logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 19/09/2013 lúc 09:31:20(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

VRNs (20.09.2013) – Washington DC, USA – Tuần lễ này, ngày 18 tháng 09 năm 2013, kỷ niệm tròn một năm ngày Mẹ tôi lìa đời sau 97 năm nổi trôi với cuộc sống. Cuộc đời Bà đã để lại cho gia đình chúng tôi nhiều chuyện rất đáng nhớ nhưng có lẽ những sự kiện xẩy ra quanh cây Chanh bà trồng cách nay trên 20 năm và chuyện con Bướm xuất hiện bên con cháu có nhiều điều bí ẩn khó hiểu nhất.

Trước hết tôi muốn nói về chuyện cây Chanh. Mục đích muốn trồng cây Chanh của Mẹ tôi là làm sao để bà có lá Chanh ăn với món thịt gà luộc và gà kho.

Tôi đã khuyên Bà không nên trồng vì cây Chanh không thể sống ở vùng đất lạnh có Tuyết như vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhưng Bà vẫn làm theo ý bằng cách bổ qủa Chanh mua ở siêu thị lấy ra 4 hột to nhất trồng vào một cái chậu với đất vườn.

Cả nhà không ai để ý đến cái chậu để ở góc vườn cho đến khi thấy 2 cây chanh con mọc lên.

Bà vui như tết nói với tôi: “ Bố mày thấy không, cứ nói là không được. Để tao ương nó to lên lấy lá mà ăn.”

Chẳng mấy lúc, 2 cây lớn nhanh như thổi. Bà nâng niu chúng như chính các cháu của bà. Ít lâu sau, bà chia cho ông anh nhà tôi 1 cây và giữ lại cây lớn hơn.

Một vài năm sau, tuy cây đã cao lớn và đã cho lá để gia đình ăn với thịt gà nhưng tuyệt nhiên không ra qủa, dù vẫn trổ bông thơm phức vào mỗi cuối mùa Xuân. Trong khi đó thì cây Chanh của ông anh nhà tôi lại ra cả chục trái xum xoe, có qủa to bằng vụm tay trẻ lên 10 !

Năm này qua năm khác, mặc cho Bà băn khoăn và cả nhà thắc mắc, cây Chanh của Mẹ tôi vẫn không ra trái dù đã được tôi chăm bón đầy đủ.

Nhà tôi bảo :”Có lẽ cây này là cây Chanh đực nên mới không có qủa.”

Tôi cho là chuyện vô lý vì chưa bao giờ tôi nghe thấy ai nói có cây Chanh đực hay Chánh cái cả.

Nhưng tôi biết Mẹ tôi không mấy vui sau mỗi mùa Chanh trổ bông khi bà đi chung quanh quan sát từng cành để xem có cái nụ nào đậu qủa không !

Khách đến nhà ai cũng trầm trồ khen cây Chanh tươi tốt và hiếm có này. Đa số trước khi ra về đều được Mẹ tôi biếu cho nắm lá về ăn với thịt gà nên có nhiều người lâu lâu lại đến xin một lần.

Ngày qua ngày, chuyện “cây Chanh nhà bà Cụ Đãi chỉ có lá mà không có qủa” lan đến tai nhiều người khiến họ kháo với nhau “muốn có lá Chánh ăn thịt Gà thì đến nhà bà cụ Đãi mà xin” !

Cứ mỗi lần có khách đến “thăm cây Chanh”, Mẹ tôi phải đích thân hái từng lá cho họ vì bà sợ “không biết hái sẽ động đến thân nó” ! Mỗi lần như thế chuyện “khôn lớn” của cây Chanh lại được Mẹ tôi kể để cuối cùng, cả chủ lẫn khách đếu lắc đầu thắc mắc “tại sao lại không có qủa” bà nhỉ ?

PHÉP LẠ MỘT QỦA

Thế rồi đúng 10 năm sau ngày trồng, cây Chanh của Mẹ tôi ra được 1 qủa trong số hàng trăm bông trắng xóa thơm phức. Từ đấy Mẹ tôi canh giữ cây Chanh nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Chuyện đầu tiên là Bà “cấm chỉ không được ai đụng vào nó và cũng không được hái lá” ăn thịt gà !

Việc chăm sóc cây Chanh và qủa Chanh từ đấy đối với Mẹ tôi còn hơn việc nhà. Hàng ngày, ít nhất là 2 lần bà ra vườn ngắm nghiá qủa chanh.

Đến cuối mùa Thu trời lạnh như hàng năm, tôi phải “rinh” nó vào trong nhà cho Bà để nó không khô héo tàn tụy. Và ban đêm vào mùa Đông thì phải chong đèn bóng đặc biệt dành cho cây cảnh để chỉ vừa độ ấm cho cây không chết !

Đến cuối tháng 5, khi tiết trời đứng ở 60 độ thì tôi lại phải “rinh” nó trở ra ngòai sân cho nó hưởng ánh mặt trời rồi mỗi 2 năm phải thay đất và tỉa rễ gìa một lần để cho cây có sức sống mới.

Qủa Chanh thứ nhất chỉ được Mẹ tôi cho bẻ xuống khi bà thầy nó “đã gìa” không còn sức ở lại với cây nữa. Qủa này “được sống” ít nhất là 3 tuần lễ, sau khi Mẹ tôi thấy vỏ nó đã nhăn nheo. Nhưng khi cắt nó lấy nước chính tôi cũng ngần ngừ dù biết để lâu nó sẽ chết héo.

Khi tôi chạm lưỡi dao vào qủa Chanh thì mọi con mắt trong bàn ăn đều chăm chú theo dõi như muốn bảo tôi dừng lại. Nước qủa Chanh sau đó đã được chia đếu cho mỗi người ít giọt nếm thử như một cuộc chia gia tài !

Mẹ tôi bảo:” Nước qủa Chanh này cũng chua như Chanh ngòai chợ.”

Mấy ngày sau nhà tôi bất ngờ nói : “ Lạ thật, Bà có một mình Bố đến cây Chanh bây giờ cũng chỉ ra được có 1 trái.”

Tối đáp : “ Có thể nó ra “trái bói” đầu để năm sau sẽ ra nhiều hơn.”
Nhưng năm sau, và các năm sau đó, cây Chanh của Mẹ tôi vẫn không ra thêm qủa nào nữa.

Lá vẫn xanh tuơi và hoa vẫn trổ hương thơm ngào ngạt vào mỗi cuối Xuân sang Hè để rồi nó lại được tôi lệnh khệnh lôi vào nhà tránh lạnh cuối Thu và mùa Đông như tôi vẫn làm hàng năm.

Tuần nào tiết nấy, tôi vẫn giữ đúng chu kỳ thay đất và chăm bón cho cây được sống cho Mẹ tôi vui.

Cho đến một mùa Đông thấy lá trên cây rụng nhiều vì qúa lạnh, vợ tôi buột miệng : “Vứt cây Chanh đi bố. Để phí cả công” .

Tôi không bỏ cây Chanh vì nó là hình ảnh của Mẹ tôi. Bà đã hy sinh qúa nhiều công sức và đặt nhiều hy vọng vào nó như Bà đã nuôi nấng và trông mong vào tôi trong hòan cảnh một Mẹ một Con vì thế tôi phải giữ và chăm sóc nó như gia đình tôi đã chăm sóc Mẹ tôi.

Nhưng nếu cây Chanh của bà càng lớn thì tuổi bà càng cao và sức khoẻ của bà càng tàn dần.

Và cũng lạ lùng thay, 10 năm sau ngày qủa Chanh thứ nhất ra đời, cây Chanh của Mẹ tôi lại cho ra đời trái thứ hai tươi tốt như qủa đầu tiên !

Tôi báo tin cho Bà biết khi ấy bà đang ở với 2 con trai tôi ở Virginia Beach. Bà lại vui như Tết : “ Ồ, lại được thêm một qủa nữa à !”.

Tôi hứa sẽ hái đem ra cho Bà thấy (như tấm hình chụp kèm theo) khi nó chín.

Tôi nói với nhà tôi:” Em thấy chưa, nếu anh nghe em vứt cây Chanh của bà đi thì có uổng không ?”

Nhà tôi bảo : “Cây Chanh này thiêng lắm đó. Tại sao lại chỉ ra có 1 qủa, mà lại cách nhau đến 10 năm ?”

Tôi không biết tại sao và có lẽ cũng chẳng ai có thể giải thích được. Nhưng nhà tôi thì cứ vin vào chuyện Mẹ tôi chỉ có một mình tôi là con nên cây Chanh của Bà cũng chỉ ra được có 1 qủa mỗi lần có trái !

Ít lâu sau ngày Bà cầm trên tay qủa Chánh thứ 2, sau hơn 20 năm kể từ ngày bà trồng nó, bỗng dưng cây Chanh của Mẹ tôi trổ bông rực rỡ vào cuối mùa Xuân năm 2012 khi vẫn còn “trú lạnh” trong Garage nhà tôi.

Cũng chính vào thời gian này , sức khỏe của Mẹ tôi sa sút dần và Bà đã từ bỏ con cháu ra đi vĩnh viễn vào ngày 18 tháng 9 năm 2012.

Nhưng cũng thật kỳ diệu, sau ngày Mẹ tôi qua đời thì cây Chanh của bà đã bung ra đồng loạt 10 qủa vào mùa Hè năm 2013 mà không có sự thay đổi chăm sóc nào của tôi. Sau một thời gian chống chỏi với mưa to gió lớn, 8 qủa còn đậu trên cây trước sự ngỡ ngàng của gia đình tôi.

CON BƯỚM NÓI GÌ ?

Sự kiện thứ hai mà tôi muốn kể vào dịp kỷ niệm Đệ Nhất Chu niên này là hình ảnh của con Bướm đã xuất hiện bên cạnh người con út của chúng tôi, Phạm Vũ Văn Chương, người đã chăm sóc Bà nội trong 2 năm sau cùng của đời bà ở Virginia Beach.

Có thể chỉ là một chuyện tình cờ nhưng cũng “chưa bao giờ xẩy ra” đối với cháu Chương khi cháu ở ngoài bãi biển.

Cháu là người thích đi câu và thả luới bắt cá nên khi bà còn sống, Chương hay ra biển khi nào anh của Chương là Phạm Vũ Cao Nguyên có thể trông coi bà.

Vì vậy, sau khi đã lo xong đám tang Bà nội, cháu Chương trở về Virginia Beach và ít ngày sau Chương muốn vác “đồ nghề” ra biển chơi cho bớt buồn.

Bình thường trên bãi biển, nơi Chương câu cá hay thả lưới chỉ có các “đồng nghiệp” người Mỹ hay Phi Luật Tân và đám chim Ó biển săn mồi bay nhảy chung quanh.

Gió biển thường thổi mạnh nên các sinh vật nhỏ biết bay ít dám ra tận bãi cát gấn sóng biển.

Nhưng ngay trong ngày đầu tiên, Chương kể, đã thấy con Bướm to hai mầu vàng và đen bay chung quanh trước khi Chương xuống nước. Chương không để ý nhưng khi con Bướm này theo Chương ra tận chỗ ném lưới xa bờ chừng 25 Feet thì Chương thấy có dấu hiệu gì khác thường chưa hề xẩy ra trong hơn 2 năm Chương có mặt ở bãi biển Crotan.

Cháu Chương chợt nhớ lời Bà dặn :”Con đừng ra xa kẻo nhỡ ra không ai cứu được.”

Lúc ấy con Bướm vẫn chao đảo trong gió lớn và sóng to cho đến khi Chương vào bờ thì con Bướm mới bay đi đâu mất hút !

Cũng chính con Bướm lạ này đã đi theo cháu Chương vài lần nữa mỗi khi Chương ra xa bờ !

Và từ đó Chương tin là Bà nội vẫn thương Chương như khi bà còn sống./.

Phạm Trần

(Kỷ niệm 1 năm ngày Mẹ tôi qua đời : 18/9/2012-18/09/2013)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.128 giây.