Mùa thu đã đến, và trở về cùng với mùa thu là căn bệnh nguy hiểm: bệnh cúm. Vẫn còn nhiều người cho
rằng cảm cúm chẳng nhằm nhò gì và họ không cần phải chích ngừa cúm. Đúng là cảm thì không nhằm
nhò gì và cũng không có thuốc ngừa, nhưng cúm thì khác, vì cúm có thể gây ra những biến chứng chết
người, và điều quan trọng là có thuốc ngừa cúm mà tất cả chúng ta nên được chích để khỏi mắc bệnh.
Vậy bệnh cúm là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng do siêu vi tấn công hệ thống hô hấp: mũi, cổ họng và phổi của bạn. Cúm
không phải là bệnh "cúm bao tử" gây tiêu chảy và ói mửa .
Như trên đã nói, cúm và các biến chứng của nó có thể gây chết người. Người có nguy cơ bị các biến
chứng gồm có:
-Trẻ em
-Người lớn tuổi
-Phụ nữ mang thai
-Những người có hệ miễn dịch suy yếu
-Những người mang bệnh mãn tính
Cách tốt nhất để chống lại bệnh cúm là chích ngừa hàng năm.
Triệu chứng
Ban đầu, bệnh cúm có thể giống như bệnh cảm thông thường với các triệu chứng sổ mũi , hắt hơi và
đau cổ họng. Nhưng bệnh cảm thường phát ra chậm trong khi bệnh cúm thường đến đột ngột. Và bệnh
cảm thì chỉ hơi gây phiền toái trong khi bệnh cúm sẽ làm cho bạn mệt hơn nhiều.
Triệu chứng của bệnh cúm gồm có:
-Sốt trên 100 F (38 độ C)
-Đau bắp thịt, đặc biệt là ở lưng, cánh tay và chân
-Ớn lạnh và đổ mồ hôi
-Đau đầu
-Ho khan
-Mệt mỏi, yếu ớt
-Nghẹt mũi
Khi nào nên đi khám bệnh?
Nếu bạn có các triệu chứng cúm và có nguy cơ bị biến chứng, nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Dùng
thuốc chống siêu vi trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi có các triệu chứng có thể làm giảm thời gian
bệnh kéo dài và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân
Siêu vi cúm truyền đi bằng những giọt nước nhỏ li ti bắn ra khi một người đang bị nhiễm trùng ho, hắt
hơi, nói chuyện. Bạn có thể hít phải các giọt nước này trực tiếp, hoặc có thể bị lây siêu vi từ một vật
trung gian như điện thoại hoặc bàn phím máy tính - và sau đó chuyển chúng vào mắt, mũi hay miệng
mình.
Siêu vi cúm thay đổi liên tục, với các chủng loại mới xuất hiện thường xuyên. Nếu bạn đã bị cúm, cơ thể
bạn đã làm ra kháng thể để chống lại chủng loại siêu vi cúm của lần đó. Nếu sau đó bạn bị nhiễm một
chủng loại siêu vi tương tự như lần trước, những kháng thể bạn đã có trong người có thể giúp bạn tránh
bị bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nhưng kháng thể chống lại siêu vi cúm bạn đã gặp trong quá khứ không thể bảo vệ bạn khỏi các chủng
loại siêu vi cúm mới, rất khác với những gì bạn gặp trước đó. Một số khá lớn chủng loại siêu vi mới đã
xuất hiện kể từ khi đại dịch cúm toàn cầu năm 1918, giết chết hàng chục triệu người .
Ai dễ bị cúm và biến chứng?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh cúm hoặc các biến chứng gồm có:
-Tuổi: Trẻ em và người trên 65 tuổi dễ bị cúm. Tuy nhiên, siêu vi H1N1, hoành hành năm 2009, lại nhắm
vào tuổi thanh thiếu niên và người trẻ.
-Nghề nghiệp. Nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc trẻ em có nhiều cơ hội tiếp xúc gần với người
nhiễm cúm .
-Điều kiện sống. Những người sống trong các cơ sở chung với nhiều người khác, chẳng hạn như các
nhà dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội, có nhiều nguy cơ mắc bệnh cúm.
-Hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều trị ung thư , thuốc ngừa tống xuất nội tạng ghép, thuốc corticosteroid và
bệnh HIV / AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn khiến bạn dễ mắc bệnh cúm và cũng
có thể làm tăng nguy cơ bị biến chứng.
-Bệnh mãn tính. Các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim có thể làm tăng nguy cơ
bị biến chứng khi bị cúm .
-Mang thai. Phụ nữ mang thai dễ phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai
và thứ ba .
Biến chứng
Nếu bạn còn trẻ và khỏe mạnh, bạn sẽ lướt qua bệnh cúm khá dễ dàng dù có thể cảm thấy khổ sở trong
lúc bệnh, và bệnh cúm thường hết đi mà không để lại tác dụng lâu dài. Nhưng trẻ em và người lớn trong
những nhóm nguy cơ kể trên có thể bị các biến chứng như : viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng
xoang, nhiễm trùng tai
Viêm phổi hay sưng phổi xẩy ra nhiều nhất và nghiêm trọng nhất. Ở người lớn tuổi và người có bệnh
mãn tính, viêm phổi có thể gây ra cái chết. Những người này cần chích ngừa cả viêm phổi và cúm .
Phương pháp điều trị và thuốc
Thông thường, bạn sẽ không cần gì hơn là nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị cúm. Nhưng trong
một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống siêu vi như oseltamivir (Tamiflu ) hoặc zanamivir
(Relenza ). Nếu dùng những thuốc này ngay sau khi bạn nhận thấy các triệu chứng cúm, chúng có thể
làm giảm số ngày bệnh của bạn xuống độ một ngày và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng .
Oseltamivir là một thuốc uống. Zanamivir được hít vào tương tự như khi dùng một ống hít hen suyễn
nhưng ai có bệnh đường hô hấp như hen suyễn và bệnh phổi thì không nên dùng. Tác dụng phụ có thể
gồm buồn nôn và nôn . Oseltamivir cũng có thể gây mê sảng và hành vi tự hại nơi thanh thiếu niên. Các
thuốc này cần được nghiên cứu thêm vì người ta không biết chắc về những tác động của chúng ngoại
trừ phần giảm các triệu chứng ban đầu.
Một số siêu vi cúm đã kháng thuốc oseltamivir và amantadine, một loại thuốc chống siêu vi cũ.
Tự giúp
Nếu bạn bị bệnh cúm, các biện pháp sau đây có thể giúp giảm bớt các triệu chứng:
-Uống nhiều chất lỏng. Chọn nước, nước trái cây và súp ấm để tránh mất nước. Uống đủ để nước tiểu
của bạn có màu vàng nhạt và trong .
-Nghỉ ngơi. Ngủ nhiều hơn để giúp hệ miễn dịch chống trả nhiễm trùng.
-Thuốc giảm đau. Có thể uống thuốc giảm đau không cần kê toa, chẳng hạn như acetaminophen
(Tylenol, những hiệu khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB, những hiệu khác), để bớt đau nhức. Không
dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên vì nguy cơ bị hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp
nhưng có khả năng gây tử vong.
Phòng ngừa
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyên tất cảmọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chích
ngừa cúm hàng năm.
Thuốc ngừa cúm mỗi năm có khả năng bảo vệ khỏi 3 loại siêu vi cúm dự kiến sẽ gây bệnh trong mùa
cúm năm đó. Thuốc ngừa có hai dạng: chích và xịt mũi.
Ngăn sự lây lan của nhiễm trùng
Thuốc chủng ngừa cúm không có hiệu quả 100 phần trăm, vì vậy rất quan trọng để có các biện pháp
làm giảm sự lây lan của nhiễm trùng:
-Rửa tay. Rửa tay kỹ và thường xuyên là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông
thường. Chà tay mạnh với xà bông trong ít nhất 15 giây, hoặc dùng chất khử trùng có chất cồn, nếu xà
phòng và nước không có sẵn.
-Che miệng khi ho và hắt hơi. Để tránh làm ô nhiễm tay, nên ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào bên
trong khuỷu tay của bạn .
-Tránh đám đông. Bệnh cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào có nhiều người tụ tập - trong các trung tâm
chăm sóc trẻ em, trường học, văn phòng, phương tiện giao thông công cộng... Bằng cách tránh đám
đông, bạn giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Nhuận
Mùa thu đã đến, và trở về cùng với mùa thu là căn bệnh nguy hiểm: bệnh cúm. Vẫn còn nhiều người cho
rằng cảm cúm chẳng nhằm nhò gì và họ không cần phải chích ngừa cúm. Đúng là cảm thì không nhằm
nhò gì và cũng không có thuốc ngừa, nhưng cúm thì khác, vì cúm có thể gây ra những biến chứng chết
người, và điều quan trọng là có thuốc ngừa cúm mà tất cả chúng ta nên được chích để khỏi mắc bệnh.
Vậy bệnh cúm là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng do siêu vi tấn công hệ thống hô hấp: mũi, cổ họng và phổi của bạn. Cúm
không phải là bệnh "cúm bao tử" gây tiêu chảy và ói mửa .
Như trên đã nói, cúm và các biến chứng của nó có thể gây chết người. Người có nguy cơ bị các biến
chứng gồm có:
-Trẻ em
-Người lớn tuổi
-Phụ nữ mang thai
-Những người có hệ miễn dịch suy yếu
-Những người mang bệnh mãn tính
Cách tốt nhất để chống lại bệnh cúm là chích ngừa hàng năm.
Triệu chứng
Ban đầu, bệnh cúm có thể giống như bệnh cảm thông thường với các triệu chứng sổ mũi , hắt hơi và
đau cổ họng. Nhưng bệnh cảm thường phát ra chậm trong khi bệnh cúm thường đến đột ngột. Và bệnh
cảm thì chỉ hơi gây phiền toái trong khi bệnh cúm sẽ làm cho bạn mệt hơn nhiều.
Triệu chứng của bệnh cúm gồm có:
-Sốt trên 100 F (38 độ C)
-Đau bắp thịt, đặc biệt là ở lưng, cánh tay và chân
-Ớn lạnh và đổ mồ hôi
-Đau đầu
-Ho khan
-Mệt mỏi, yếu ớt
-Nghẹt mũi
Khi nào nên đi khám bệnh?
Nếu bạn có các triệu chứng cúm và có nguy cơ bị biến chứng, nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Dùng
thuốc chống siêu vi trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi có các triệu chứng có thể làm giảm thời gian
bệnh kéo dài và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân
Siêu vi cúm truyền đi bằng những giọt nước nhỏ li ti bắn ra khi một người đang bị nhiễm trùng ho, hắt
hơi, nói chuyện. Bạn có thể hít phải các giọt nước này trực tiếp, hoặc có thể bị lây siêu vi từ một vật
trung gian như điện thoại hoặc bàn phím máy tính - và sau đó chuyển chúng vào mắt, mũi hay miệng
mình.
Siêu vi cúm thay đổi liên tục, với các chủng loại mới xuất hiện thường xuyên. Nếu bạn đã bị cúm, cơ thể
bạn đã làm ra kháng thể để chống lại chủng loại siêu vi cúm của lần đó. Nếu sau đó bạn bị nhiễm một
chủng loại siêu vi tương tự như lần trước, những kháng thể bạn đã có trong người có thể giúp bạn tránh
bị bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nhưng kháng thể chống lại siêu vi cúm bạn đã gặp trong quá khứ không thể bảo vệ bạn khỏi các chủng
loại siêu vi cúm mới, rất khác với những gì bạn gặp trước đó. Một số khá lớn chủng loại siêu vi mới đã
xuất hiện kể từ khi đại dịch cúm toàn cầu năm 1918, giết chết hàng chục triệu người .
Ai dễ bị cúm và biến chứng?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh cúm hoặc các biến chứng gồm có:
-Tuổi: Trẻ em và người trên 65 tuổi dễ bị cúm. Tuy nhiên, siêu vi H1N1, hoành hành năm 2009, lại nhắm
vào tuổi thanh thiếu niên và người trẻ.
-Nghề nghiệp. Nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc trẻ em có nhiều cơ hội tiếp xúc gần với người
nhiễm cúm .
-Điều kiện sống. Những người sống trong các cơ sở chung với nhiều người khác, chẳng hạn như các
nhà dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội, có nhiều nguy cơ mắc bệnh cúm.
-Hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều trị ung thư , thuốc ngừa tống xuất nội tạng ghép, thuốc corticosteroid và
bệnh HIV / AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn khiến bạn dễ mắc bệnh cúm và cũng
có thể làm tăng nguy cơ bị biến chứng.
-Bệnh mãn tính. Các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim có thể làm tăng nguy cơ
bị biến chứng khi bị cúm .
-Mang thai. Phụ nữ mang thai dễ phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai
và thứ ba .
Biến chứng
Nếu bạn còn trẻ và khỏe mạnh, bạn sẽ lướt qua bệnh cúm khá dễ dàng dù có thể cảm thấy khổ sở trong
lúc bệnh, và bệnh cúm thường hết đi mà không để lại tác dụng lâu dài. Nhưng trẻ em và người lớn trong
những nhóm nguy cơ kể trên có thể bị các biến chứng như : viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng
xoang, nhiễm trùng tai
Viêm phổi hay sưng phổi xẩy ra nhiều nhất và nghiêm trọng nhất. Ở người lớn tuổi và người có bệnh
mãn tính, viêm phổi có thể gây ra cái chết. Những người này cần chích ngừa cả viêm phổi và cúm .
Phương pháp điều trị và thuốc
Thông thường, bạn sẽ không cần gì hơn là nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị cúm. Nhưng trong
một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống siêu vi như oseltamivir (Tamiflu ) hoặc zanamivir
(Relenza ). Nếu dùng những thuốc này ngay sau khi bạn nhận thấy các triệu chứng cúm, chúng có thể
làm giảm số ngày bệnh của bạn xuống độ một ngày và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng .
Oseltamivir là một thuốc uống. Zanamivir được hít vào tương tự như khi dùng một ống hít hen suyễn
nhưng ai có bệnh đường hô hấp như hen suyễn và bệnh phổi thì không nên dùng. Tác dụng phụ có thể
gồm buồn nôn và nôn . Oseltamivir cũng có thể gây mê sảng và hành vi tự hại nơi thanh thiếu niên. Các
thuốc này cần được nghiên cứu thêm vì người ta không biết chắc về những tác động của chúng ngoại
trừ phần giảm các triệu chứng ban đầu.
Một số siêu vi cúm đã kháng thuốc oseltamivir và amantadine, một loại thuốc chống siêu vi cũ.
Tự giúp
Nếu bạn bị bệnh cúm, các biện pháp sau đây có thể giúp giảm bớt các triệu chứng:
-Uống nhiều chất lỏng. Chọn nước, nước trái cây và súp ấm để tránh mất nước. Uống đủ để nước tiểu
của bạn có màu vàng nhạt và trong .
-Nghỉ ngơi. Ngủ nhiều hơn để giúp hệ miễn dịch chống trả nhiễm trùng.
-Thuốc giảm đau. Có thể uống thuốc giảm đau không cần kê toa, chẳng hạn như acetaminophen
(Tylenol, những hiệu khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB, những hiệu khác), để bớt đau nhức. Không
dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên vì nguy cơ bị hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp
nhưng có khả năng gây tử vong.
Phòng ngừa
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyên tất cảmọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chích
ngừa cúm hàng năm.
Thuốc ngừa cúm mỗi năm có khả năng bảo vệ khỏi 3 loại siêu vi cúm dự kiến sẽ gây bệnh trong mùa
cúm năm đó. Thuốc ngừa có hai dạng: chích và xịt mũi.
Ngăn sự lây lan của nhiễm trùng
Thuốc chủng ngừa cúm không có hiệu quả 100 phần trăm, vì vậy rất quan trọng để có các biện pháp
làm giảm sự lây lan của nhiễm trùng:
-Rửa tay. Rửa tay kỹ và thường xuyên là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông
thường. Chà tay mạnh với xà bông trong ít nhất 15 giây, hoặc dùng chất khử trùng có chất cồn, nếu xà
phòng và nước không có sẵn.
-Che miệng khi ho và hắt hơi. Để tránh làm ô nhiễm tay, nên ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào bên
trong khuỷu tay của bạn .
-Tránh đám đông. Bệnh cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào có nhiều người tụ tập - trong các trung tâm
chăm sóc trẻ em, trường học, văn phòng, phương tiện giao thông công cộng... Bằng cách tránh đám
đông, bạn giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Nhuận