logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/04/2025 lúc 09:06:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,476

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia , rằng chuyện Thiền Tông bên ni và Tịnh Độ bên nớ, và những chuyện tương tự... khi người này nói rằng chỉ có họ đúng và người khác hẳn phải là sai. Ngay cả đôi khi bạn mở truyền hình ra xem, cũng bất ngờ khi thấy một vị sư hay một cư sĩ Phật tử nói những chuyện tương tự. Những tranh cãi hiện ra bất kể rằng họ cùng thờ Đức Phật, cùng công nhận các pháp ấn, cùng tu pháp Bát Chánh Đạo, nhưng một khác biệt nào đó đã được xem là lệch nghĩa. Dò lại kinh điển, chúng ta thấy rằng Đức Phật nói rằng người trí sẽ không thấy gì để tranh cãi nữa, vì tâm họ đã xa lìa cõi này.


Đức Phật nói trong kinh điển rằng cần phải hòa hợp. Truyền thống Phật giáo Việt Nam cũng tôn trọng sự dị biệt tông phái. Thực tế, thời Đức Phật không hề có chia tông, rẽ phái. Thực tế, thời Đức Phật cũng chưa hề có cái gì gọi là Đạo Phật hay Phật Giáo như chúng ta hiểu. Lúc đó, Đức Phật chỉ nói rằng cõi này là khổ, và đây là con đường thoát khổ. Thực tế, không nói tới chuyện các bậc trí tuệ, hay những vị thánh, chỉ cần tự nhìn vào tâm một người phàm như chúng ta, nhìn kỹ xem, rồi sẽ thấy trong tâm mình không hề có vết tích gì gọi là Nam Tông hay Bắc Tông, thậm chí trong cái tâm tự nhìn, tự quan sát này cũng không hề có cái gì gọi là để phải bấu víu, để tranh cãi với bất kỳ ai.


Trong một bản Kinh được Đức Phật khi còn sinh tiền chọn đưa vào trong nhóm Kinh Nhật Tụng để chư tăng tụng hàng ngày, có Kinh Sn 4.13 – Mahaviyuha Sutta (Đại Kinh về Tranh Cãi). Nơi đây, Đức Phật nói rằng người trí tuệ, khi đã xa lìa trần gian cõi này rồi, họ không thấy gì để cãi nhau nữa, vì tâm của họ hoàn toàn tịch lặng, không còn một kiến (cái thấy rằng thế này, hay thế kia) nào nữa. Trích đoạn bản dịch Nguyên Giác như sau:


912. Người trí xa lìa mọi ràng buộc với thế giới này. Khi tranh cãi khởi dậy, họ không về phía nào. Giữa những người dao động, người trí vẫn tịch lặng. Giữa những người nắm giữ các kiến, người trí không nắm giữ gì.

913. Rời bỏ nghiệp cũ, không tạo nghiệp mới, không theo tham dục, không dựng giáo thuyết, lìa các kiến thủ, không dính mắc với thế giới này, người trí tuệ cũng không tự thấy có lỗi gì.


Có một câu chuyện thường được nhắc tới trong Kinh Pháp Cú, nơi bài Kệ số 6, đó là về các Tỳ kheo Kosambi. Truyện kể rằng các Tỳ kheo ở Kosambi đã chia thành hai nhóm. Một nhóm theo bậc thầy về Luật và nhóm kia theo bậc thầy về Giáo pháp và họ thường tranh cãi nhau. Ngay cả Đức Phật cũng không thể ngăn họ tranh cãi; vì vậy, Ngài đã rời bỏ họ và dành thời gian trú ngụ trong mùa mưa, một mình tại Rừng Rakkhita gần rừng Palileyyaka. Ở đó, con voi Palileyya đã theo hầu hạ Đức Phật.


Các đệ tử tại gia ở Kosambi, khi biết lý do Đức Phật ra đi, đã từ chối cúng dường cho các Tỳ kheo còn lại. Điều này khiến họ nhận ra lỗi lầm của mình và đã hòa giải với nhau. Tuy nhiên, các đệ tử tại gia không đối xử với họ một cách tôn trọng như trước, cho đến khi họ thừa nhận lỗi lầm của mình với Đức Phật. Nhưng Đức Phật đã đi vắng và đang ở giữa mùa mưa; vì vậy các Tỳ kheo ở Kosambi đã trải qua mùa an cư trong đau khổ và khó khăn.


Vào cuối mùa an cư, Tôn giả Ananda và năm trăm Tỳ kheo đã đến gặp Đức Phật và chuyển lời nhắn từ Annathapindika và các đệ tử tại gia khác cầu xin Ngài quay trở lại. Đúng lúc đó, Đức Phật đã trở về tu viện Jetavana ở Savatthi. Các Tỳ kheo đã đi theo Ngài đến đó, quỳ xuống dưới chân Ngài và nhận lỗi của mình. Đức Phật đã khiển trách họ vì đã không vâng lời Ngài. Ngài bảo họ hãy nhớ rằng một ngày nào đó tất cả họ đều phải chết và do đó, họ phải ngừng cãi vã và không được hành động như thể họ sẽ không bao giờ chết. Sau đó, Đức Phật đã nói bằng bài kệ 6 trong Kinh Pháp Cú như sau:


Bài kệ 6: Những người chưa có trí tuệ không nhận ra rằng, "Chúng ta trên thế gian này đều phải chết" (và không nhận ra điều đó, họ tiếp tục tranh cãi). Bậc trí tuệ nhận ra điều đó và do đó, những cuộc tranh cãi của họ chấm dứt.


Khi bài Kệ số 6 của Kinh Pháp Cú đọc xong, tất cả các vị sư đều chứng được sơ quả.


Điều hay của chuyện này là, tất cả các vị sư (cũng như tất cả mọi người trên cõi đời này) đều đã từng có lúc học, nghe, biết và hiểu rằng, bất kỳ ai cũng phải chết. Nhưng khi Đức Phật đọc bài kệ này xong, 500 vị sứ đó liền chứng sơ quả. Đây là pháp Niệm Tử, tức là Niệm Cái Chết. Không có nghĩa là ngày mai chết hay tuần sau chết, cũng không phải sang năm chết. Khi họ chứng quả thánh như thế, nghĩa là có sự chuyển đổi sâu sắc ở thân và tâm, nghĩa là họ đã thoáng thấy Cái Chết ngay nơi thân tâm họ lúc đó. Đó cũng là cái chết của vô lượng nghiệp lực quá khứ. Chúng ta cũng có thể tập được: bất kỳ lúc nào nhớ tới, hãy nghĩ rằng thân tâm mình đang liên tục chết đi trên dòng sông vô thường. Lúc đó, bạn sẽ thấy rằng tất cả tranh cãi vô ích khi bạn đang chết như thế. Bởi vì, người chết thì không mở miệng được và cũng không bận tâm chuyện tranh cãi gì nữa.


Một số nơi khác trong Kinh Phật cũng ghi lời dạy cần tránh tranh cãi. Kinh DN 30, một kinh kể về đức tướng của Đức Phật và về thiện nghiệp của các tiền thân của ngài, khi còn là một vị Bồ Tát. Kinh DN 30 khá dài, có một đoạn nói về sự hoan hỷ trong hòa hợp. Bản dịch của Thầy Minh Châu trích như sau:

“Này các Tỷ-kheo, Như Lai trong bất cứ đời trước nào… trong kiếp làm Người... Ngài sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ đã hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, nói lời đưa đến hòa hợp. Do tác động, chất chứa, tích tụ, tăng thịnh của nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi thiện thú, Thiên giới, cõi đời này…”


Thực tế trong đời thường của chúng ta, giữa những trận mưa thông tin của Internet, không chắc gì chúng ta có thể làm dịu các cuộc tranh cãi. Nhưng ít nhất, chúng ta hẳn là cũng có thể bắt chước Đức Phật để bước lui vào góc rừng một thời gian.


Cũng có thể dùng các phương tiện khác nhau của các bộ phái dị biệt để tự mình an tâm mình. Đó cũng là một cách nhìn của truyền thống Phật giáo Việt Nam. Quan điểm này từng dược tổng hợp trong sách Nhị Khóa Hiệp Giải. Dĩ nhiên, mỗi người sẽ ứng dụng khác nhau. Cũng như trong một bữa tiệc, món ăn trên bàn thì rất nhiều, nhưng mỗi người sẽ chỉ tự chọn những gì thích hợp với mình để thọ dụng. Xa xưa hơn nữa, có lẽ Ngài Huyền Trang cũng chủ trương tùy nghi lựa chọn, khi ghi lại bản Bát Nhã Tâm Kinh đã đưa thêm câu thần chú “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha” vào, cho dù quý tôn túc diễn nghĩa rằng câu thần chú này có nghĩa là “Đã đi qua rồi, đã qua bờ bên kia, đã qua bờ bên kia rồi, hãy an vui.”


Trong bài viết nhan đề “Chân Tâm và Vọng Tâm” trên mạng Thư Viện Hoa Sen, Tỳ kheo Thích Thắng Giải viết: “Khi chúng ta đã thực tập chánh niệm, chánh định và chánh tuệ (hay chánh kiến) thuần thục thì không nên dừng lại ở thành tựu ấy. Bởi vì chánh niệm, chánh định và chánh tuệ (hay chánh kiến) này là hữu lậu – hữu vi thì ngay lúc này chúng ta hãy buông nhẹ chánh niệm và chánh định đang trụ nơi hơi thở, câu niệm Phật hoặc câu trì chú để trực tiếp nhận biết (trí) sự tập khởi của năm uẩn là sắc, cảm thọ, tri giác (tưởng), tâm hành (thiện và bất thiện) và nhận thức – bản chất của chúng là vô thường, khổ và vô ngã. Đó là chánh tuệ hay chánh kiến vô lậu – vô vi. Đây đích thực là tam pháp ấn mà ba đời chư Phật đã trao truyền.” (ngưng trích)


Trong đoạn văn trên, chúng ta nhận thấy có đủ các bản sắc của nhiều bộ phái. Đó là niệm Phật (hiểu là Tịnh Độ), trì chú (hiểu là Mật Tông), Thiền định và Thiền quán (hơi thở, nhận ra sự tập khởi của năm uẩn, nhận ra tâm hành, nhận ra ba pháp ấn vô thường, khổ, và vô ngã. Như thế, chúng ta có thể hình dung ra một người đang té sông, quơ tay gặp bất kỳ bè tre nào, bè gỗ nào, bè lá nào đều có thể tiện dụng một cách không phân biệt. Trong đoạn văn trên, có một chi tiết cho thấy căn cước của Thiền Tông Việt Nam: “...trực tiếp nhận biết (trí) sự tập khởi của năm uẩn là sắc, cảm thọ, tri giác (tưởng), tâm hành (thiện và bất thiện) và nhận thức.”


Tại sao phải trực tiếp nhận biết? Bởi vì phải không dựa vào lời, phải không dựa vào lý luận. Chư Tổ Việt Nam thường nói rằng: nghĩ ngợi là xa rồi. Khi bạn nhìn lên đám mây trôi, bạn trực tiếp nhận biết là đã xa lìa cả quá khứ (hình mây đã trôi), xa lìa tương lai (hình mây chưa tới), xa lìa hiện tại (vì tức khắc nó đã là hình mây quá khứ). Tương tự, khi bạn trực tiếp nhận biết khi nghe tiếng chim kêu, là bạn đã xa lìa âm thanh của quá khứ, xa lìa âm thanh của tương lai chưa tới và không chắc sẽ tới, xa lìa âm thanh hiện tại vì tức khắc nó đã là quá khứ. Trong cái “trực tiếp nhận biết” không hề có tham, sân, si khởi dậy, vì tất cả tham sân si là sản phẩm của quá khứ, của so đo, của níu kéo, của ưa hay ghét, của muốn hay không muốn...


Trong sách Định Nghiệp Trong Phật Giáo, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu viết trong Chương “15. Thiền Sư Liễu Quán, Chùa Thiền Tôn – Huế” về ngài Liễu Quán. Trích như sau:


“Năm Nhâm ngọ (1702) ngài [Liễu Quán] đến Long Sơn đầu sư với Tử Dung Hòa thượng (người sáng lập Ấn Tôn Từ Đàm hiện nay), một vị Hòa thượng có tiếng thông thái khéo dạy người niệm Phật tham Thiền của thời này. Trước khi chấp nhận ngài làm học trò, Hòa thượng Tử Dung đã thử nhiều lần và bắt ngài giải thích câu sau đây: "Muôn pháp quy về một, một về đâu? ". Ngài đã tìm kiếm 8, 9 năm không ra câu giải đáp và đã thất vọng.

Một hôm nhân đọc Truyền Đăng Lục, ngài gặp câu: "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ" (Chỉ vật truyền tâm, chỗ mà người ngoại cuộc không hiểu được), bỗng nhiên ngài thấy đã tìm ra câu giải đáp mà thầy mình đã đặt ra, nhưng vì đường sá xa cách, không thể đến trình chỗ ngộ với thầy ngay được. Năm Mậu tý (1708) ngài đến Long Sơn (Huế) để đệ trình kết quả với câu: "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ". Hòa thượng Tử Dung lại dạy câu: "Đứng ở mé bờ cao vút buông tay, tự mình chịu lấy, chết rồi sống lại, bấy giờ không ai có thể dối người" (Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương, tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc). Ngài vỗ tay cười lớn tiếng. Hòa thượng nói: "Không phải vậy đâu". Ngài liền đọc: "Xứng chùy nguyên thị thiết". (Cái dùi nguyên là sắt). Hòa thượng đáp: "Cũng không phải vậy đâu".

Hôm sau Hòa thượng lại tiếp tục thử ngài bằng câu: "Công án ngày qua chưa giải đáp xong, hãy nói lại xem?" Ngài liền đọc hai câu: Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi. Hòa thượng tán thán.” (ngưng trích)


Nơi đây, chúng ta chỉ ghi chú một phần thôi. Điều muốn nhấn mạnh rằng, tuy là Thiền Tông (bất lập văn tự, không dựng lập, dựa vào chữ viết, lời nói) nhưng đoạn văn trên cho thấy ngài Tử Dung dạy cả niệm Phật, tham Thiền. Niệm Phật đây có lẽ là Tịnh Độ. Tham Thiền đây hiển nhiên là Thiền Công Án. Nghĩa là, tất cả phương tiện đều là bè khả dụng, dù là bè gỗ, bè tre, bè lá.


Một điểm lý thú là, suốt 8 hay 9 năm chỉ chú tâm vào một câu hỏi, “Muôn pháp quy về một, một về đâu?” Câu này nằm sẵn trong kinh điển rồi, và Đức Phật đã nói trong nhiều kinh. Muôn pháp quy về một tâm. Kinh Pháp Cú ngay mấy bài kệ đầu đã nói thế. Còn nói một sẽ về đâu, mà nói là về đâu cũng sai, vì thực tướng các pháp là vắng lặng, không gọi là Có, và không gọi là Không. Khi nói chết rồi sống lại, chỉ có nghĩa là buông hết thân tâm, thấy tất cả ngũ uẩn (sắc thọ tưởng hành thức) đều là Không, là rỗng rang, là vô tự tánh.


Khi nói “chỉ vật truyền tâm” chỉ có nghĩa là, mượn vật để chỉ ra Tánh Biết. Như trường hợp, có vị tăng hỏi Động Sơn: “Phật là gì?” Động Sơn nói: “Ba cân gai trên vách”. Chỉ có nghĩa là, cái Biết nhận ra ba cân gai đang treo trên vách.


Có khi vị Thầy nói rõ ràng hơn, khi chỉ vật truyền tâm. Đó là khi ngài Nam Tuyền thấy Đặng Ẩn Phong tới, liền chỉ vào tịnh bình mà nói: “Tịnh bình là cảnh, ông không nên dính vào cảnh”. Nghĩa là, không nên dính vào cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được cảm thọ chạm xúc, được tư lường.


Thiền sư Trần Thái Tông có sách Công phu Khóa hư cử niêm tụng, sử dụng công án để dạy học trò. Bản dịch của Thầy Nhất Hạnh ghi công án thứ năm là, trích:


“Cử: Thế Tôn vừa bước lên pháp tọa, Văn Thù đánh khánh bạch: “Hãy lắng nghe pháp của Pháp Vương: Pháp của Pháp Vương là như thế”.

Niêm: Gẩy khúc Dương Xuân trên chỗ không có tơ đồng, ngàn đời sau âm thanh mãi còn bất tuyệt.” (ngưng trích)


Nghĩa là, Văn Thù chỉ vào tiếng khánh (chỉ vật) và bảo hãy lắng nghe (truyền tâm) để nhận ra Tánh Biết, nơi vốn thực xa lìa tất cả tham sân si, xa lìa cả quá khứ, vị lai, hiện tại. Khi nói “chỗ không có tơ đồng” chỉ muốn nói là đàn không dây, vì có dây hay không dây cũng không dính gì tới cái nhận biết trực tiếp này của nghe. Và nơi đó, âm thanh “mãi còn bất tuyệt” vì Cái Biết không biến mất sau khi âm thanh biến mất. Thiền Tông là tu nơi như thế.

Và trong cái Biết của tâm xa lìa tham sân si này, vốn không hề có bộ phái. Gọi là Thiền Tông cũng là tạm gọi thôi. Thì lấy gì mà tranh cãi.

Nguyên Giác
________________
THAM KHẢO:

-- Kinh Sn 4.13: Anh dịch: https://suttacentral.net/snp4.13/en/mills

Việt dịch: https://thuvienhoasen.or...ta-dai-kinh-ve-tranh-cai

-- Kinh Pháp Cú, bài Kệ 06:

https://www.tipitaka.net.../verseload.php?verse=006

-- Kinh DN 30, Thầy Minh Châu dịch:

https://suttacentral.net/dn30/vi/minh_chau

-- Thích Thắng Giải. Chân Tâm và Vọng Tâm:

https://thuvienhoasen.or...923/chan-tam-va-vong-tam

-- Thích Thiện Siêu. Định Nghiệp trong Phật giáo. Chương 15: Thiền sư Liễu Quán:

https://thuvienhoasen.or...-quan-chua-thien-ton-hue

-- Thích Nhất Hạnh. Bốn Mươi Ba Công Án Của Trần Thái Tông:

https://thuvienhoasen.or...ng-an-cua-tran-thai-tong
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.262 giây.