logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/09/2013 lúc 07:08:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Lên động Thiên Đường
Nói về danh lam thắng cảnh, có lẽ hang động là đề tài hấp dẫn hơn cả. Hang động không lồ lộ phơi bày như một lâu đài, một dòng sông, trái lại có gì đó vừa huyền thoại, vừa bí hiểm, khêu gợi trí tò mò, óc khám phá của khách lãng du. Việt Nam là xứ nhiều hang động, những hang động nổi tiếng được tìm thấy từ miền Trung trở ra, đây là miền nhiều núi đá vôi, điều kiện thích hợp cho thiên nhiên tạo hang động. Vùng hang động được nhận là di sản thế giới là Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình.
Động Phong Nha được biết từ trăm năm trước song chỉ biết một phần ngoài cửa hang, chưa ai dám vào sâu vì không chuyên môn lại không đủ điều kiện cho một cuộc thăm dò hang động. Mãi đến 1991 có đoàn chuyên gia địa chất Hoàng Gia Anh mở cuộc thám hiểm suốt 3 tháng. Tài liệu nghiên cứu cho biết động Phong Nha dài 7.729 mét, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 mét, lung linh kỳ ảo và rực rỡ nhất. Cửa động cao khoảng 10 mét, rộng 25 mét. Động Phong Nha có hai phần: động khô và động nước. Động khô nằm ở độ cao 200 mét, gọi là động Tiên Sơn lên 600 bậc cấp. Phong Nha đã được tiếng là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, nhưng năm 2005 một động mới được phát hiện còn nguy nga tráng lệ hơn nhiều: Động Thiên Đường.
Sau khi xem hội “Đua Bơi” trên huyện Lệ Thủy, tôi trở về nhà anh bạn ở Cộn để hôm sau đi Động Thiên Đường. Động Thiên Đường nằm trong quần thể Phong Nha Kẻ Bàng, do hội Nghiên Cứu Hang Động Anh quốc phát hiện (2005), tiến sĩ Howard Limber thành viên đoàn thám hiểm cho là kỳ quan số một, đẹp và vĩ đại hơn động Phong Nha gấp bội. Hôm nay là ngày khai trương khu du lịch Động Thiên Đường, tôi gặp hên, anh bạn nhà thơ dành cho 2 thiệp mời.
Chương trình khai mạc lúc 1 giờ, từ sáng sớm tôi đã ra khỏi nhà, tôi chạy xe về Đồng Hới, rồi chạy mấy vòng ra bãi biển Quang Phú. Bãi biển Đồng Hới đẹp nhưng chưa phát triển về du lịch bao nhiêu. Chạy ngược lên Cầu Dài, con đường ngang qua chợ Đồng Hới, lúc nào cũng hấp dẫn đối với những ai thích săn lùng ảnh. Cảnh nơi bến chợ mỗi lúc một khác, muôn hình vạn trạng, tha hồ chụp. Cảnh chòi kéo rớ lúc mặt trời lên cũng tuyệt vời. Lúc men theo bờ kè con sông Nhật Lệ, một rung cảm nhè nhẹ trong lòng như mặt hồ phơn phớt gió. Tôi dừng lại giây phút mường tượng hình ảnh “Người con gái Dinh Mười”(1) , một nhân dáng đã mười năm qua. Trong khoảnh khắc tôi quên mọi huyên náo chung quanh, đi tìm ghi nhận những hình ảnh của riêng mình.
Nắng lên cao, tôi trở về Cộn rồi theo đường Trường Sơn (HCM) ra hướng Bắc. Bạn đã dặn, khi đến thị trấn Troóc rẽ trái thẳng miết là tới động Thiên Đường. Anh bạn là một nhà thơ năng nổ, một người hăng say với nghệ thuật nên được nhiều giới biết tiếng. Trong dịp này ban tổ chức (tập đoàn Trường Thịnh) mời anh dự tiệc trước khi lên đường, anh tháp tùng đoàn xe ban tổ chức, không phải chạy chiếc xe Honda Dame cũ kỹ của thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Đường Trường Sơn ngoài những đoạn qua thị trấn, lâu lâu mới thấy có chiếc xe ngược chiều, cảnh núi đồi nương rẫy thay đổi liền liền hai bên, rất vui mắt. Lúc ngang qua chợ Đồng Sơn, ngoài thị trấn Cộn, thấy chợ xây cất đàng hoàng, chợ miền quê vầy là khá lắm, tôi ghé vào mới hay, đây là thứ “võ không ruột”. Chuyện này thì báo chí trong nước cũng đã nêu nhiều lần: Xây chợ chỗ không người, xây trường nơi không học sinh, làm đường chẳng thấy xe chạy (ai lên trên núi mà chạy), khu đô thị mới hàng nghìn “căn hộ” không ai ở v.v… nhưng có thế đất nước mới phát triển.
Đến thị trấn Troóc có con đường nhựa rẽ lên hướng Trường Sơn, hỏi ra đúng là lối lên động Thiên Đường. Con đường xuyên qua cánh đồng lúa vừa cấy xong, tuy chưa tới Thiên Đường mà lòng đã muốn reo lên niềm thích thú. Dãy núi vôi dài trước mặt, đồng lúa xanh, con đường mòn chạy hút sâu vào núi. Cảnh bình dị mà rất khêu gợi. Biết đâu không có một động “Thiên Thai” nơi sơn nhai thăm thẳm ấy. Tôi dừng xe chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm hoi của quê nhà. Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, chưa hết, tôi tin còn nhiều nhiều nữa. Tôi chụp tấm ảnh “panorama” rồi tiếp tục đi động Thiên Đường. Càng lúc tôi càng sát vào dãy Trường Sơn, núi hai bên chênh vênh tạo thành ải, cảnh vắng không một bóng người, tiếng chim cũng không. Qua một khúc quanh, chợt hiện ra hình dáng mấy em học sinh đạp xe đi về phía núi. Không hiểu các em về đâu, núi rừng lớp lớp trước mặt, nào có thấy nhà cửa cư dân! Đến lúc xe vượt qua một dốc cao, thấy có một đôi nhà, có lẽ nhà mấy em học sinh nơi đây. Từ đây về Troóc một khoảng cách không phải dành cho các em đạp xe đến trường. Tuy nhiên so với những em miền núi, sáng lội qua sông, chiều bơi (nước lên) ngược về thì với chiếc xe đạp là niềm hạnh phúc lớn rồi.
Ở thành phố nhăng nhít xe máy xe đạp dù là loại xe xịn, đắt tiền, cũng chẳng làm ai chú ý, có khi còn bực mình. Nơi thâm sơn cùng cốc, giữa núi rừng hoang vu, mấy chiếc xe đạp mới đẹp làm sao! Sự tương phản giữa con người và thiên nhiên làm cho tôi cảm phục cuộc sống của người dân quê mình. Họ cam chịu, họ nhẫn nại cần cù, phải sống trong lù mù tối tăm đủ thứ để gầy dựng cho hạnh phúc tương lai con cháu, một thứ hạnh phúc thời cổ đại (so với hạnh phúc của các bậc vương giả đương thời). Nhìn những quả núi khổng lồ như những vị Sơn Thần trấn giữ biên cương, có lẽ thời xa xưa hung hãn lắm, nay trông hiền như Bụt. Gần với con người, thiên nhiên cũng bớt dữ dằng, nhưng con người đã không biết điều đó, ngày đêm ra sức phanh thây xẻ thịt thiên nhiên để lãnh hậu quả tàn khốc mỗi mùa mưa lũ.
Theo chỉ dẫn từ QL 1A lên động Thiên Đường chưa tới 30km nhưng qua nhiều eo núi, lên dốc xuống dốc, thấy cũng đã xa. Núi thì luôn đẹp hơn đồng bằng, đi một đoạn tôi lại dừng chụp ảnh, đến nơi vẫn còn quá sớm, mới 11 cổng vào nhiều anh em trật tự, tôi đưa giấy mời, họ cáo lỗi, 1 giờ mới mở cửa. Một đám đông nam nữ thanh niên nhao nhao phía ngoài tìm cách vào, thấy tôi cũng bị chận, họ bàn với tôi:
- Giờ còn sớm bác đi với tụi cháu vào thăm “Hang Tám Cô”.
Không hiểu “Hang Tám Cô” là gì, nhưng chờ đây chẳng ích chi, tôi hưởng ứng ngay, nhưng cũng hỏi:
- Xa gần?
- Dạ, 7 cây thôi.
Thế thì đi, tôi theo sau mấy cô cậu choai choai, 7 cây số cũng cho tôi nhiều hình ảnh đáng ghi. Có những vách đá mang sắc thái tranh dã thú, có những cây rừng dáng một loài chim… nhìn xuống hai bên đường nhiều hoa cỏ lạ, có lẽ bấy nhiêu cũng đủ vui cho người phương xa. Nơi đến là một đền thờ liệt sĩ, tôi hỏi mấy em trong đoàn: – Sao gọi là “Hang Tám Cô”? Được giải thích: “Thời chống Mỹ, đây là hang ẩn núp, 8 cô gái thanh niên xung phong trốn bom, bị bom dội sập cửa hầm và 8 cô đều chết (2). Mấy cô cậu mua nhang vào lễ, miếu không lớn nhưng có nguyên nhà cho nhân viên ở trông coi, có quầy bán đồ lưu niệm.
Hết cơn mưa, đúng giờ tôi quay lại, rất may gặp anh bạn vừa đến, anh kéo tôi vào hội trường dự lễ khai trương, tôi thoái thác ở ngoài còn làm nhiều việc. Cái khổ của lễ khai trương khai mạc là phải ngồi nghe những bài diễn văn dài lê thê, những bài diễn văn in trong sách giáo khoa từ 70 năm nay, diễn văn của những người mộng du, mười ông như một, nhiều khi chẳng ăn nhập gì với thực tế trước mắt. Tôi thơ thẩn vòng ngoài nghe ngóng, ghi chép chụp ảnh, công việc thiết thực hơn, lại đỡ cuồng chân.
Lễ Khai Trương đang tiến hành râm ran trong hội trường, bên ngoài nhiều bộ phận trong ban tổ chức lăng xăng lui tới lo việc đón tiếp khách. Hai hàng nhân viên (xã, huyện?) cầm cờ huơ huơ mỗi khi có đoàn khách đi qua, đón chào với cung cách miễn cưỡng buồn thảm, rõ là hình thức (hành dân). Có lẽ do đường xa, do xe pháo, nhiều đoàn lai rai tiếp tục đến, các cô ăn mặc rất mốt, chỉ tội cái trời mưa nên phần nào không phô hết màu sắc độc đáo của mình.

Cánh đồng mộng ảo
Lần lượt đi qua dãy nhà rường lợp tranh, chung quanh để trống, đây là nhà đợi của du khách, tôi thấy nhiều người không dự lễ, ngồi chờ giờ vào động. Quang cảnh ở đây hoàn toàn khác với Phong Nha, bãi đậu xe hoặc sân cỏ vẫn giữ nguyên cây lớn, cổ thụ, nền rải đá dăm, không tráng nhựa hay xi măng. Tôi ngạc nhiên về cảnh trí không bị phá quá đáng, không “đô thị hóa” như nhiều nơi khác. Một nhân viên ban tổ chức cho biết đấy là có lệnh của Unesco, nếu phá nát thiên nhiên thì Động Thiên Đường (3) sẽ không được ghi vào danh sách “Di sản thế giới”(4). Đúng thế thật, không thấy những xây cất bằng vật liệu nặng, cây cối chỉ phạt phá bụi rậm, suối đồi được giữ nguyên không đắp đập làm kè kiểu suối Cát Cát (Sapa). Không thấy kinh doanh ăn uống bát nháo kiểu phố phường. Tương lai như thế nào chưa biết, chỉ sợ sau ngày khai trương lại bung ra mua bán chèo kéo khách. Đã có những phê phán nặng nề về công tác “bảo tồn bảo tàng”, thực chất chỉ để moi tiền chứ chẳng phải vì văn hóa văn minh. Ai từng đi du lịch đều thấy rõ điều này.
Nơi khoảng trống bên ngoài hội trường đoàn Lân của Nhà Văn Hóa Huế đang chuẩn bị áo mão, cờ trống để diễn trước giờ khách vào động. Múa Lân là hình thức gây hào hứng của nền “văn hóa sau 75”, tổ chức gì cũng Lân, từ ăn nhậu đến khánh thành khai trương, lớn nhỏ gì cũng Lân. Đoàn Lân vừa kéo nhau đi thì tiếng vỗ tay trong hội trường nổi lên rào rào, cùng lúc khách ùa ra đi về hướng động Thiên Đường. Tôi cũng vội nhập bọn, sợ chậm chân sẽ khó có chỗ chụp ảnh. Thấy có mấy chiếc xe 4 bánh chạy điện (tựa xe Dihashu ngày trước) nhưng dành để chở quan khách lãnh đạo. Hai cây số đi bộ, đoạn đường mới san bằng, trời mưa nước vũng, khổ cho các cô các bà đi guốc cao gót. Gần tiếng đồng hồ mới vào đến chân động. Lên động 519 bậc tam cấp (cao từ 15-17cm). Đá lát tam cấp là loại đá chẻ đưa từ Quảng Nam ra. Đường lên cửa hang chênh vênh có tay vịn, lâu lâu có khoảnh tráng rộng, có ghế ngồi nghỉ chân, khách có thể dừng ở đây ngắm cảnh rừng nguyên sinh quanh mình, tiếc là giữa rừng sâu mà vắng tiếng chim. Giá mà có “chim kêu vượn hú” như nhiều nhà văn mô tả thì hay biết mấy(5). Cố gắng lắm tôi cũng không sao theo kịp tuổi trẻ, khi lên đến nơi, một rừng người đã nêm cứng trước cửa hang, tôi phải đứng ngoài xa, chả thấy gì bên trong. Một nhà sàn lợp tranh dành cho quan khách dự khán, tiếng trống Lân vang lên khuấy động cả núi rừng. Đứng cạnh một bác lớn tuổi, ông cũng chẳng làm được gì hơn, thấy có lối mòn đi xuống tôi hỏi ông đi lối ấy được không, ông cho biết: “Đấy là lối đi xuống miếu Đá Thần. Chuyện Đá Thần dân gian kể như sau: Thời xa xưa, vào một đêm khuya bỗng dân làng giật mình nghe một tiếng sấm kinh thiên động địa như muốn xé toang bầu trời, rồi một trận mưa như thác trút xuống. Khi trời tạnh, người dân thấy một điều lạ: Ở một góc rừng có phát ra một vùng ánh sáng kỳ ảo. Sáng hôm sau, mọi người kéo nhau tìm đến nơi phát sáng thì thấy một tảng đá nằm chận trước một cửa hang lớn. Tảng đá luôn tỏa ra thứ sinh khí, ai hít thở vài lần cũng cảm thấy trong mình nhẹ nhõm khoan khoái như được tăng thêm sinh lực. Từ đấy dân làng gọi đó là Đá Thần. Cũng từ đó đời sống người dân được yên ổn, làm ăn phát đạt hơn lên. Các lão làng nghĩ là vận may trời chiếu mở long mạch nên góp tiền góp của xây lên một ngôi miếu thờ, ngày ngày hương khói”.
Sau màn múa Lân khách lại chen nhau xuống hang. Tôi lấn mãi mới vào được sát bên hông cửa động, nhưng bị anh công an chận lại. Nài nỉ mãi cũng không được, đành phải chen ra chỗ khác nhờ đoàn người đẩy dần vào. Đường xuống lòng động có mười lăm bậc lát đá khởi đầu, tiếp theo là mấy trăm bậc cấp được ghép bằng gỗ lim, táu, thứ gỗ đặc biệt chịu được mưa nắng, ải mục, chở từ rừng Tuyên Hóa về. Gỗ lát có lối đi rộng gần 3 mét trên một hệ thống khung sàn liên kết thành một sàn ván độc đáo chắc chắn, có lan can hai bên được ghép liền vững chắc. Sàn ván xuống lòng động dài gần 1km, tiêu thụ hết 300 mét khối gỗ. Và phải là những thợ giỏi tay cưa, tay đục mới thực hiện được kỳ công này.
Tuy tài liệu cho biết thiết kế cầu thang kiên cố và an toàn, tôi cũng không dám mạo hiểm xuống sâu, vì liên tưởng đến những vụ sập cầu trong các lễ hội (mà ngại). Hai nữa xuống đấy, đi hết mấy cây số trong động, liệu có đủ sức quay về, lại còn chen lấn len lỏi giữa rừng người như thác chảy! Ngay đây tôi đã nhìn ra mấy ảnh cũng khá hay. Trước hết là cảnh một vùng đất xa lạ như ở một tinh cầu nào: Cánh Đồng Hư Ảo, tiền cảnh là những tảng đá đổ nghiêng, một vạt măng nhũ tua tủa mọc ra mãi tận chân những ngọn đồi ngoài xa, những ngọn đồi trọc, chỉ còn đôi cây chết khô, tất cả mờ mờ trong nắng chiều hiu hắt. Cuối trời là dãy đại ngàn màu xanh ngả tím, màu sắc lạnh buồn của một ngày đông. Thật hay hư, không cần thắc mắc, dù vắng đời sống của con người, trước mặt tôi cảnh thật huyền ảo và đẹp vô cùng. Phải chăng đây là sao Hỏa, sao Mộc, sao Kim?
Quay máy qua trái, qua phải cũng còn mấy ảnh lạ, một đám khách chồm người nhìn một khối thạch nhũ khổng lồ có dáng một Đại Sư viên tịch từ triệu năm nào, khó mà đoán biết. Nhìn lên trần vòm động lại là một hình ảnh đời thường, giống như trần một sảnh đường vĩ đại trang trí bằng cách vỗ vữa hồ, không hình thù rõ rệt.
Chụp được một số ảnh, tôi quyết định ra khỏi động, giờ này thì thong thả đi, người xuống không còn, người lên chưa có. Tôi đợi anh bạn ngay cửa động để hỏi thêm về đoạn đường mình bỏ dở. Trong khi đợi chờ, quan sát mặt ngoài, động Thiên Đường không có gì khác, cũng đá cũng cây, nếu không bị phát giác thì động cũng chìm giữa rừng núi thâm u. Khoảng bốn giờ chiều, người xem bắt đầu ra. Vào động chen nhau ra động lấn nhau, hình như người Việt ngày nay tiêm nhiễm cái thói giành giật lấn lướt, một thứ “văn hóa” hiếm có ở nước ngoài, ngay trong nước, trước 75 cũng không đến nỗi tệ như ngày nay, biết đâu không là khó khăn ngụy để lại. Nghĩ cũng tội cho “thằng ngụy”, đã “nhào” mấy chục năm mà cái gì tồi tệ cũng lôi ra đổ lên đầu “ngụy”.
Tìm gặp được anh bạn, tôi mừng quá, kéo anh ngồi nghĩ gốc cây bên đường, hỏi thêm những hình ảnh anh đã ghi nhận. Theo anh mô tả thì động Thiên Đường đúng muôn hình vạn trạng, từ hình dáng đến nét cấu tạo của thạch nhũ kỳ vĩ huyền ảo không động nào sánh kịp. Nào Cóc Vàng óng ánh, Tượng Phật oai nghiêm. Nơi mỗi cụm thạch nhũ có hình thù đẹp là có chiếu gỗ cho khách dừng chân chụp ảnh, và chiêm ngưỡng nét kỳ diệu của thiên thiên. Từng giọt nước qua hàng chục triệu năm đã tạo nên các khối thạch nhũ kỳ vĩ. Có hai trụ đá cao sừng sững đứng hai bên lối lên xuống. Tương truyền hai cột đá này là phần còn lại của Kho Trời. Trong kho có đủ thứ về ngũ cốc thì gồm những ngô, kê, lúa tẻ, lúa nếp và đậu. Những túi ngũ cốc luôn trữ sẵn để gặp khi thất bát đói kém, Ngọc Hoàng sẽ ban lệnh Thần Trời xuống cấp cho dân làm giống gieo trồng. Từ dưới nền động nhìn lên sẽ thấy cửa động là một ô trời nhỏ hiện ra cao vợi rọi xuống thứ ánh sáng lung linh sắc màu. Dừng chân nơi đây ta bắt đầu nhận ra ý nghĩa sâu sắc tên động do đoàn thám hiểm Hoàng gia Anh đặt: Thiên Đường.
Trong động còn nhiều khối nhũ đẹp khó định dạng, tùy theo cảm quan của mỗi người mà hình dung: Ngày Đại Lễ (nhìn phía sau các vị sư cầu kinh) hay Quần thể tượng Phật. Một số khối nhũ hình tượng rõ ràng như Nhà Rong, Cóc Vàng. Vào sâu nữa gặp một phòng the. Nhìn tảng nhũ đá như một bức màn dài từ trên cao rũ xuống. Bức màn có tên gọi “Cẩm Thượng Thiên Hoa” nghĩa là bức màn gấm thêu hoa của Nhà Trời đưa xuống trang trí Phòng The cho vợ chồng Hoàng Tử sau ngày cưới. Cạnh Phòng The có khối thạch nhũ hình Vẹt hóa người. Con Vẹt này, theo truyền thuyết, ngày ngày đi hái trái rừng ngon về cho vợ chồng Hoàng tử. Vẹt trung thành với chủ nên khi qua đời được Ngọc Hoàng nhớ công lao cho phép hóa đá.
Động dành cho khách “tham quan” dài mấy cây số, từ “buồng” này qua “buồng” nọ, nếu có thời gian rỉ rả soi rọi thì muôn trùng hình thù lạ lẫm do bàn tay huyền bí nặn ra, trí người khó tưởng tượng. Hành trình đến đây có thể tạm dừng, tôi vội ra để kịp chạy xe về Cộn trước khi trời sụp tối. Đường rừng vắng vẻ, đêm hôm nhỡ xe cộ lôi thôi ai biết chuyện gì sẽ xảy ra! Vào động còn hăng, ra về ai cũng uể oải mỏi mệt. Mấy chiếc xe đón đưa khách thì dành cho ban lãnh đạo có đâu đến mình. Tôi tâm sự với một ông đi cạnh, ông gợi ý: “Chờ đây một lát, mấy quan lên xe, mình bu ké phía sau cho đỡ vất vả”. Ý kiến hay, tôi bám sát ông này. Các “bác” đang kéo ra kia, một chiếc xe lăn bánh quay đầu, các bác lên xe vui vẻ. Tôi và ông cán bộ hưu (chắc thế) nhảy tót bu phía sau. Xe chạy không ai nói gì. Tự nhiên người như trút được một nửa gánh nặng, nhất là lúc ngang qua đoàn người già trẻ trai gái xắn quần lội qua vũng bùn. Bỗng một bác nào đó trong xe cười hô hố nói lớn: “A con ni chơi kiểu nớ không đau”. Tôi chẳng hiểu gì, song theo hướng các ngài nhìn, tôi biết ngay. Một cô gái, tay xách giày, xắn quần, hai chân trắng nõn mang tất lội bộ bên đường.
Ra đến lộ chính, tôi tăng ga tối đa, qua khỏi rặng núi ban sáng, trước mặt là tháp chuông nhà thờ khá đẹp, tôi chạy quá một đoạn, quay lại nhìn, tháp chuông nổi lên nền núi trời chiều, dù biết đã trễ tôi cũng dừng xe chụp tấm ảnh cuối ngày. Tháp chuông nhà thờ Bàu Sen xã Phước Trạch huyện Bố Trạch, có lẽ đẹp nhất trong giây phút này, một vẻ đẹp thánh thiện thoát trần.
Đêm đó tôi nói kinh nghiệm của mình với bạn: “Tránh các buổi khai trương khánh thành những công trình về danh lam thắng cảnh, nên đi ngày thường dù có phải mua vé. Ngày khai trương chẳng ai dành cho mình, mất thì giờ, mệt sức, có khi còn rắc rối đủ điều”.

Trần Công Nhung
Tháng 9, 2010
—————
(1) “Người con gái Dinh Mười” trang 183 QHQOK tập 1
(2) Thực tế là 4 cô 4 cậu chứ không phải 8 cô.
(3) Động Thiên Đường, được một người địa phương tên Hồ Khanh phát hiện và Hiệp hội hang động Hoàng Gia Anh khám phá từ năm 2005, có độ dài kỷ lục 31km. Do vẻ đẹp quá lộng lẫy và không gian động khoáng đạt, nên được đặt tên là Thiên Đường. Trong bảng xếp hạng hang động quốc tế Động Thiên Đường được xếp hàng đầu. Năm 2005, hang động này chỉ mới được khám phá 5km, tới năm 2010, độ dài chính thức của động là 31km.
(4) Người Việt có truyền thống ham học, nhất là “thầy dạy” người nước ngoài. Trường ngoại ngữ chỉ cần mấy ông Tây ba lô đứng lớp là tha hồ hốt bạc.
(5) Hầu hết những “nhà văn du lịch”, hễ mô tả về rừng núi là y như rằng có “chim kêu vượn hú”, “tiếng hót líu lo xa xa vọng về”, lại còn ví von “như đi vào rừng Amazone” ra điều ta biết rộng.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.183 giây.