logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/09/2013 lúc 09:09:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày xưa các cụ thường giễu những người hay lo là lo cau, lo cóc, lo móc, lo gà, lo baba, lo chó. Tôi chưa bao giờ hiểu hết nguồn ngốc của cái câu này nhưng chỉ hiểu đại ý là cái gì cũng lo. Quả cau thì có liên can gì đến con cóc. Con cóc cũng không hề có họ hàng gì với cái móc - thật ra thì tôi cũng chẳng biết móc đây là cái móc hay quả móc hay là cái gì gì khác nữa - còn con gà, con baba, con chó là ba con vật chẳng có con nào họ hàng với con nào. Nhưng nói chung lại thì câu này có ý nói đến những người chẳng có chuyện gì quan trọng cũng buộc vào mình rồi lo. Nói tóm lại là một người cả lo, hay lo, thích lo.
Có một điều chắc chắn nhất cái người hay lo đó không thể nào là tôi được bởi vì câu bí kíp võ công của tôi là chuyện gì rồi cũng xong. Câu này là danh ngôn của tây. Nói tiếng Tây thì là “tout finit par s'arranger.” Câu này tôi học được từ trong trường bà Phước và cảm thấy rất hạp ý tôi, cho nên tôi chỉ nhớ mỗi một câu này lâu lâu lại đem ra sài. Sài đúng chỗ thì nghe có vẻ như triết lý cao siêu lắm. Như cái nhà ông nhạc sĩ gì, ông ấy nổi tiếng về cái câu hát trong một bài hát nào do ông ấy sáng tác: lâu ngày đời mình cũng qua. Cuộc đời còn qua huống hồ mấy cái con vớ vẩn, con cóc, con gà, con baba, con chó thì đáng kể số gì.
Còn điều này nữa, cụ có đồng ý với tôi là con người hay thay đổi không. Không những thay đổi bề ngoài mà tính tình cũng thay đổi. Tôi nói là nói các cụ cơ, chứ tôi không nói tôi, tính tình tôi thay đổi như chong chóng cho đến nỗi hai người thân nhất của tôi còn không chịu được. Đó là mẹ tôi và chồng tôi, huống chi người ngoài. Nhưng điều này không phải lỗi tại tôi mà tại Trời sinh ra cái tính tôi nó thế. Còn mặt mũi hình dáng thì dĩ nhiên là nó bắt buộc phải thay đổi rồi. Nhỏ thì phải lớn, trẻ thì phải đẹp mà già thì càng ngày càng xuống sắc, càng xấu đi. Nhưng đối với một số người, trẻ thì đẹp ít mà già thì đẹp nhiều và cũng có một số người không bao giờ già đi cả, bởi vì khoa học ngày nay có phép thuật, muốn trẻ tới bao giờ cũng vẫn được như thường miễn là giỏi chịu đau và chịu chi tiền. Chả thế mà các cụ Giao Chỉ ngày xưa đã từng nói xuân khứ xuân lai xuân bất tận. Câu này được một ông nhạc sĩ cho vào bài hát của ông ấy rằng thì là xuân đi, xuân đến hãy còn xuân. Nhưng mà, cái tính tình thì không thể giữ y nguyên bản chính được. Già là phải thay tính đổi nết. Có người lúc trẻ hiền mà về già lại ác. Có người lúc trẻ hung dữ, tàn bạo, mà về già lại chịu khó tu hành. Chả thế mà Phật chả khuyến khích người ta rằng đồ tể bỏ dao xuống là thành Phật. Như tôi đây này trẻ không biết lo, mà về già thì lại hay lo. Tôi chẳng lo mấy cái chuyện linh tinh, cau cóc gà vịt, baba thuồng luồng, những mà tôi lo những chuyện bao đồng, chuyện thiên hạ sự, chuyện dưới đất, trên trời. Lo thật chứ không phải lo chơi chơi đâu.
Để tôi kể cụ nghe, cái lo của tôi có căn bản lắm chứ không phải chuyện cầu âu đâu. Hôm tôi ở trên nhà con trai, mấy đứa trẻ con chúng thích xem cái show The Idol lắm. Chúng xem mà thấy show nào hay, thí sinh nào tài giỏi đặc biệt, là chúng nó thu lại để dành xem đi xem lại rồi phụ đề bàn tán lung tung tí mẹt ỏm tỏi cả lên. Mẹ chúng thấy tôi ngồi yên lặng, yên sĩ phi lý thuần một góc, không góp chuyện với con cháu. Mẹ nó bảo: tắt cái show này đi vặn cái show có cái con bé 8 tuổi nó hát opera cho bà xem đi. Vì con dâu tôi thuộc loại dâu quí, dâu ngọt, dâu thơm, nó biết tính tôi, tuy tai trâu mà lại thích nghe nhạc hay, hát hay. Chẳng biết một nốt nhạc mà nghe hát dở là kêu la om sòm ra cái điều ta đây, hỏi tại sao dở tôi cứ ừ hử, bảo tại sao hay tôi cũng cứ phe lờ. Nhưng mà xin lỗi cụ, bịp tôi không được, tôi bảo là hay thì phải hay mà tôi chê dở chắc chắn là nghe không lọt tai rồi. Tôi là một nhà thưởng ngoạn chứ tôi đâu có phải là giám khảo hay nhà phê bình đâu mà lại phải tra hỏi tại sao, tại răng.
Con bé này hát hay thật cụ ạ, nó xinh đẹp và hiền hậu như một thiên thần nhỏ. Tiếng hát của nó thanh tao trong vắt và cao vút. Nó lên cao thật là dễ dàng, nhẹ nhàng không cần cố gắng, mà nó xuống thấp thì êm ái, dịu ngọt như đường phèn. Nghe tiếng hát nó lúc xuống thấp, ngân dài, tôi tưởng tượng ra bàn tay anh bán kẹo mạch nha, khi anh kéo kẹo ra thành những đường tơ thật dài, thật mỏng mà trong suốt. Tôi không biết phê bình, nhưng tôi nghe sao thì diễn tả làm vậy thôi. Cụ chẳng cần thắc mắc. Khi nó trình diễn xong cả rạp, cả đến 3 vị giám khảo nhất tề đứng hết dậy và vỗ tay thật nồng nhiệt, thật lâu. Mỗi giám khảo hỏi nó một câu. Câu nào nó cũng trả lời trôi chảy, đầy khôn ngoan. Tôi bắt đầu thấy không vui vì thấy rõ ràng những câu trả lời này nó đã được mớm từ trước, không thể nào là lời lẽ xuất phát tự nhiên từ miệng một con bé 8 tuổi. Tự nhiên tôi cảm thấy không vui. Tôi nhìn cái vẻ nhà nghề của nó, tôi mất đi một chút cảm tình. Và tự nhiên tôi đâm lo. Tôi nghĩ đến những đàn chị của nó, những đứa đã từng lên ngồi thần tượng nổi trước nó, trong những đứa này cũng đã từng có nhưng đứa đạt tước hiệu Idol. Nhưng, từ khi lên ngôi idols, chẳng đứa nào còn giữ được một chút giáo dục, đạo đức. Hình ảnh con bé thiên thần trên sân khấu bỗng biến đi mà thay thế vào đây là hình ảnh mấy cô Spears, Lindsay Logan, Paris Hilton, Miley Cyrus và tôi bỗng thấy thương con bé. Tôi mong rằng nó đừng trúng giải Idol, nếu nó muốn có một cuộc sống an bình, lành mạnh, tử tế. Nó không thể nào giữ được vẻ thiên thần của nó nếu nó chui đầu vào cái hỏa ngục trên đời này là cái môi trường của nghệ thuật trình diễn.
Tôi nói thế, không có ý chê bai hay khinh rẻ gì những con nhỏ choi choi, tài ít mà lại muốn nổi tiếng nhiều. Cho nên phải làm bất cứ một trò con khỉ, con tiều gì, miễn là làm sao gây được chú ý của khán giả cho dù là chú ý xấu. Ở vào cái môi trường nghệ thuật trình diễn, muốn là một tài tử chính thống, muốn giữ được tình cảm của khán giả là phải trau dồi nghệ thuật - nghệ thuật thực sự - phải học hỏi, phải giữ được căn bàn giáo dục đàng hoàng. Không thể nào chỉ dựa vào thị hiếu nhất thời của khán giả. Bạc thì dân mà bất nhân là những người tưởng ngoạn. Họ yêu đấy mà họ cũng ghét ngay sau đấy. Nhìn mấy đứa nhỏ này tôi thấy tương lai gần của chúng hiện rõ ràng. Chẳng khác nào những con thiêu thân, thấy lửa là nhẩy vào cho dù kết quả là chết cháy thành than.
Khi bước chân vào vòng danh vọng, một đưa con nít trên dưới 10 tuổi kiếm tiền triệu dễ như chơi, cha mẹ coi con như một kho vàng cần phải khai thác, cho nên đâu có dám dậy dỗ, cho nên đối với chúng đồng tiền là vạn năng, Khi chúng làm ra nhiều tiền như thế, người kính sợ và phục tùng chúng đầu tiên là cha mẹ. Cha mẹ còn phải sợ chúng thì thử hỏi chúng còn sợ ai và coi ai ra gì nữa. Thành thử chẳng thể trách cứ chúng mà nên trách cứ cha mẹ chúng. Cho nên, khi nhìn con bé thiên thần này tôi cầu nguyện cho nó không được trúng giải, không được là Idol. Bởi vì tôi không muốn vài năm nữa, nó sẽ thành con Miley Cyrus.
Tôi còn nhớ cái hồi tôi làm cho đài TV Việt nam cách đây dễ đến hơn 20 năm. Hồi đó một hãng phim cần tìm một tài tử nhỏ tuổi người Á Châu để đóng vai chính trong một phim truyện về Thái Lan. Ông ta hỏi tôi, nhờ tôi tìm giùm. Thằng cháu ngoại tôi nó thường có mặt trên tivi trong những vai trò nhỏ. Nó bảo nó muốn đi audition. Tôi chiều cháu bằng lòng cho nó đi thi, vì tôi nghĩ, biết bao nhiêu người cho con đi thi, làm sao đến lượt nó trúng tuyển được mà lo. Ai ngờ sau cuộc audition, ông đạo diễn tìm tôi, khen thằng bé thông minh và có tài diễn xuất và báo tin vui. Nó là một trong những đứa trẻ được gọi lại làm audition lần thứ hai, ngay ngày hôm sau. Bố mẹ nó nhất định không cho. Và tôi cũng thấy cho nó thử tài năng như vậy là đủ. Chẳng ai muốn nó trở thành tài tử cả.
Thành thử mấy bà già trầu nói điều gì cũng đúng. Cầu mà được chưa chắc đã là may mắn. Nhiều khi cầu mà không được chưa chắc đã là rủi ro. Cho nên mới cần phải cám ơn khi cầu mà không được.
Hiện nay tôi đang cầu cho con bé thiên thần của tôi trượt vỏ chuối
Bà BA Phải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.