logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/03/2024 lúc 09:46:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bồ-đề Đạt-ma.
 
Chùa Linh Sơn ở Joinville Le Pont của chúng tôi, bên dưới chánh điện là một phòng sinh hoạt Phật sự khá khang trang và rộng rãi dành cho các em oanh vũ gia đình Phật tử Quảng Đức. Các em tới học Phật pháp, tập hát, học giáo lý và cùng làm văn nghệ.
  
Trên tường chính diện có treo một tấm tranh lớn như bằng hai cái chiếu, chiếm gần hết một phần tường. Trong tranh là cảnh biển trời bao la xanh xanh vây quanh, tọa lạc ở gần giữa là hình tổ Bồ Đề Đạt Ma quảy một chiếc giầy trên tích trượng vắt vẻo trên vai. Ngài đang thong dong du hành vô ngại đầy an bình.
  
Tất cả vẻ hài hòa tươi sáng của người và cảnh như lôi kéo sự chú ý khá đặc biệt của các oanh vũ Phật tử. Ngoài giờ học tập, chúng luôn tụ tập ở trước hình tổ và chỉ trỏ đố nhau, xem tổ đang đi đâu?
  
Tổ đang đi hè ở biển đó.
  
Tổ làm mất đâu một chiếc giầy rồi?
  
Tổ đang đi về Ấn Độ đó… có một lần thầy đã giảng như vậy.
  
Ôi, sai bét, đi về Ấn Độ thì đi máy bay chớ đi bộ được sao?
  
Ơ… tổ đi với pháp thần thông này!
  
Đó là những câu chuyện hồn nhiên xung quanh hình ảnh tổ quảy giầy trên tích trượng đi thong dong trên mặt nước.
  
Tổ là ai?
  
Thưa, đó là đức Bồ Đề Đạt Ma, Bodhidharma, tổ thứ 28, sau tổ Maha Ca Diếp. Ngài sang Trung Quốc vào đời Lương Vũ Đế (502-547). Tổ Bồ Đề Đạt Ma tiếp xúc với vua Vũ Đế, thấy vua chỉ hào hứng xây chùa mà không mấy chuyên tâm đi vào tâm đạo. Mặc dù việc xây chùa thời đó cũng giúp đạo Phật phát triển rực rỡ ở Trung Hoa (theo thầy Thích Quảng Độ giảng dậy).
  
Một hôm Lương Vũ Đế hỏi tổ:
  
“Trẫm xây cất rất nhiều chùa để hoằng dương chính pháp, vậy trẫm có công đức không?”
  
Tổ trả lời:
  
“Không, ngài không có tí nào.”
  
Vua hỏi tại sao lại vậy? Tổ giải thích rõ ràng:
  
“Công đức tự tánh sanh ra, đến vô lượng, còn công đức của vua, có mưu đồ, tức là vô lậu, rồi sẽ hết.
  
Quả là đúng vậy vì vua Vũ Đế có mưu đồ khoe khoang nên không ngộ được đạo. Tổ Bồ Đề Đạt Ma bỏ đi tới nước Ngụy, ngài ngồi nhìn vô vách núi tu thiền, quán chiếu sự vật, quán chiếu tâm bình lặng.
  
Xẩy tới có ngài Thần Quang đi tới, nhìn, gặp và biết đây là một vị tổ sư. Ngài Thần Quang tới gần chỗ tổ ngồi thiền và quán chiếu. Ngài Thần Quang quỳ trên tuyết lạnh suốt nửa ngày, tuyết rơi dầy và ngập tới gối. Tổ mới quay lại hỏi ngài Thần Quang:
  
“Ông ngồi đó làm chi?”
  
“Con muốn hỏi ngài về giáo pháp của Như Lai.”
  



“Giáo pháp của Như Lai ngộ và lưu truyền đã lâu đời, ông quỳ ở đây vài tiếng đống hồ làm sao thấm được giáo pháp Như Lai?”
  
Ngài Thần Quang liền vô chùa mượn được con dao và chặt phăng một cánh tay mình để chứng tỏ quyết tâm cầu học. Việc từ bỏ cánh tay là bầy tỏ tâm ý từ bỏ sự nắm bắt, vơ vào phần mình các của cải, các sự việc thế gian…
  
Thầy Thích Pháp Hòa mới khơi lại và giảng dậy sự việc của ngài Thần Quang cho Phật tử Việt Nam ở Thái Lan ngày 8-03-2024 mới đây. Thầy giảng việc chặt bỏ một cánh tay là ẩn dụ dứt khoát tách rời những phiền muộn xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
  
Trở lại với việc ngài Thần Quang khi xưa. Ngài được tổ dậy là:
  
“Pháp ấn Như Lai tự trong thâm tâm là tiến tới chỗ không.”
  
Sau thuyết giảng, tổ truyền giáo pháp cho ngài Thần Quang, gồm: Ấn, Y, Bát, một bộ kinh lăng già, một bài kệ. Ngài Thần Quang tức là tổ Huệ Khả.
  
Ít lâu sau, tổ Bồ Đề Đạt Ma tịch ở Trung Hoa. Sau này, tổ Huệ Khả, tức là ngài Thần Quang chợt một lần trông thấy thầy mình đi trên biển, vai quảy tích trượng có đeo một chiếc giầy, ngài đi thong dong trong tĩnh lặng yên ổn. Ngài Huệ Khả mới hỏi tổ đi đâu, tổ trả lời:
  
“Ta đi về Ấn Độ!”
  
Ngài Huệ Khả về tâu sự việc với vua. Vua cho mở quan tài của tổ và người ta không còn thấy tổ đâu nữa mà chỉ còn một chiếc giầy.
  
Đời sau, người ta lấy hình ảnh đặc trưng này của tổ mà tạc tượng hay họa hình ngài ở nhà tổ của các chùa, để trân trọng tiêu biểu cho phái thiền tông do ngài sáng lập.
  
Người đời sau cũng giải thích là qua quá trình thiền quán giải thoát của tổ, tổ đã vượt qua, vượt thoát những cảm nhận thường tình của thế gian.
  
Thế gian cho là giầy dép phải luôn luôn có đôi. Nhưng với người ở ngoài cảm nhận, thì 2 hay 1 là không quan trọng, không lưu ý… không để tâm.
  
Cũng trong bát nhã tâm kinh, có viết:
  
“Sắc tức thị không / Không tức thị sắc”.
  
Trong đạo Phật, đây là một nhận xét thẳng thắn, đúng không gì bằng. Khi tâm đạo vượt lên, không cần suy nghĩ, vì thực chất các pháp không là một thực thể, một tập hợp không phân biệt, không thêm không bớt, không đủ không thiếu… Khi hành giả đã vượt thoát ra ngoài thói lề thế gian, cũng là lúc hành giả đến với đại Xả và đại Bi. Điều cảm nhận này thoát đến thật gần với ý niệm “Vinh danh thiên chúa trên trời, bằng an dưới thế cho người thiện tâm.”
 
Chúc Thanh 
(Theo Trang Nghiêm Tịnh Độ A Di Đà do Trúc Thiên lược dịch). 

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.