logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/01/2024 lúc 09:03:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không.

Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh".

Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.

Tài liệu lâu đời nhất về cắt bao quy đầu có từ thời Ai Cập cổ đại. Người Phoenicia đã áp dụng tập tục này vào khoảng năm 400 trước Công nguyên từ người Ai Cập hoặc người Israel và truyền bá nó sang các quốc gia khác. Vào năm 170 trước Công nguyên, người Hy Lạp đã cấm cắt bao quy đầu theo nghi lễ.

Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (1931), “qui đầu” (qui với i ngắn) là “Cái nuốm đầu sinh thực khí của con trai (glande)”. Nói theo ngôn ngữ hiện nay, quy đầu là phần đầu của dương vật, hình giống đầu con rùa. Phương tây thì ví bộ phận này với trái “acorn” của cây sồi, do đó tiếng Anh tên là “glans penis”, tiếng Pháp là “gland du penis”. Da bao quy đầu tiếng Anh là “foreskin” (da nằm trước) hay prepuce. Từ lúc mới sinh ra, da quy đầu của trẻ em gắn liền với đầu dương vật, dần dần tự nhiên da bao quy đầu sẽ tách khỏi đầu dương vật và những tế bào gắn liền hai bộ phận này bị thải ra ngoài.

Tranh luận về cắt da qui đầu đã kéo dài mấy chục năm, giữa những người chủ trương da quy đầu (foreskin) là sở hữu trời cho của mọi bé trai bình thường và người lớn không có tư cách gì để quyết định đơn phương cắt xẻo đi một phần thân thể của nó, làm nó đau đớn trong lúc gây ra một "khiếm tật" ở bộ phận sinh dục (từ tiếng Anh là "genital mutilation"), không khác với chuyện cắt xẻo bộ phận sinh dục các bé gái ở châu Phi (female genital mutilation). Phe kia thì binh vực thủ thuật cắt với lý do chính là thủ thuật này cắt ít đau đớn lúc mới sinh và có lợi cho vệ sinh và sức khỏe sau này. Đây là đề tài của một trong những bài đầu tiên tôi viết về nhi khoa vào cuối thập niên 1980 cho các báo tiếng Việt hồi đó. Bài này đã được cập nhật lần chót năm 2014 nhân việc lần đầu tiên một cơ quan liên bang Hoa Kỳ, Trung Tâm Phòng và Kiểm Soát Bịnh (CDC), kết luận rằng "có bằng chứng y khoa hỗ trợ cho việc cắt da quy đầu trẻ sơ sinh" và khuyến cáo các hãng bảo hiểm y tế trả tiền cho thủ thuật này và hâm nóng lại tranh luận về vấn đề cắt da quy đầu cho trẻ em mới sanh. Từ đó đến nay, lập trường của CDC vẫn không thay đổi, nhưng tình hình nói chung của việc cắt da quy đầu trong mấy chục năm qua đã có những thay đổi chính như sau:

1) Tỷ lệ cắt bao quy đầu: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được cắt bao quy đầu ở Hoa Kỳ đã giảm trong những thập kỷ gần đây. Từ năm 1979 đến năm 2010, tỷ lệ cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh nam đã giảm từ 64,5% xuống 58,3%. Tỷ lệ này cao nhất vào năm 1981, ở mức 64,9%, sau đó giảm trong những năm 1980, tăng trở lại vào những năm 90 và lại giảm vào những năm 2000, đạt mức thấp 55,4% vào năm 2007.

2) Tùy theo vùng ở Mỹ: Mức giảm tổng thể lớn nhất được thấy ở phía Tây (California, Oregon, Nevada, Washington), nơi tỷ lệ này giảm từ 63,9% năm 1979 xuống 40,2% năm 2010 và 25% năm 2023. Các tiểu bang Trung Tây (Midwest như West Virginia, Michigan, Ohio) có tỷ lệ cao nhất, là trên 80%.

3) Cứ 1000 người lớn mỗi năm có chừng 1 người đi cắt da quy đầu.

4) Nói chung cứ 100 người Mỹ nam giới mọi lứa tuổi, chừng 80 người đã được cắt da quy đầu.

5) Chi phí do hãng bảo hiểm đài thọ: Medicaid ở 18 tiểu bang đã ngừng chi trả cho việc cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ sơ sinh trong những năm gần đây.

6) Thay đổi theo sắc tộc: Những thay đổi về thành phần dân tộc ở Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ cắt bao quy đầu. Trong 30 năm qua, người gốc Hispanic gia tăng nhiều ở các tiểu bang miền Tây nước Mỹ và họ thường có tỷ lệ cắt bao quy đầu thấp hơn, khoảng 40%.

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, thứ nhất để quyết định lúc có con trai mới sinh và bác sĩ hỏi ý kiến cha mẹ, thứ hai để giải đáp thắc mắc của con cái hay của bản thân nếu có.

Nên hay không nên cắt?

Phong tục mỗi xứ mỗi khác và lắm khi phong tục ảnh hưởng đến cách trị liệu trong Y khoa. Tục lệ ở Việt Nam không thấy nói nhiều đến vệ sinh ở bộ phận sinh dục. Nói chung chúng ta coi phần này của thân thể như là một nơi không được sạch sẽ lắm. Lòn trôn kẻ khác được xem như là một hành động nhục nhã bất đắc dĩ mới phải làm. Nếu bạn vô ý ngồi trên đầu giường của người khác có thể coi như là một cử chỉ rất là bất lịch sự. Đứng về phương diện khoa học, có lẽ thái độ này cũng có điểm hợp lý của nó. Chúng ta thường tránh bàn đến những gì liên quan đến những chỗ kín và do đó người Việt Nam chúng ta cũng không hiểu biết gì nhiều về vệ sinh cũng như về bệnh lý liên quan đến những bộ phận đó. Người con trai cũng như người con gái lúc lớn lên thường không được hướng dẫn về vệ sinh thường thức cho những phần kín đáo của cơ thể và do đó đôi khi có những hậu quả tai hại.

Trong một số xã hội khác và trong một số tôn giáo lại có nhiều quy định khắt khe đối với cách giữ gìn bộ phận sinh dục. Ở đây, nên phân biệt hai trường hợp, một bên những luật lệ, phong tục áp dụng cho con trai và bên kia những luật lệ áp dụng cho con gái.

Về phía con gái, phần lớn những phong tục đem từ Châu Phi, áp dụng cho những người di dân mới sang Mỹ từ châu Phi qua. Người châu Phi có tập tục làm "circumcision", hay “pharaonic circumcision” (gốc thời Pharaoh, Ai cập cổ đại) cho các bé gái, tức là cắt bớt đi một phần của bộ phận sinh dục ngoài của các em bé gái trước khi chúng bước vào tuổi dậy thì. Cắt nhiều hoặc ít, và có thể còn may lại gần như bít kín (infibulation) tuỳ theo tập tục mỗi địa phương. Không có bằng chứng rõ rệt về xuất xứ của tập tục này, được thực hành từ thời cổ đại Châu Phi và ở thổ dân Úc Châu. Mục đích có thể là kiểm soát hoạt động tính dục của người phụ nữ và kiểm soát sinh sản, cũng có thể đây là một thực hành có tính cách tôn giáo. Ở Mỹ thủ thuật "female circumcision" này coi như là bất hợp pháp vì xâm phạm tới thân thể của em bé một cách đau đớn và không có ích lợi y khoa; tuy nhiên một số phụ nữ châu Phi vẫn lén lút cho thực hiện thủ thuật này trên con gái của họ vì sợ rằng, nếu không tuân thủ theo tập quán của xã hội mình, đứa bé gái lúc lớn lên sẽ bị tẩy chay, gạt ra khỏi tập thể của mình.

Tháng 12 năm 2012, lần đầu tiên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đồng thanh thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt hành động này được gọi là "gây thương tật bộ phận sinh dục phái nữ" (Female Genital Mutilation, hay FGM), xem đấy là một "bạo hành không đảo ngược và không sửa chữa được" (irreparable and irreversible abuse). Theo nhóm theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) thì FGM bị liên kết một cách sai lạc với tôn giáo, nhưng thật ra nó không phải đặc trưng của riêng tôn giáo nào và đã có trước khi Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo được thành lập.

Về phía con trai, thủ thuật cũng được gọi là "circumcision" nhưng lại là một hoàn cảnh khác. "Male circumcision", dịch là thủ thuật cắt bao quy đầu cho bé trai. Da hay bao quy đầu (foreskin; qui=rùa, do hình dạng đầu dương vật giống đầu con rùa) là phần da che chở, bọc bên ngoài phía đầu của bộ phận sinh dục nam giới.

Người Do Thái bắt buộc phải cắt bao quy đầu cho con trai từ thời Chúa giao ước (covenant) với tổ phụ Abraham theo kinh Genesis của Torah [Cựu Ước].

Phép cắt bao quy đầu có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thường được coi là biểu tượng của sự thanh lọc (purification) và sự cống hiến (dedication) cho Chúa. Dân Israelite được hướng dẫn “cắt bao quy đầu trong lòng mình ”, ngoài việc mang dấu ấn thể chất của tư cách thành viên giao ước (bao quy đầu bị cắt ngắn), họ còn có nghĩa vụ phải thể hiện những phẩm chấttâm linh cụ thể là cam kết và tuân theo ý muốn của Chúa.




Do Thái Giáo quy định con trai phải được cắt bao quy đầu ngày thứ 8 kể từ khi sanh, thường do một người chuyên môn gọi là mohel, trong lễ brit milah. Hồi Giáo cũng có luật tương tự (nghi lễ khitan), thường lúc 7 tuổi.

Tôn giáo, phong tục và khoa học.

Có phải các nước tiên tiến đều cho trẻ con cắt bao quy đầu không, hay chỉ có Việt Nam mới để da quy đầu tự nhiên không cắt cụt? Theo thống kê mới nhất của Hoa Kỳ, 58% bé trai bị cắt da quy đầu (2010, theo CDC).

Mấy năm về trước một số khảo cứu cho thấy tỷ lệ ung thư cổ tử cung rất thấp ở người đàn bà Do Thái. Do đó người ta nghĩ rằng có lẽ vì đàn ông Do Thái cắt bao quy đầu lúc mới sanh nên người đàn bà Do Thái tránh được ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên những nghiên cứu dịch học sau này cho thấy da quy đầu của người chồng không phải là yếu tố quyết định trong sự gây bệnh ung thư cổ tử cung nơi người vợ. Vấn đề vệ sinh bộ phận sinh dục, tuổi người đàn bà lúc giao hợp lần đầu tiên cũng như số người tiếp xúc về tính dục với người đàn bà, đó là những yếu tố quan trọng hơn nhiều trong sự phát sinh của bệnh ung thư cổ tử cung của người đàn bà. Hiện nay, chúng ta biết rằng đa số các ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra, và cách ngăn ngừa hiệu nghiệm nhất là chích ngừa thuốc vacxin chống HPV (Gardasil) cho trẻ em trai và gái trước khi chúng có quan hệ tính dục.

Lý do thứ hai thường được nêu ra để bênh vực thủ thuật cắt bao quy đầu là vấn đề vệ sinh phái nam. Mấy chục năm về trước luân lý tây phương rất khắt khe đối với vấn đề thủ dâm (masturbation) ở thanh thiếu niên. Người ta cho rằng thủ dâm có thể gây ra bệnh điên, bệnh suy nhược thần kinh, chứng học dốt và nhiều chứng khác. Người ta cũng thường nghĩ rằng nếu con trai được cắt da quy đầu thì sẽ tránh được chứng thủ dâm. Hiện nay vẫn còn nhiều người tin như vậy. Tuy nhiên y khoa hiện nay không còn kết tội khắt khe tật thủ dâm như trước đây. Các cuộc nghiên cứu về tính dục cho thấy thủ dâm là một hiện tượng rất phổ biến ở một giai đoạn nào đó trong sự phát triển tính dục bình thường. Mặt khác, có thể rằng những trẻ em được cắt da quy đầu ít bị nhột nhạt ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục hơn các trẻ khác và do đó ít để ý đến phần thân thể này hơn những trẻ khác.

Cuối cùng, cắt da quy đầu gần như loại bỏ khả năng ung thư dương vật sau này, mặc dù ung thư loại này hiếm.

Cắt da quy đầu để ngừa nhiễm trùng.

Một số khảo cứu cho thấy trẻ sơ sinh được cắt bao quy đầu ít bị nhiễm trùng đường tiểu trong tháng đầu sau khi sinh so với những trẻ em khác không cắt da quy đầu. Đây là một luận cứ khoa học có căn cứ vững chắc, căn cứ trên sự theo dõi hàng trăm ngàn trẻ sơ sinh. Dù sao thì nhiễm trùng ít khi xảy ra, cứ 100 em chỉ có vài em bị nhiễm trùng đường tiểu, và hậu quả không rõ rệt.

Trong một số nghiên cứu, đàn ông cắt da quy đầu ít bị HIV/AIDS hơn. Năm 2007, WHO công nhận cắt da quy đầu là một can thiệp hữu hiệu để ngừa lây truyền HIV. Tuy nhiên, phải tự bảo vệ bằng những phương tiện khác như bao cao su (áo mưa condom) và giảm thiểu số bạn tình.

Cắt bao quy đầu: đau đớn và đôi khi nhiều rắc rối:

Trước hết thủ thuật này làm cho bé sơ sinh đau đớn. Một số bác sĩ dùng thuốc tê cho trẻ sơ sinh và người ta cũng chú trọng đến những phương pháp vỗ về, dỗ dành em bé để tránh kích động mạnh thần kinh của em.

Một số trẻ lúc mới sanh có khuynh hướng chảy máu một cách bất bình thường. Những cháu bé này nếu bị giải phẫu (như là cắt da quy đầu) sẽ có khuynh hướng chảy máu kéo dài, đôi khi cần phải truyền huyết thanh hoặc máu tươi để ngăn chặn xuất huyết.

Đôi khi nơi giải phẫu bị nhiễm trùng và trẻ phải được săn sóc một thời gian đến khi vết thương lành.

Một số bé trai mang tật bẩm sinh ở bộ phận sinh dục. Khi bé lớn lên có thể bé được giải phẫu để sửa lại, lúc đó có khi người ta phải dùng đến miếng da quy đầu để đắp chỗ khiếm khuyết. Cho nên tuyệt đối không nên cắt da quy đầu của trẻ sơ sinh có tật bẩm sinh ở bộ phận sinh dục.

Quan điểm Y học hiện nay.

Hiện nay lập trường chính thức của phần đông bác sĩ ở Hoa Kỳ là coi cắt bao quy đầu như một thủ thuật không cần thiết về mặt y học, nhưng không phải hoàn toàn vô ích. Nói cách khác, làm cũng tốt, không cắt cũng không sao. Một số cơ quan bảo hiểm từ chối trả tiền cho thủ thuật giải phẫu này. Năm 2012, Hàn Lâm Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) công nhận cắt da quy đầu cho trẻ sơ sinh nam có lợi nhiều hơn có hại, nhưng những lợi lộc không đủ lớn để khuyến cáo nên cắt da quy đầu cho mọi em bé mới sanh (routine circumcision). Quyết định nằm trong tay cha mẹ em bé, theo những tin tưởng tôn giáo, đức lý và văn hoá của họ. Cơ quan Phòng và Kiểm soát bịnh (CDC), kết luận rằng "có bằng chứng y khoa hỗ trợ cho việc cắt da quy đầu trẻ sơ sinh" và khuyến cáo các hãng bảo hiểm y tế trả tiền cho thủ thuật này.
 
Săn sóc da quy đầu cho trẻ em bình thường.

Nếu chúng ta quyết định không cho em bé mổ thì nên để ý những điểm sau đây: Sự săn sóc bộ phận sinh dục của bé trai cũng không có gì đặc biệt. Chỉ cần rửa ráy hàng ngày lúc tắm rửa cho cháu. Lúc bé còn nhỏ, da quy đầu gắn liền với đầu dương vật, vì vậy chúng ta không nên ráng sức kéo tuột ngược trở lên. Dần dần tự nhiên da quy đầu sẽ tách khỏi đầu dương vật và những tế bào gắn liền hai bộ phận này bị thải ra ngoài. Suốt đời cháu bé, các lớp tế bào trên quy đầu cứ tiếp tục bị thay thế và thải ra ngoài sinh ra một chất sệt trắng tựa như chất sáp (smegma). Chất này được tuần tự thải ra quy đầu dương vật. Một số cha mẹ vì không hiểu hiện tượng này nên lầm tưởng đây là một chất gì bất thường.

Khi cháu lớn lên dần dần da quy đầu sẽ tự rút ngược lên để lộ phần quy đầu. Có khi mất đến năm hoặc mười năm. Cho nên chúng ta không nên sốt ruột nếu da quy đầu của cháu bé không tuột lên được. Không cần dùng Q tip, không cần dùng thuốc sát trùng cũng như không cần phải bơm nước vào để rửa da quy đầu. Chỉ cần dùng xà phòng và nước để rửa ráy.
 
Vệ sinh da qui đầu đối với thanh thiếu niên.

Lúc cháu được 12, 13 tuổi thường ta có thể kéo ngược da quy đầu trở lên mà không trở ngại gì. Lúc đó vệ sinh bộ phận sinh dục cũng thông thường như vệ sinh các bộ phận khác: gội đầu, chải tóc, cắt móng tay, chải răng.

Nên dạy cháu kéo da quy đầu lên để rửa ráy phần trong mỗi ngày lúc đi tắm. Nếu đến lúc dậy thì da quy đầu vẫn chưa tuột lên được có lúc do một vòng sợi cản trở, người ta gọi là phimosis. Có khi vì cha mẹ ráng nông da quy đầu của em bé lúc bé còn nhỏ nên tạo ra những vết thương nhỏ, những vết thương này thành thẹo và co rút lại gây ra phimosis. Cũng có khi do nhiễm trùng hoặc những chấn thương khác. Đôi lúc đầu dương vật bị mắc nghẽn vào da quy đầu quá hẹp, làm sưng và đau (paraphimosis). Lúc đó nếu cố gắng đẩy quy đầu trở vào không thành công, cần phải nhờ bác sĩ xẻ da quy đầu hoặc cắt hẳn da quy đầu để giải tỏa tắc nghẽn lưu thông các mạch máu.
 
Săn sóc da qui đầu được giải phẫu.

Nếu cháu được cắt da quy đầu lúc mới sanh, trừ những biến chứng đã nói ở trên thường không gặp vấn đề gì quan trọng.

Cha mẹ được y tá hướng dẫn săn sóc, thoa vaseline vào vết mổ và thường cháu lành trong vòng một tuần lễ. Đôi khi vì mặc tã suốt ngày và vì không có da qui đầu che chở, đầu dương vật em bé bị sưng chung quanh lỗ tiểu. Lâu ngày chỗ sưng thành thẹo và co rút lại làm trở ngại cho dòng nước tiểu. Vòi nước tiểu rất nhỏ giống như một mũi kim và cháu bé có thể đau lúc đi tiểu. Tuy nhiên phần lớn trường hợp dễ chữa trị và không có tác dụng nguy hiểm nào trên hệ thống bài tiết của em bé. Nên giữ bộ phận sinh dục của bé sạch sẽ, khô ráo. Thỉnh thoảng nên mở tả ra cho vùng da này được khô ráo và thoáng khí để tránh tình trạng trên.

Kết luận

Cắt bao quy đầu ở bé trai sơ sinh (male newborn circumcision) là một phong tục phổ biến ở Mỹ, tuy nhiên tỷ lệ biến đổi tuỳ nơi trên thế giới, cao nhất là ở các quốc gia Hồi giáo, thấp ở Á châu (tuy trước đây cao ở Nam Hàn, nhưng nay đã giảm) và Châu Mỹ La tinh. Điểm lợi là trong tháng đầu đời, các bé được cắt da quy đầu sẽ bị ít nhiễm trùng đường tiểu, lúc lớn lên giữ vệ sinh bộ phận sinh dục tương đối dễ dàng hơn, tránh được ung thư dương vật, tỷ lệ nhiễm HIV thấp hơn.Tính nhạy cảm vùng bộ phận sinh dục có thể giảm đi so với người không cắt. Điểm hại là đau đớn em bé, có nhiều dấu hiệu cho thấy em bé ghi nhớ vào tiềm thức "cơn đau" này rất lâu và trong hiếm trường hợp có biến chứng như chảy máu chỗ cắt. Quyết định phần lớn do cha mẹ bé cân nhắc lợi hại.


4/1/2024
Bác sĩ HỒ VĂN HIỀN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.178 giây.