logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/06/2024 lúc 08:10:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phật tử đã quy y, đã học tam quy, ngũ giới và đã đọc ít nhiều kinh điển của tam bảo, của phật, mà không biết chúng ta đã ứng dụng lời phật dậy vào đời sống hàng ngày đủ chưa ? Như Lai dậy rằng mỗi người phải tự đốt đuốc lên mà thấy đường mà đi, đi cho đúng chánh pháp, đúng chánh niệm…
 
… Uy nghi là cánh cửa thiền
Lòng con trong đục đảo điên chưa vào.
Như Lai đi tự thuở nào,
Bổn lai vô xứ biết đâu mà cầu ?
Cửa thiền bỏ ngỏ từ lâu,
Hai đầu vô trụ biết đâu mà vào ?
 
Các thầy luôn dậy chúng ta theo giới luật chánh pháp mà đi, nương theo chánh niệm mà vào đạo pháo, cũng nương theo chánh niệm mà ứng dụng phật học vào đời sống mỗi ngày. Nếu phật tử mà không biết vào chánh niệm mỗi ngày để áp dụng tam quy ngũ giới, thì giới luật chỉ để nghe qua tai này ra tai khác, rồi gió thoảng mây bay, chúng sanh như những người chăn bò, cow boy, chăn bò, nuôi bò, khắp các đồng cỏ mênh mông, năm này qua tháng nọ, rồi mình cũng trắng tay, rồi cũng phải trả bò về cho chủ, vì bò không phải của ta.
 
Cũng vậy, học pháp mà không áp dụng pháp cũng là ta đi đếm tiền cho thiên hạ ở ngân hàng, mà không là đếm tiền của ta.
 
Nói ứng dụng thì dễ, mà làm việc ứng dụng có lúc không phải dễ, không phải ai ai cũng làm được…
 
Khi xưa, thưa là, có một lần ông Bạch Cư Dị đã đến hỏi một thiền sư:
 
Căn bản của đạo phật là gì ? Xin ngài nói ngắn, gọn, rõ ràng cho con hiểu, con tu tập.
 
Tránh làm điều ác, nên làm điều lành, giữ tâm ý thanh tịnh.
 
Tưởng gì, chứ ba điều đó, đứa con nít 7, 8 tuổi cũng biết, cũng nói được.
 
Đúng, ba điều đó, ngay đứa con nít 7, 8 tuổi nó cũng nói được, kể chi người lớn. Nhưng nói thì dễ mà làm được rất khó. Ngay người lớn, có người đến 70, 80 tuổi cũng không hẳn đã nghĩ và làm tốt được ba điều đó.
 
Vậy làm sao để ứng dụng phật pháp, các thầy, các pháp môn đều nói có hai phần, phần I học giáo lý, kinh điển. Phần II áp dụng những điều đã học vào cuộc sống, là tri và hành. Tri và hành, luôn nương dựa vào chánh niệm là khi làm việc gì, phải chú tâm vào việc đó.
 
Khi đọc chú đại bi, ta biết ta đang niệm chú. Khi ăn cơm, biết là đang ăn cơm, khi cài, khóa bếp gas, ta biết là ta đang tắt bếp và khóa gas.
 
Khi lên thang, ta biết và chú ý ta đang lên cầu thang, nếu lúc đó mà nghĩ là: ô sáng nay, đi chợ tiêu tiền nhiều quá, thì coi chừng ta sẽ vấp té!
 
Nói dễ vậy, chứ tâm ý chúng ta hay đi lang thang lắm, bắt con trâu về chuồng cũng có lúc khó khăn lắm. Nhưng nếu muốn sống tốt thì phật tử phải cố gắng nương theo chánh niệm, không có con đường nào khác êm hơn.
 
Có một câu chuyện kể rằng, khi xa xưa, Như Lai và cả tăng đoàn đi hoàng pháp, các ngài trở về vào buổi chiều, đã muộn, phải tạm trú ở một bìa rừng nào đó, nhưng nơi đó lại không có nước uống, nên các ngài phải đi tiếp, đi tiếp tới một nơi, có một giòng suối trong veo… nhưng rồi bất chợt lại có mấy con ngựa phi qua suối, làm nước đục ngầu lên…
 
Tăng đoàn lại phải rời đi nữa, đi một đoạn đường xa, thấy mọi người thấm mệt, Như Lai bèn ra dấu, thôi nghỉ chân nơi đây, dù không tìm ra nguồn nước.
 


Rồi sau đó một lúc khá lâu, đã nghĩ mệt, Như Lai nói ngài A Nan trở lại giòng suối cũ mà lấy nước.
 
Họ ngần ngại vì lúc nãy đã thấy nước suối đục ngầu, dơ bẩn… nhưng khi họ tới suối, thì ngựa đã đi, và có những giòng nước mới đến thay đổi nước cũ, nước suối bây giờ trong veo mát mẻ không một gợn đục.
 
Ngài A Nan và các bạn đồng tu hân hoan mang nước suối về và đức phật đã nói rằng:
Giòng nước có bị khuấy đục, nhưng rồi lại trong xanh. Tâm ý chúng ta cũng y vậy, có lúc đục, có lúc trong. Nhưng ta phải làm sao cho sau khi đục lại trong veo trở lại! Khi tâm ý bị vẩn đục, có thể là bị giãi đãi, mệt mỏi rồi tức giận, Như Lai dậy bảo như thế, chúng ta phải nhận diện trạng thái đang vẩn đục đó, người từ bi chấp nhận: con người chúng sanh được phép giận dữ, nhưng khi hung dữ thì không nói, không quyết định gì cả.
 
Tốt nhứt là lúc đó, hành giả nên niệm phật, thí dụ: niệm một câu nào ta ưng ý nhứt: thí dụ: “Án Ma Ni Bát Di Hồng“.
 
Niệm phật để hạ nhiệt trong tâm, càng lâu, nhiệt càng giảm, tâm ý sẽ thay đổi… dịu lại.
 
Lúc đó, chúng sanh có thể phát một nguyện như phòng hộ, tránh khổ đau cho bản thân và cho người bên cạnh.
 
Chúng sanh hành giả cũng có thẻ áp dụng câu niệm phật khi tâm bất ổn để độ cho phiền giận vãng sanh, đi chỗ khác xa ; hành giả có thể và có quyền niệm vãng sanh ngay trong những tự niệm nho nhỏ, mà không bị bó buộc là đợi tới khi đối diện với chư phật, mới đọc lên lới sám nguyện văn chương toàn hảo. Vì hạnh phúc luôn cư ngụ nơi hiện tại, cũng là trong chánh niệm.
 
Khi một hành giả niệm phật, biết niệm phật để chế ngự tâm bất ổn, để thoát ra khỏi những điều bất an, là có thể đã sắp trở về với tâm ý thanh tịnh… thí dụ:
 
Khi bạn đọc “Án Ma Ni Bát Di Hồng“ người bên cạnh sẽ hỏi: câu đó có nghĩa gì? Một người sẽ diễn giải là, “ngọc sáng trong hoa sen“ một người khác lại bảo là, câu này ý nói:
“Người ở trong ta là ta ở trong người“…
 
Một đạo hữu khác sẽ phán rằng: “đó là một chú nguyện của bồ tát Quán Thế Âm“ cứ cảm nhận là đủ… không nên giải thích… cứ kéo dài suy luận là phiền giận giảm cơn.
 
Tiếp theo, thấy mình uống được ly nước mát hay ăn được bữa cơm ngon và sau cùng là uống một ly café nồng thơm đậm vị… khi con người được phòng hộ, được bảo vệ, sẽ cảm nhận hạnh phúc và nguyện cho tất cả mọi người xung quanh, mọi chúng sanh, đều được hạnh phúc như mình, họ đã tự tạo được nhiều năng lượng bình an.
 
Bây giờ thì hành giả có thể nói tịnh độ là đây, nếu nhận ra hạnh phúc: và địa ngục cũng có thể là ở đây, nếu không nhận ra niềm hạnh phúc. Trong một năm, trong một tháng, hay chỉ một ngày, trong 24 giờ, một hành giả có thể có cả ba trạng thái, lên nirvana, sống trong tịnh độ, hay rơi vào địa ngục là tùy tâm ý trong, đục của mình… hành giả nào cũng phải tự chọn cho mình một cách áp dụng phật pháp hợp cảnh hợp tình và luôn luôn đi đúng chánh niệm.
 
Thưa rằng, áp dụng được phật pháp vào đời sống hàng ngày, ngoài an ổn cho tự thân, hành giả còn làm được những điều lợi ích như sau:
là đã làm một điều cúng dường ý nghĩa nhứt đối với tam bảo, không có một pháp cúng dường nào cao quý bằng.
 
Là hành giả đã và đang trình bầy, bố thí cho mọi người xung quanh một bài pháp không lời, nhưng rất cảm động và dễ cảm thông hơn mọi bài pháp thí khác.
 
A Di Đà Phật
Mùa Vu Lan 2024
Chúc Thanh





Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.