logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/05/2025 lúc 12:26:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,486

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
(Lời dịch giả: Bài này của ngài Trúc Lâm Mật Nguyện, được suy đoán là của cố Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911-1972). Bài này in trên Viên Âm Nguyệt San số 11, ấn bản tháng 10/1934. Bài này được scan lại và dịch ra tiếng Anh để làm tài liệu cho những người nghiên cứu về Phật học đầu thế kỷ 20.  
Sau đây là sơ lược tiểu sử của Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911-1972). Thế danh là Trần Quốc Lộc, pháp danh Tâm Như, pháp hiệu Thích Mật Nguyện, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 43. Sinh ngày 19-8-1911 tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, thành tín Phật giáo. Năm 1926 (15 tuổi) Ngài phát tâm xuất gia, thọ giới với Hòa thượng Giác Tiên ở chùa Trúc Lâm – Thừa Thiên. Ngài đã được Bổn sư chính thức làm lễ thế độ thọ Sa Di giới lúc 18 tuổi (1929), pháp danh là Tâm Như. Ngài tốt nghiệp cấp Trung học Phật giáo tại trường Sơn môn Phật học Tây Thiên. Năm 1937 (26 tuổi) Ngài được Bổn sư cho vào Bình Định thọ giới Tỳ Kheo tại Đại giới đàn Tịnh Lâm và ở lại theo học cấp Đại học Phật giáo với Hòa thượng Phước Huệ tại chùa Thập Tháp. Khi còn tu học ở Huế, vào năm 1932, Hội An Nam Phật Học thành lập tại chùa Trúc Lâm, Ngài được cử làm giảng sư của hội. Năm 1935, Ngài được Bổn sư phú pháp một bài kệ như sau:
Tâm như Pháp giới như
Vô sanh hạnh đẳng từ
Nhược năng như thị giải
Niệm niệm chứng vô dư.
 
Tạm dịch nghĩa: Khi tâm sống được như thị, sẽ thấy pháp giới như thị, sẽ sống được hạnh vô sanh, bình đẳng từ bi. Nếu như thế mà tương ưng, thì bất kỳ niệm nào cũng là Niết bàn.
Bên cạnh nhiều chức vụ và công việc của giáo hội, ngài Mật Nguyện dịch nhiều kinh, và viết bài đăng trên các nguyệt san tạp chí Phật giáo xuất bản tại Huế như Viên Âm, Giác Ngộ, Liên Hoa v.v… Ngài viên tịch ngày 18-8-1972, hưởng thọ 62 tuổi đời, với 40 tuổi hạ. Với tự ghi tên là tác giả Trúc Lâm Mật Nguyện, có lẽ ngài có tâm nguyện muốn hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm. Ngài từng học với những vị cao tăng như ngài Giác Tiên, ngài Phước Huệ đều là những vị có Thièn phong cao tột. Như bài kệ trên của ngài Giác Tiên, hay ngài Phước Huệ nổi tiếng với bài thơ nói rằng ngài đã quên hết 84.000 kinh sách và chỉ còn nhớ trên đầu một chữ Như. Bài sau đây của ngài Mật Nguyện nói về chỗ cốt tủy của Niệm Phật trong Tịnh Độ Tông.)
 
.... o ....
 
 Chỗ chơn thật của Phật-Học
  
(Bài giảng hôm mồng một tháng mưới năm Bảo-Đại thứ chín, (7 Novembre 1934) tại Phật-Học-Hội, chùa Từ-Quang Huế.)
 
NAM MÔ A-DI ĐÀ PHẬT
Kỳ trước chúng tôi đã giảng «Vì sao phải học Phật», đã chỉ lối tu bố-thi để trừ lòng tham ái của chúng sanh và chứng đức từ bi của Phật. Vậy nên hôm nay chúng tôi xin nói về «Chỗ chơn thật của Phật-học”.
 
Thưa các ngài đã nói là học, thời học điều gì cũng vậy mục-đích cốt để phá những cái u ám lờ mờ, đến chỗ chơn thật. Nếu không nhận được chỗ chơn thật thì học bao nhiêu cũng chỉ là cái máy truyền thanh, chở không khi nào hiểu biết một cách rõ ràng những lý nghĩa của mình đã học.
Người đi đường cần phải biết phương hướng, người đi học cần phải biết chỗ sở do, nếu nhắm mắt làm cần thời khó lòng được kết quả viên mãn.
Phật pháp vẫn ra ngoài các tướng thế gian, nhưng lối học của Phật pháp cũng không khác gì lối học của thế gian, nghĩa là phải nhận thấy chỗ chơn thật đặng về sau đi đến chỗ chơn-thật không còn lầm, đường lạc nẻo nữa.
 
Ý nghĩa hai chữ «Chơn-thật», mỗi người hiểu mỗi cách; nhưng xét ra cho kỹ, nếu không có cái tánh trùm khắp mọi nơi, hằng thường không thay đổi, thời chơn-thật chỗ này lại không chơn thật chỗ khác, chơn-thật lúc này lại không chơn-thật lúc khác, biết nương vào đâu mà chắc là chơn-thật.
Vậy cái chơn-thật cần phải có tánh trùm khắp mọi nơi, khắp cả muôn sự muôn vật, không vì người vì cảnh mà có sai khác; không sai khác cho đến nỗi vật nào cũng chơn-thật, thế giới nào cũng chơn-thật. duy một cái chơn thật trùm khắp cả mười phương. không mắc hạn-lượng không-gian thì mới thiệt là chơn-thật.
Cái chơn thật lại phải có tánh hằng thường không thay đổi. Những cái nay thế này, mai thế khác đều không phải là chơn thật. Chơn-thật thời phải xưa nay như một, dầu biết hay không biết, dầu thời giờ đổi thay cách nào, chơn-thật cũng vẫn là chơn- thật không mắc vào hạn lượng thời gian, thời mới thiệt là chơn thật.
Xét như vậy thời biết, những sự vật có thay có đỗi, có thêm có bớt, có còn có mất, có thị có phi, đều chưa phải là chơn-thật. Nếu thật là chơn thật, thời dầu cho người có cầu có học, chơn-thật cũng không thêm. người không cầu không học chơn-thật cũng không bớt, duy một tánh trùm khắp mọi nơi hằng thường không thay đổi, mới là chơn thật.
Tánh cách của cái chơn-thật đã định rồi, chúng tôi xin cùng các ngài nghiên cứu và phê bình những sự lý mà người đời thường cho là chơn-thật. Sự lý ấy có thể chia làm bốn bộ phận là:
 
1) Chơn-thật theo thường-thức của mỗi loài,
2) Chơn-thật theo học-vấn thế gian,
3) Chơn-thật của các bậc Thánh đã được Trí Giải thoát,
4) Chơn-thật của Phật đã chứng được Trí Chánh biến-tri.
  
1. – Chơn-thật theo thường thức của mỗi loài. Căn lánh của chúng sanh không đồng nhau, loài nào có thường thức của loài ấy, rồi lấy chỗ thường thức, chỗ biết của mỗi loài đó làm chơn-thật. Chơn thật theo thường thức có hai nghĩa :
Một là chơn-thật của loài chúng sanh khác, tức như mỗi loài động vật có chỗ hay chỗ biết của mỗi loài.
Hai là chơn-thật của loài người, tức là những sự lý mà ai cũng biết, đều công nhận. Chơn thật của người lại có bởi nghĩa:
a) Chơn-thật theo hiện-giác. – Trong thế gian không cử người nào, hễ có tai tỏ mắt sáng, thời người thấy cái đó mình cũng thấy cái đó, người nghe cái này mình cũng nghe cái này, không ai dạy ai mà đã định có cái biết như nhau. Đại-loại như như đứa con nít, đứa nào sanh ra cũng biết uống sữa, cái biết uống sữa của nó không ai dạy bảo, mà sanh ra tức thời nó biết uống liền. Cái chi mà loài người đồng thấy đồng nghe, đồng một cái biết như nhau, không cần phải có ai bảo trước, là cái chơn-thiệt theo hiện giác của loài người.
b) Chơn-thật của phong tục –Không cứ một lý tưởng hay một việc gì mà trong một nơi người người đều công nhận tức là phong tục của nơi ấy. Nước có phong- tục của nước, làng có phong tục của làng, nhà có phong tục của nhà, những cái thói quen tiêm nhiễm đã lâu đời, thành như cái nề nếp không bỏ đặng, ấy là chơn- thật của phong-tục.
Những cái chơn-thật theo thường thức đại khái như vậy, nhưng đối với ý nghĩa Phật-giáo thời không khác gì người đương ở trong giấc chiêm bao trở lại cho cái chiêm bao giả dối kia là chơn-thật. Thường thức là do tâm vọng-tưởng của loài người tạo ra; nếu cho thường thức theo vọng-tưởng là chơn-thật, thì có khác gì cho sự thấy nghe hay biết trong chiêm bao là thiệt có. Đến khi tỉnh dậy mới rõ đó là chiêm-bao, là không chơn-thật.
 
2.– Chơn thật theo học vấn thế-gian. – Cái chơn thật theo học vấn là nhờ sự tra xét nghiên cứu chắc chắn mà biết được, so với thường thức thời đã có phần hơn nhiều. Thường-thức chỉ y theo những sự thấy nghe sẵn có, tập thành thói quen, rồi tợ hồ thành ra chơi thật mà thôi. Đại loại như người xưa thấy mặt trời xoay xung quanh trái đất, mặt trời nhỏ, trái đất lớn, rồi nghĩ thế là chơn thật; mà ngày nay nhờ học vấn nên biết rằng mặt trời lớn hơn trái đất, trái đất xoay xung quanh mặt trời: Học vấn thường đánh đô những cái chơn thật của thưởng thức. Học vấn trong đời vẫn nhiều, nhưng xin kề qua vài món để tiện phê bình nghiên cứu:
a) Chơn-thật của khoa học. - Khoa học chuyên về mặt thiết-thiệt kinh nghiệm theo những món cảm giác của loài người và cho những hiệu-quả chắc chắn đã tạo- thành là chơn thật.
b) Chơn-thật của triết-học.– Triết học chuyên về mặt tra xét tánh tình của nhơn-loại và nhận chỗ tra xét xác đáng làm chơn thật.
c) Chơn-thật của thần giáo.– Thần giáo thì cho rằng ra ngoài phạm vi của muôn vật, riêng có một đấng đại thần; đăng thần ấy chủ cả muôn vật. Đại thần là chơn-thật, chỗ biết của đại thần cũng chơn thật, lời dạy của đại thần cũng chơn thật, mà duy sự tín ngưỡng đối với đại thần mới là chơn-thật.
d) Chơn-thật của tâm-giáo. – Tâm-giáo thì chuyện về sự tu dưỡng tâm lánh, như các phái Du-Dà ở Ấn Độ cùng lối tu tâm dưỡng tánh của đạo Lão, đạo Nho ở Tàu. Tam giáo nhận cái chơn thật ở trong tâm, không nhận cái chơn thật ở ngoài muôn vật như thần giáo.
Bốn nghĩa đây tuy cho rằng chơn-thật, nhưng đối với Phật giáo, thời cũng như người ở trong chiêm-bao mới có chút tỉnh-ngộ vì đã biết thường-thức là giả dối, nhưng cũng còn trong thanh mộng, chưa khỏi chiêm bao; tuy hình như tỉnh, nhưng tỉnh là tỉnh trong chiêm-bao, chớ không phải thiệt tỉnh..
 
3°. – Chơn-thật của các bậc thánh nhân đã được Trí Giải-thoát. — Thánh là đối với phàm mà nói, chúng sanh chưa ra khỏi sanh tử gọi là phàm, các bậc đã ra khỏi sanh tử gọi là thánh. Thánh mà Bi rằng có Tri Giải thoát là vì đã dứt sạch bao nhiêu phiền não sanh tử, không còn chịu luân hồi như chúng sanh nữa. Tri giải thoát ấy do nơi sự dứt trừ phiền não mà đặng, nên người phàm không làm sao hiểu nổi trí ấy, cho đến các người học hành luyện tập theo phép thế gian cũng khó bề cùng tột, vì chưa có trí dứt trừ phiền não, chưa ra khỏi luân hồi.
Các bậc thánh được Tri Giải-thoát ấy, tức là Thanh văn, Duyên-giác và Bồ Tát. Ba bậc này đối đãi với nhau tuy có bậc cao bậc thấp, nhưng về chỗ tu chứng chắc chắn ra khỏi luân-hồi thì thế gian không thể đem cái gì mà so sánh được nữa.
Thanh văn nghĩa là nhờ nghe Phật nói bốn phép tứ-đế: khổ, tập, diệt, đạo; hiểu biết một cách rõ ràng chắc chắn, dứt trừ những khổ sanh tử, đặng trí giải thoát, chứng được chỗ chơn-thật của pháp tứ-đế, ấy là chơn-thật của bậc Thanh văn.
Duyên-giác hay là Độc-giác, nghĩa là ra đời nhằm lúc không có Phật, tự sức mình quán mười hai phép nhơn- duyên, biết rõ nghiệp là gốc luân-hồi và chứng đặng pháp hoàn-diệt chơn-thật. Không nhơn lời nói của Phật dạy mà tự dứt trừ các khổ phiền não sanh tử, chứng đặng chỗ chơn-thật của trí giải-thoát, ấy là chơn thật của bậc Duyên-giác.
Bồ-Tát là những bậc tu chứng Phật-đạo, nghĩa là tu chứng cái quả tự giác, giác tha, giác hạnh viên-mãn. Nhưng Bồ Tát thì hạnh tự giác đã đủ mà hạnh giác tha chưa viên, sở dĩ còn gọi là phần chứng-giác, nghĩa là chưa chứng được quả Phật hoàn toàn.
Chơn-thật của ba bậc đây thì thiệt là chơn thật, nhưng đối với Phật thì cũng như cái mê trong ngô, chưa hẳn là chơn thật. Bởi vì Thanh văn Duyên-giác xét biết nguyên-nhơn luân-hồi của chúng sanh do nơi ngã chấp.
 
Có ngã chấp mới gây ra nghiệp nọ nghiệp kia, chịu những đều tai hại khổ sở. Chỗ sở-nhơn của sự khổ là sự mê- lầm chấp trước, nên muốn khỏi khổ tất phải tu giới, định. huệ để đối phó với sự mê lầm chấp-trước. Bệnh mê chấp một phen đã trừ thời không còn có nhơn khổ nữa; nhơn không có, thời quả đâu còn, khổ nhơn khổ quả không còn thời hết chịu luân hồi sanh tử. Nhưng bậc nhị-thưa, chướng phiền-não tuy hết mà chướng sở tri vẫn còn, cho nên còn có một phần mê. Bồ-Tát tuy chướng sở tri đã hết, nhưng giác hạnh chưa viên mãn như Phật, nên chưa gọi là toàn-giác.
 
4.-Chơn-thật của Phật đã chứng được Trí Chánh- biến-tri. – Phật là bậc giác ngộ, giác ngộ cùng tột tất cả các pháp nên hoàn toàn tự tại giải thoát. Duy có Phật là chứng được chỗ chơn-thật chắc chắn, nghĩa là chơn-thật của thường thức làm sao thời Phật chứng rõ làm vậy, cho đến các pháp thế-gian, các pháp xuất thế-gian, cùng tâm niệm của chúng sanh đầu số vụn vằn đến đâu, Phật đều biết rõ chơn-thật. Chỗ hiểu biết của Phật thời phàm phu, nhị-thừa không thể tưởng đến được, vì chưa có trí chánh biến tri, cái biết trùm khắp cả muôn sự muôn vật. Phật đặng trí chánh biến-tri rồi nên được cái biết rộng khắp, cái biết hằng thường chơn-thật. Người học Phật nên biết cái chơn-thật ấy và gắng sức nhận cái chơn thật ấy nơi mình và thiệt chứng như cái chơn thật.
Nhưng muốn chứng đặng cái chơn-thật của Phật thì phải y như Giáo-lý của Phật mà tu hành, đặng chứng cái chơn-thật nơi mình và suy rộng ra lần cho tới chỗ viên mãn. Tới chỗ viên mãn rồi thời cùng với Phật không khác, cho nền kinh Niết Bàn nói rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật-tánh.”
Trí chánh-biến-tri của Phật rất hoàn toàn chỗ hiểu, chỗ biết rất viên-mãn, không có mấy chi là không biết; tức như tâm niệm mới mống lên, Phật liền biết một cách viên mãn; cảnh giới ấy các bậc Bồ-Tát còn chứa biết đặng huống chi người phàm.
Từ trước đến đây, chỗ chân thật nầy mới thiệt là chân thật, chắc thật làm sao, mà không thời gian, không không gian, trùm khắp cõi thái hư, hằng thường không thay đổi. Mà cái chân thật ấy chúng ta phải quyết nhận là có, vì đã có Phật chứng cái chân thật ấy rõ ràng. Đã quyết nhận có rồi thời phải học, phải cầu cho tới chỗ chân thật, cho tới khi chứng đặng chỗ chân thật ấy. Vì lẽ cầu yếu như vậy mà chúng ta phải học Phật.
Nói tóm lại, chân thật của thường thức và học vấn trước kia là chỗ hiểu biết giả dối lầm lạc của tâm vọng-tưởng, chứ không phải là chân thật. Cái chân thật của các bậc Thanh Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát và Phật mới là chân thật, vì các bậc ấy y như cái tánh chắc-thật chắc chắn mà tu chứng. Như muốn nói thêm ra nữa, thời Thanh- văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát cũng còn chưa ra ngoài hạng lượng, nên chưa phải chân thật, duy hữu cái chân- thật của Phật mới thiệt là toàn giác, toàn chơn, thông suốt không ngăn ngại, vậy nên chỉ có cái chân thật thứ tư mới thiệt là chân thật, chân thật một cách rất rảo vien-nân. Chỗ chân thật ấy là chỗ sở do của sự học chúng ta đó vậy. Chúng ta học Phật không phải yêu cầu chi khác, chính là cầu cho đạt đến mục đích cần yếu ấy của sự học Phật đó mà thôi.
 
Sau đây tôi xin nối về đường lối đi đến chỗ chân- thật. Chúng ta đã nhận có chân thật, tất phái tu học để chứng ngộ cái chân-thật, mà đường nẻo của sự tu chứng có hai: một là cứ nơi thưởng thức, hoặc là cứ nơi học-thuật trong đời, mà y theo Phật-giáo thực nghiệm tu tập cho tới chỗ chân thật của Phật; hai là nương theo lý trí của phật mà cầu cho tới chỗ chân thật.
Nói về phương pháp thực nghiệm thời không ngoài sáu pháp Ba la mật là bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thuyền định, trí huệ. Lấy bố thí mà, độ lòng xan tham, lấy trì giới mà độ sự hủy phạm, lấy tinh tấn mà độ sự lưới biếng, lấy nhẫn nhục mà đổ sự giận dữ, lấy thuyền định mà độ sự tán loạn, lấy trí huệ mà độ sự ngu si, độ cho đến bờ bên kia, đến bờ chân thật, đến khi thân tâm đều được ở trên bờ chân thật, tức là giải thoát.
Đường lối tu hành thực nghiệm đại lược như vậy, nhưng đó là con đường nhọc nhằn khó khăn, nếu không phải người có trí huệ lớn lao thời không khỏi sa hầm sụp hố. Bởi vậy Phật mới dạy cho phép niệm “Nam-mô A Di Đà Phật» để chúng sanh nương theo lý trí của Phật mà tu hành cho mau thành chánh quả.
 
Thưa các ngài, chân thật trùm khắp thái hư hằng thường không thay đổi, tức là không có hạng lượng, mà chữ “A” nghĩa là «Vô», chữ «Di Đà” nghĩa là «lượng», hiệp lại là «vô lượng", vô lượng tức là không có hạng lượng, thời A Di Đà là chân thật rồi còn tìm đâu xa nữa. Huống Phật đủ muôn hạnh muôn đức nên gọi là vô lượng. Vô lượng thời chi cũng vô lượng: vô lượng thọ, vô lượng quang, vô lượng trí huệ, vô lượng thần thông, vô lượng điệu dụng, thảy thảy đều vô lượng. Vậy niệm đức Phật A Di Đà tức là niệm cải hằng thường không thay đổi, là niệm cái tánh trùm khắp cả pháp giới, là niệm cái chân thật. Chân thật là tự tánh của chúng là, tự tánh chúng ta là Phật tánh; niệm Di Đà tức là niệm Phật tánh, niệm Phật tánh tức là niệm Di Đà, mà niệm Di Đà cũng tức là niệm cái chân thật đó vậy.
Vậy nếu các ngài học Phật, nghĩa là có chí cầu đến chỗ chân thật như Phật, hằng ngày cần phải niệm Phật... Niệm Phật đúng phép thì không khi nào không thiệt hành sáu pháp Ba-la-mật, không khi nào rời tâm tri đại thừa; có tâm-tri đại thừa thì về sau mới được thành Phật. Nhưng có niệm Phật thời có phần dễ tu sáu pháp Ba-la-mật và mau thành Thánh quả.
Trong Phật-thuyết A-Di-Đà kinh, Phật Thích-Ca có dạy phải niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng. Phật, pháp, tăng là một, nên chẳng những niệm hiệu Phật, niệm trí huệ công đức của Phật là niệm Phật, mà học kinh, thuyết pháp, giữ giới luật, tu lục độ, cho đến chỉnh đốn tăng giá, hộ trì chánh giáo cũng đều là niệm Phật cả.
Hằng ngày niệm Phật như vậy, đời đời kiếp kiếp niệm Phật như vậy, đến khi công hạnh viên mãn thời mới chứng được chỗ chân thật tuyệt đối của Phật-học.

Nam-mô A-Di-Đà Phật

TRÚC-LÂM Mật-Nguyện
Nguyên Giác dịch
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.124 giây.