logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/03/2025 lúc 10:58:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,429

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Có rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng giữ năm giới là đủ tốt rồi, không cần gì hơn. Thực tế là chưa đủ. Có rất nhiều người nghĩ rằng họ làm thiện, nói lời thiện, suy nghĩ thiện thế là đủ. Thực tế là chưa đủ. Có rất nhiều người nghĩ rằng họ bố thí rộng rãi, sống với tâm từ bi vô lượng là đủ. Thực tế là chưa đủ. Đức Phật nói rằng những người như thế vẫn chưa biết Chánh Pháp, bởi vì chưa có Chánh Kiến. Chánh kiến còn gọi là Chánh tri kiến, tức là thấy và biết chơn chánh.

Trong Kinh AN 4.116 Sutta, Đức Phật nói rằng những người trong thân, khẩu và ý đã từ bỏ điều ác và làm vô lượng điều thiện vẫn cần phải tu tập Chánh Kiến. Kinh AN 4.116 Sutta qua bản dịch của Thầy Minh Châu trích như sau, đã nhấn mạnh là phải có Chánh kiến:

"Trong bốn trường hợp, này các Tỷ-kheo, cần phải không phóng dật. Thế nào là bốn? Hãy từ bỏ thân làm ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thân làm lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ lời nói ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập lời nói lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ ý nghĩ ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập ý nghĩ lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ tà kiến, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập chánh kiến, và ở đây chớ có phóng dật."

Một điểm để chú ý, rằng đối với người tu được tâm viễn ly (ưa nơi u tịch, xa lìa các pháp thế gian), tu được tâm không còn sân gì nữa, và tu được tâm không còn hại gì tới bất kỳ sinh vật nào, vẫn còn chưa đủ, vì cần phải tu Chánh kiến nữa. Kinh AN 4.72 Sutta, qua bản dịch của Thầy Minh Châu, trích như sau:

"Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là bốn? Tầm viễn ly, tầm không sân, tầm không hại, chánh tri kiến. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc."

Một điểm căn bản cần nhớ rằng, không tin vào luật nhân quả là chưa có Chánh kiến. Tin vào luật nhân quả sẽ dẫn tới tin vào quả lành của bố thí, những nghi lễ thờ kính các bậc đáng thờ kính như cha, mẹ, các vị tăng và ni, và các bậc đã chứng quả giải thoát.

Kinh MN 110 Sutta qua bản dịch của Thầy Minh Châu viết, trích như sau về tà kiến và chánh kiến:

"Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh có tà kiến như sau: “Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có cha, không có mẹ, không có loại hóa sanh. Ở đời, không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh.
...[...]
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh có chánh kiến như bậc chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh có chánh kiến như sau: “Có bố thí, có lễ hy sinh, có tế tự, có quả dị thục các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, có loại hóa sanh. Ở đời có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh."

Bên cạnh Chánh kiến hữu lậu, Đức Phật cũng dạy về Chánh kiến vô lậu. Nơi đây, người tu phải nhìn vào thực tướng các pháp, để thấy rằng không thể chấp rằng các pháp là hiện hữu hay là không hiện hữu. Bài Kinh SA 301 Sutra ghi lại rằng sau khi Đức Phật dạy cách nhận ra Chánh kiến, ngài Tán-đà Ca-chiên-diên tức khắc chứng quả A La Hán. Kinh có sức chuyển hóa mãnh liệt này đây ghi toàn văn bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng như sau.

"Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại nhà khách trong rừng sâu, xóm Na-lê. Bấy giờ Tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên đi đến chỗ Phật, đảnh lễ, ngồi qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, như Ngài nói ‘Chánh kiến.’ Vậy thế nào là chánh kiến? Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn thi thiết chánh kiến?”

Phật bảo Tán-đà Ca-chiên-diên: “Thế gian có hai sở y, hoặc có hoặc không, bị xúc chạm bởi thủ. Do bị xúc chạm bởi thủ nên hoặc y có hoặc y không. Nếu không có chấp thủ này vốn là kết sử hệ lụy của tâm và cảnh; nếu không thủ, không trụ, không còn chấp ngã, thì khi khổ sanh là sanh, khổ diệt là diệt, đối với việc này không nghi, không hoặc, không do người khác mà tự biết; đó gọi là chánh kiến. Đó gọi là chánh kiến do Như Lai thi thiết. Vì sao? Thế gian tập khởi, bằng chánh trí mà quán sát như thật, thì thế gian này không phải là không. Thế gian diệt, bằng chánh trí mà thấy như thật, thế gian này không phải là có. Đó gọi là lìa hai bên, nói pháp theo Trung đạo. Nghĩa là, ‘Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi; tức là, duyên vô minh nên có hành,… cho đến, thuần một khối khổ lớn. Do vô minh diệt nên hành diệt,… cho đến, thuần một khối khổ lớn diệt.’”

Phật nói kinh này xong, Tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên nghe những gì Phật đã dạy, chẳng khởi các lậu, tâm được giải thoát, thành A-la-hán."

Trong nhóm Kinh Nhật Tụng của chư tăng ni khi Đức Phật còn sinh tiền, có nhiều kinh dạy về Chánh kiến. Cách nhìn về Chánh kiến này y hệt cách nhìn của Thiền Tông trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Kinh Kim Cang, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Lăng Nghiêm.

Nơi đây, chúng ta trích dẫn Kinh Snp 4.3 Sutta qua bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác, nói rằng con đường giải thoát là lìa bỏ tất cả các chấp kiến, lìa bỏ tất cả các lý thuyết, không còn thấy có giáo thuyết nào để tranh cãi nữa.
.
785
Không dễ vượt qua sự chấp kiến:
khi chọn một giáo thuyết xong, họ giữ chặt lấy
họ sẽ dựa vào ý kiến riêng đã có để
chấp nhận hay bác bỏ một giáo thuyết.
.
786
Với người đã thanh tịnh,
không định kiến nào khởi lên về bất cứ
những gì là có hay không có (về hữu hay phi hữu)
ở bất cứ nơi đâu trong thế giới này.
Đã xa lìa hư vọng và kiêu mạn, làm sao vị này
có thể dính mắc nữa. Họ sống không dính mắc.
.
787
Làm sao, và về những gì,
những kẻ dính vào tranh cãi về các giáo thuyết
có thể tranh cãi với người không dính mắc gì?
Không nắm giữ bất cứ gì, và không bác bỏ bất cứ gì
người ấy rũ bỏ bất kỳ cái nhìn nào nơi đây.
.
Tương tự, sau đây là trích lời Đức Phật dạy trong Kinh Snp 4.9 Sutta, qua bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác:
.
837
(Đức Phật nói)
Xem các giáo thuyết người ta nắm giữ,
ta không thuyết một pháp nào cho đời nắm giữ
Nhìn vào các quan điểm, ta không nắm giữ gì (vô sở trụ)
Khảo sát, ta nhìn thấy bình an nội tâm.
.... [] ...
839
(Đức Phật nói với Magandiya)
Ta nói rằng thanh tịnh không thể tới từ quan điểm,
học hỏi, kiến thức, giới luật, và nghi lễ tôn giáo;
cũng không thể tới từ thiếu vắng quan điểm,
học hỏi, kiến thức, giới luật, và nghi lễ tôn giáo.
Nhưng chỉ là khi buông xả hết, khi không nắm giữ gì hết,
thì sẽ bình an (không dựa vào đâu), không còn muốn sanh hữu nữa.
.
Tới đây, chúng ta có thể nhìn lại Thiền sử Việt Nam, sẽ nhìn thấy nhiều lời dạy về Chánh kiến vô lậu như thế. Thí dụ, "Hữu vô câu bất lập, nhật cảnh bổn đương bô" (Không dựng lập Có, không dựng lập Không, mặt trời trí tuệ sẽ lên cao). Hai câu này là từ một bài kệ của Thiền sư Tông Diễn (1640 – 1711) của Việt Nam.

Không chỉ trong Thiền Tông, truyền thống Phật Giáo VN từ xa xưa vẫn dùng Tâm Kinh Bát Nhã trong nhóm Kinh Nhật Tụng hàng ngày. Trong đó, là cái nhìn tương tự, rằng “Sắc chính là Không, và Không chính là Sắc…” Trong đó, Sắc chính là “cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được chạm xúc, cái được tư lường” (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) tất cả đều không gọi là Có hay Không, vì tất cả là thuận theo duyên khởi: khi tập khởi thì được nhận ra là Có, và khi biến diệt thì gọi là Không. Chỉ thái độ trung đạo như thế, mới không làm cho hành giả vướng vào bất kỳ kiến chấp nào. Và vì không vướng vào bất cứ gì, người tu sẽ đoạn tận được năm uẩn của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Và đó là giải thoát.

Nguyên Giác
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.