logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/11/2023 lúc 12:22:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hiện nay trên thế giới được cho là có khoảng 10,000 tôn giáo. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với những tôn giáo lớn như Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, v.v… nhưng cũng có hàng trăm triệu người khác tin vào các tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng truyền thống hoặc tín ngưỡng bộ lạc.
 
Các nhà thần học, nhân chủng học và xã hội học đã giúp phân loại các tôn giáo đâu ra đó. Họ dành cả đời để phân định giữa những khác biệt nhỏ nhất, thâm cung bí sử nhất. Hình tượng, tín ngưỡng, nghi lễ, thờ cúng, cầu nguyện và cộng đồng đóng vai trò vạch ra ranh giới giữa các tín ngưỡng này.
 
Nhưng vẫn còn thiếu một cái gì đó: những người thuộc một loại triết lý vô thần nào đó. Nhóm này không hề ít. Hoa Kỳ có hơn một tỷ người, tương đương khoảng một phần tư dân số, không theo một tôn giáo nào, khiến cho ‘không tín ngưỡng’ trở thành một loại “tín ngưỡng” lớn thứ hai ở Mỹ. Ở Anh, khoảng 60% dân số không bao giờ đi nhà thờ, còn ở Na Uy hiện nay có nhiều người vô thần hơn là người có tín ngưỡng.
 
Điều đáng chú ý là không phải tất cả triết lý vô thần đều giống nhau.
 
Các loại triết lý vô thần (atheism)
 
Vấn đề của những số liệu thống kê là chúng không nói lên toàn bộ câu chuyện. Thuật ngữ “phi tôn giáo” (non-religious) rộng đến mức gần như chẳng có nghĩa lý gì. Các từ như thế tục (secular), bất khả tri (agnostic), vô thần (atheistic), nhân văn (humanistic), không có niềm tin tôn giáo (irreligious) hoặc phi tôn giáo (non-religious) không phải là những từ đồng nghĩa. Hơn một tỷ người trên thế giới thuộc các thuyết vô thần khác nhau, và sự khác biệt rất quan trọng.
 
Việc phân biệt các thuyết vô thần này không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là vì phần lớn trong số họ không muốn được gọi là “tín đồ.” Một số người cho rằng nên mô tả phi tôn giáo như một thang đo (chẳng hạn như thang đo “khả năng có Chúa” từ mức 1-7 mà Richard Dawkins gợi ý trong The God Delusion). Nhưng làm vậy cũng chỉ như ‘con trâu đi trước cái cày.’ Không phải tất cả tôn giáo đều hướng tới khả năng xảy ra, sự chắc chắn hoặc đồng ý thừa nhận đối với các tuyên bố khác nhau (tức là không phải lúc nào cũng chăm chăm xác nhận xem vị thần, thánh nào đó có thật hay không có thật).
 
Nói rộng ra, những người vô thần có thể có ba loại: người không theo tôn giáo (nonreligious), người không tin vào tôn giáo (nonbelievers) và người bất khả tri (agnostic). Danh sách này không phải để phân biệt rạch ròi ai thuộc loại nào, vì các loại triết lý vô thần thường đan xen chồng chéo lên nhau.
 
Người không theo tôn giáo (nonreligious)
 
Loại triết lý vô thần đầu tiên có nghĩa là không theo một trong những tôn giáo truyền thống lớn.
 
Hãy xem xét Trung Quốc. Thoạt nhìn, đây là một đất nước đại đa số là không có niềm tin tôn giáo (irreligious): 91% người dân Trung Quốc có thể được gọi là người vô thần. Nhưng phần lớn dữ liệu này, cũng như trong hầu hết các cuộc khảo sát về nhân khẩu học, đều là để cho người ta tự trả lời câu hỏi. Vấn đề nằm ở chỗ hầu hết mọi người ngày nay sẽ có cách hiểu riêng về tôn giáo. Nhiều người coi đó là chính thức theo những tín ngưỡng hoặc nghi thức của các tôn giáo có tổ chức hẳn hoi. Nó có nghĩa là siêng năng đi nhà thờ, cầu nguyện năm lần một ngày, hoặc tin tưởng vào Tứ Diệu Đế (Four Noble Truths). Nhưng sự thật là tôn giáo vô cùng bao la hơn thế nhiều.
 
Quay lại với trường hợp của Trung Quốc, 91% dân số cho rằng họ là người “vô thần,” nhưng có 70% dân số thờ cúng ông bà tổ tiên. 12% tự nhận mình theo một số tín ngưỡng dân gian, và đại đa số tin vào thứ gần như là tôn giáo – “y học cổ truyền.”
 
Đối với nhiều người, “triết lý vô thần” có nghĩa là không tin vào một tôn giáo chính thức nào. Đối với một số khác, từ này có thể gần giống với từ nguyên của nó hơn, trong đó “a-theism” có nghĩa là anti-theistic belief, niềm tin chống lại thần học, hay không tin có thần thánh nào cả. Nhiều người trong số này là người theo “triết lý thần bí” – nghĩa là họ không nghĩ các hình ảnh hay ý tưởng về Chúa hoặc Phật là đúng, nhưng họ cảm thấy rằng có tồn tại một thực tế tâm linh nào đó.


 
Đó là một sự tò mò phổ biến khắp mọi nơi. Một “người vô thần” cũng có thể tin là có thiên thần, tiên nữ, nghiệp chướng, nhân quả, nghiệp chướng thiêng liêng, linh hồn, ma quỷ, âm hồn hoặc cầu cơ. Những điều này không tạo ra một tín ngưỡng hẳn hoi, nhưng chúng cũng là một dạng tín ngưỡng nào đó.
 
Người không tín ngưỡng, hay người không tin vào tôn giáo (nonbelievers)
 
Loại triết lý vô thần thứ hai là loại triết lý chống lại hoặc bác bỏ những tuyên bố nào đó về tín ngưỡng.
 
Những người vô thần kiểu này sẽ định nghĩa tôn giáo (chưa bàn tới đúng hay sai) là một tập hợp các tín điều, tín ngưỡng và những tuyên bố mà họ cho là không có thật. Đó là loại triết lý vô thần mà hầu hết chúng ta đều thấy quen thuộc và thường xuất hiện nhan nhản trên Internet.
 
Những người vô thần này sẽ nói “Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết,” “Ngồi thiền rồi bay bổng” hoặc “Thiên thần Jibril đã nói chuyện với Muhammed” đều là những điều chẳng thể chứng minh được hoặc không nên tin. Chúng là những sự thật cần chứng thực hoặc bác bỏ. Những người vô thần hiện đại như Richard Dawkins và Sam Harris, và những người cao niên hơn như David Hume hay John Stuart Mill, đều thuộc loại này. Họ chỉ ra những gì họ cho là không đúng, mâu thuẫn hoặc phi lý trong những gì tôn giáo dạy.
 
Người theo triết lý vô thần “không tín ngưỡng” thường sẽ tấn công vào các giá trị của một tôn giáo hoặc thậm chí chính tôn giáo đó. Họ cho rằng tôn giáo là nguyên nhân dẫn đến sự nhẫn tâm, thành kiến, phân biệt chủng tộc, kỳ thị phụ nữ, diệt chủng, bạo lực, tàn ác, mê tín, thiếu hiểu biết… vậy nên phải dẹp bỏ tôn giáo.
 
Người theo thuyết bất khả tri (agnostic)
 
Loại triết lý vô thần thứ ba là vô thưởng vô phạt. Nó được gọi là thuyết bất khả tri.
 
Nếu chúng ta định nghĩa triết lý vô thần là một tuyên bố về niềm tin – cụ thể như là “Tôi chắc chắn 100% rằng Chúa không tồn tại” – thì thật sự sẽ có rất ít người vô thần. Nhiều kiểu người “không tín ngưỡng” khá quan tâm đến khả năng và việc xác minh những chuyện liên quan đến tín điều. Tuy nhiên, có nhiều chuyện thuộc về siêu nhiên không thể loại trừ hoàn toàn.
 
Con người là sinh vật bằng xương bằng thịt, các giác quan có thể sai sót và sự thông tuệ có thể bị ảnh hưởng. Như vậy, rất ít người khẳng định chắc chắn về tính siêu hình và tính vô cực. Rất nhiều người tự nhận mình là người vô thần nhưng thực ra lại là người bất khả tri. Họ có thể nghĩ rằng tôn giáo rất khó có thể đúng (như Dawkins đã nghĩ) hoặc chấp nhận các khả năng khác nhau ở mức độ nào đó. Những người khác ngừng phán xét – dù sao cũng không có gì chứng minh được, vậy hà cớ gì phải một mực khăng khăng?
 
Như William James đã lập luận trong bài tiểu luận “The Will to Believe,” người bất khả tri kiểu này (hay “người hoài nghi”) cũng tương đương với triết lý vô thần. Nếu chúng ta sống qua năm tháng mà không quan tâm đến tôn giáo, không sống một cuộc đời của tín hữu, thì nó giống “như thể chúng ta đã chọn cách không tin.” Sự khác biệt giữa những người bất khả tri và những người vô thần chỉ đơn giản là sự khác biệt về nhận thức luận. Đối với cả hai, đơn giản là tôn giáo không quan trọng.
 
Học cách nói về hoài nghi
 
Một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ “hiếm khi hoặc không bao giờ” nói về tôn giáo với người ngoài. Ở Anh, tôn giáo là một chủ đề trò chuyện mang tính riêng tư cá nhân đối với hầu hết mọi người.
 
Nhưng tín ngưỡng của chúng ta, hay tôn giáo, là những điều quan trọng nhất về con người chúng ta. Việc chia sẻ và thảo luận với người khác không chỉ giúp chúng ta hiểu bản thân mình hơn mà còn mang tất cả mọi người lại gần nhau hơn. Xung đột thường nảy sinh từ sự hiểu lầm và thiếu hiểu biết, và rất nhiều sự bất hòa có thể tránh được bằng đối thoại nhằm tìm cách làm sáng tỏ niềm tin của mọi người.
 
Và cũng có một chủ đề thú vị khác: sự hoài nghi. Chúng ta đều có niềm tin, nhưng chúng ta cũng có những hoài nghi. Ngay cả những người theo triết lý hữu thần cũng bác bỏ sự tồn tại của một số vị thần, phải chăng sự hoài nghi cũng chính là một phần của niềm tin.
 
Cung Đô sưu tầm và biên dịch
Nguồn: “Not believing is the second biggest “belief” in the U.S.” được đăng trên trang bigthink.com.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.