logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/10/2023 lúc 10:57:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,766

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguyện cầu khổ nạn tiêu tan,
Chúng sanh an lạc thế gian thái bình.


Lời Phật dậy “Sống là khổ”, ta chớ nên coi như là một thông điệp bi quan, nói sống là khổ là nhắm vào thực trạng. Trong cuộc tâm nghiệm, người nào, bất kỳ theo một tôn giáo nào, theo Phật, theo Chúa, họ đều đứng lên từ thực trạng khổ ấy. Ai có đạo tâm đều phải khổ, nỗi khổ đau của thế gian.
Có người khổ nhiều, có người khổ ít, có người chịu khổ rất lâu, có người khổ đấy, rồi thoát ra rất mau. Tùy theo nghiệp duyên. Muốn so sánh sự khổ đau ư ? Thưa, mấy ai đã quan tâm tới cuộc đời của Liên Hoa Sắc chưa?
Thưa Liên Hoa Sắc là một vị thánh tăng trong đạo Phật, trước khi xuất gia học đạo, bà đã từng lập gia đình. Trong buổi thiền trà pháp vị ngày 16/7/2023 tại chùa Diệu Pháp, thầy trụ trì chùa Đức Hòa đã kể về vị nữ thánh tăng như sau:
Vị nữ lưu ấy rất xinh đẹp, nàng ở thế gian từ ngàn vạn thuở xa xưa, từ độ Như Lai còn tại thế, nghĩa là xa vời lắm rồi. Liên Hoa Sắc sinh ra ở một bản làng hoang vu của Ấn Độ. Trong một gia đình trung lưu, Liên Hoa Sắc có một sắc đẹp ưu thế, một tánh nết hài hòa, biết yêu người yêu mình theo lẽ công bằng. Lớn lên, nàng thành thân, lập gia đình với chồng nàng, một người khá lớn tuổi hơn bà, ông yêu thương bảo bọc bà nồng ấm. Ít lâu sau, Liên Hoa Sắc thai nghén và sanh ra một cháu bé gái cũng rất xinh đẹp, giống mẹ y khuôn.
Rồi đột nhiên, bất hạnh chợt đến, Liên Hoa Sắc phát hiện ra chồng bà và mẹ ruột bà có tình ý yêu thương vụng trộm với nhau, vâng người mẹ ruột mà bà rất yêu kính. Liên Hoa Sắc quan sát kỹ, rồi đau khổ tột cùng, bà không biết làm gì hơn là lặng lẽ bỏ nhà ra đi. Bỏ lại đứa con gái ở đó, mặc dù ra đi bà thương và rất nhớ bé Kim Hoa. Thân gái dặm trường, bà vượt qua ngàn con đường, bao nhiêu đồi núi và đô thị. Đi tới đâu, bà làm cửu vạn hoặc khất thực độ nhật qua ngày.
Dãi dầu sương gió, cho đến một bữa kia. Bà đang làm thuê trong một quán ăn, bà chủ quán cho nàng tá túc và coi nàng như một con cháu trong nhà. Rồi thình lình từ xa đến, có một đại phú thương giầu có nhìn ra và mời Liên Hoa Sắc về làm chánh thất cho ông. Nàng ưng thuận về làm lại gia đình. Người chồng mới rất yêu quý Liên Hoa Sắc, nàng cũng thương chồng và rất giỏi giang thu vén, quán xuyến cơ ngơi cho chồng.
Năm tháng êm đềm trôi, một ngày nọ, ông chồng nói với bà ông phải đi xa, về phương nam để mua hàng tơ lụa và luôn thể đòi một số nợ cũ. Bà hình dung ông tả phương hướng, thì bà đoán là ông muốn tìm tới nơi xưa, nơi bà đã sống trong một thời còn thanh xuân của bà, nơi đó bà mắc một khổ nạn là bà và mẹ bà đã chịu chung một ông chồng, khiến bà đau đớn bỏ đi và từ rất lâu không hề liên lạc.
Bà khuyên ông đừng đi xa như thế và chỉ có vậy thôi, bà muốn cắt đứt dĩ vãng và không hề nói ra là bà đã xuất thân từ nơi đó mà tới đây. Người chồng lo ngại cho vợ và nói rằng:
“Em yêu quý, em là người vợ tuyệt đẹp và đạo đức cao vời của đời anh, anh có đi xa mấy, cũng không bao giờ phụ bạc em. Em yên lòng để anh ra đi đòi nợ, nếu như vô tình anh có thay lòng đổi dạ với em, thì xin Trời Phật cho sấm sét đánh chết anh đi”.
Bà mỉm cười để ông đi buôn tiếp, cũng để đi đòi nợ cho toại nguyện. Ông vô tình đi về nẻo quê hương thơ ấu của bà. Khi mua bán xong, ông tìm tới chủ nợ cũ để xin lại số tiền đã cho vay năm xưa. Người chủ nợ của ông lại là người chồng xưa của bà. Người chủ nợ, chồng thứ nhất của bà Liên Hoa Sắc, lúc này không có tiền trang trải nợ xưa, nhưng ông có một cô con gái rất đẹp và ngoan, ông muốn mang con gái ra gán nợ.
Con mình nó xinh đẹp như vầy, mang gả cho một thanh niên trắng tay, nó sẽ vất vả, tội nghiệp nó, chi bằng gả cho một ông đại phú, nó sẽ sung sướng một đời. Rồi khi hai người gặp nhau, chồng bà Liên Hoa Sắc rất xúc động trước một cô gái trẻ, sao cô đẹp quá vậy và trông rất quen, hay là ta đã gặp nhau trong một tiền kiếp xa xưa nào? Rõ ràng là ông không muốn phụ tình bà Liên Hoa Sắc, nhưng ông không thể làm ngơ và nhứt là không thể bỏ qua cô con gái mà người bạn cũ mang gán cho ông. Tên gọi của cô là Kim Hoa. Ông tự trấn an, thôi rồi, cả hai người cùng có tên gọi mang một chữ Hoa nên làm ta nao núng. Ông sửa sính lễ hậu hĩnh cưới cô Kim Hoa làm thiếp và dắt nàng về tọa lạc ở một thị trấn cách nơi ông bà ở không xa.
Bà Liên Hoa Sắc nghe tin chồng có thiếp, bà cũng thông cảm vì bao năm nay bà có con cái cho ông đâu. Nhưng bà phiền là sao ông lại giấu giếm bà như vậy! Bà hỏi ông tự sự và đề nghị ông mang thiếp về sống chung với bà để cùng nhau chăm lo săn sóc gia trang. Ông ngần ngại thú tội cùng vợ và ngỏ ý sợ lời thề độc địa lúc ra đi. Bà Liên Hoa Sắc đi sửa một cái lễ, rồi trân trọng thành tâm khấn vái đất trời xin xóa bỏ cho chồng lời thề bị sét đánh!
Khi Kim Hoa về chung sống, Liên Hoa Sắc không hề ghen tuông, bà tỏ ra lượng cả bao dung người thiếp trẻ, có điều bà ngạc nhiên, là sao nó giống mình thế nhỉ, từ hai con mắt sáng long lanh, đến dáng đi từ tốn khoan thai, tới cử chỉ ngôn ngữ lễ phép rất khiêm cung. Nhưng bà không vội vàng xét đoán hồ đồ. Bà cứ yêu thương và chăm sóc Kim Hoa như mẹ chăm con. Người chồng bận bịu việc thương hồ, nào có hay sự chao đảo xung quanh. Thiệt ra cũng chỉ là những chao đảo trong tâm hồn bà Liên Hoa Sắc mà thôi. Kim Hoa siêng năng thu vén trong ngoài gia đình không thua gì bà chánh thất.
Một ngày đó, nàng lấy bồ cào, cào và chất nhiều ụ rơm và rạ trong sân nuôi gia súc. Làm xong công việc rất vất vả đó, Kim Hoa ngồi nghỉ mệt và phơi nắng trong tia nắng giọi, bụi bay vi vu, thì chợt bà Liên Hoa Sắc đi tới, trông thấy nàng, bà cảm thương nói:
“Kim Hoa ơi, em đã làm việc sắn từng đống rơm rạ qua hai ngày rồi, nghỉ mệt đi, coi này, đầu tóc mình mẩy em đầy tro bụi rơm. Ra đây, chị tắm gội cho em, em sạch sẽ hơn rồi em sẽ dễ chịu hơn, chúng ta sẽ cùng đi lễ Phật.
Vì biết Liên Hoa Sắc rất chân phương nên Kim Hoa vui lòng để bà gỡ tóc, gội đầu, tắm rửa cho mình bằng nước ấm thơm mùi hoa hương nhu, rất dễ chịu. Khi gội đầu cho Kim Hoa, Liên Hoa Sắc bật ngửa, thất kinh hồn vía, lúc phát hiện ra một cái sẹo nhỏ trên đầu cô. Đây chính là cô con gái bé bóng của bà, mà khi xưa, bà đã lỡ tay một lần làm phỏng nó. Liên Hoa Sắc rụng rời tay chân, tim gan co thắt khổ đau, nàng biết, lại một lần nữa, đại họa đến với nàng, đại họa đến lần này là nàng và con gái nàng lấy phải chung một người chồng! Rồi Liên Hoa Sắc vùng bỏ chạy, nàng bỏ lại tất cả, nàng lại ra đi, lại tất bật đi lầm lũi một mình trên đường thiên lý. Nàng hóa điên dại, lúc tỉnh lúc mê, lúc khỏe lúc yếu, vì biết là mình hoàn toàn bất hạnh trong cuộc đời.
Khi ra đi, bà lặng lẽ, không nói với con gái mình là mẹ, bà chịu khổ đau một thân một mình. Bà biết đất trời đang sụp đổ, bà lang thang như thế, khốn khổ như thế, vất vưởng cho đến ngày gặp Đức Thế Tôn. Bà quỳ mọp dưới chân ngài, khóc lóc và kể lể. “Thưa ngài, không biết do nghiệp duyên gì mà con quá đau khổ, quá bất hạnh, trước đây cùng mẹ chịu kiếp chung chồng, bây giờ lại cùng người con gái, chịu kiếp chồng chung?” Đức Thế Tôn nhìn con người đáng thương, tội nghiệp đó khóc lóc. Ngài cứ để cho nàng khóc chán cho vơi bớt sầu lụy, đoạn Ngài mới nói rằng: “Con khóc than xong chưa? Này con, nếu xong rồi, con hãy bình tĩnh, con hãy bỏ qua đi chuyện của quá khứ, chuyện của những ngày hôm qua. Ngày hôm nay, con là của ngày hôm nay, hôm nay con đã rời bỏ cả hai gia đình đó và không còn vướng bận gì nữa! Con đừng quay lại những bất hạnh đó, vì nó chỉ làm con thêm đau khổ và mất niềm tin vào cuộc sống. Nếu con quên được quá khứ và bằng lòng với hiện tại con sẽ BÌNH AN!”
Ngay lúc đó, Liên Hoa Sắc biết được nàng phải làm gì, nàng cũng biết rõ là từ nay đi, mình không còn cảnh chung chồng với mẹ hay chung chồng với con gái nữa. Liên Hoa Sắc xin Đức Thế Tôn cho mình được xuất gia làm đệ tử của ngài. Như Lai quán chiếu nhân duyên của Liên Hoa Sắc đã tới, ngài chấp nhận cho nàng quy y.
Sau đó, bà dốc lòng tinh tấn tu tập, trở thành một vị thánh ni, là một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật. Hình ảnh Liên Hoa Sắc ôm bình bát đi khất thực là một trong những vẻ đẹp tỉnh thức, sáng lòa trong hàng ngũ và tăng đoàn theo chân sa ôn Cồ Đàm.Có mấy ai bất hạnh cho bằng Liên Hoa Sắc? Thầy trụ trì nhấn mạnh cho Phật tử hiểu thêm là: Bất hạnh là cảm xúc cho là mình đau khổ tột cùng. Cảm xúc là vô thường đến rồi đi.
– Vậy bất hạnh cũng vô thường đến rồi đi.
Phải biết quán chiếu bất hạnh, là nhục nhã, là ê chề, là thất bại, là khiếm khuyết gì đó, sau đó, chúng sanh là ai, trở về chánh niệm, Phật khuyên nên dừng lại ở cung bậc cảm xúc để hóa giải khổ đau.
Vì sao ư?
Chúng sanh đừng tưởng mình mình cô quả, đau một mình, mà xung quanh ta, có cả khối đau thương, có cả tỷ tỷ nỗi buồn. Họ phải tự thấm và tự hóa giải. Hóa giải bằng tuệ giác:
Muốn cho cảm xúc đến rồi đi, bất hạnh đến rồi đi, chúng sanh nên bỏ qua quá khứ, bằng cách luôn thắp sáng ý chí và tuệ giác, tuệ giác giúp Liên Hoa Sắc hiểu rõ nghiệp duyên, nó phải đến rồi nó mới qua đi và phải để cho qua đi, điều này nhờ ánh sáng từ bi, từ ý chí vụt gọi, gọi là tuệ giác. Với tuệ giác, Liên Hoa Sắc thấy mình không còn bất hạnh trong cuộc đời nàng và đã trả xong duyên nợ chập chùng. Bình an.
Phật tử học Phật 100 năm mà không thấy tuệ giác thì không bằng học Phật một ngày mà biết đi vào chánh niệm hiện tại, biết buông bỏ những điều cần buông bỏ, xả.
Thưa, vâng, cả lớp học đang uống trà:

Chén trà trong hai tay

Chánh niệm nâng tròn đầy

Thân, tâm xin hợp nhất

Bây giờ và ở đây

Hôm nay là hôm nay

Không còn chuyện hôm qua.

Xin đa tạ công phu của thầy trụ trì Đức Hòa.


Chúc Thanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.