logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/09/2013 lúc 09:05:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hè rồi, trước khi về Việt Nam tôi đã nhận được bao nhiêu là lời cảnh giác nhắc nhở : “phải thật cẩn thận” “coi chừng cướp giật” rồi “lưu manh lừa gạt” qua email, rồi qua tin tức báo chí, radio, tivi..., toàn là những tin xấu về Việt Nam, khiến tôi cũng cảm thấy hoang mang nghi ngại. Theo những tin tức ấy tôi cảm thấy hình như phần “tâm tốt”, “tâm thiện” của người ở Việt Nam đã “bốc hơi” hết rồi! Tôi đi mua một loại bóp nhỏ, có nhiều ngăn với nhiều dây khóa, có dây đeo chắc chắn để khoác qua cổ và vai cho chắc ăn. Vây mà khi về đến Saigon, có người cẩn thận hơn đã nhắc tôi : “đeo bóp như vậy cũng chưa an toàn, cũng có thể bị giật, nên lấy một cái túi nylon, bỏ bóp vô đó để đừng ai biết” thành thử đi đâu cũng xách cái túi nylon trông thật là “lịch sự” hết cỡ !.Tôi thấy sao“ bất an” quá ! Tôi nhớ loáng thoáng câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma “Nếu tình yêu trong tâm bạn mất đi, bạn thấy mọi người khác đều đáng nghi kỵ thì bạn luôn bị bất an và rối rắm..”, thật là chí lý!
Buổi sáng, tôi vừa chạy xe Honda ra khỏi hẻm thì có một bà gánh hàng rong nhắc tôi : “Cô ơi! gạt chống xe lên, kẻo chạy bị té !” Tôi gật đầu cám ơn, thầm nghĩ như vậy là cũng có những người có “tâm tốt” quan tâm tới sự an toàn của người khác. Và đó không phải là lần duy nhất, vì từ đó cho đến hết thời gian tôi ở Việt Nam gần một tháng, tôi đã nhận được không biết bao nhiêu lần nhắc nhở quan tâm tương tự như vậy từ bác xe ôm, em học sinh, chị bán trái cây..., vì tôi thường quên gạt chống xe, bởi sau khi đã làm nhiều “thủ tục” linh tinh (đội nón bảo hiểm, đeo khăn che mặt, kiếng mát, găng tay...) lên xe nổ máy là tôi chạy. Bởi thế nếu đi đâu gần, tôi thích đi xe đạp, vừa khỏi “thủ tục” linh tinh phiền phức, vừa exercise. Một lần đi xe đạp phom phom trên đường, tôi giơ tay trái để xin quẹo trái, nhưng vừa mới thò tay ra thì đụng ngay vào người đi xe đạp phía sau trờ tới. Tôi giật mình, hết hồn co tay lại vì bị đau, chưa kịp hoàn hồn để xin lỗi vì mình bỗng dưng thọt tay vào người ta, nhưng tôi thật ngạc nhiên khi thấy em nam sinh đó đạp xe thắng chậm lại, quay đầu hỏi tôi :
- Cô có bị sao không cô ?
Tôi vội lắc đầu.
- Em xin lỗi cô, nếu lỡ làm cô bị đau!
Trời ơi ! con nhà ai sao mà “khéo dạy” đến thế này? Cách hành xử của em làm tôi cảm động và mắc cỡ vì với những “ám ảnh không tốt” có sẵn trong đầu, khi thấy em quay đầu lại tôi những tưởng sẽ nghe một lời mắng mỏ đại loại: “Cái bà già vô duyên kia, sao đang đạp xe sao bỗng dưng thọt tay vô người ta? Thiệt là “xớn xác”, có bị đau thì cũng đáng kiếp, cho nhớ...”
Nhưng không, ở đây là một thái độ hoàn toàn ngược lại: rất ân cần, lễ phép và có văn hóa. Điều này khiến tôi liên tưởng đến những cảnh giành nhau chỗ đậu xe rồi chửi nhau ở khu phố Bolsa vào cuối tuần, hoặc những chiếc xe hơi mới tinh bóng loáng bị ai đó đi ngang thấy “ngứa mắt” lấy chìa khóa rạch cho vài đường để khổ chủ chiếc xe thật đau lòng xót dạ! Như vậy đâu chắc gì ở Mỹ thì xử sự có văn hóa hơn ở Việt Nam!
Một lần khác tôi đang chạy xe thì bị gió thổi mạnh nên cái nón bị bật ra và bay về phía sau. Tôi lúng túng tấp xe vô lề và chưa biết làm cách nào quay ngược dòng xe cộ để nhặt cái nón thì may quá có một thanh niên chạy honda trờ tới thắng xe lại, cúi xuống nhặt cái nón và mang đến trả lại cho tôi. Tôi mừng quá cám ơn rối rít, thì anh ta cười trả lời “Chuyện nhỏ mà chị!”
Một buổi sáng ra chợ ngay đầu ngõ gần nhà mua ít trái cây, tôi thấy cô bán hàng tíu tít bận rộn vì phải trông giùm thêm hàng rau bên cạnh. Cô nói với tôi: “Cô đợi em một chút, để em thối tiền cho hàng rau bên đây trước.” Rồi cô phân trần với mọi người:
- Con Tư đây phải về quê ăn giỗ 2 ngày, nên em phải coi hàng giùm nó, vì rau người ta bỏ mối mỗi ngày, khách mua cũng vậy. Nghỉ bán là mất mối, rồi hụt sở hụi, nên em nói với nó thôi để em bán giùm nó, được đồng nào hay đồng đó, chứ nó cũng nghèo như em, con nó đói như con mình đói!
Sau lời phân trần đó, tôi thấy mấy bà đi chợ bắt đầu “tự phục vụ”: lựa rau, tự cân, tự bỏ vô bịch, hỏi giá rồi tự trả tiền vô cái rổ nhỏ, đôi khi còn tự thối tiền luôn. Ai cũng tự giác làm rất đàng hoàng, không thêm cọng hành, cọng ngò nào cả!
Cô bán trái cây vừa bán hàng vừa luôn miệng:
- Dạ! cám ơn mấy chị thông cảm làm giùm, em cám ơn mấy chị nhiều lắm.
Tôi nhìn cảnh “sinh hoạt vui vẻ đầy tình người” này, mà thấy lòng ấm lại, dù trời sáng sớm hơi se lạnh, vì người Việt Nam mình còn “tình người” nhiều quá! Hình như càng nghèo người ta càng cư xử nghĩa khí và tử tế với nhau nhiều hơn. Thật là một buổi sáng đẹp, vì được khởi đầu bởi một hình ảnh đẹp về sự “chia sẻ”
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta còn ngày nữa để “sẻ chia”…
Mỗi lần về Saigon tôi thích nhất là đi nghe nhạc xưa và xem kịch ( nhiều vở kịch rất vui và rất có ý nghĩa). Tôi chạy Honda rất giỏi, nhưng lại rất dở về vụ dắt xe vì đối với tôi nó quá nặng, nhất là sau những buổi tan hát về khuya, ai cũng vội vã ra về. Một lần tôi lúng túng vì không biết làm cách nào lôi cái xe mình ra khỏi hàng xe được xếp chật cứng. Một thanh niên thấy vậy, tắt máy ngừng xe và nói: “Cô để em dắt ra giùm cho cô.”, rồi anh tới di chuyển những xe bên cạnh ra và dắt xe ra giùm một cách nhẹ nhàng. Tôi và chị bạn mừng quá cám ơn tíu tít, thì anh cười trả lời: “Có gì đâu, chuyện nhỏ mà cô!”. Mới đây đọc báo có tin một em học sinh 10 tuổi, ở một làng quê nhỏ nghèo, hẻo lánh. Một hôm trên đường đi học về em nhặt được một cái túi trên đường, do một phụ nữ đi xe đạp làm rơi. Nhặt lên mở ra xem, em thấy toàn là tiền thật nhiều... Nhưng khi em nhìn lên thì người phụ nữ đó đã đi mất. Em phải đi khắp làng để tìm khổ chủ của cái túi để trả lại. Cuối cùng em đã tìm được nhà của bà ấy, đúng lúc bà vừa phát hiện ra cái túi đã bị rơi lúc nào không biết. Một chuyện nhỏ nhưng mang đến 2 niềm vui lớn: Niềm vui của người tìm thấy của đã mất, niềm vui của người vừa làm được việc thiện. Ôi! Đúng là những “chuyện nhỏ” nhưng phải có “cái Tâm lớn” thì mới làm được. Vì nếu ai cũng quan tâm làm những “chuyện nhỏ” như vậy mỗi ngày thì xã hội sẽ đầy những niềm vui
“Từng giọt, từng giọt Thiện
Thức dậy những niềm vui!”
Tôi không phủ nhận ở Việt Nam còn nhiều mặt tiêu cực, nhưng nếu khách quan hơn ta sẽ nhìn ra được nhiều nét đẹp của tình người chung quanh. Ở Mỹ tôi thường nghe câu nói: “Ở Mỹ không có cái gì free”. Vậy mà khi về Việt Nam, khi một em học sinh cũ đến thăm, nghe tôi than bị nhức chân, em chỉ tôi đến chùa “nước lạnh” gần nhà, châm cứu rất hay. Tôi hỏi giá cả ra sao. Em cho biết hoàn toàn miễn phí. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Thiệt sao?” Tôi thầm nghĩ chẳng lẽ ở Mỹ không có cái gì free, mà ở Việt Nam có chữa bệnh free? Em cười :
-Không tin, cô đi thử rồi sẽ biết!
Thế là sáng hôm sau tôi đi đến đó để kiểm nghiệm thực hư! Đúng là free thiệt ! Tới lấy số rồi gặp thầy thuốc chẩn bệnh, sau đó mua kim châm cứu, đợi gọi tới số sẽ vào phòng châm cứu. Phòng châm cứu chia làm hai khu nam-nữ riêng biệt, ở góc phòng có thùng từ thiện, nhưng tuyệt đối không có ai nhắc nhở bỏ tiền vô đó, tất cả tùy lòng hảo tâm. Sau khi châm cứu, người ta cho mượn hộp nhỏ Inox, có đánh số, để kim sau khi châm cứu sẽ bỏ vô đó để hấp khử trùng, rồi lần sau dùng lại kim của mình (đó là cách tiết kiệm kim). Các cô châm cứu mặc áo blouse trắng tiếp đãi ân cần lịch sự. Tôi nghĩ có khi người ta làm việc bằng lòng từ tâm, chứ không hẳn vì tiền, người ta lại cư xử tử tế hơn!
Rồi câu chuyện về vợ chồng anh Tống Phước Phúc ở 56/2 Phương Sài- Nha Trang. Từ năm 2004 đến nay vợ chồng anh đã tự nguyện đi nhặt những bào thai từ các bịnh viện phá thai đem về tắm rửa sạch sẽ rồi đem chôn cất ngoài nghĩa trang. Đến nay gia đình anh đã chôn cất hơn 5000 thai nhi. Sau thấy việc làm đó còn tiêu cực quá, chỉ giải quyết kết quả xấu, sau khi đã xảy ra. Vợ chồng anh bước thêm một bước tích cực hơn, đến các bệnh viện phá thai gặp các cô gái “lỡ bước” để thuyết phục năn nỉ các cô đừng phá thai, anh chị sẵn sàng đem về nhà nuôi cả mẹ lẫn con, cho tới khi sinh xong cứng cáp rồi không muốn nuôi con thì để lại cho anh chị nuôi. Sau này muốn quay về xin lại con vợ chồng anh sẵn sàng giao lại con. Với đề nghị chu đáo hợp tình hợp lý đó, vợ chồng anh đã giúp đỡ được 22 cô gái sinh 24 bé (có 2 trường hợp sinh đôi) “mẹ tròn con vuông”. Có lần liên lạc được với anh, nghe anh kể: --Không phải làm chuyện từ thiện mà gặp mọi sự dễ dàng đâu! Thời gian đầu anh bị công an Phường làm khó dễ, dòm ngó, tra hỏi xem anh có trá hình để làm chuyện gì mờ ám không, vì họ không thể hiểu tại sao có người tự dưng lại đi “rước nợ vào thân”. Rồi hàng xóm dị nghị “chắc ông này lăng nhăng, có con rơi con rớt, rồi giả bộ tốt bụng để rước con về nuôi trong nhà.” Nhưng anh luôn tin vào Chúa, tin vào những việc phải mình đang làm. Dần dần mọi việc sáng tỏ, không còn ai nghi ngờ anh nữa. Sau này có một nhóm sinh viên nghe câu chuyện về anh, họ đã đến tận nhà tìm hiểu và làm một bộ phim về gia đình anh, một gia đình đặc biệt đầy tình người và cũng đầy trẻ sơ sinh. Đúng là :
“Đêm thanh ngồi đếm sao trời
Đừng đếm bóng tối cuộc đời khắt khe”
Trước khi trở về Mỹ, tình cờ đọc báo Phụ Nữ ở mục “Những người cần giúp đỡ”, tôi thấy có trường hợp một phụ nữ bị ung thư giai đoạn cuối, có 2 con nhỏ, chồng thấy vậy đã bỏ đi! Gia cảnh quá nghèo khổ, chị không có tiền để trị bệnh và nuôi hai con nhỏ... Chiều đó trên đường đi nhà thờ DCCT để làm việc kính ĐMHCGiúp, tôi ghé tòa báo Phụ Nữ để đóng góp giúp đỡ chị. Tới nơi tôi thấy một bà già bán vé số xin đóng 100.000$ VN (= 5 đô) để giúp đỡ chị ấy. Bà nói: “Tôi đã khổ, mà thấy nó còn khổ hơn tôi quá trời, tội nghiệp ráng giúp nó thôi.” Tôi cảm động trước tấm lòng của bà, nên đề nghị để tôi đóng giùm bà số tiền đó, nhưng bà không chịu, bà nói “Tôi nghèo, nhưng đó là tấm lòng của tôi!” Ôi! quả đồng tiền của bà đúng là “đồng tiền của bà góa” mà Chúa nói trong Phúc Âm. Tôi dù có đóng góp bao nhiêu cũng không thể so sánh được với tấm lòng nhân hậu của bà già bán vé số trong một buổi chiều Thứ Bảy nắng đẹp của Saigon.
“Nắng Saigon tôi đi mà chợt mát..”
Không phải vì tà áo đẹp của ai đó, mà bởi vì tấm lòng rất đẹp của một bà già nghèo khổ!
Tạ ơn Chúa đã cho tôi có những buổi sáng và buổi chiều được chứng kiến những hình ảnh đẹp của Tình Người trên quê hương tôi!
Trở về Mỹ, tôi định ghi lại những câu chuyện về “tình người quanh đây”, nhưng vì quá bận rộn với những lý do riêng nên tôi quên mất. Sáng nay thức dậy sớm, tình cờ mở radio nghe đài VOA kể về câu chuyện một chàng trai trẻ hết lòng phục vụ người nghèo ở Hà Nội. Đó là anh Nguyễn Thành Trung, một thiếu gia sống đời nhung lụa, anh đã từng đi du học nước ngoài về. Thấy nhiều người nghèo khổ thiếu ăn, đặc biệt là những người đi nuôi bệnh ở các bịnh viện. Anh đã tự nguyện bỏ tiền ra mở một quán cơm di động, bỏ cả công sức đi chợ chọn thức ăn tươi rồi về tự nấu, để bán cho người nghèo ở các bịnh viện với giá 5000$ (= 25 cents) một hộp cơm với 3 món ăn ngon lành bổ dưỡng. Anh cho biết tiền vốn bỏ ra cho mỗi hộp cơm cao hơn 5000$ nhiều, nhưng anh muốn người nhận hộp cơm không cảm thấy tự ti, vì mình đã mua chứ không xin của bố thí (Thật là một ý tưởng chu đáo!) Khi được hỏi nguyên nhân nào đã tác động để anh bắt tay vào công việc này, anh cho biết một lần tình cờ đọc báo trên mạng thấy loan tin một cụ già “chết vì đói”, anh xúc động và nghĩ mình phải làm gì đó cho những người thiếu ăn. Anh có suy nghĩ rất đơn giản mình cứ làm việc tốt, thì lòng tốt sẽ được nhân lên và xã hội sẽ tốt dần lên. Quả là lòng tốt đã được nhân lên vì công việc anh làm khi khởi đầu chỉ có 3 người tham gia nhưng bây giờ thì đã lên 30 người. Anh cho biết khi nhìn ánh mắt vui sướng, mừng rỡ của những người nghèo khổ lúc họ nhận và thưởng thức hộp cơm ngon do anh cung cấp, anh thấy lòng mình còn vui hơn họ vì anh đã đem lại được niềm vui cho nhiều người, như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, “Càng quan tâm tới hạnh phúc của người khác, chúng ta càng thấy an lạc”
Câu chuyện về chàng trai trẻ Hà Nội này cho ta thấy lòng tốt có thể đến từ mọi người không phân biệt già trẻ, sang hèn, giàu nghèo..., và câu chuyện về sự tử tế của chàng trai trẻ này đã đánh thức những câu chuyện về “tình người quanh đây” trong tôi, thôi thúc tôi phải viết xuống để kể lại cho các bạn nghe về những mẩu chuyện “đời rất đẹp” mà tôi đã thấy đã nghe trong chuyến về Việt Nam vừa rồi, để bạn cùng tôi thấy “tình người vẫn bao la” hầu mỗi ngày ta sẽ cố gắng sống đẹp hơn ngày hôm qua.
Lời nhạc của Trịnh Công Sơn nghe từ thuở xa xưa, nhưng sao như vẫn còn lẩn khuất đâu đây:
“Còn tìm thấy quanh đây tình người
Còn tìm thấy bao nhiêu mời gọi
Những tâm hồn lá xanh tươi
Biết cho đời những tin vui..”

Phượng Vũ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.