiếp sức, bên nữ là hai cuộc đua 1,500 mét và 5,000 mét. Trân chung kết hockey nữ giữa Argentina và Hà Lan cũng là trận tranh tài được mọi người theo dõi, đi kèm với cuộc thi bơi 10,000 mét nam, và vận động viên đang giữ cúp vô địch thế giới về môn nhảy ván 10 mét là anh Qui Bo của Trung Quốc sẽ tranh tài với các đối thủ để chiếm chiếc huy chương vàng cho bộ này. Xin trở lại Washington D.C. với bạn Thanh Quang.

Thanh Quang: cám ơn anh Nguyễn Khanh cho những tin tức về các cuộc tranh tài ngày thứ 14 của Olympic London. Xin nhắc lại cùng quý thính giả là hôm qua, vận động viên Usian Bolt một lần nữa lại chứng tỏ tài năng của anh khi thắng cuộc đua chạy nước rút 200 mét, qua mặt đồng đội và cũng là đối thủ nặng ký nhất là anh Yohan Blake. Anh Nguyễn Khanh nghĩ gì về cuộc đua dược cả tỷ người xem này?

Nguyễn Khanh: trước hết là tôi mừng cho Usain Bolt. Sau 2 lần thua Yohan Blake ở những cuôc đua dẫn về London, anh đã chứng tỏ cho mọi người thấy không ai có thể chạy nhanh hơn anh, xứng đáng với “người chạy nhanh nhất hành tinh” mà anh em báo chí chúng tôi đặt cho anh. Nhưng sau lời mừng đó là điều mà tôi thấy tiếc, tiếc ở chỗ Usain Bolt có cơ hội tạo kỷ lục thế giới mà anh không làm. Đó là điều đáng tiếc.

Thanh Quang: tôi hoàn toàn đồng ý với anh Nguyễn Khanh. Cũng như quý thính giả, khi anh em Ban Việt Ngữ xem cuộc đua này qua màn ảnh truyền hình, ai ai cũng nhìn thấy rõ hình ảnh khi sắp về tới mức đến, Usian Bolt liếc sang bên trái xem đối thủ Yohan Blake, và khi biết mình chạy trước ít nhất 2 bước thì anh chạy thong thả hơn, không còn đi nước rút như lúc đầu. Do đó dù lấy huy chương vàng nhưng rõ ràng Usian Bolt đã bỏ lỡ cơ hội để tạo kỷ lục thế giới.

Nguyễn Khanh: xin tiếp lời anh Thanh Quang để kể một chuyện bên lề liên quan đến Usain Bolt và cuộc thi ngày hôm qua. Anh em nhà báo chúng tôi ở London nói đùa với nhau rằng khi biết mình chắc chắn thành công, Usian Bolt không muốn chạy nữa mà muốn dừng lại để cho mọi người chụp hình, nên anh không tạo kỷ lục thế giới.

Báo chí có hỏi anh là tại sao không nhấn thêm một bước nữa để lấy kỷ lục thì anh bảo rằng lúc đó đã bắt đầu mệt, nhưng không ai tin điều đó cả. Anh em chúng tôi bảo với nhau rằng có lẽ Usain Bolt hài lòng vì đã chứng tỏ cho thế giới thấy anh vẫn là người chạy nhanh nhất, không cần phải tạo kỷ lục làm gì.

Thanh Quang: ngoài chuyện Usain Bolt, hôm qua trận chung kết giữa đội tuyển bóng đá nữ của Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đã diễn ra, với kết quả Hoa Kỳ thắng Nhật 2-1 để chiếm huy chương vàng. Trận banh này được chú ý tới vì một năm trước đây đoàn tuyển thủ Mỹ đã thua Nhật Bản trong trận chung kết World Cup và từ đó tới giờ ai ai cũng mong nhìn thấy Nhật và Hoa Kỳ gặp nhau ở chung kết Olympic London 2012. Không biết anh Nguyễn Khanh có điều gì muốn gửi đến quý thính giả nữa hay không?

Nguyễn Khanh: có 2 điều chúng tôi không quên nói tới, đó là chuyện nữ võ sĩ quyền Anh Nicola Adams của nước chủ nhà là nữ võ sĩ đầu tiên đoạt huy chương vàng của môn boxing nữ, vì đây là lần đầu tiên môn này được tranh tài ở Olympic. Cũng ngày hôm qua, lực sĩ David Rudisha của Kenya tạo kỷ lục thế giới với thành tích 1 phút 40 giây, chiếm huy chương vàng môn chạy 800 mét. Tính đến giờ phút này thì đây cũng là kỷ lục duy nhất của môn chạy bộ mà chúng ta có được ở Olympic London 2012.

Thanh Quang: xin cám ơn bạn Nguyễn Khanh và hẹn gặp lại bạn giờ này ngày mai, cũng trong chương trình đặc biệt nói về Olympic London 2012.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 10/08/2012 lúc 09:50:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#10 Đã gửi : 10/08/2012 lúc 09:48:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Usain Bolt : Tôi là huyền thoại sống
Thế vận hội Olympic Luân Đôn đang đi vào những ngày thi đấu cuối cùng. Hầu hết các báo Pháp hôm nay đều giành nhiều trang để tường thuật lại nhũng cuộc so tài và thành tích của các vận động viên trong ngày thi đấu hôm trước.

Hôm nay nhân vật trung tâm của các tờ báo là Usain Bolt, sau khi tối qua vận động viên điền kinh siêu hạng của Jamaica giành chiếc huy chương vàng thứ 2 tại Luân Đôn và là cũng là chiếc huy chương vàng Olympic thứ 4 của mình ở hai cự ly độc quyền của anh : 100m và 200m. Trong khi đó Christophe Lemaitre vận động viên chạy nhanh nhất nước Pháp, huy chương đồng thế giới, lại gây thất vọng khi chỉ về đích thứ 6 trong cuộc đua 200 m.

Le Figaro chạy tựa « Usain Bolt, huyền thoại tăng tốc ». các báo đều trích lại câu nói đầy kiêu hãnh của Bolt sau khi giành huy chương vàng thứ 2 « Giờ đây tôi là huyền thoại, tôi là vận động viên điền kinh lớn nhất….Tôi không có gì phải chứng minh. Tôi đã cho thế giới thấy mình là người giỏi nhất. Tôi chỉ muốn tận hưởng khoảnh khắc này mà tôi không bao giờ quên được ».
Source: RFI
coi  
#11 Đã gửi : 10/08/2012 lúc 05:37:16(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Người Jamaica tại London mừng thắng lợi Olympic
UserPostedImage

Usain Bulong, giữa, cùng đồng đội Warren Weir, trái, và Yohan Blake giành tất cả các huy chương vàng, bạc, và đồng trong bộ môn chạy đua 200 mét, London, 9/8/2012
Vận động viên chạy nước rút Usain Bolt nói rằng anh đã trở thành một “huyền thoại” sau khi thắng môn chạy 200 mét tại Olympic London, trở thành vận động viên chạy nước rút đầu tiên đã đoạt huy chương vàng cho cả hai môn 100 mét và 200 mét cho cả hai Olympic liên tiếp. Thông tín viên Selah Hennessy của VOA mời quý vị đi thăm khu vực Brixton của London, nơi cư trú của một cộng đồng người Jamaica đông đảo, để xem những người này nghĩ gì.

Tinh thần của người Jamaica tại đây lên cao từ hôm Usain Bolt đoạt huy chương vàng.

Mầu sắc liên quan đến Jamaica thấy ở khắp nơi; từ cờ, mũ, và quần áo, và tại ngôi chợ họp hằng ngày ở Brixton, khuôn mặt tươi cười của Bolt được in trên vô số các áo thun và áp phích lớn.

Hôm thứ Năm, Jamaica giành tất cả các huy chương vàng, bạc, và đồng trong bộ môn chạy đua 200 mét.

Jonathan, người chủ một sạp bán đĩa nhạc ở Brixton, nói đó là điều anh trông đợi từ quê nhà:

“Tất cả chúng tôi đã biết là sẽ chiếm cả ba huy chương. Cho tới nay, theo tôi biết, không ai địch nổi dân Jamaica chúng tôi về môn này.”

Khu Brixton ở phía nam London có một cộng đồng dân Jamaica đông đảo. Những người bỏ xứ ra đi này bắt đầu tới đây khoảng 6 thập niên trước và kể từ đó đã trở thành một lực lượng văn hóa quan trọng của thành phố. Âm nhạc, thời trang, và thức ăn Jamaica đầy rẫy ở đây.

Mới tuần lễ trước, cộng đồng này đã mừng 50 năm ngày độc lập của Jamaica. Đối với họ thắng lợi của Bolt là lớp kem trang trí trên chiếc bánh mừng ngày kỷ niệm.

Tại một tiệm ăn Caribê cuối phố, đầu bếp Martin Roee đang nấu các món Jamaica vào giờ ăn trưa đông đảo thực khách.

Anh nói với đài VOA rằng những thắng lợi Olympic làm cho dân Jamaica ở London lên tinh thần:

“Đó là đặc tính của chúng tôi. Chúng tôi là một dân tộc tự hào. Dù chúng tôi là một nước nhỏ nhưng có cách nào tốt hơn cách này để được nhìn nhận. Thế giới đang theo dõi và chúng tôi đã phá được tất cả mọi kỷ lục. Đó là lý do tại sao tôi rất tự hào là người Jamaica.”

Cô phục vụ Tamica nói chạy là một thứ kết chặt những người dân Jamaica lại với nhau:

“Khi nói đến Jamaica là phải nói đến chạy và chạy nước rút. Một đứa trẻ lớn lên thì mọi đề tài cũng xoay quanh chuyện chạy. Vì Usain Bolt đã đến đây và lập lại thành tích, tất cả những ai nghi ngờ giờ đây nên im tiếng.”

Và khi làm việc đó, anh đã làm cho Olympic 2012 trở thành một dịp đáng ghi nhớ, ít ra thì cũng đáng ghi nhớ cho các bạn đồng hương Jamaica của anh tại London.
Source: VOA
coi  
#12 Đã gửi : 11/08/2012 lúc 06:56:31(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Ngày náo nhiệt nhất Olympics 2012
UserPostedImage
Thứ Bảy 11/8 là ngày có nhiều sự kiện thi đấu nhất, với nhiều huy chương vàng nhất trong toàn bộ kỳ Thế Vận hội này, 32 bộ huy chương, để các vận động viên đua tranh.
Thời tiết vào đầu ngày thứ 15 của kỳ Olympics rất đẹp. Tuyển Anh, sau hai tuần thi đấu đã có bộ sưu tập 57 huy chương các loại và đang hy vọng sẽ tiếp tục bổ sung thêm nữa trong những giờ tới.

Tại Eton Dorney, vận động viên Ed McKeever thi đấu trong nội dung kayak đơn nam 200m.

Hôm nay quả là một ngày thành công cho đội kayak của Anh. Không phụ lòng người hâm mộ, Ed McKeever đã giành huy chương vàng thứ 26 về cho đội nhà. Sau đó, đến lượt Liam Heath và John Schofield đoạt huy chương đồng trong phần thi kayak đôi nam.

Nước chủ nhà tiếp tục hy vọng có tin vui từ trung tâm bơi lội Aquatics Centre. Tại đây có các lượt thi bán kết môn nhảy cầu diễn ra và Tom Daley của tuyển Anh đang nỗ lực hết sức để có thể góp mặt trong lượt chung kết, sẽ diễn ra vào buổi tối cùng ngày.

Những sự kiện được cho là đáng theo dõi nhất hôm nay gồm:
Mo Farah, người đã góp phần lớn vào những đêm thành công của lịch sử ngành thể thao Vương quốc Anh trong kỳ Thế vận hội này, sẽ có cơ hội đoạt huy chương vàng lần thứ hai trong vòng đua chạy nam 5000m. Cuộc thi bắt đầu lúc 19:30 giờ địa phương và dự kiến sẽ kết thúc sau ba giờ đồng hồ.

Có mặt trong cuộc thi này còn có bạn tập của anh là Galen Rupp, người Mỹ, người từng đoạt huy chương bạc trong cuộc đua 10.000m, và Bernard Lagat cũng của tuyển Mỹ. Đây là hai đối thủ chính tranh chấp huy chương vàng với Farah.

Các cuộc thi điền kinh có lẽ sẽ kết thúc trong kịch tính khi Usain Bolt dẫn dắt đội Jamaica bảo vệ danh hiệu vô địch trong môn thi chạy tiếp sức nam 4x100m, sẽ diễn ra vào lúc 21:00.

Tại đấu trường ExCel, Luke Campbell (Vương quốc Anh) sẽ so găng với John Joe Nevin (Ireland) trong trận chung kết đấm bốc hạng 56kg (20:40). Mỗi đội đều đã giành được một huy chương vàng (nhờ công của Nicola Adams và Katie Taylor). Campbell và Nevin từng gặp nhau hai lần, mỗi người thắng một.

Trong môn đua canoe đơn nam, Ed McKeever của Vương quốc Anh có mặt trong vòng chung kết và sẽ có cơ hội giành chiến thắng. Mark De Jonge là người duy nhất nhanh hơn anh trong loạt đua bán kết.

Vào buổi chiều, tuyển Vương quốc Anh sẽ gặp tuyển Úc trong trận hockey nam để tranh huy chương đồng. Trước đó, tuyển Anh đã thất bại ê chề 9-2 trước tuyển Hà Lan trong trận bán kết, nhưng đội được cho là số một thế giới cũng đau đớn không kém khi thua nặng tuyển Đức. Hai đội đã gặp nhau trong lượt đấu vòng loại bảng và đội chủ nhà khi đó đã lội ngược dòng để gỡ hòa 3-3 vào cuối trận.

Vận động viên 22 tuổi Nguyễn Thị Thanh Phúc có mặt trong môn thi đi bộ nữ 20km, tranh tài cùng hơn 60 vận động viên khác. Cuộc đua sẽ bắt đầu vào lúc 17:00 giờ địa phương. Đây cũng là vận động viên cuối cùng của tuyển Việt Nam tham dự thi đấu trong kỳ Olympics này.

Tính đến giữa ngày hôm nay 11/8, Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu toàn đoàn với tổng số 41 huy chương vàng, 26 bạc và 27 đồng. Thứ nhì là đoàn Trung Quốc với 37 vàng, 25 bạc và 19 đồng. Nước chủ nhà hiện đứng ở vị trí thứ ba 26 vàng, 15 bạc và 18 đồng.
Source: BBC
khi  
#13 Đã gửi : 12/08/2012 lúc 09:45:00(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Olympic London bước sang ngày cuối cùng
UserPostedImage
Vận động viên Kiprotich của Uganda hoàn tất cuộc đua hôm nay trong hai giờ, tám phút, và 1 giây, 26 giây trước vận động viên về nhì, là Abel Kirui của Kenya
Các cuộc thi đấu trong ngày cuối cùng của Thế vận hội 2012 đang diễn ra, vận động viên Stephen Kiprotich của Uganda đã bất ngờ đoạt được huy chương vàng trong giải đua marathon nam.

Cuộc đua hôm nay đã được dự kiến là một cuộc đối đấu giữa các vận động viên Kenya và Ethiopia. Tuy nhiên, vận động viên Kiprotich đã tăng tốc độ, qua mặt đối thủ tại dặm thứ 23 để dẫn trước trong cuộc đua.

Anh Kiprotic hoàn tất cuộc đua trong 2 giờ, 8 phút, và 1 giây, 26 giây trước vận động viên về nhì, là Abel Kirui của Kenya, người đoạt huy chương bạc. Một người Kenya khác, anh Wilson Kipsang Kiprotich, giành huy chương đồng.

Đại diện cho đội tuyển Mỹ, Mebrahtom Keflezighi, ra đời ở Eritrea, là vận động viên về thứ tư.

Đội bóng rổ mang biệt danh là “Dream Team ” của bóng rổ Mỹ đang kiếm thêm một huy chương vàng hôm chủ nhật trong cuộc thi đấu với Tây Ban Nha, như hồi năm 2008 khi Hoa Kỳ đánh bại Tây Ban Nha 118-107 trong trận chung kết ở Bắc Kinh.

Cuộc thi 5 môn phối hợp nữ là sự kiện cuối cùng để chấm dứt lễ hội hoành tráng kéo dài 17 ngày của làng thể thao quốc tế.

Sau các cuộc thi đấu hôm thứ bảy, các vận động viên Mỹ đứng đầu bảng tổng sắp với 44 huy chương vàng, với tổng cộng là 102 huy chương.

Về nhì là Trung Quốc với 38 huy chương vàng, tổng cộng 87 huy chương.

Nga đứng ở vị trí thứ ba về tổng số huy chương, và nước Anh, xếp hạng tư trên bảng tổng sắp, mặc dù nước chủ nhà đoạt được nhiều huy chương vàng hơn Nga.

Lễ bế mạc hứa hẹn sẽ rất hoành tráng, và sẽ là một lễ hội âm nhạc nêu bật một trong những lĩnh vực xuất khẩu văn hóa mạnh nhất của vương quốc Anh.

Các nghệ sĩ dự kiến sẽ xuất hiện trong buổi lễ bế mạc kéo dài ba tiếng đồng hồ gồm có: Adele, Elton John, George Michael, Annie Lennox, và ban nhạc Pet Shop Boys.

Brazil, nước sẽ đăng cai Olympic 2016, sẽ có một buổi trình diễn theo phong cách Rio, với trống, vũ công và nhiều phụ nữ trang phục lộng lẫy theo truyền thống lễ hội carnival.
Source: VOA
coi  
#14 Đã gửi : 12/08/2012 lúc 10:11:30(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Olympic Luân Đôn: Khép lại ngày hội thể thao đầy ấn tượng, cảm xúc
UserPostedImage
Điện Westminster và tháp Big Ben bên sông Thames của Luân Đôn trong những ngày hội Thế vận 2012. REUTERS/Sergio Perez Đ
Hôm nay 12/08/2012, Olympic Luân Đôn khép lại sau hơn hai tuần thi đấu đầy hào hứng và quyết liệt của hơn 10 nghìn vận động viên đến từ 204 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vương quốc Anh đã tổ chức thành công mỹ mãn kỳ Thế vận hội mùa hè lần thứ 30, biến Olympic thực sự trở thành một ngày hội thể thao « truyền cảm hứng cho một thế hệ » như khẩu hiệu của Olympic Luân Đôn.
Gần một nghìn bộ huy chương, trong đó có 302 huy chương vàng đã được trao cho các động viên thi đấu ở 26 môn thể thao. Về thành tích, đoàn Mỹ dẫn đầu vượt trên đoàn Trung Quốc. Xếp thứ ba là nước chủ nhà Anh Quốc, thứ tư là Nga, Hàn Quốc từ vị trí thứ 7 ở kỳ Olympic Bắc Kinh 2008 đã vươn lên thứ 5. Pháp cũng tiến từ thứ 10 lên xếp hạng 7 sau Đức. Đã có 87 trong tổng số 204 đoàn giành ít nhất một huy chương tại Olympic Luân Đôn.

Mặc dù có một số sự cố nhỏ trong thi đấu, nhưng 16 ngày qua hơn 10 nghìn vận động viên đã trình diễn những màn so tài hấp dẫn nhất để đem lại cho hàng tỷ người hâm mộ thể thao trên khắp hành tinh những cung bậc cảm xúc khác nhau, cùng những giấc mơ chinh phục đỉnh cao .

Tối nay Luân Đôn tạm biệt các đoàn vận động viên và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới bằng một buổi lễ bế mạc hứa hẹn đầy màu sắc và âm hưởng cũng đậm chất Anh không kém buổi lễ khai mạc. Lễ bế mạc bắt đầu vào 20 giờ (GMT) và kéo dài trong 2 giờ 45 phút trước khi lá cờ Olympic được chuyển giao cho Rio de Janeiro, thành phố sẽ đăng cai Olympic mùa hè 2016.
Olympic Luân Đôn, ngày hội thể thao lớn còn để lại những ấn tượng mạnh

Sau hơn hai tuần đầy hào hứng với các môn thi đấu, còn vài giờ nữa là kết thúc lễ bế mạc thế vận hội Olympic Luân Đôn, ngọn đuốc sẽ tắt và lá cờ sẽ được chuyển giao cho ban tổ chức ở Rio de Janeiro.

Ấn tượng mạnh nhất đối với người hâm mộ thể thao trên thế giới sau giải đấu này chắc chắn sẽ là những kỷ lục thế giới được lập ra ở nhiều bộ môn - một hiện tượng lạ vì xưa nay mức độ thi đấu ở Olympics thường thua kém các cuộc thi chuyên nghiệp. Vậy mà trong cuộc thi bơi người xem tha hồ được xem những kỷ lục thế giới mới được xác lập trong bể bơi mới vừa được khai mạc của Luân Đôn, mà ấn tượng nhất là ngôi sao trẻ Trung Quốc Diệp Thi Văn.

Các bộ môn điền kinh cũng vậy, nhất là ở các cuộc chạy đua và đội tuyển Jamaica. Mà ngay từ ngày đầu thi đấu chính thức thì đội tuyển bắn cung của Hàn Quốc đã mở hàng với hai kỷ lục thế giới mới.

Rất nhiều kỳ tích đã được tạo ra trong những ngày hè tuyệt đẹp vừa qua ở Luân Đôn. Đội chạy đua của Bahamas giật huy chương vàng trước sự ngơ ngác của các ngôi sao Mỹ vốn từ trước đến nay vẫn luôn thống trị đường đua tốc độ. Người ta thấy các vận động viên từ các nước nghèo vươn lên trên đường chạy, như giọt nước mắt chiến thắng sau 5.000m chạy của Meseret Defar người Ethiopia, hay cô đồng hương Tiki Gelana ở giải việt dã bị xô ngã rách chân giữa đường vẫn đứng dậy đoạt huy chương vàng.

Vận động viên tàn tật người Nam Phi Oscar Pistorius lần đầu tiên được thi đấu với người bình thường. Cụ già 71 tuổi người Nhật Bản Hiroshi Hoketsu trong môn cưỡi ngựa đi vào lịch sử với danh hiệu vận động viên Olympics nhiều tuổi nhất. Khán giả người Anh thì hài lòng với huy chương vàng tennis trên sân cỏ Wimbledon, Andy Murray thắng áp đảo Federer chỉ vài tuần sau ngày khóc nức nở vì thua vẫn trên sân này trong giải đấu chuyên nghiệp.

Tính ra thì sau vài ngày đầu thấp thỏm chờ đợi, cuối cùng trận mưa huy chương cũng đổ xuống cho công tập luyện của đội tuyển Anh và cơn khát tường thuật của giới truyền thông và mong đợi của các nhà tài trợ. Bưu điện hoàng gia Anh ngay lập tức cử người đi sơn lại những thùng thư màu đỏ ở gần nhà các vận động viên vừa đạt huy chương thành nhũ bạc, nhũ vàng và nhũ đồng như huy chương họ vừa giành được. Có thể nói sự kiện Olympic Luân Đôn 2012 là một lễ hội hoàn hảo cho cả người dân Anh trên khắp mọi miền đất nước, lẫn cho du khách quốc tế tụ hội về London xem thi đấu.

Olympic Luân Đôn : Truyền cảm hứng cho một thế hệ

Tuy nhiên, đó chỉ là những kết quả người ta có thể nhìn thấy ngay lập tức, còn mục tiêu dài hạn hơn của Olympic Luân Đôn 2012 thì còn phải chờ thêm có lẽ từ 15 đến 20 năm nữa. Bởi vì nếu quí vị chú ý sẽ thấy ngay từ logo, cách viết chữ và trang trí cũng như là trình bày các môn thi đấu đều nhắm chung vào một thông điệp, đó là động viên thế hệ trẻ.

Nếu quí vị vào trang nhà của Thế vận hội năm nay ở địa chỉ là london2012.com thì sẽ thấy ngay dòng chữ màu tím bên cạnh logo của giải đấu bằng tiếng Anh: Inspire a generation, tức là truyền cảm hứng cho một thế hệ. Mục tiêu đó được thể hiện rất rõ qua các chương trình tường thuật mỗi ngày cùng lúc trên kênh số 3 cùng với một hoặc hai của đài truyền hình quốc gia Anh.

Cựu tiền đạo Gary Lineker cùng nhiều vận động viên nổi tiếng khác nay đã nghỉ hưu thay phiên nhau xuất hiện ở vị trí dẫn chương trình, và mời nhiều đồng nghiệp đã giải nghệ từ đủ mọi bộ môn thể thao về studio của đài đặt ngay trong công viên Olympic để bình luận, phân tích tình huống, và đặc biệt nhất là mời chính các ngôi sao vừa đạt huy chương lên chương trình thời sự để tạo sự hứng thú cho khán giả truyền hình, và kỳ vọng vào một thế hệ trẻ ở nước Anh sẽ quan tâm hơn đến thể thao.

Khu nhà tôi những ngày qua cũng giống nhiều nơi khác trên nước Anh, có các nhóm huấn luyện viên thể thao được địa phương và các tập đoàn siêu thị tài trợ đem dụng cụ ra khuyến khích trẻ em ra công viên tập luyện, hay đơn giản là chạy nhảy chơi đùa để tăng cường vận động. Một không khí thể thao đang hiện hữu rất rõ ở từng khu phố nhỏ của nước Anh này.

Vấn đề là người ta sẽ tiếp tục duy trì và phát triển ra sao để không chỉ sẽ có thêm nhiều huy chương trong các giải đấu sau, mà còn giúp dân tộc Anh trở nên khỏe mạnh, cường tráng và đầy tinh thần thể thao thượng võ. Và một vấn đề lớn hơn nữa là liệu thông điệp về chuyện tạo hứng khởi thể thao cho thế hệ trẻ của Olympic Luân Đôn 2012 sẽ được chuyển tải đến được thêm quốc gia nào trên thế giới, qua những bài tường thuật hay phóng sự truyền hình tỏa đi khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam.

Lễ bế mạc trong âm hưởng đậm chất Anh

Trước mắt, người ta được biết đêm bế mạc cũng sẽ đầy ấn tượng. Sẽ không phải là một đêm nhạc theo kiểu thông thường, nhưng khán giả cũng sẽ không phải cần nhiều hiểu biết về nước Anh như khi xem hoạt cảnh đêm khai mạc, vì đạo diễn Kim Gavin là người chuyên tổ chức các show nhạc trên sân vận động cho boys band Take That.

Theo tiết lộ thì khán giả sẽ được nhìn ngắm nước Anh qua làn điệu âm nhạc, với những ngôi sao đặc sắc nhất trong lịch sử. Nếu nội dung cuộc nói chuyện trên tờ nhật báo The Guardian là chuẩn xác thì những ai từng hâm mộ một ngôi sao nhạc nhẹ Anh quốc, từ Spice Girls cho đến Pet Shop Boys, Annie Lennox hay George Michael đều sẽ gặp thần tượng của mình trong đêm nay.

Nhưng có một điều mà khán giả truyền hình sẽ không thể cảm nhận hết được như những ai có mặt trên sân, bởi vì máy quay phim chỉ có thể tập trung vào một góc quay. Trong khi chương trình ca nhạc sẽ không có riêng một sân khấu nào cả mà cùng lúc sẽ diễn ra khắp mọi nơi, với mỗi khán giả trên sân đều là một thành viên tham gia cùng với 4.100 diễn viên chính.

Các đội tuyển cũng không diễu hành mà cùng lúc đổ vào sân không theo thứ tự, sẽ khiến khung cảnh càng thêm náo nhiệt. Đỉnh cao sẽ là vũ điệu samba trong chương trình trao cờ Olympic từ Luân Đôn sang Rio de Janeiro, thành phố của Brazil đăng cai tổ chức Thế vận hội 2016.

Thể thao Việt Nam trắng tay ở Olympic Luân Đôn

Sau 8 kỳ tham dự Olympic mùa hè, thể thao Việt Nam mới chỉ dành được 2 huy chương bạc, một của Trần Hiếu Ngân ở môn Taekwondo tại Sydney 2000 và một của Hoàng Anh Tuấn ở nội dung cử tạ tại Bắc Kinh 2008. Tại Olympic Luân Đôn 2012, đoàn Việt Nam có mười tám vận động viên tham dự thi đấu ở 11 nội dung.

Đến Luân Đôn với số lượng đông nhất từ trước đến nay bằng vé chính thức, thể thao Việt Nam vẫn le lói hy vọng sẽ có được ít nhất một tấm huy chương. Tuy nhiên sân chơi Olympic vẫn còn quá sức với các vận động viên Việt Nam. Có thể họ đã thi đấu hết mình, vượt lên chính bản thân nhưng trình độ vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với các đối thủ tại đấu trường Olympic.

Hầu hết các vận động viên của Việt Nam đều bị loại ngay từ ngày thi đấu đầu tiên. Việc thể thao Việt Nam trắng tay tại Olympic Luân Đôn không có gì là bất ngờ, nhưng nó cũng để lại những băn khoăn suy nghĩ cho những ai tâm huyết với thể thao Việt Nam.
Source: RFI

Sửa bởi người viết 12/08/2012 lúc 10:14:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

coi  
#15 Đã gửi : 12/08/2012 lúc 11:09:17(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Tạm biệt Olympic, hẹn gặp lại ở Rio 2016
Hôm nay là ngày cuối cùng của những cuộc thi đấu, các vận động viên cùng với Ban Tổ Chức đang sửa soạn cho buổi lễ bế mạc sẽ diễn ra tối hôm nay, và sau đó, lá cờ thế vận sẽ được trao cho thành phố Rio de Janeiro, nơi được chọn đăng cai Olympic 2016.
Ngày cuối cùng
Vũ Hoàng: Vũ Hoàng đã có anh Nguyễn Khanh ở đầu giây, câu hỏi đầu tiên xin gửi đến anh là kết quả những cuộc tranh tài đã đến đâu rồi, anh sửa soạn rời London hay chưa?

Nguyễn Khanh: Từ London, tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả và chào bạn Vũ Hoàng.

Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, cuộc gặp nào cũng có lúc phải chia tay, và tất cả mọi người đang có mặt tại London đều biết điều đó, biết chỉ trong ít giờ đồng hồ nữa ngọn đuốc thiêng thế vận không còn cháy sáng trên bầu trời thành phố, mọi chú ý sẽ được dồn cho Olympic Rio 2016. Nói cách khác, tất cả mọi người đều sẵn sàng để nói lời chia tay và hẹn gặp lại nhau 4 năm sau ở Brazil.

Nhưng trong thời gian chờ đợi buổi lễ bế mạc, những cuộc tranh tài vẫn diễn ra trong ngày cuối cùng của Olympic London 2016. Tổng cộng có 15 chiếc huy chương vàng được trao cho 10 bộ môn thi đấu trong ngày hôm nay, và theo truyền thống của Olympic, chiếc huy chương vàng môn chạy marathon sẽ là chiếc huy chương cuối cùng được trao, chừng nửa giờ sau đó chương trình lễ bế mạc sẽ bắt đầu. Cuộc đua này đang diễn ra và mọi người đều tin các vận động viên của Kenya và Ethiopia sẽ tranh nhau chiếc huy chương cuối cùng của Olympic London 2012.

Ngoài marathon, cuộc đua xe đạp vượt đồi núi cũng là một trong những cuộc đua đáng chú ý, bên cạnh cuộc tranh tài của môn bóng chuyền nam giữa Liên Bang Nga và Brazil, hay trận chung kết môn “handball” giữa Thụy Điển và Pháp. Nhưng chiếc vé khó kiếm nhất của ngày thi đấu cuối cùng chắc chắn sẽ là chiếc vé trận chung kết bóng rổ giữa đội “Dream Team” của Mỹ với Tây Ban Nha. Tuyển Hoa Kỳ quy tụ những cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới, nhưng đối thủ của họ cũng chẳng phải là vừa, trong đó có cả 2 anh em nhà Gasol đang khoác áo của những hội bóng rổ nhà nghề ở Mỹ. Hôm qua, anh Pau Gasol có nói với báo chí là anh biết không dễ thắng tuyển Mỹ, nhưng anh cũng bảo là tuyển Mỹ đừng vội nghĩ sẽ thắng tuyển Tây Ban Nha một cách dễ dàng.

Đó là những gì sẽ diễn ra ở các sân vận động London trong ngày hôm nay, trước khi chúng ta chia tay với Olympic 2012.

Đội chủ nhà thành công
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh với những thông tin liên quan đến ngày cuối cùng của Olympic London 2012.


Một số sự kiện thể thao xảy ra ngày hôm qua cũng đáng được nói tới, chẳng hạn như đội chạy đua của Jamaica gồm những vận động viên chạy nhanh nhất thế giới đã lấy huy chương vàng môn chạy tiếp sức 400 mét, vận động viên Mo Farah của Anh Quốc là người cầm cả 2 chiếc huy chương vàng điền kinh 5,000 mét và 10,000 mét, đội tuyển U-23 của Brazil vẫn chưa thành công ở Olympic, thua đội tuyển Mexico 2-1 trong trận chung kết. Ở môn nhảy ván 10 mét, vô địch thế giới Qui Bo của Trung Quốc không bảo vệ được ngai vàng, thua Tom Daily của Xứ Sương Mù trong cuộc thi được xem là sôi nổi nhất nhì ở bể bơi Olympic London 2012.


Về danh sách những nước đã lấy được huy chương thì thưa quý thính giả, tính đến khi cuộc tranh tài cuối cùng ngày hôm qua kết thúc thì Hoa Kỳ là nước dẫn đầu với 44 huy chương vàng, 29 huy chương bạc và 29 huy chương đồng. Về nhì là Trung Quốc với 38 chiếc huy chương vàng, và đứng thứ ba trong bảng xếp hạng vẫn là nước chủ nhà. Với Châu Á-Thái Bình Dương thì còn có Nam Hàn đứng hạng 5, Australia về hạng 10 và ngay sau đó ở hạng 11 của bảng xếp hạng là Nhật Bản.


Chỉ dựa vào danh sách những nước lấy được huy chương, Vũ Hoàng cho rằng thành công nhất là Hoa Kỳ với ngôi đầu bảng và vượt cả ước mong sẽ chiếm ít nhất 100 chiếc huy chương ở London. Hiện giờ tổng số huy chương Hoa Kỳ có được là 102 chiếc, trong khi Trung Quốc mới có 87 chiếc. Với quốc gia chủ nhà thì rõ ràng, với 62 chiếc đủ loại trong đó có 28 chiếc huy chương vàng, họ đã đạt được mục tiêu đề ra, hay nói đúng hơn là họ bỏ rất xa mục tiêu đề ra, và điều đó chứng tỏ cho chúng ta thấy trong một vài kỳ Olympic gần đây, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Anh chia nhau 3 vị trí cao nhất. Anh Khanh có đồng ý với nhận xét mà Vũ Hoàng vừa trình bày hay không?
Nguyễn Khanh: Điều bạn Vũ Hoàng nói không sai, và đó cũng là điều anh em nhà báo chúng tôi bảo với nhau ngay tại Trung Tâm Báo Chí London. Rõ ràng thành công lớn nhất kỳ này là đoàn vận động viên Anh Quốc, với thành tích cá nhân, thành tích toàn đội và với tổng số huy chương họ đạt được ngay ở sân nhà và với khán giả nhà. Tôi còn nhớ lúc mới tới London, nghe các nhà báo Anh Quốc đặt chỉ tiêu là 25 chiếc huy chương vàng, bây giờ đã có chiếc thứ 28 cầm trong tay; mong lấy được 50 chiếc đủ loại, bây giờ đã có tới 62 chiếc.

Nhưng London thành công nhiều bao nhiêu thì mọi người lại đâm lo cho Brazil bấy nhiêu. Lo đây không phải nỗi lo cho việc tổ chức, mà là lo cho thành tích mà đoàn vận động viên quốc gia chủ nhà sẽ tạo được vào năm 2016. Trong danh sách và tính đến tối hôm qua, Brazil đang đứng ở vị trí thứ 21 với 3 vàng, 4 bạc và 8 đồng, không biết trong 4 năm tới làm sao họ có thể nằm trong danh sách 10 quốc gia chiếm được nhiều huy chương nhất.

Lúc nãy anh Vũ Hoàng có nói đến trận chung kết bóng đá nam giữa Mexico và Brazil, kết quả là Brazil thua 2-1. Khi nói tới bóng đá thì phải nói tới Brazil, do đó, trận banh trưa ngày hôm qua ở sân Wembley là trận banh mọi người đều theo dõi, và khi ra về ai ai cũng thắc mắc tại sao thần may mắn vẫn chưa đến với Brazil. Họ nhiều lần cầm cúp vô địch World Cup, nhưng đã 3 lần vào tới chung kết mà vẫn chưa chạm tay với chiếc huy chương vàng Olympic. Hồi 1984 họ thua Pháp 2-0, đến Olympic 1988 thua Liên Sô 2-1 và lần này thua Mexico 2-1.

Vũ Hoàng: Trở lại với lễ bế mạc tối nay ở London, không biết anh Khanh có nghe được tin tức gì về chương trình buổi lễ không?

Nguyễn Khanh: Nghe thì có nghe, nhưng không có nhiều. Bao giờ cũng thế, Ban Tổ Chức Olympic luôn luôn dấu kín chi tiết lễ khai mạc và bế mạc vì muốn dành sự ngạc nhiên cho mọi người. Trong 24 giờ qua anh em nhà báo chúng tôi chỉ nghe thấy tin nói thế giới sẽ được xem một chương trình âm nhạc tuyệt vời, đi thật sát với chủ đề “Nghệ Thuật Âm Nhạc Anh Quốc” mà đạo diễn David Arnold dàn dựng.

Tôi được nghe nói là có 3,800 diễn viên, cùng với 380 em học sinh đóng vai phụ diễn cho 30 ca khúc khác nhau. Có The Spice Girls, có One Direction, có Kate Bush, có Tinie Tempah…, đó là những gì cánh nhà báo chúng tôi ghi nhận được.

Nhớ gì nhất?
cuối xin đặt ra với anh Khanh. Khi rời London, anh sẽ nhớ gì nhất?

Nguyễn Khanh: Rất khó cho tôi để trả lời anh Vũ Hoàng, lý do là có quá nhiều cái nhất mà tôi sẽ đem theo khi rời London, khi chia tay với Olympic 2012. Tinh thần thượng võ của khán giả đứng nhất, các cuộc tranh tài cũng đứng nhất, sự tiếp đón niềm nở, rất lịch thiệp của người dân Anh cũng đứng nhất, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp dành cho tôi cũng đứng nhất. Thời tiết cũng nhất, món ăn cũng nhất, thành ra tôi có quá nhiều cái nhất để mang theo về Washington D.C.

Vũ Hoàng: Nhưng chắc chắn phải có một kỷ niệm mà anh sẽ nhớ mãi chứ?

Nguyễn Khanh: Một thì không, mà nhiều thì chắc có, thí dụ như chuyện gặp kình ngư Michael Phelps để nghe anh chính thức loan báo giải nghệ, được tiếp xúc với cả 2 ông thị trưởng London và Rio để hỏi về kinh nghiệm mà họ chia sẻ với nhau khi tổ chức Olympic.

Nhưng có lẽ kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là cô vận động viên Carol Huỳnh của Canada không chỉ cho phép tôi cầm chiếc huy chương mà còn cho tôi cắn chiếc huy chương cô lấy được ở London. Thú thật với anh là tối hôm đó tôi không ngủ được, vì nhìn tận mắt chiếc huy chương Olympic đã khó, được cầm chiếc huy chương trong tay thì đương nhiên khó hơn, đã thế lại còn được cho phép cắn chiếc huy chương như các vận động viên vẫn làm khi họ thắng cuộc thì quả đó là chuyện không ngờ, đến giờ khi kể lại cho anh và quý thính giả nghe, tôi vẫn nghĩ là mình đang sống trong mơ.

Vũ Hoàng: Cám ơn anh Khanh cho buổi nói chuyện hôm nay để kết thúc chương trình thể thao đặc biệt về Olympic London 2012. Xin chào tạm biệt anh ở đây.

Nguyễn Khanh: Cũng xin chào tạm biệt quý thính giả, chào tạm biệt London và chúng ta hẹn gặp lại nhau ở Rio 2016.

Source: RFA

Sửa bởi người viết 12/08/2012 lúc 11:22:48(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

coi  
#16 Đã gửi : 13/08/2012 lúc 09:27:30(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Hoa Kỳ đứng đầu bảng tổng sắp huy chương Olympic London 2012
UserPostedImage
Những người biểu diễn quốc kỳ của nước minh trong lễ bế mạc Olympic London 12/8/12
Ngày cuối của của các tranh tài thể dục thể thao tại Olympic London đã kết thúc, và Hoa Kỳ đoạt được 104 huy chương trong đó có 46 huy chương vàng, đứng đầu bảng tổng sắp hạng về cả tổng số huy chương lẫn huy chương vàng.

Trung Quốc đứng thứ nhì với 87 huy chương trong đó có 38 huy chương vàng.

Anh đứng thứ 3 về số huy chương vàng, hơn Nga 5 chiếc, nhưng Nga đứng thứ 3 về tổng số huy chương, và vì vậy trên bảng tổng sắp hạng Anh đứng thứ 4.

Các ngôi sao nhạc pop của Anh - sẽ góp phần làm sôi động lễ bế mạc, được đặt tên là “Bản Giao Hưởng của Âm Nhạc Nước Anh”- trong đó có Adele, Elton John, George Michael, Annie Lennox và the Pet Shop Boys, sẽ trình diễn trước 80.000 khán giả.

Brazil, nước tổ chức Olympic 2016, sẽ có màn trình diễn với trống, vũ công và phụ nữ trong những trang phục lễ hội.

Sự kiện gây ngạc nhiên nhất trong ngày cuối của cuộc tranh tài là vận động viên Stephen Kiprotich của Uganda đoạt huy chương vàng trong môn chạy marathon, và cũng chiếc huy chương vàng đầu tiên cho Uganda từ 40 năm qua.

Kiprotich đã vượt lên dẫn đầu cuộc đua qua các đường phố London trong khoảng 5 kilomét cuối và giữ vững vị trí này cho tới mức đến. Anh hoàn tất cuộc tranh tài trong 2 giờ 8 phút 1 giây, 26 giây trước vận động viên giành huy chương bạc Abel Kirui của Kenya. Huy chương đồng về tay một vận động viên Kenya khác là Wilson Kipsang Kiprotich.

Trong cuộc tranh tài môn bóng rổ nam, đội được gọi là Dream Team của Mỹ, đánh bại đội của Tây Ban Nha với tỉ số 107 – 100, đoạt chiếc huy chương vàng. Nga, hạ đội Argentina, chiếm huy chương đồng.

Cuộc tranh tài 5 môn phối hợp hiện đại nữ, là cuộc thi cuối kết thúc 17 ngày tranh tài thể dục thể thao Olympic 2012. Kết quả là vận động Laura Asadauskaite của Lithuania chiếm huy chương vàng và huy chương bạc về tay Samantha Murray của Anh.
Source: VOA

Sửa bởi người viết 13/08/2012 lúc 09:29:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

coi  
#17 Đã gửi : 13/08/2012 lúc 09:31:46(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Nước Anh tự hào tổ chức thành công Thế Vận Hội mùa hè
Tối qua, 12/08/2012, trên sân vận động Olympic Luân Đôn, Thế Vận Hội mùa hè 2012 đã khép lại sau buổi lễ bế mạc trong không khí âm nhạc nghệ thuật tưng bừng đậm chất Anh. Nước chủ nhà có thể tự hào đã tổ chức thành công trọn vẹn ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh.
UserPostedImage
Hành khách xếp hàng lên xe lửa Eurostar ở nhà ga St Pancras, Luân Đôn, 13/08/2012. REUTERS/Neil Hall
Hôm nay, Anh quốc, nước chủ nhà, đã có thể thở phào nhẹ nhõm sau hai tuần diễn ra Thế Vận Hội mùa hè Luân Đôn. Bảo đảm an ninh và giao thông cho Thế Vận Hội, hai nhiệm vụ trọng yếu đã được hoàn thành. Bị ám ảnh bởi vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn năm 2005 khiến 52 người chết ngay sau ngày thành phố được trao quyền đăng cai tổ chức Thế Vận Hội, chính phủ Anh đã huy động tối đa các phương tiện bảo đảm an ninh cho Luân Đôn 2012 . Máy bay chiến đấu đặt trong tình trạng báo động, tên lửa phòng không được triển khai trên các nóc nhà trong thành phố, chiến hạm neo đậu trên sông Thames giữa thủ đô, cùng với 40 000 cảnh sát và quân đội được huy động.

Sự huy động tổng lực này ban đầu có phần nào gây tâm lý căng thẳng, tuy nhiên đã mang lại kết quả. Không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra trong những ngày thi đấu. Trật tự an toàn đường phố cũng được bảo đảm gần như tuyệt đối, không làm ảnh hưởng tới không khí lễ hội Olympic.

Trên phương diện giao thông, trong những ngày diễn ra Thế Vận Hội, hệ thống giao thông công cộng của thủ đô Luân Đôn đã họat động tốt nhất với công suất tối đa, chuyên trở hơn 50 triệu lượt hành khách, không xảy ra ùn tắc hay quá tải. Ngày hôm nay, 116 000 du khách và vận động viên rời Luân Đôn qua phi trường Heathrow một cách trôi chảy. Cửa ngõ vào Luân Đôn này được đầu tư nâng cấp hơn 25 triệu euro, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đón tiếp số lượng khách kỷ lục ngày trong 29/07, lên tới 123 000 người không để xảy ra ùn tắc như lo ngại trước đó.

Nước Anh mãn nguyện với vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng huy chương, giờ có thể tự hào đã tổ chức thành công kỳ Thế Vận Hội mùa hè lần thứ 30. Báo chí tại Anh quốc hôm nay dành những hàng tựa lớn để ca tụng thành công của nước chủ nhà cùng với hy vọng hệ quả kinh tế của sự kiện sẽ đem lại trong những ngày tới.

Ngọn đuốc và lá cờ Olympic đã được chuyển tiếp qua Rio de Janeiro, thành phố tổ chức sự kiện năm 2016. Nhưng Luân Đôn vẫn chưa hết hội. Tiếp nối Olympic mùa hè, ngày 29/8 tới, thành phố sẽ đón tiếp Paralympic, Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật, với 7000 vận động viên tham dự, 7 triệu khán giả theo dõi các cuộc so tài. Các nhà tổ chức tin tưởng với thành công của của Olympic Luân Đôn , Paralympic Luân Đôn cũng sẽ là một sự kiện thể thao lớn chưa từng có.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.473 giây.