logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 22/09/2013 lúc 09:48:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Chữ viết và bàn phím : Xung đột giữa hai cách ghi chép trong kỷ nguyên tin học.
Reuters

Trong thời đại Internet, những lá thư tay đang trở nên hiếm hoi để nhường chỗ cho thư điện tử. Trong công việc, trong các thủ tục hành chánh, trong việc học hành… con người dần quen với việc thực hiện thao tác ghi chép trên các thiết bị tin học. Trong bối cảnh đó, kỹ năng viết tay của con người, nhất là đối với thế hệ trẻ, đang bị đe dọa. Đây là tình trạng chung trên thế giới hiện tại, được Courrier International phản ánh qua hồ sơ tổng hợp từ báo chí các nước. Tờ báo dành trang bìa chạy tít lớn : « Dấu chấm hết cho chữ viết tay ».
Phản ánh hiện tượng trên tại Mỹ, Courrier International trích dịch bài viết của tờ Los Angeles Times với dòng tựa « Một cái chết có lập trình và không bi thảm ». Có lập trình là vì tại 45 bang của Mỹ, dự kiến từ năm 2015, môn học viết tay sẽ không còn bắt buộc đối với học sinh tiểu học nữa. Có nghĩa là, môn học này sẽ không bị cấm, nhưng cũng không được khuyến khích.

Vấn đề đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều. Những người ủng hộ thì cho rằng việc viết trên bàn phím sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chữ thì dễ coi hơn, và phù hợp với thời đại. Người phản đối thì lo rằng thế hệ sau sẽ không còn biết viết tay, và như vậy sẽ đánh mất truyền thống và sẽ là một thảm họa văn hóa. Tuy vậy, hiện số người phản đối chiếm đa số. Theo thống kê hồi tháng Bảy, có đến 89% người trưởng thành và 89% trẻ từ 8 đến 18 tuổi ủng hộ việc tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết tay.

Nhìn sang Canada, Courrier International đăng lại bài của tờ The National Post tại Toronto với dòng tựa : « Tôi tư duy và tôi viết ». Tờ báo cho biết, chủ nhật rồi, báo chí Toronto đăng bài thuật lại việc có nhiều học sinh cấp 3 không biết sử dụng viết để ký tên. Môn viết tay đã không còn được dạy ở hầu hết các trường. Tờ báo lo rằng, chữ viết đối với thế hệ trẻ sẽ chỉ còn là « ký ức ». Tờ báo đăng ý kiến của một nhà khoa học Canada bảo vệ chữ viết tay.

Minh chứng cho Châu Âu, Courrier International trích dịch bài của tờ El Pais tại Madrid với dòng tựa : « Bàn tay không chỉ là một công cụ ». Tờ báo Tây Ban Nha cho rằng, nên bảo vệ chữ viết tay, bởi vì chữ viết tay là dấu ấn riêng của mỗi người, và nó còn là biểu hiện của tính tình và cách suy nghĩ cá nhân.

Đối với Ấn Độ, chữ viết tay của nước này cũng đang bị đe dọa. Courrier International trích dịch bài của nhật báo The Indian Express tại Bombay với dòng tựa: “Cuộc chiến chống lãng quên tại Ấn Độ”. Tờ báo cho biết, ngày càng có nhiều người Ấn Độ mất đi kỹ năng cầm bút để viết mà chỉ quen dùng bàn phím máy tính. Tình hình nghiêm trọng đến mức mà việc mở lớp dạy viết tay đã trở thành một ngành thương mại mới tại nước này.

Đến với nước đông dân nhất hành tinh là Trung Quốc, Courrier International trích dịch bài của tờ Thành Đô Nhật Báo tại Tứ Xuyên cho hay, ở Trung Quốc người ta đã bắt đầu đề cập đến khái niệm « Khủng hoảng chữ Hoa ». Thống kê cho biết, tại nước này, 47,9% người được hỏi cho biết « có viết tay thường xuyên », 42,7% thì « rất hiếm khi viết tay », và 9% không ngại nói rằng « Đã từ lâu rồi không còn viết tay nữa ». Đối với câu hỏi « Viết tay trong trường hợp nào », thì kết quả thống kê cho thấy đứng đầu là ba trường hợp sau đây : để điền thủ tục hành chính, để ghi chép trong các cuộc họp, và để ký tên.

Hoa ngữ là một loại chữ phức tạp. Phức tạp là vì học chữ nào thì biết chữ nấy, người nhớ càng nhiều chữ thì được xem là người giỏi. Phức tạp từ thứ tự viết các nét đến việc ghi nhớ từng nét nhỏ vì thừa hay thiếu chỉ một dấu chấm thôi đã là khác nghĩa rồi. Bởi vậy, để có thể nhớ được chữ Hoa, thì đòi hỏi phải rèn luyện thường xuyên, mà việc viết tay chữ Hoa thường xuyên là cách tốt nhất để nhớ chính xác các mặt chữ. Từ đó, tờ báo lo ngại kỹ năng viết chữ Hoa bằng tay của người Trung Quốc sẽ bị dập vùi bởi làn sóng tin học hóa đang ào ạt trên thế giới.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.034 giây.