logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/09/2013 lúc 06:18:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Học sinh Hàn Quốc ngủ gà ngủ gật ở trường lớp (DR)
Người dân châu Á nói chung vốn có truyền thống hiếu học, nhưng tại đất nước Hàn Quốc thì truyền thống này đã dẫn đến một hệ thống giáo dục đầy khắc khe, cả nước lao vào cuộc chạy đua bằng cấp. Do đó, nền giáo dục nước này khá phát triển trong khối các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE).
Thế nhưng, báo Le Monde hôm nay lại quan tâm đến những mặt trái nảy sinh từ hệ thống giáo dục mang tính cạnh tranh khốc liệt qua bài viết : « Chạy đua thành tích học đường ». Thành công của hệ thống giáo dục Hàn Quốc là không thể chối cãi được, đến mức tổng thống Mỹ Obama đã lấy đó làm ví dụ.

Ông Obama đã phát biểu vào tháng 4/2011 như sau : « Học sinh Hàn Quốc giỏi hơn học sinh nước ta về toán và khoa học », trước khi kêu gọi nên noi theo kiểu mẫu giáo dục tại nước này : đó là ngày học dài hơn và học thêm buổi tối.

Ông Obama nhấn mạnh nhiều lần quan điểm này và người ta không hề ngạc nhiên khi đọc kết quả nghiên cứu đối chiếu quốc tế giữa các nền giáo dục, ví dụ như công trình mang tên PISA, được OCDE thực hiện 3 năm/lần. Kết quả cho thấy trình độ khá cao của học sinh Hàn Quốc. Tại nước này, tỷ lệ xóa nạn mù chữ hiện nay là 97,8% (22% vào năm 1945) ; 71% thanh niên học đại học trong khi tỷ lệ này là 56% tại các quốc gia khác thuộc khối OCDE.

Phải nói rằng, có được thành tích này là vì Hàn Quốc đã chi khá nhiều cho lĩnh vực giáo dục : 7,6% GDP cho giáo dục, trong khi ở các nước khác của tổ chức OCDE là 5,6%. Hệ thống giáo dục Hàn Quốc được xem là một trong những hệ thống khắc nghiệt nhất và cạnh tranh nhất trên thế giới, đặc biệt là khi thi vào đại học. Báo Le Monde nhận định, có thể học sinh Hàn Quốc giỏi nhất thế giới, thế nhưng, họ cũng là những học sinh bất hạnh nhất thế giới.

Nhịp độ học tập học giống như một cuộc chạy đua marathon. Mỗi ngày, các em bắt đầu học từ 7h30 sáng đến 16h, nhưng đáng chú ý là học sinh thường ở lại học thêm đến tận 23h đêm. Hình thức học thêm này bắt đầu ngay từ bậc tiểu học và có đủ các môn học, kể cả môn âm nhạc. Học thêm chủ yếu là để học trước chương trình, chứ ít khi là học bù để đuổi kịp chương trình.

Kết quả là thanh niên Hàn Quốc dành đến 15 giờ mỗi ngày cho việc học. Nếu tính cả thời gian di chuyển bằng phương tiện công cộng thì học sinh chỉ ngủ từ 4-5 giờ/ngày. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, một khẩu hiệu đã trở thành bất hủ : « Ngủ 5h/đêm thì thất bại ; ngủ 4h/đêm thì thành công ». Hậu quả là mệt mỏi tích tụ và dẫn đến tình trạng học sinh ngủ gà, ngủ gật trong giờ học.

Một giáo viên nhận định, từ khi Hàn Quốc phổ cập hóa giáo dục và hiện đại hóa nhanh chóng trong những thập niên 1960, thì bằng cấp được xem như một sự bảo đảm cho việc thăng tiến trong xã hội. Do đó, người dân lao vào cuộc chạy đua bằng cấp. Trong một đất nước luôn bị ám ảnh bởi thứ hạng cao thấp, người không bằng cấp bị kỳ thị nên càng gây áp lực hơn trên gia đình và học sinh. Đó là phản ánh của chính sách kinh tế, chính trị mau vội của đất nước mà theo như nhận định của chuyên gia tư vấn giáo dục tại Seoul thì « cần phải tiến nhanh để trở thành người giỏi nhất ».

Về phía phụ huynh, họ đầu tư khá nhiều tiền cho con đi học thêm ngay từ mẫu giáo đến đại học (10% ngân sách cho giáo dục) với mong muốn con cái thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng. Thế nhưng, một số chuyên gia lấy làm tiếc, bởi vì vấn đề là học sinh và gia đình quá phụ thuộc vào các khóa học thêm mà nếu không có nó, thì sẽ không đậu được đại học. Dưới thời tổng thống Chun Doo-hwan (1980-1988), ông cũng đã từng cấm dạy thêm, nhưng điều này cũng chỉ để lại hậu quả là học phí tăng thêm, giáo viên dạy chui và các lớp dạy thêm vẫn tồn tại đến ngày nay.

Theo tờ báo, dường như cải cách trong lĩnh vực giáo dục là cần thiết cho đất nước này. Một chuyên gia nhận định : « Ngày nay, mọi nỗ lực đều nhằm mục đích duy nhất là đỗ đại học. Thật phi lý ». Một ý kiến được nhiều người chia sẽ bởi vì vào tháng 8/2012, 40% sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm ổn định.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.036 giây.