logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/09/2013 lúc 06:15:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Viết từ Dallas: Nghi thức

UserPostedImage
Nói đến nghi thức, thường dễ đưa trí tưởng tượng của chúng ta hướng tới hình ảnh của đám đông với những sinh hoạt vừa mang tính chất trịnh trọng lại vừa trang nghiêm, đôi khi còn có tính cách thần bí. Thế nhưng, trên thực tế, chúng ta có thể tìm thấy nghi thức, cả dưới dạng thiêng liêng lẫn thế tục, có mặt ở khắp nơi quanh cuộc sống của chúng ta: những nghi thức của đám đông, từ buổi lễ khai mạc Thế vận hội hoành tráng với bao nhiêu những nghi thức văn hóa của quốc gia tổ chức đến một buổi lễ tưởng niệm có tính cách quốc gia về một thiên tai hay một thảm họa nào đó đã từng xảy ra trong quá khứ; rồi những buổi họp mặt có tính cách chu kỳ, từ những buổi lễ cầu nguyện tại nhà thờ hay chùa tới những bữa tiệc thân mật trong gia đình vào những dịp lễ Tết hay cúng giỗ tới những hội hè đình đám; và những thói quen cá nhân trong cuộc sống, từ những thói quen vào mỗi buổi sáng làm vệ sinh cá nhân sau khi thức dậy đến cách chúng ta chào hỏi hay xã giao với người khác.
Có người nói rằng bản chất tự nhiên của con người là chuộng nghi thức. Do đó, nghi thức là một điểm rất đặc biệt đã tồn tại trong xã hội loài người từ xa xưa và cho đến nay vẫn còn tiếp tục gắn bó mật thiết với cuộc sống của chúng ta. Không ai có thể tưởng tượng nổi một xã hội có thể tồn tại được nếu không có ngôn ngữ và những giao tiếp giữa người này người kia. Vì vậy, ta cũng có thể nói nghi thức là một phần văn hóa quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống, trải rộng từ những diễn tiến có tính cách xã hội quần thể cho tới những khía cạnh gần gũi nhất trong chính kinh nghiệm sống của mỗi chúng ta. Trong cái chung chung đó, biết bao nhiêu những nghi thức của nhiều nền văn hóa khác nhau, đã phản ánh được toàn thể sự đa dạng của cuộc sống loài người.
Đối với người Việt Nam, nói đến nghi thức, có lẽ chúng ta cũng không thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Cũng vì thế, trong kho tàng sách vở tiếng Việt, chúng ta có không dưới mấy trăm cuốn sách nói về phong tục tập quán, từ cấp quốc gia cho tới từng địa phương, thôn xóm. Điển hình có những cuốn được nhiều người biết đến như “Việt Nam Phong tục” của Phan Kế Bính hay bộ “Nếp cũ – Hội hè đình đám” của Toan Ánh. Rồi có những cuốn khảo sát thật chi tiết, trong đó ghi lại đầy đủ những nghi thức trong những lễ tế cúng kiếng. Lạy và vái khác nhau ra sao? Thế lạy của đàn ông và đàn bà khác nhau thế nào? Ý nghĩa của hai lạy, ba lạy, bốn lạy, năm lạy là gì và dành để lạy ai?
Trong các dữ liệu khảo cổ, người ta có khai quật được một ngôi làng thuộc thời đại Tân thạch khí có tên Çatalhöyük, là một trong những ngôi làng cổ còn tương đối nguyên vẹn với rất nhiều di tích còn sót lại. Ngôi làng này nằm trong khu vực đồng bằng Anatolia thuộc vùng tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Çatalhöyük được thành lập cách đây gần 10.000 năm, tức trước khi loài người biết trồng trọt, và có lúc dân số lên đông nhất là hơn 8.000 người.
Dưới những lớp đất ở nơi ngôi làng cổ ấy, người ta tìm thấy trên những bức tường của nhiều gia đình trong làng vẽ lại những cảnh sinh hoạt của người dân trong làng, trong đó có cảnh dân làng họp mặt đùa giỡn trước khi cùng nhau đi săn bắt bò rừng cho những bữa ăn tập thể. Để kỷ niệm những bữa ăn tập thể, người ta treo những sọ và sừng của những con bò đó lên tường, còn những đống xương xót lại thì được chôn bên dưới nền nhà để đánh dấu căn nhà đó đã từng là nơi có những bữa ăn tập thể của dân làng.
Các nhà khảo cổ nói rằng chính những nghi thức đó là chất keo lôi kéo dân làng lại với nhau trong những sinh hoạt tập thể trên.
Các di tích khác còn cho thấy là về sau khi dân làng đã biết thuần giống những thú để nuôi trong nhà như cừu, dê và bò thì những nghi thức trên cũng dần dần biến mất. Thay vì trưng bày những sọ và sừng bò thì nay người ta biết sơn những chai lọ và đúc ra ấn triện để trưng trong nhà. Các nhà khảo cổ chỉ ra cho thấy nghi thức trong sinh hoạt của dân làng thay đổi, từ những nghi thức mang tính cách hình tượng ban đầu dần dần chuyển sang những nghi thức nhuốm màu sắc tôn giáo, khi dân số trong làng đông đúc hơn và bắt đầu biết trồng trọt và nuôi thú.
Như vậy, chúng ta thấy rằng những nghi thức văn hóa đã có trong sinh hoạt ngay từ thời kỳ bắt đầu của văn minh nhân loại.
Và nghi thức theo ta trong suốt cuộc đời, từ lúc mới sinh ra, rồi trưởng thành, rồi già, và cả lúc chết cũng có những nghi thức đưa tiễn. Ở mỗi chuyển đổi trong từng đoạn đời, chúng ta vẫn có những nghi thức để đánh dấu cho những thay đổi, vì chính đó là những biến cố trong đời sống chúng ta: lọt lòng, dậy thì, lập gia đình và chết, và kể cả những ngày sinh nhật mỗi năm. Mặc dù ở mỗi thay đổi đó chúng ta đều có những mất mát, nhưng bù vào, chúng ta có đầy những hứa hẹn và hy vọng ở phía trước.
Khi mới sanh, nếu theo đạo Kitô, đứa bé sẽ được cha mẹ đưa đến nhà thờ làm nghi thức rửa tội. Nếu theo đạo Phật, đứa bé sẽ được cha mẹ đưa lên chùa cầu Phật độ trì cho nó.
Đến tuổi dậy thì, như dân tộc Bali, người ta sẽ mài nhỏ hai chiếc răng nanh ở hàm trên của người thiếu niên vì nó tượng trưng cho hình ảnh gần với người hơn là thú, và sau khi làm xong nghi thức đó thì người thiếu niên được xem như đã trở nên một người trưởng thành. Dân tộc Mễ Tây Cơ, khi người con gái trong nhà bước tới tuổi 14 hoặc 15, thì được cha mẹ tổ chức một bữa tiệc linh đình rồi thông báo với mọi người rằng cô gái giờ đây đã là một thiếu nữ và đến tuổi cập kê.
Rồi tuổi trưởng thành, lấy vợ lấy chồng. Đây là lúc với không biết bao nhiêu là nghi thức, tôn giáo cũng như thế tục, từ những món nữ trang như chiếc nhẫn đeo tay đến những lời chúc phúc, để hợp thức hóa cuộc hôn nhân đó theo luật pháp cũng như cuộc sống đời thường. Ở Hoa Kỳ, người ta có thể tìm tới ông quan tòa và ký vào một tờ đơn là có thể hợp pháp cuộc hôn nhân dễ dàng, nhưng phần đông các cô dâu chú rể ngày nay vẫn muốn có những nghi thức rình rang, một đám cưới tốn kém với chiếc áo cưới cô dâu thật lộng lẫy, một chiếc nhẫn hột xoàn thật to và một tuần trăng mật thật tuyệt vời.
Và rồi khi chết, mặc dù là chuyện buồn đấy, nhưng vẫn có những nghi thức của riêng nó. Mỗi dân tộc có những nghi thức riêng, nhưng tựu chung có một số nghi thức giống nhau như khâm liệm, nhập quan, hạ huyệt. Tuy nhiên, cũng có một vài dân tộc có nghi thức tống táng khác thường như dân tộc Tây Tạng, người chết sau khi được khâm liệm liền được đưa lên núi để diều hâu rỉa xác. Phong tục người Việt thì bao gồm những nghi thức như hạ tịch, cáo phó, khâm liệm, nhập quan, cầu nguyện, phúng điếu, di quan, đưa đám, chôn cất. Sau khi chôn cất, người sống còn phải để tang bao lâu tùy thuộc mối quan hệ xa gần thế nào với người chết. Phong tục của thổ dân Tân Tây Lan, người chết được mặc quần áo thật đẹp trước khi khách được phép thăm viếng và người đến thăm viếng sẽ khóc lóc thật thảm thiết. Sau khi chôn xong, người ta sẽ làm một bữa tiệc linh đình và bà con họ hàng được nhận một phần quà. Phong tục của người ở đảo Madagascar, sau khi được chôn một thời gian, xương người chết được đào lên rồi rửa sạch và mang đi diễu phố, sau đó mới cho chôn lại.
Càng tìm hiểu về những nghi thức văn hóa khác nhau của các dân tộc trên thế giới, chúng ta càng nhận ra rằng văn hóa của nhân loại quả thật đa dạng và bao la bát ngát. Vậy thì hãy đừng vội kết luận rằng nghi thức này rườm rà, nghi thức kia kỳ cục, nghi thức nọ ấu trĩ. Mặc dù nghi thức thật sự không phải là những việc làm thực tiễn nhưng cái hữu dụng của nó chính là giúp chúng ta nhận diện ra cội nguồn xã hội của một người hay một nhóm người.
Nghi thức có nguồn gốc sâu xa và xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn minh của nhân loại. Nó thấm đậm vào máu tủy con người và di truyền từ đời này sang đời khác. Trong một số cuộc nghiên cứu cho thấy có những đứa bé tuổi còn rất nhỏ những đã nhận thức được sự khác biệt giữa nghi thức và những động tác khác, và chúng bắt chước tự làm theo rất thành thạo.
Những nghi thức như thế nói lên cái căn cước của chúng ta. Chúng ta học hỏi văn hóa của cha ông chúng ta là qua các nghi thức tập tục đó và rồi qua những nghi thức đó, chúng ta trở thành một phần tử của cộng đồng.
Một dân tộc có giữ được nguồn cội của mình hay không là còn tùy thuộc ở khả năng có duy trì được những nghi thức văn hóa của dân tộc đó hay không.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.