logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/10/2023 lúc 10:04:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nếu những người Mỹ như Enrique Tarrio hay Vivek Ramaswamy gồng sức lên để, nói theo Đỗ Hữu Vị, khẳng định mình như một thứ công dân đang gánh vác gấp hai thì, ngược lại, cũng có những Việt mà nhẹ tênh, lợt lạt như thể là thứ Việt một nửa, Việt một phần năm, Việt một phần mười và, thậm chí, là “vô Việt”, “bất Việt”.

Mà từ tố “bất/vô” này cũng có những căn cơ quốc tế nữa đấy. Nếu người Mỹ hay Úc gọi những hành vi không phù hợp với tính cách quốc gia là un-American hay un-Australian thì chúng ta sẽ gọi thứ hạng tương tự của mình là gì nếu không là “bất Việt” theo cách nói “bất nhã”, “bất bình thường”; hay “vô Việt”, theo cách nói “vô văn hóa”, “vô giáo dục”, “vô luân”, “vô hậu”, “vô đạo” hay “vô tổ quốc”? Nhưng để xác định tình trạng bất/vô hay lớp lang thượng/hạ này thì cần phải nhận diện cho rõ thế nào là một người Mỹ hay người Việt bình thường mà đây, chắc chắn, sẽ là một đề tài tranh cãi bất tận [1]. Thôi thì, trong khi chờ đợi, hãy tạm học theo Thẩm phán Potter Stewart của Tối cao pháp viện Mỹ rằng dẫu chẳng biết nói về nó thế nào nhưng, nếu nhìn thấy nó, tất sẽ nhận ra ngay là nó!

Đó là thập niên 1950 và ông Stewart đã mau mắn như thế khi cơ quan tư pháp cao nhất nước này vẫn còn lúng túng với cách định nghĩa sự khiêu dâm: “I shall not today attempt further to define the kinds of material but I know it when I see it.” Mà thật. Nếu chúng ta bối rối, không biết làm sao để khái quát hóa những quy luật để cấu thành một sản phẩm gọi là khiêu dâm thì thực tế lại vô cùng đơn giản bởi chỉ cần đông mắt vào là sẽ nhận ngay là chúng. Cách hiểu về “người bình thường” cũng vậy. Có thể chúng ta không đúc kết nổi một quy chuẩn mang tính đồng thuận cao về mẫu người Mỹ hay Việt bình thường nhưng, chỉ qua vài nét chấm phá từ những hành động bộc phát hay phát biểu thiếu kềm chế, chúng ta sẽ nhận ra ngay đâu là chân, là giả.

Nhưng Đỗ Hữu Vị, kẻ được chúng ta nhại theo ở trên, là ai? Sinh năm 1883 ở Sài Gòn, tử trận trên đất Pháp năm 1916, cái tên Việt này từng được báo chí trong nước hân hoan “tự hào quá Việt Nam ơi” vào năm ngoái mà không hề hay biết rằng đó chẳng qua chỉ là một thứ thực dân gấp hai lần thực dân [2]. Trong luận án tiến sĩ trình tại Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1974, sử gia Tạ Chí Đại Trường nhận định Vị như một “trường hợp thu nhỏ” của “một Napoléon gốc đảo Corse đòi làm dân Pháp, một Hitler gốc Áo cố làm dân Đức: cố biểu diễn nhiều hành động hơn người chính quốc để với người thì mong được thu nhận, với mình thì xóa bỏ mặc cảm con nuôi trong một quốc gia mới” [3].
Vị là con trai Đỗ Hữu Phương (1841-1914), tên Việt gian gốc Hoa với bàn tay thấm máu nghĩa binh Trương Định và Nguyễn Trung Trực, được Pháp ban thưởng hậu hĩnh và thâu nhận như một công dân mẫu quốc. Chào đời như một công dân Pháp nhưng, có lẽ, vì không thể sờ sờ là Pháp về thể chất nên Vị mặc cảm, cả cuộc đời đều cố lên gân để làm một thứ người Pháp nổi trội, nổi đến gấp đôi người Pháp, như đã thể hiện trong “tâm thư” với Albert Sarraut khi tình nguyện trở lại Pháp tham gia Đệ nhất thế chiến, cho dù viên Toàn quyền Đông Dương này nằng nặc níu kéo: “Tôi vừa là người Pháp, vừa là người Nam; bổn phận của tôi lại nặng gấp đôi ngài”.

Giống như Vị, Tarrio là người Mỹ gốc Cuba với sự pha trộn giữa dòng máu La Tinh và Phi châu và y đã cố hành xử như một thứ da trắng “thượng đẳng” khi hò hét những luận điệu cực hữu của Donald Trump. Hẳn nhiên, như một hậu quả nhãn tiền, sự cố gắng thái quá của Tarrio đã mang lại hậu quả ngược và hành vi của y, theo luật pháp thành văn, bị xem là phạm pháp với bản án 22 năm tù và, theo những tiêu chí đạo lý bất thành văn, bị xem là un-American.

Người đời thường lên gân do mặc cảm thiếu thốn. Với bề ngoài không thể hòa nhập vào cộng đồng “thượng đẳng” kia, Tarrio đã say cuồng gấp hai, gấp ba trong vai trò thủ lĩnh của Proud Boys, một thứ KKK thành thị của thế kỷ 21. Dẫn dắt “Những chàng trai đầy tự hào” nhưng, nhìn lại, thì đời y – như một tội phạm hạng bét cố đổi đời bằng chính trị cực đoan, chẳng có gì đáng để tự hào cả. Thậm chí, trong tầng bậc thấp nhất, nếu giới tội phạm có những quy tắc đạo đức riêng của tội phạm, y vẫn bị khoanh tên trong sổ đen của sự điếm nhục bởi trò phản bội, như một chỉ điểm viên đắc lực của cảnh sát tiểu bang lẫn liên bang.

Nếu Tarrio đang ngậm đắng trong tù thì Ramaswamy lại làm ồn nước Mỹ với nghị trình chính trị về cuộc “khủng hoảng căn cước” trong khi chính y, xuất thân từ một gia đình di dân gốc Ấn, lại là một thứ “bằng chứng” mà những kẻ cực hữu khác vẫn đều đều sử dụng để rêu rao về cái gọi là “khủng hoảng” này. Lúc nào thì giới cựu hữu cũng đòi hỏi đóng cửa nước Mỹ nên, mỉa mai thay, nếu nghị trình kia được áp dụng triệt để trong lịch sử Mỹ, ít ra là từ nửa thế kỷ nay thôi, đất nước đó sẽ không bao giờ có những công dân như y hay Tarrio [4].
Đó là người Mỹ và, để nói đến người Việt, có lẽ nên bắt đầu với thí dụ cao nhất qua sự tôn xưng “cha già dân tộc”, kẻ được ca tụng là “tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử” [5]. Nghĩa là một thứ Việt đang chất ngất ngôi cao, một thứ “thượng đẳng Việt” hay “vô thượng Việt”, thế nhưng, xem ra, lại là “vô Việt” hay “bất Việt”.

Cuối thập niên 1970, giữa đỉnh cao của cuộc chiến chống bọn “bành trướng bá quyền” thì tôi, một học sinh trung học, được dạy dỗ cách phê phán Trần Hưng Đạo. Vị anh hùng dân tộc này, như là tác giả “Hịch tướng sĩ”, bị chỉ trích là chỉ biết đến Bắc sử, chăm chăm nêu gương trung liệt của người Trung Quốc mà không đá động gì đến gương ta, sử ta, nhưng bài hịch của võ tướng này ra đời vào thế kỷ 13, trong một tình thế khẩn cấp bách nên “hạn chế lịch sử” này hoàn toàn có thể hiểu được [6]. Nhưng ai có thể hiểu được khi mà, đến tận thế kỷ 20, trong bản di chúc vỏn vẹn có mấy trang mà viết đi viết lại trong những bốn năm trời, mức độ “hạn chế lịch sử” của bậc “cha già dân tộc” kia còn to tát hơn, cực nhiều.

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
Bên kia biển là quê hương tôi đó
Rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

Đó là những lời trăng trối của Du Tử Lê, viết vào năm 1977, giữa lúc vẫn còn trẻ, còn tràn trề sinh lực và điểu này cũng dễ hiểu thôi khi quê hương đã khuất xa, tưởng là sẽ vĩnh viễn đánh mất. Người đời diễn tả tâm trạng này bằng điển cố “Cáo chết ba năm cũng quay đầu về núi” thế nhưng, bậc “cha già dân tộc”” kia thì không là như thế trong suốt bốn năm trời nghĩ đến ngày về cõi bên kia. Trong bản chúc thư viết từ năm 1965 đến năm 1969, ông ta chẳng hề đá động gì đến nguồi cội, không hề nhắc để tổ tiên, không đếm xỉa gì đến những anh hùng dựng nước và giữ nước. Đến Việt Nam, nguyên Tổng thống Mỹ Barrack Obama nói đến cây tre, Tổng thống Joe Biden thì lẩy Kiều, thế nhưng ông ta, trong bản di chúc thênh thanh ngày thừa tháng dư của mình, đã không hề đá động gì đến một bóng tre hay một câu Kiều mà chỉ mở đầu bằng thơ Đỗ Phủ để rồi, chỉ sau đó vài câu, lăm le đi gặp “cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh…” [7]

“Cha già dân tộc”, xem ra, chỉ trần xì một thứ “cha già”. Nhưng nếu “cha già”, như một khẩu ngữ, có thể bị xem là xấc xược trong những ngữ cảnh đặc biệt nào đó thì, dẫu gì, cách diễn đạt trong chiều hướng tiêu cực này vẫn chưa là gì cả bởi ông ta, không chỉ là “vô Việt” mà, tệ hơn, còn là… vô nhân, là chống lại con người.

Nhận xét này không quá đáng chút nào, với những bằng chứng rành ra và suy luận hậu nghiệm không thể nào bác bỏ. Đọc lại những sử liệu, những trang hồi ức về những nạn nhân từ những chính sách có chữ ký của đấng “cha già” như là “Cải cách ruộng đất”, rồi những hậu quả kinh hoàng để lại cho đất nước và nhân quần, chúng ta có thể dùng ngôn từ nào khác? Trong tạp luận “Bắt trẻ đồng xanh” nhà văn Võ Phiến nhận xét rằng sự “vô nhân” này còn thể hiện ở tính hiếu chiến, chưa tàn cuộc chiến này đã rắp tâm chuẩn bị cho một cuộc chiến khác để đẩy dân tộc mình vào một cuộc tàn sát mới:

“Vậy mà ông ta vẫn an nhiên hưởng sự trọng vọng của bao nhiêu người, kể cả người Việt Nam! Cho hay cái sản phẩm quái dị của thế kỷ văn minh này là tuyên truyền chính trị, nó có một ma lực mê hoặc phi thường. Không phải thứ tuyên truyền yếu ớt vận dụng một cách khó khăn trong khung cảnh các nước tự do, mà là thứ tuyên truyền một chiều, qui mô, toàn diện, có thể sử dụng các quyền lợi kinh tế hỗ trợ cho nó như ở tại các quốc gia độc tài: Nga Xô, Trung cộng, Bắc Việt, Đức quốc xã v.v…

Và Hồ Chí Minh không phải chỉ được thứ tuyên truyền ấy xóa cho mình cái chân tướng hiếu sát phi nhân. Ông ta còn hóa thành thiên tài lỗi lạc dưới mắt nhiều người vì đã tổ chức giặc giã trong một phần tư thế kỷ để giành nửa nước, trong khi tại khắp các nước Á Phi, những lãnh tụ bất tài nhất cũng dần dần thu hồi được độc lập toàn vẹn cho quốc gia họ với những tổn thất nhẹ hơn nhiều. Ông ta còn hóa thành chính trị gia khôn ngoan, thành “cha già dân tộc” dưới mắt nhiều người, trong khi ở các xứ khác cùng lâm vào tình trạng lưỡng phân không có chính quyền nào nỡ giải quyết tình trạng một cách vô hiệu mà bất nhân đến thế, trải bao nhiêu năm cứ nhất mực khăng khăng chủ trương hết cuộc tàn sát này đến cuộc tàn sát nọ, không một mảy may sờn lòng xúc cảm trước cảnh chết chóc thê thảm làm cho cả nhân loại đều ái ngại” [8].

Kẻ được tôn sùng trên ngôi cao đã thế thì nói gì là đám môn đệ đang thành tâm hay, ít ra, đang máy móc và vô hồn nhai lại những khẩu hiệu “học tập” và “theo chân bác”? Có “vô Việt” thì mới hy sinh tương lai dân tộc cho sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội, như chuyến đi ăn vụng ở Thành Đô năm 1994. Và có vô nhân thì mới sẵn sàng giẫm lên sức sinh tồn của đất nước cho một phi vụ kinh doanh, như có thể thấy qua câu chuyện Việt Á trong trận đại dịch vừa qua.

Trong một bộ máy vô nhân, chỉ chằm chằm bảo vệ sự tồn tại của riêng mình, chỉ chăm chút vun vén những quyền lợi của mình như thế thì tiếng kêu gào thất thanh của những tử tù oan khuất cùng thân nhân chìm lỉm trong vô vọng là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Nguyễn Hoàng Văn
__________________
Chú thích:

[1] Nguyễn Hoàng Văn, “Đi tìm người Việt ‘bình thường’ đã mất”:
https://vanviet.info/van...i-viet-bnh-thuong-d-mat/

[2] https://tuoitre.vn/phi-c...ap-20220703080342985.htm

[3] Luận án này đã được xuất bản thành sách.
Xem: Tạ Chí Đại Trường (2011), Người lính thuộc địa Nam Kỳ (1861-1945), NXB Nhã Nam

[4] Enrique Tarrio bị tù vì kích động vụ tấn công vào Quốc hội Mỹ; Vivek Ramaswamy hiện đang tranh cử để giành suất ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, với lập trường giống hệt Donald Trump.

[5] Bùi Đình Phong, “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của tinh hoa và khí phách dân tộc Việt Nam”:
https://dangcongsan.vn/b...toc-viet-nam-647495.html

[6] “Ta thường nghe: Kỷ Tín lấy thân chết thay, cứu thoát được vua Cao-đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo che chở được vua Chiêu-vương; Dự Nhượng nuốt than để trả thù cho thầy; Thân Khoái chặt tay để gánh nạn cho nước; Uất Trì Cung một viên tướng nhỏ, còn biết che đỡ Đường-chủ, ra khỏi vòng vây của Thế Sung; Nhan Cảo-Khanh là bầy tôi xa, còn biết mắng chửi Lộc Sơn, không nghe lời dụ của nghịch-tặc. Từ xưa, những bậc trung-thần nghĩa-sĩ, lấy thân theo nước, đời nào là không có đâu? Nếu mấy người kia, chăm chăm học thói dút-dát của con gái trẻ con, chẳng qua cũng đến chết dũ ở dưới cửa sổ, đâu được ghi tên vào trong thẻ tre lụa trắng, danh tiếng cùng trời đất cùng lâu bền?”

[7] “Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.”

[8] “Bắt trẻ đồng xanh” đăng lần đầu tiên trên tạp chí Bách Khoa tháng 10 năm 1968.
https://hon-viet.co.uk/VoPhien_BatTreDongXanh.htm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.141 giây.