logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 11/09/2013 lúc 05:24:26(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Thiên vị là thái độ thiếu công bằng khi phải phán xét, kén chọn ai đẹp hơn, việc gì đúng hơn, giá trị nào cao hơn giữa hai hoặc nhiều đối tượng trong một cuộc so sánh.
Chánh án Tối Cao Pháp Viện Antonin Scalia phạm lỗi thiên vị hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Chín, khi ông được mời đến thư viện Giáo Lý Lanier tại Houston để thảo luận với một cử tọa 300 giáo dân địa phương về đề tài “Chế Độ Tư Bản Và Chế Độ Xã Hội -Chế Độ Nào Thuận Chiều Với Đạo Đức Thiên Chúa Giáo Hơn?”
Scalia là một trong 9 vị thẩm phán ngồi trong Tối Cao Pháp Viện -cơ sở pháp lý cao nhất Hoa Kỳ- ông lại là vị pháp viên thâm niên nhất, do tổng thống Ronald Reagan chỉ định từ năm 1986. Chương trình nghị sự dự định ông sẽ thuyết trình nửa tiếng đồng hồ, và số khách mời được ấn định là 300 người; nhưng thời gian thuyết trình kéo dài hơn, vì đề tài quá thời thượng, diễn giả nổi tiếng uyên bác và cử tọa rất tuyển chọn; cử tọa lại đông hơn số 300 dự trù, hàng trăm người không có chỗ trong phòng thuyết trình phải ngồi trong phòng đọc sách của thư viện theo dõi cuộc thuyết trình và thảo luận qua hệ thống truyền hình nội vi.
Nói toạc ra thì 4 chữ CHẾ ĐỘ TƯ BẢN trên đề tài thuyết trình là để chỉ đảng Cộng Hòa, và 4 chữ CHẾ ĐỘ XÃ HỘI là để nói về đảng Dân Chủ; đề tài quan trọng và tế nhị, nên giới trí thức của cộng đồng tín đồ Thiên Chúa Giáo Houston muốn biết quan điểm của chánh án Scalia -một tín đồ trí thức khác.
Ông Scalia cũng chỉ là một trong nhiều thuyết trình viên thế giá được mời đến thư viện Lanier để thảo luận những vấn đề liên quan đến Thiên Chúa Giáo; thư viện do luật sư Mark Lanier, Houston, thành lập.
Scalia nói, "Tội lớn nhất của chủ nghĩa tư bản là tham tiền; tội lớn nhất của chủ nghĩa xã hội là tham quyền. Cả 2 cùng là tội ác; tôi không chắc là có thể tuyển chọn được một trong hai chủ nghĩa này một cách dứt khoát. Mặc dù tôi không khẳng định Tư Bản là một hệ thống kinh tế khắng khít với Thiên Chúa giáo hơn hệ thống kinh tế Xã Hội, nhưng tôi thấy, dường như Tư Bản tùy thuộc vào Thiên Chúa giáo nhiều hơn Xã Hội. Để có thể hoạt động, và có thể tạo ra một xã hội vững vàng và tốt- tư bản cần đến đạo đức Thiên Chúa Giáo."
Xét đoán của ông Scalia không gần với tính dứt khoát của câu khẳng định GUILTY hay NOT GUILTY mà tòa án bắt mỗi bị can phải lựa chọn. Ông không nói triết lý Cộng Hòa gần gũi với đạo đức Thiên Chúa giáo hơn, mà nói "dường như Cộng Hòa tùy thuộc vào Thiên Chúa giáo nhiều hơn Dân Chủ."
Ông đem tình trạng ngày xưa các tổ chức tôn giáo phụ trách chăm sóc trẻ mồ côi và người già yếu, so sánh với tình trạng hiện nay, trách nhiệm chăm sóc hai đối tượng lão niên và nhi đồng được trao cho những "cán sự có lương" phụ trách, và hệ thống trợ giúp này được tiền thuế của quần chúng đài thọ.
"Tình trạng công tác từ thiện bị quốc hữu hóa (dịch từ những chữ The governmentalization of charity do chính ông Scalia nói) không chỉ tạo ảnh hưởng đến người cho, mà còn tạo ảnh hưởng đến người nhận nữa. Trước kia sự giúp đỡ được coi là một đặc ân phải xin mới có, hôm nay người ta coi đó là quyền hạn chỉ cần đòi là được. Chức vụ của tôi không cho phép, và tôi cũng không muốn chỉ trích sự thay đổi này, tôi chỉ muốn nói là vai trò bành trướng của chính phủ không tạo thuận lợi cho Thiên Chúa giáo.” Scalia quanh co vì không muốn phải nói là chính quyền đã cướp mất công tác từ thiện của Giáo Hội.
Quan điểm của ông coi việc ngày xưa những người thiếu thốn phải đi xin mới được cơ quan từ thiện giúp, rồi phải biết tỏ thái độ tri ân kẻ giúp mình, và cho là tình trạng đó tốt hơn tình trạng hôm nay, người nghèo đòi được trợ cấp tiền mướn nhà để có chỗ ở, đòi food stamps để không đói, đòi đi học để không dốt, lại còn không biết tỏ thái độ biết ơn.
Trong phần giải đáp thắc mắc, một khán giả hỏi ông, "Xin ông lượng định về tình hình Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ?"
Scalia nói, "Tôi nghĩ cũng OK; dù sao thì nhà thờ cũng đã hiện diện trên đất Hoa Kỳ từ rất lâu."
HỎI, "Ông nghĩ phải giải quyết vấn đề Syria như thế nào?"
SCALIA, "Tôi có một quan điểm dứt khoát nhưng có lẽ tôi không nên thảo luận về vấn đề này.”
Nội dung buổi nói chuyện của ông Scalia về liên quan giữa Thiên Chúa giáo với hai xu hướng chính trị hiện đang chi phối sinh hoạt của người Mỹ, rất quan trọng, nhưng cũng rất dài, không tóm gọn đầy đủ được vào một bài bình luận; quý vị quan tâm đến diễn biến này có thể tìm đọc thêm trên trang B 1, số báo Houston Chronicle phát hành ngày thứ Bẩy 9/07.
Để kết thúc phần trình bầy, ông Scalia nói, "Tôi nghĩ tả phái không tắm gội trong đạo đức Công Giáo, trong lúc hữu phái cũng không thiếu thốn gì lắm." Hai chữ tả phái là để chỉ đảng Dân Chủ, và hữu phái là đảng Cộng Hòa.
Và để giải thích việc đảng Dân Chủ làm có tốt hay không, ông đưa ra một điển hình, "tăng lương tối thiểu, là việc tốt hay không tốt tùy vào hậu quả của việc tăng lương. Nếu tăng lương tạo cải thiện kinh tế thì tăng lương là việc tốt; ngược lại thì tăng lương lại xấu. Việc này không liên quan gì đến Thượng Đế."
Nói như vậy Scalia tránh được cái góc có liên quan đến Thượng Đế là đức công bằng; tăng lương tối thiểu là một việc làm công bằng vì nó cải thiện cuộc sống nghèo nàn của hàng trăm triệu công nhân Hoa Kỳ. Nói cách khác Scalia thiên vị khi ông nói việc tăng lương, việc cải thiện cuộc sống nghèo, đói, của công nhân không liên quan đến Thượng Đế.
Thiên vị là thái độ khó tránh, nhất là khi người đứng ra phán xét lại chủ quan; Scalia quan niệm việc để các hội từ thiện tôn giáo tự nguyện, tự ý ban phát ân huệ không đồng đều cho người thiếu thốn là đẹp hơn thái độ vô ơn của người đi xin trợ cấp, đã không biết nói "cảm ơn" còn đòi thêm điều này, điều khác.
Chắc chắn Scalia nói không đúng, chắc chắn ông thiên vị. Nhưng, nếu một thôn nữ Việt Nam còn trách chồng bằng 2 câu vè:
Trồng trầu thì phải khai mương,
Làm trai hai vợ, phải thương cho đồng
thì có lẽ dư luận cũng đừng nên trách ông Scalia thiên vị. Ông ta vẫn chỉ là một con người biết thích điều này hơn điều khác, dù ông ta có là chánh án Tối Cao Pháp Viện.
Nguyễn đạt Thịnh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.044 giây.