logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/10/2023 lúc 12:18:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp để giành lại chủ quyền cho dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước Việt Nam, tiền nhân của chúng ta đã gian khổ cùng một lòng đánh đuổi bọn xâm lăng ra khỏi mảnh đất thân yêu mà Tổ tiên ta đã bao đời dầy công gầy dựng. Cho nên nhìn lại dòng lịch sử dân tộc từ Bắc vào Nam ở đâu và lúc nào cũng có những vị anh hùng dân tộc đứng lên liều mình cứu nước chống giặc ngoại xâm. Ngoài Bắc có Đinh Công Tráng với chiến lũy Ba Đình, có Nguyễn Thiện Thuật với chiến khu Bãi Sậy, có Hùm Thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Vào Trung có Phan Đình Phùng với phong trào Văn Thân. Cùng thời gian, trong Nam có Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân), Trương Công Định, Trần Văn Thành, Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) và một trong những tấm gương hy sinh sáng ngời, đó là anh hùng Nguyễn Trung Trực.
    Ông Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Chơn, nhưng khi gia nhập vào hàng ngũ kháng chiến lấy tên là Nguyễn Văn Lịch, sau làm đến chức Quản Cơ nên được gọi là Quản Lịch. Ông sanh trưởng trong một gia đình chài lưới, ngụ tại làng Bình Nhựt, huyện Thuận An, phủ Tân An (nay thuộc tỉnh Long An). Sanh ra và lớn lên giữa lúc thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam, Ông không thể ngồi nhìn cảnh quốc phá gia vong nên cùng bạn là Nguyễn Văn Cầm chiêu tập nghĩa binh, dùng chiến thuật du kích đánh Pháp với vũ khí thô sơ, nhưng đoàn nghĩa binh của ông đã lập nên những chiến tích lừng lẫy, làm khiếp đảm kẻ thù.
    Trong lịch sử kháng chiến, trận Nhật Tảo là một kỳ công hãn hữu; vì rằng Ông là người đầu tiên hạ được chiến hạm địch bằng chiến thuật dùng thế yếu của du kích thắng được thế mạnh của đại bác thần công vào ngày 11-12-1864. Vua Tự Đức được tin bèn ban chiếu tuyên dương công trạng. Sau đó, ông Nguyễn Trung Trực lập thêm một chiến công hiển hách thứ hai khi hay tin ông Nguyễn Văn Cầm là bạn cùng chiến đấu bị quân Pháp giết tại đồn Kiên Giang, đã thúc giục Ông sớm hành động. Sau khi hợp quân tại Tà Niên, ông đem binh phá thành Kiên Giang và hạ được thành nầy trong một cuộc giao tranh ác liệt vào đêm 15-7-1866.
    Với hai chiến công hiển hách nầy, nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt cũng là một chí sĩ đương thời đã tán thán công nghiệp của ông bằng hai câu:
 
    Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,
    Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần.
 
Khi nghe tin quân Pháp viện binh từ Sài Gòn đến, ông Nguyễn Trung Trực cho chở hết vũ khí, lương thực về núi Trầu (Hà Tiên), rồi kéo qua đảo Phú Quốc lập chiến khu tại Cửa Cạn. Quân Pháp cho cô lập chiến khu và huy động toàn lực tấn công nghĩa binh nên lực lượng của ông dần dần suy yếu. Thêm vào đó, hai tên Việt gian Huỳnh Công Tấn và Đỗ Hữu Phương bày mưu cho Pháp bắt mẹ ông và một số đồng bào làm con tin, rồi báo cho ông biết, nếu không chịu ra hàng, chúng sẽ giết mẹ ông và giết hết dân làng. Nghe tin mẹ và dân làng thọ khổn, ông không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, ông tự trói mình ra hàng để cứu mẹ và dân lành vô tội để giữ tròn câu hiếu nghĩa.
    Giặc Pháp dùng mọi cách khuyến dụ ông bằng quyền cao chức trọng, nhưng ông không nhận tất cả mọi sự mua chuộc, hiên ngang nhận lấy cái chết để giữ tròn khí tiết. Cuối cùng, ông bị kết án tử hình tại Kiên Giang ngày 28-8 năm Mậu Thìn nhằm ngày 27-10-1868. Được tin Ngài thọ tử, vua Tự Đức cho làm lễ truy điệu và sắc phong Ngài làm Thượng Đẳng Đại Thần và dân chúng ngưỡng mộ Ngài, nên đã lập đền thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân (Rạch Giá), nơi Ngài hiên ngang chịu chết, chớ không chịu đầu hàng giặc Pháp.
    “Thân ngài Nguyễn Trung Trực dầu mất, khí hùng vẫn còn sống mãi với non sông. Dầu không thành công, nhưng cái chết của Ngài là ngọn lửa Thiêng nung nấu trong lòng dân Việt, mầm mống cách mạng, tinh thần bất khuất, luôn luôn vì nước quên mình, quyết chống xâm lăng không để quân thù giầy đất Tổ”. Trong quyển “Bửu Sơn Kỳ Hương” của học giả Vương Kim có ghi: “Hình vóc ông Nguyễn Trung Trực mảnh khảnh nhưng võ nghệ của ông cao cường, tinh thần rất khẳng khái. Khi gặp ông Phan Khắc Thân, Tổng Đốc An Giang, qua đối đáp, ông điềm đạm ứng đáp: “Nước có loạn, người tôi trung được đánh giá xuyên qua hành động giết giặc cứu nước nhiều hơn cân đai trật phẩm của trào đời. Với dân cư là như thế, còn như với tướng sĩ, cái dũng, cái trí, cái nghĩa khắc phục người chiến hữu nhiều hơn là tiếng hò hét dõng dạc”. Câu nầy đủ nói lên khí phách bất khuất của ông để đối lại chí hèn yếu của Tổng Đốc Phan khắc Thân, trước áp lực đành giao nạp cụ Thủ Khoa Huân cho Pháp.
    Đẳng cấp Thượng Đẳng Đại Thần đều được Triều đình sắc phong và đồng bào sùng bái mà đất nước Việt Nam từ xưa đến nay có biết bao vị anh hùng liệt nữ, nhưng tại sao trong tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo, ngoài các ngày lễ có tính cách tôn giáo lại có lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực? Lý do nào Ngài được vị thế quá đặc biệt như vậy? Thưa quý vị và đồng đạo, Phật Giáo Hòa Hảo là tiếp nối của Bửu Sơn Kỳ Hương, một tông phái của đạo Phật do Đức Phật Thầy Tây An khai sáng từ năm Kỷ Dậu (1849) với phương pháp hành đạo Ngài dạy tín đồ lo làm lành lánh dữ, đền trả Tứ Ân, sửa tâm sửa tánh, siêng năng niệm Phật, nghĩa là hành cả pháp môn Tu Nhân Học Phật (vãn hồi đạo Nhân, xương minh đạo Phật).
    Bửu Sơn Kỳ Hương chủ trương chấn hưng phương pháp hành đạo, là một tôn giáo nhập thế, đơn giản hóa và bình dân hóa đạo Phật, đưa đạo Phật và các truyền thống dân tộc đi vào cuộc đời với Ân đất nước là một trong bốn Ân mà các tín đồ được răn dạy để tuân thủ, cho nên tinh thần yêu nước cũng được phát triển. Do đó, khi Pháp xâm chiếm miền Nam, các tín đồ đã hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến chống Pháp. Từ đó lòng yêu nước của dân chúng có ảnh hưởng lớn đến lịch sử chính trị và tôn giáo tại Nam Kỳ.
    Tứ Ân có thể xem là nét tinh túy của văn hóa Việt Nam vốn trọng đạo nghĩa và đã biết kế thừa tinh hoa truyền thống như lòng yêu nước, tình thương nhân loại, tình đoàn kết, đạo thờ cúng Tổ tiên, lòng biết ơn anh hùng liệt sĩ, tính cần cù, yêu lao động. Đây cũng là sự kế thừa có sáng tạo cho phù hợp với con người thời đại mà đa số là căn cơ thiển bạc, phước mỏng nghiệp dày, được dễ tu, dễ hành. Tín đồ chỉ cần niệm Phật và tu tại gia, mà không cần ly thân xuất gia, cũng như dùng những hình thức cúng tế cầu kỳ. Đó chính là pháp môn Tu Nhân Học Phật. Pháp môn nầy dạy chúng ta muốn đạt được cứu cánh giải thoát, đạt được Phật quả, trước hết phải làm tròn nhân đạo như lời Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy: Tu đền nợ thế cho rồi, Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.
    Một điều chúng tôi cần nói ở đây là khai thị pháp môn Tu Nhân Học Phật là Đức Phật Thầy Tây An, còn đem ra thực hành và áp dụng trong đời sống xã hội là Đức Huỳnh Giáo Chủ.    (Bởi vì từ Đức Phật Thầy Tây An trải qua Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, ông Sư Vải Bán Khoai, pháp môn Tu Nhân Học Phật vẫn giữ cái hình thức khái yếu cho đến ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ ra đời mới lập thành hệ thống. Có thể nói Đức Huỳnh Giáo Chủ là người xướng minh pháp môn Tu Nhân Học Phật. Ngài đã dầy công diễn giải Tứ Ân, ai đọc đến cũng dễ dàng lãnh hội).
    “Tu đền nợ thế” tức là làm tròn nhân đạo, mà hễ muốn làm tròn nhân đạo thì phải hành xử trọn vẹn Tứ Ân. Đó là: Ân Tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo, Ân đồng bào và Nhân loại.Nếu chúng ta đối chiếu lại về cuộc đời vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và giáo lý Tứ Ân của Phật Giáo Hòa Hảo, chúng ta thấy có sự tương quan vô cùng mật thiết. Ngoài cương vị của một vị lãnh tụ kháng chiến tài ba, Ngài còn có đủ những đức tính Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, nên đã hành xử trọn vẹn Tứ Ân. Ngài là một tín đồ tiêu biểu của tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo. Đó là nguyên do tại sao Ngài được người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ngày đêm sùng bái.
    Dù đa đoan với công việc binh bị, nhưng khi hay tin mẹ bịnh, anh hùng Nguyễn Trung Trực hết lòng thuốc thang cho mẹ. Một tay Ngài chống lên đốc kiếm, tay kia cầm quạt để quạt siêu thuốc cho mẹ, còn miệng thì bàn việc quân binh với nghĩa quân, đợi đến khi mẹ hết bịnh mới chịu ra đi. Cuối cùng vì quỷ kế của bọn Việt gian bắt dân làng đem ra phơi nắng không cho ăn uống cùng mẹ của Ngài. Vì lòng hiếu thảo lại thương dân chúng phải đói khổ, Ngài quyết định đầu hàng để cứu mẹ và dân chúng trong làng. Hành động nầy Ngài đã hoàn thành chữ hiếu và cũng báo đền Ân Tổ tiên cha mẹ mà trong Ân Tổ tiên cha mẹ có đoạn ghi “Cần phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi bịnh hoạn ốm đau”, “Rán cầu cho cha mẹ hưởng điều phước thọ”.


    Vì ý thức “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, anh hùng Nguyễn Trung Trực đứng lên chiêu mộ nghĩa binh, phất cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đánh đuổi bọn xâm lược cứu quê hương nòi giống. Hành động nầy thể hiện tinh thần ái quốc của một người yêu nước, tận trung báo quốc. Đó là đền ơn cho đất nước mà trong Ân đất nước có đoạn ghi “Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị”, “hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở” và “đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại cho đất nước”.
    Mỗi khi nhắc đến vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, điều làm cho quân Pháp nể trọng nhứt là cái khí tiết của Ngài. Chúng dùng lời lẽ đường mật khuyến dụ, Ngài chịu hàng sẽ ban cho chức phó Soái. Ngài khẳng khái trả lời: “Tụi bây hãy kiếm cho tao chức gì giết Tây được nhiều, chớ chức phó Soái tao không màng”. Và khi chúng hỏi Ngài muốn gì trước khi chết, Ngài ôn tồn đáp: “Số mạng tôi đến đây đã đủ rồi, tôi muốn cứu nước mà không thành công, tôi xin một điều là phế sự sống của tôi càng sớm càng tốt”.
    Trước khi ra pháp trường thọ hình, Ngài bình tĩnh làm bốn câu thơ tuyệt mạng với lời lẽ khí khái thống thiết vô cùng để diễn tả tâm trạng của một vị anh hùng chưa hoàn thành sứ mạng cứu nước:
 
    Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên
    Yêu giang đởm khí hữu long tuyền
    Anh hùng nhược ngộ vô dung địa
    Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.
 
Thi sĩ Đông Hồ lược dịch như sau:
 
    Theo việc binh nhung tự thuở trai
    Phong trần hăng hái tuốt gươm mài
    Anh hùng gặp phải thời không đất
    Thù hận chan chan chẳng đội trời.
 
Bình thản, an nhiên tự tại của Ngài trước khi lên pháp trường chứng tỏ Ngài đã đạt Đạo; vì Ngài xem xác thân nầy là giả tạm, là do tứ đại hợp thành, có đến phải có đi, có sanh phải có diệt; cho nên Ngài mới có được cái tâm bình tịnh, cái tâm thanh thản để ngâm lên bài thơ bất hủ kể trên. Một người mà tâm an nhiên tự tại phải là một người am tường giáo lý của đạo Phật. Theo học giả Vương Kim ghi trong quyển “Bửu Sơn Kỳ Hương” có đoạn: “Bị cô thế, ông Nguyễn Trung Trực bèn di binh về miền Tây. Binh sĩ thì cho đóng ở Tà Niên thuộc tỉnh Rạch Giá, còn ông thì nương náu nơi gia đình họ Lâm tại xã Mỹ Hội Đông thuộc tỉnh Long Xuyên. Gia đình nầy đã quy y theo giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương khi Đức Phật Thầy ra đời ở Xẻo Môn. Có lẽ trong thời gian ẩn trú nơi một gia đình theo môn phái Phật Thầy mà Ông đã quy ngưỡng theo giáo pháp Tu Nhân Học Phật của Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông thường mặc nâu sồng và lâu lâu ngồi thuyền lên cù lao Nhỏ ở Bình Thạnh Đông thăm Đức Cố Quản Trần Văn Thành là một đại đệ tử của Đức Phật Thầy, cũng như cách phục sức mộc mạc như một tín đồ nhà Phật, đủ biểu lộ chí hướng ông đã nghiêng về giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương”.
    Nhờ thấm nhuần giáo lý Tứ Ân, Ngài đã tranh đấu trong tinh thần đòi hỏi quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam, đó cũng là tinh thần của Phật giáo mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã xác nhận: “Theo sự nhận xét của tôi về giáo lý nhà Phật do Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai sáng lấy Chủ nghĩa từ bi bác ái đại đồng đối với tất cả chúng sanh làm nòng cốt thì tôi nhận Ngài là một nhà cách mạng triệt để về tư tưởng; vì những câu “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” và “ Phật cũng đồng nhứt thể bình đẳng với chúng sanh”. Đã có những sự bình đẳng về thể tánh như thế mà chúng sanh không còn bằng được Đức Phật là do nơi trình độ giác ngộ của họ không đồng đều, chớ không phải họ không tiến hóa ngang hàng với chư Phật được. Nếu trong cõi nhơn gian nầy còn có chúng sanh tiền tiến áp bức những chúng sanh lạc hậu thì là một việc trái hẳn với những giáo lý chơn chánh ấy” và Ngài Nguyễn Trung Trực đã tranh đấu với tinh thần “những giáo lý chơn chánh ấy” tức là  Ngài thực hành Ân Tam Bảo vậy và trong Ân Tam Bảo có đoạn ghi: “Phật là đấng toàn thiện, toàn mỹ, bác ái vô cùng, quyết cứu vớt sanh linh ra khỏi vòng trầm luân khổ ải”, “nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin tưởng và tín nhiệm vào sự nghiệp cứu đời của Ngài, làm theo những điều chỉ dạy”.
    Một trong những điều kiện mà vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đưa ra cho giặc Pháp trước khi ra hàng là “Thả hết đồng bào và nghĩa binh bị bắt. Hãy cho họ được an lành trở về nhà và được tiếp tục làm ăn”. Ngài lúc nào cũng nghĩ đến sự an nguy và hạnh phúc cho toàn dân khi dấn thân tranh đấu vì đại nghĩa cho dân tộc. Vì dân mà chiến đấu và cuối cùng Ngài cũng vì dân mà chịu thọ hình. Đó chính là Ngài đã đền ơn cho đồng bào đã cưu mang, giúp đỡ trong thời gian hoạt động chống Pháp và cũng là cơ hội Ngài hành xử Ân đồng bào và nhơn loại.
    Ngoài 4 đức Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, anh hùng Nguyễn Trung Trực còn có các đức: DŨNG, Ngài nhận chịu mọi sự đau khổ và thắng mọi nỗi gian lao, không khuất phục trước bạo quyền, không mềm gan trước mồi chung đỉnh. TRÍ, Ngài có đủ mưu lược để hỏa công tàu Pháp tại Nhật Tảo và hạ thành địch tại Kiên Giang, không bao giờ bị lầm mưu của giặc. NHÂN, Ngài đã thấy cụ Phan Thanh Gỉan “nếu chiến thì sẽ mất luôn cả mà lại thêm phí uổng máu xương của dân Việt”, nên ông chọn con đường “sát thân thành nhân”.
    Ngài Nguyễn Trung Trực có đủ các đức tính Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, Nhân, Trí, Dũng và tinh thần Vô úy, không vị kỷ, chí không sờn, lòng không sợ, gian nan không nản, khổ cực không màng, giàu sang không mến, phú quý chẳng ham, danh lợi không cần, nghèo hèn không đổi, hy sinh cả mạng sống để mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân, quốc gia, dân tộc. Như lời Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:
 
    Tử vì nước còn ghi linh miếu
    Thác vì đời thanh sử danh bia.
 
Ngài là một lãnh tụ nghĩa binh, hết lòng lo cho dân cho nước thì “Sanh vi Tướng, tử vi Thần” như lời Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy:
 
    Dù không siêu cũng đặng về Thần
    Nhờ hai chữ trung Quân ái Quốc.
 
Nhưng vì Ngài Nguyễn Trung Trực đã hoàn toàn quên mình, đã hy sinh vì hạnh phúc của người khác tức là lìa được cái “bản ngã”, không còn coi trọng cái “Ta” nữa. Theo tinh thần “vô ngã vị tha” trong đạo Phật là nếu một người đang hành xử đạo Nhân mà lìa được cái Ta thì sẽ được tiến thẳng vào Phật đạo, như Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:
 
    Hiếu Trung lòng chớ vội quên
    Sống lo trọn đạo, thác lên Tiên đài.
 
Chính vì đạo quả đắc thành đó mà danh hiệu Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực đã được Đức Huỳnh Giáo Chủ đưa vào bài nguyện Quy Y trước ngôi Tam Bảo để người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cầu nguyện vào hai thời cúng lạy mỗi ngày, trong đó có đoạn “Nam mô Phật Tổ, Phật Thầy, Quan Thượng Đẳng Đại Thần, chư quan cựu thần, chư vị sơn thần, chư vị Năm Non Bảy Núi, cảm ứng chứng minh, nay con nguyện cải hối ăn năn, làm lành lánh dữ, quy y theo mấy Ngài, tu hiền theo Phật Đạo” đã chứng tỏ Ngài Nguyễn Trung Trực là một vị tiền bối hiển đạo.
    Tóm lại, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực lưu danh trong lịch sử kháng chiến chống Pháp với chiến thuật du kích ở miền Nam, một niềm hãnh diện chung cho cả dân tộc Việt Nam. Tuy không thành công nhưng đã thành nhân. Chính với tấm gương trung dũng nghĩa khí ấy mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đặt tên cho bộ đội của Ngài khi thành lập đơn vị nghĩa quân kháng chiến chống Pháp đầu tiên của Phật Giáo Hòa Hảo là Bộ đội Nguyễn Trung Trực với hoài bão cho môn nhơn đệ tử noi theo chí hướng của Ngài Nguyễn Trung Trực để thi thiết hạnh Vô úy thí, hầu có dịp lập thân danh, trở nên người hiền đức và Ngài còn muốn nhắc nhở môn nhơn nhớ lấy vai trò cứu nước của Quan Thượng Đẳng Đại Thần trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Hằng năm cứ đến ngày 28-8 Âm lịch hàng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nói riêng và đồng bào các tỉnh miền Tây nói chung đều cử hành lễ tưởng niệm để ghi nhớ công đức của Ngài Nguyễn Trung Trực.
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật .
 
Phan Thanh Nhàn

song  
#2 Đã gửi : 18/10/2023 lúc 12:27:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người Việt hải ngoại tưởng niệm anh hùng Nguyễn Trung Trực

Cộng đồng Phật Giáo Hoà Hảo ngày 15/10 tổ chức lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, thủ lĩnh phong trảo khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ vào nửa cuối thế kỷ thứ 19.

Buổi lễ diễn ra trang nghiêm tại chùa An Hoà ở ngoại ô thủ đô nước Mỹ, quy tụ các Phật tử Phật giáo Hoà Hảo và nhiều đồng hương sinh sống trong vùng. Mỗi người đều có lý do của mình khi đến đây tưởng nhớ về một người anh hùng đã hy sinh gia đình và bản thân cho nền độc lập và tự do của dân tộc.

Nhà văn Hoàng Trúc Ly, thành phố Silver Spring, bang Maryland nói:

Tôi ái mộ ông Nguyễn Trung Trực, đơn giản vì ông là một nhà yêu nước lớn.

Ông Huỳnh Luỹ, thành phố Silver Spring, bang Maryland cho biết:

Mình thực sự tôn kính ông trong tâm của mình. Đối với các em sau này thì mình cũng muốn nói cho các em biết rằng đó là một người anh hùng đã đứng lên chống Pháp để bảo vệ tự do và độc lập cho Việt Nam mình.

Đối với các tín hữu Phật Giáo Hoà Hảo, mỗi năm họ có 2 ngày lễ quan trọng đó là ngày đại lễ 18 tháng 5 âm lịch khi đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng nền đạo Phật giáo Hoà Hảo và ngày lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực 12/09 âm lịch, được cho là ngày ông bị thực dân Pháp hành hình.

Ông Hà Nhân Sinh, Hội trưởng Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo vùng Washington DC chia sẻ:

Phật giáo Hoà Hảo trên toàn thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm ngài vì thứ nhất ngài là một người trung hiếu vẹn toàn và thực hiện đầy đủ tứ ân theo đúng tinh thần của Phật giáo Hoà Hảo. Thứ hai ngài là một tín đồ của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương mà Bửu Sơn Kỳ Hương thì chính là tiền thân của Phật Giáo Hoà Hảo.

Cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ là một cộng đồng nhỏ nhưng hàng năm vẫn thường xuyên có nhiều hoạt động tôn giáo và văn hoá khác nhau phục vụ tín hữu và các gia đình đồng hương trong vùng.

Đây cũng là nơi thường xuyên được lựa chọn tổ chức những chương trình đại lễ quy tụ các tín hữu Phật giáo Hoà Hảo từ khắp Hoa Kỳ, và Canada về tham dự.

Ngôi chùa An Hoà này cũng là nơi dạy tiếng Việt vào mỗi cuối tuần cho con em các gia đình gốc Việt sinh sống trong vùng.



Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.162 giây.