logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/07/2024 lúc 10:43:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,064

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi nói đến âm nhạc, người ta thường liên tưởng đến khái niệm về “tâm hồn” hay “cảm xúc”. Khi nói đến giáo dục lại thường liên kết với “trí tuệ”. Một bên là nghệ thuật, một bên là tri thức. Một bên là những chàng nghệ sĩ, một bên là những nhà mô phạm.


Thực ra hai lĩnh vực này có nhiều khi đan lẫn, kết hợp với nhau. Âm nhạc là một ngành học với học vị lên tới tiến sĩ, không thua kém gì học bác sĩ, kỹ sư. Và khoa học đã chứng minh từ lâu rằng học âm nhạc góp phần phát triển khả năng trí tuệ toàn diện cho trẻ em.


Một thí dụ dễ hình dung cho giáo dục âm nhạc chính là giáo viên dạy nhạc trong các trường học. Tôi nhớ hồi xưa học lớp 6 ở trường trung học Petrus Ký Sài Gòn, ông thầy dạy nhạc là nhạc sĩ PMC khá nổi tiếng trong giới nhạc sĩ đương thời. Là người mê nhạc từ nhỏ, được học với nhạc sĩ PMC từng làm tôi rất hào hứng. Ấy thế mà trong suốt một năm học, đây lại là môn học chán nhất. Giờ học nhạc giống như giờ toán với kiến thức nốt tròn bằng hai nốt trắng, nốt trắng bằng hai nốt đen… Bài thi âm nhạc học kỳ hai là thi vẽ “cây thông âm nhạc”, với nốt tròn trên đỉnh và 64 nốt móc bốn ở dưới đáy. Điểm thi môn âm nhạc của tôi không cao, vì tôi vẽ khá tồi, kéo theo xếp hạng môn nhạc trong lớp chỉ ở mức trung bình! Những năm sau đó ở trung học, khi biết đàn guitar, tôi có dịp đàn cho các bạn nghe trong những đêm ngủ trong trường để trực đêm. Có thằng bạn còn hỏi: “Không ngờ mày dở môn âm nhạc, mà sao đàn nghe cũng được quá?!”


May sao cũng có được hình ảnh một ông thầy dạy nhạc dễ thương hơn nhiều qua phim ảnh. Sau 1975, cuốn phim trắng đen về cuộc đời của nhạc sĩ cổ điển Franz Schubert được chiếu ngoài rạp. Trong phim, ông thầy giáo tiểu học Schubert đang dạy học trò môn toán. Khi ông đang viết trên bảng phép tính chia 2/4, thì ông dừng lại suy nghĩ điều gì đó trong đầu khá lâu. Rồi bỗng dưng ông viết bảng tiếp, nhưng lần này thì 2/4 không phải là phép chia mà là nhịp 2/4 của một bài nhạc. Ông kẻ khuôn nhạc và viết nốt của một ca khúc lên bảng, rồi dạy cho học trò hát. Giờ học toán trở thành giờ dạy nhạc, cả thầy trò cùng hát say sưa. Khi ban giám hiệu biết được chuyện này, ông thầy giáo Schubert đương nhiên là mất việc. Chỉ có đám học trò là vui sướng, vì đã có được những giờ phút âm nhạc tuyệt vời và đầy ngẫu hứng.


Kể như vậy để thấy người truyền cảm hứng âm nhạc cho trẻ con chưa chắc đã là những ông thầy dạy âm nhạc. Trong trường hợp gia đình tôi, bố là người truyền tình yêu âm nhạc cho mọi thành viên trong gia đình của cả hai thế hệ. Ông là một nhà văn nhưng rất mê nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển. Là anh cả trong gia đình, một hôm bố tôi nói với bà nội rằng nên cho các em học nhạc, vì nhạc làm đẹp tâm hồn. Thế là bà nội, một phụ nữ làng quê ngoại thành Hà Nội, đã mua một chiếc đàn piano về để các con học. Hình ảnh cây đàn piano được kéo trên con đường làng, đặt vào trong căn nhà của ông bà nội gần cuối thôn thời bấy giờ là một hiện tượng!


Cũng tương tự như vậy, vài tháng sau ngày mất nước 1975, một số nhà giàu ở Sài Gòn muốn bán đàn piano vì sợ bị đánh tư sản. Bố tôi bàn với cô em ruột rằng đây là cơ hội hiếm có để mua một cây piano cho đám con cháu học. Thế là cô tôi đã quyết định lấy số tiền của hồi môn từ gia đình chồng để mua một cây piano, đặt nó ở nhà tôi, một căn nhà ở cuối hẻm lao động. Em gái tôi, con gái của cô nhờ vậy mà được cho đi học đàn; cả nhà từ đó được học nhạc “ké”. Bản thân tôi bắt đầu biết chơi nhạc từ đó, nhờ vào niềm tin “âm nhạc làm đẹp tâm hồn” của bố.


Ý tưởng “mua đàn piano” của bố tôi làm ảnh hưởng rất nhiều đến những người khác trong đại gia đình qua nhiều thế hệ. Ông chú tôi là một nhạc sĩ quân đội của chế độ cộng sản miền Bắc, học đến tiến sĩ về nhạc giao hưởng. Hiện nay ông được xem là một cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng, có thể so sánh với Phạm Duy trong nền âm nhạc Miền Nam. Nhiều người em họ của tôi ngoài Bắc đi học nhạc chuyên nghiệp, sống bằng những nghề có liên quan đến âm nhạc. Riêng gia đình bố tôi và bà cô cùng di cư vào Nam không có ai sống bằng nghề âm nhạc cả. Tất cả chỉ dừng lại ở mức “âm nhạc làm đẹp tâm hồn”. Con cháu thuộc thế hệ thứ ba của đại gia đình hầu hết đều được cho đi học thêm nhạc để giải trí, để làm phong phú thêm cuộc sống.





Trở lại với câu chuyện về “âm nhạc” và “giáo dục”, câu hỏi đặt ra là việc học nhạc không nhằm mục đích kiếm sống có lợi ích ra sao đối với một cá nhân? Trong thời buổi hiện nay việc nuôi dạy con cái khá đắt đỏ và bận rộn, liệu có cần thiết phải cho con cái học thêm nhạc sau những giờ bận bịu ở trường? Câu trả lời chắc chắn sẽ rất khác nhau tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình. Dưới đây là những chia sẻ cá nhân của một người kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, nhưng cả đời xem âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu.


Đầu tiên, việc có kiến thức về âm nhạc sẽ làm tăng khả năng cảm thụ âm nhạc. Một người dù không biết về nhạc lý, nhưng nghe một bản nhạc vẫn có cảm nhận riêng là “hay” hoặc “dở”, “thích” hoặc “không thích”.  Nhưng hỏi tại sao “hay” hoặc “dở” thì sẽ không biết tại sao. Thêm nữa, nếu không có kiến thức thì chỉ có thể nghe được một số loại nhạc nhất định. Thí dụ, có rất nhiều người yêu thích nhạc pop, nhưng tự nhận rằng mình “không đủ trình độ để thưởng thức nhạc cổ điển”. 


Khác với ca khúc, nhạc cổ điển không có lời. Những gì tác giả muốn diễn đạt chỉ thông qua thứ ngôn ngữ âm thanh thuần túy. Vì vậy nó đòi hỏi phải có một chút kiến thức, một ít trí tưởng tượng để thưởng thức. Khi biết rằng cấu tạo của một bản nhạc bao gồm giai điệu, hòa âm, tiết tấu, người nghe có thể bắt đầu đi vào thế giới âm nhạc cổ điển, khám phá những vẻ đẹp không cần ngôn ngữ để diễn tả. Lấy ví dụ như tấu khúc Sonate Ánh Trăng của Beethoven. Nhắm mắt lại, người nghe có thể tưởng tượng ra ánh trăng đang lung linh trên mặt hồ. Khi mặt hồ phẳng lặng, ánh trăng phản chiếu cũng trầm mặc. Khi mặt hồ gợn sóng, ánh trăng cũng chao đảo cùng những cơn sóng chập chùng. Người nghe cũng có thể cảm nhận được những cảm xúc lúc lắng đọng, lúc tuôn trào của tác giả theo những giai điệu tuyệt đẹp. Không phải tự nhiên mà tấu khúc này trở thành bất tử. Và nếu không có kiến thức về âm nhạc, người nghe sẽ khó có thể đón nhận được hết món quà tuyệt vời mà người nghệ sĩ đã dâng tặng cho đời. Nhiều người phải trả rất nhiều tiền để mua được cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn. Trong khi cảm nhận vẻ đẹp âm nhạc là niềm hạnh phúc dễ dàng có được mà không mất tiền mua.


Âm nhạc không chỉ mang lại cho con người cảm xúc, mà còn có khả năng ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ nhỏ, đem lại nhiều tác động tích cực cho tâm lý con người ở mọi lứa tuổi. Không phải tự nhiên mà âm nhạc có trong chương trình giáo dục tiểu học, trung học của nhiều quốc gia trên thế giới. Trên mạng internet có rất nhiều bài viết, nhiều nghiên cứu cho thấy âm nhạc như một công cụ để kết nối người với người, để cá nhân thể hiện chính mình, giúp giảm nhẹ những căng thẳng tâm lý… Âm nhạc làm tăng cảm nhận hạnh phúc, tạo sự tin tưởng giữa con người, giúp người ta dễ thương yêu nhau hơn. Hãy tưởng tượng một người đang yêu không có khả năng diễn tả cảm xúc của mình, bỗng dưng nghe một câu hát trong một tình khúc nói lên đúng tâm trạng của mình. Nghe sướng làm sao! Người đó sẽ muốn cảm ơn người nhạc sĩ không quen biết, và hiểu được sự đồng cảm giữa người với người qua âm nhạc.


Âm nhạc làm cho một người trở nên phong phú hơn, tốt đẹp hơn; có khả năng đưa con người đến gần nhau hơn. Như vậy khả năng âm nhạc làm cho xã hội thăng hoa là một điều hoàn toàn khả thi. Một xã hội có nhiều cá nhân có khả năng thưởng ngoạn âm nhạc cao ắt hẳn sẽ là một xã hội nhân văn hơn, với tinh thần hòa ái cao hơn. Trong bối cảnh Việt Nam trong nửa thế kỷ qua loay hoay chuyển từ “đấu tranh giai cấp” sang “làm giàu trên hết”, một xã hội nhân văn hơn là niềm mơ ước của nhiều người Việt.


Rồi cũng với âm nhạc, nhân loại mơ về một thế giới đại đồng với hoan khúc bất tử Hymne Ode A La Joie (Symphony No.9 – Beethoven). Âm nhạc là ngôn ngữ chung của mọi dân tộc. Nói chi đến thế giới cho to lớn, chỉ ở trong nước Mỹ thôi ngày nay người ta đang thù ghét, chia rẽ vì chính trị. Trong tình hình như vậy, bàn chuyện giáo dục âm nhạc để làm cho con người biết thương yêu nhau là một đề tài không bao giờ cũ.


Doãn Hưng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 2.264 giây.